Tập đọc
Bài: Mẹ và cô.(T73)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: sà vào, lon ton, chân trời.
- Thấy được: Tình cảm mến yêu của bạn nhỏ trong bài đối với mẹ của mình và cô giáo.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “uôi, ươi”, các từ “sà vào, lon ton, chân trời, cô giáo”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Biết nhấn giọng ở các từ “ sà”.
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với mẹ và cô giáo.
177 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 26 đến 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2006
Chào cờ
Nội dung nhà trường tổ chức
Tập đọc
Bài: Mẹ và cô.(T73)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: sà vào, lon ton, chân trời.
- Thấy được: Tình cảm mến yêu của bạn nhỏ trong bài đối với mẹ của mình và cô giáo.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “uôi, ươi”, các từ “sà vào, lon ton, chân trời, cô giáo”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Biết nhấn giọng ở các từ “ sà”.
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với mẹ và cô giáo.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Mưu chú sẻ.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi cuối bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Bài thơ gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- có 3 câu thơ.
-Luyện đọc tiếng, từ: lon ton, sà vào, chân trời, cô giáo, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: lon ton, sà vào, chân trời.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu thơ, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp câu thơ
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “uôi” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “uôi, ươi” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn?
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa.
- quan sát tranh, nói theo mẫu.
- em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Mẹ và cô.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: Bài thơ nói về tình cảm của bé đối với mẹ mình và cô giáo.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- 2 em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- tập chào mẹ và cô giáo
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Quyển vở của em.
Toán
Tiết 102: Các số có hai chữ số (T136)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50.
2. Kỹ năng : Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50.
3. Thái độ : Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng :
- Giáo viên : Bảng gài và thẻ que tính.
- Học sinh : Bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Số 70 gồm có mấy chục ? Mấy đơn vị ?
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3 : Giới thiệu các số từ 20 đến 50 (8').
- Yêu cầu HS gài 2 chục que tính, rồi gài thêm 3 que tính rời nữa, tất cả có mấy que tính.
- Cách viết số hai mươi ba ?
- Tiến hành tương tự cho đến 29.
- Yêu cầu HS làm bài 1, lưu ý đọc các số 21, 25, 24.
- Nắm yêu cầu của bài
- Hoạt động cá nhân.
- 2 chục và 3 là hai mươi ba.
- viết chữ số 2 trước chữ số 3 sau thành là 23
- Đọc lại các số từ 21 - 30
- Đọc là : Hai mươi mốt, hai mươi lăm, hai mươi tư.
4. Hoạt động 4 : Giới thiệu các số từ 30 đến 40 (8')
- Tiến hành tương tự hoạt động 3, lưu ý cách đọc số: 31, 35, 34.
5. Hoạt động 5 : Giới thiệu các số từ 40 đến 50 (8').
- Tiến hành tương tự hoạt động 3- 4.
- Hoạt động cá nhân.
- Làm bài tập 2, đọc các số đó là: bai mươi mốt, ba mươi lăm, ba mươi tư.
- Hoạt động cá nhân.
- Làm bài tập 3.
6. Hoạt động 6 : Luyện tập (8')
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của đề ?
- Cho HS đọc các số theo thứ tự xuôi, ngược.
- HS tự nêu yêu cầu, làm chữa bài.
7. Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò (5')
- Thi viết số nhanh
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Các số có hai chữ số (tiếp).
Đạo đức
Bài 25: Cảm ơn và xin lỗi (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi. Vì sao cần nói cảm ơn, xin lỗi.
2. Kĩ năng: HS biết nói lời cảm ơn,xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng, chân thành khi giao tiếp, quý trọng những người biết nói cảm ơn, xin lỗi.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa nội dung bài tập 1,2.
- Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5').
- Đi bộ như thế nào là đúng quy định?
- Vì sao đi bộ đúng quy định?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2').
- Nêu yêu cầu bài học - ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 1 (8').
- Treo tranh bài tập 1, yêu cầu HS quan sát và cho biết các bạn trong tranh đanglàm gì? vì sao các bạn lại làm như vậy?
Chốt: Ta cảm ơn khi được tặng quà, xin lỗi khi đến lớp muộn.
4. Hoạt động 4: Làm bài tập 2 (8').
- Treo tranh, chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tranh.
Chốt: Tranh 1, 3 cần nói cảm ơn ; tranh 2, 4 cần nói xin lỗi.
5. Hoạt động 5: Đóng vai (10')
- Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
- Gọi nhóm khác nhận xét về cách xử lý của nhóm bạn?
- Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn, xin lỗi?
Chốt: Khi ta được người khác quan tâm cần biết nói cảm ơn, khi làm phiền người khác cần xin lỗi.
-Nắm yêu cầu của bài,nhắc lại đầu bài
- Hoạt động theo cặp
- Bạn đang cảm ơn vì được cho quà, bạn đang xin lỗi cô giáo vì đi học muộn.
- theo dõi
- thảo luận nhóm
- thảo luận và báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.
- theo dõi.
- Hoạt động theo nhóm .
- Thảo luận và đóng vai theo sự thảo luận của nhóm.
- phát biểu ý kiến
- Thấy vui, dễ tha thứ ....
- Theo dõi, nhắc lại.
5. Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò (5')
- Đọc ghi nhớ cuối bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại phần ghi nhớ.
Tự nhiên - xã hội
Bài 26 : Con gà (T54)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Biết quan sát để nhận ra các bộ phận của con gà. Biết thịt gà và trứng gà là thức ăn bổ dưỡng.
2. Kỹ năng : Nói tên các bộ phận của con gà, phân biệt gà trống và gà mái, gà con. Nêu ích lợi của việc nuôi gà.
3. Thái độ : Có ý thức chăm sóc gà nếu nhà mình có nuôi, biết yêu quý loài vật.
II. Đồ dùng :
- Giáo viên : Tranh con gà phóng to.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5')
- Con cá sinh sống ở đâu ?
- Con cá có bộ phận chính nào ? Cá thở bằng gì ?
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (2').
- Nêu yêu cầu bài học - ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3 : Quan sát con gà (12')
- Quan sát tranh và cho cô biết con gà có bộ phận bên ngoài nào ? Mỏ gà, móng gà để làm gì ? Gà di chuyển bằng cách nào? Phân biệt gà trống, gà mái, gà con?
Chốt : Gà có đầu, cổ thân, mình, cánh, chân. Gà trống. Gà con, gà mái khác nhau ở mầu lông, kích cỡ.
- Hoạt động nhóm.
- Có mào, đầu, cổ….
- Mỏ gà để mổ thức ăn, móng để bới đất, gà di chuyển bằng đi hai chân…
- Gà trống có mào đỏ và to, gà con nhỏ…
- Theo dõi.
4. Hoạt động 4 : Tìm hiểu ích lợi của gà (10')
- Nuôi gà để làm gì " Ăn thịt gà, trứng gà có lợi ích gì ?
Chốt : Nói lại ích lợi của gà chú ý tình hình dịch bệnh của gà hiện nay.
- Hoạt động theo cặp.
- Lấy thịt và trứng, ăn thịt và trứng gà rất bổ.
5. Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò (5')
- Chơi trò bắt chước tiếng gà kêu.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài : Con mèo.
Thủ công
Tiết 27: Cắt, dán hình vuông ( tiết 1)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách cắt, dán hình vuông.
2. Kĩ năng: Biết kẻ vuông và cắt, dán hình vuông.
3. Thái độ: Giữ gìn đồ dùng học tập, vệ sinh lớp.
II- Đồ dùng:
- Giáo viên: Hình vuông mầu trên nền giấy trắng có kẻ ô.
- Học sinh: Giấy màu, giấy kẻ ô, bít chì, thước kẻ, hồ gián.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4')
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- nhận xét sự chuẩn bị của bạn
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài
3. Hoạt động 3: Quan sát nhận xét (6')
- hoạt động cá nhân
- Treo hình vuông lên bảng cho HS quan sát và hỏi: Hình vuông có mấy cạnh, độ dài các cạnh?
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
Chốt: hình vuông có bốn cạnh dài bằng nhau.
- theo dõi
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn hực hành (8’)
- hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn cách lấy 4 điểm để vẽ hình vuông.
- theo dõi
- Hướng dẫn cắt hình vuông.
- theo dõi
- Hướng dẫn dán hình vuông.
- theo dõi
* Hướng dẫn cách vẽ và cắt hình vuông đơn giản hơn.
- theo dõi GV làm
- Tận dụng hai cạnh là hai mép tờ giấy màu để vẽ hai cạnh còn lại.
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò (4')
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì.
Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2006
Tập viết
Bài: Chữ h, uôi, nải chuối, ươi, tưới cây (T21)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: h.
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: “uôi, nải chuối, ươi, tưới cây”, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: h và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: cuộn len, buống chuối.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: h yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ h trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: uôi, nải chuối, ươi, tưới cây
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ: h, tập viết vần, từ ngữ: uôi, nải chuối, ươi, tưới cây.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Chính tả
Bài: Mẹ và cô. (T75)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tập chép bài: Mẹ và cô, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: uôi/ươi, âm g/gh.
2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài: Mẹ và cô., tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, say mê luyện viết.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: thi chạy, tranh bóng.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’)
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
- HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó, cá nhân, tập thể.
- GV chỉ các tiếng: “buổi sáng, chiều, sà, chân trời”. HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm…
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’)
Điền vần “uôi” hoặc “ươi”
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
Điền chữ “g” hoặc “gh”
- Tiến hành tương tự trên.
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
Thủ công (thêm)
Ôn: Cắt, dán hình vuông ( tiết 1)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách cắt, dán hình vuông.
2. Kĩ năng: Biết kể HCN và cắt, dán hình vuông.
3. Thái độ: Giữ gìn đồ dùng học tập, vệ sinh lớp.
II- Đồ dùng:
- Giáo viên: Hình vuông mầu trên nền giấy trắng có kẻ ô.
- Học sinh: Giấy màu, giấy kẻ ô, bít chì, thước kẻ, hồ dán.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4')
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- nhận xét sự chuẩn bị của bạn
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài
3. Hoạt động 3: Quan sát nhận xét (4')
- hoạt động cá nhân
- Nêu đặc điểm của hình vuông?
- 4 cạnh dài bằng nhau.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn hực hành (20’)
- hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu lại cách vẽ, cách cắt, cắt dánh vuông?
- cá nhân nêu
* Gọi HS nêu cách vẽ và cắt hình vuông đơn giản hơn.
- vài em nêu
- Đánh giá, nhận xét bạn trả lời.
- tự nhận xét, bổ sung cho bạn
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò (4')
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì.
Toán
Tiết 103: Các số có hai chữ số (T138)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 50 đến 69
2. Kỹ năng : Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 đến 69.
3. Thái độ : Hăng say học toán.
II. Đồ dùng :
- Giáo viên : Bảng gài và thẻ que tính.
- Học sinh : Bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Đọc số : 35; 24; 47.
- Viết số: hai mươi lăm, ba mươi tư, bốn mươi mốt.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3 : Giới thiệu các số từ 50 đến 60 (10').
- Hướng dẫn HS thao tác trên que tính để nhận ra 6 chục và 4 đơn vị từ đó có số 64.
- Tiến hành tương tự cho HS nhận biết số từ 50 đến số 60.
- Cho HS làm bài tập 1. Lưu ý cách đọc từ 51, 54,55.
- Nắm yêu cầu của bài
- Hoạt động cá nhân.
- Lấy 6 chục và 4 que tính gộp lạiđược 64 que tính. Được số 64 đọc là sáu mươi tư.
- Thao tác trên que tính.
- Đọc là năm mươi mốt, năm mươi tư, năm mươi lăm.
4. Hoạt động 4 : Giới thiệu các số từ 60 đến 69 (10')
- Tiến hành tương tự hoạt động 3.
- Cho HS làm bài tập 2; 3. Hỏi thêm HS về số chỉ chục và số chỉ đơn vị.
5. Hoạt động 5 : Luyện tập (10')
- tiến hành trên que tính để nhận ra cac số từ 60 đến 69.
- Làm và chữa bài tập.
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của đề ?
- Hỏi thêm về 54 gồm 5 và 4 thì sai ở đâu?
- chưa rõ 5 gì và 4 gì
6. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò (5')
- Thi viết số nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Các số có hai chữ số (tiếp).
Đạo đức (thêm)
Ôn bài 25: Cảm ơn và xin lỗi (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi. Vì sao cần nói cảm ơn, xin lỗi.
2. Kĩ năng: HS biết nói lời cảm ơn,xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng, chân thành khi giao tiếp, quý trọng những người biết nói cảm ơn, xin lỗi.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và tình huống.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5').
- Khi nào thì cần nói cảm ơn?
- Khi nào thì cần nói xin lỗi?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2').
- Nêu yêu cầu bài học - ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3 :Trả lời câu hỏi (10').
Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi sau:
+ Em sẽ nói gì khi được bạn cho mượn vở.
+ Em đi ngang qua vô tình làm rơi bút của bạn.
+ Hai bạn chạy xô vào nhau, bạn bị ngã đau hơn em.
+ Bạn nhặt được thước kẻ của em để quên hôm qua, bạn mang đến trả cho em.
Chốt: Nêu lại các cách ứng xử đúng nhất.
4. Hoạt động 4: Trò chơi đóng vai (15').
- Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm theo tình huống ở trên.
- Gọi nhóm khác nhận xét về cách xử lý của nhóm bạn?
- Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn, xin lỗi?
Chốt: Khi ta được người khác quan tâm cần biết nói cảm ơn, khi làm phiền người khác cần xin lỗi.
-Nắm yêu cầu của bài,nhắc lại đầu bài
- hoạt động theo cặp để đưa ra câu trả lời của nhóm, sau đó 1 em lên báo cáo kết quả
- nhóm khác theo dõi bổ sung.
- hoạt động theo nhóm
- thảo luận và đóng vai theo sự thảo luận của nhóm
- phát biểu ý kiến
- Thấy vui, dễ tha thứ ....
- Theo dõi, nhắc lại.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (5')
- Em đã thực hiện nói cảm ơn xin lỗi như thế nào? Em thấy nói thế có lợi gì?
- Nhận xét giờ học
Toán (thêm)
Ôn tập về các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về các số có hai chữ số từ 50 đến 69.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc, viết, đếm các số có hai chữ số từ 50 đến 69.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc các số từ 50 đến 69.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập (20’)
Bài1: Viết các số sau:
Năm mươi tư: …. Năm mươi sáu:….. Năm mươi lăm:…
Sáu mươi: …. Sáu mươi bảy: ….. Sáu mươi mốt:…..
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài2: Đọc các số sau:
52: …………… 57:……………… 5 9:…………….
63:…………… 61:……………… 55:…………….
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài3: Viết theo mẫu:
Số 55 gồm có 3 chục và 5 đơn vị.
Số 60 gồm có … chục và … đơn vị.
Số 67 gồm có … chục và … đơn vị.
Số 58 gồm có … chục và … đơn vị.
- HS nêu yêu cầu và làm bài, sau đó lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài4 :Số?
52;…;…;55; …; …; 58; …; …; …; 62; …; …; …; …; …; …; …;
- GV gọi HS đọc đề toán, yêu cầu HS số thích hợp vào vở.
- Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Gọi HS đọc các số vừa viết.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đếm từ 50 đến 69 nhanh.
- Nhận xét giờ học.
Tập viết (thêm)
Bài: Chữ h, uôi, dòng suối, ươi, đám cưới. (T22)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: h.
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: “uôi, dòng suối, ươi, đám cưới.”, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: h và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: nải chuố, tưới cây
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: h yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ h trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: uôi, dòng suối, ươi, đám cưới.
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ: h, tập viết vần, từ ngữ: uôi, dòng suối, ươi, đám cưới.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2006
Tập đọc- học thuộc lòng
Bài: Quyển vở của em .(T76)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “ngay ngắn, nắn nót”.
- Thấy được: Tình cảm yêu quý quyển vở của bạn nhỏ trong bài thơ.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “iêt, uyêt”, các từ “ngay ngắn, mát rượi, tình nết, trò ngoan”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Biết nhấn giọng ở các từ “nắn nót, thơm tho”.
- Toàn bài đọc với giọng vui tươi.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu quý, gìn giữ sách vở.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Mẹ và cô.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Luyện đọc tiếng, từ: “ngay ngắn, nắn nót, tính nết, trò ngoan”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “ngay ngắn, nắn nót”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “iêt” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “iết, uyêt” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Quyển vở của em.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc từng khổ thơ một.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK và gọi HS trả lời từng ý của câu hỏi theo khổ thơ đã đọc.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ rất yêu quý sách vở…
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 1 em đọc.
- 4em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- nói về quyển vở của em
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì?
- Qua bài thơ hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Ôn tập.
Toán
Tiết 103: Các số có hai chữ số (T140)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 70 đến 99
2. Kỹ năng : Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 99.
3. Thái độ : Hăng say học toán.
II. Đồ dùng :
- Giáo viên : Bảng gài và thẻ que tính.
- Học sinh : Bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Đọc số : 53; 65; 57.
- Viết số: năm mươi lăm, sáu mươi, năm mươi mốt.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3 : Giới thiệu các số từ 70 đến 80 (10').
- Hướng dẫn HS thao tác trên que tính để nhận ra 7 chục và 2 đơn vị từ đó có số 72.
- Tiến hành tương tự cho HS nhận biết số từ 70 đến số 80.
- Cho HS làm bài tập 1. Lưu ý cách đọc từ 71, 74,75.
- Nắm yêu cầu của bài
- Hoạt động cá nhân.
- Lấy 7 chục và 2 que tính gộp lạiđược 72 que tính. Được số 72 đọc là bảy mươi hai.
- Thao tác trên que tính.
- Đọc là bảy mươi mốt, bảy mươi tư, bảy mươi lăm.
4. Hoạt động 4 : Giới thiệu các số từ 80 đến 90 (10')
- Tiến hành tương tự hoạt động 3.
- Cho HS làm bài tập 2; 3.
5. Hoạt động 5 : Luyện tập (10')
- Làm và chữa bài tập.
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu
File đính kèm:
- Giao an 1 Tuan 2635.doc