I.MỤC TIÊU:
- HS đọc trơn cả bài Đầm sen
- Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu được nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2(SGK).
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, câu chứa tiếng có vần en, oen. Biết hỏi đáp theo mẫu kể về hoa Sen.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bộ chữ cái TV
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Kiểm tra
- HS đọc bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
+ Vì sao khi mẹ về bạn mới khóc?
- GV nhận xét, ghi điểm
29 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ 2 ngày 30 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
Tiết 25- 26: Đầm sen
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- HS đọc trơn cả bài Đầm sen
- Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu được nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2(SGK).
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, câu chứa tiếng có vần en, oen. Biết hỏi đáp theo mẫu kể về hoa Sen.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bộ chữ cái TV
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra
- HS đọc bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
+ Vì sao khi mẹ về bạn mới khóc?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọn tên bài tập đọc.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc
a.GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1 – Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- 2HS khá đọc bài.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc
+ Luyện đọc tiếng, từ khó: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết,dẹt lại.
- GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng
- HS luyện đọc các từ ngữ trên- HS đọc phân tích một số tiếng
- HS luyện đọc cá nhân.
- GV giải nghĩa từ:
Đài sen: là bộ phận ngoài cùng của hoa sen.
Nhị ( nhụy): Bộ phận sinh sản của hoa.
Thanh khiết: trong sạch.
Ngan ngát: thơm dịu nhẹ.
+ Luyện đọc câu
- HS nhẩm và đọc từng câu.
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, cá nhân.
+ Luyện đọc đoạn, bài
- HS xác định các đoạn trong bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đồng thanh toàn bài.
- Thi đọc bài cá nhân.
3. Ôn vần en, oen ( Dành cho HS khá, giỏi)
+ Tìm trong bài tiếng có vần en?
+ Tìm tiếng ngoài bài có vần en?
+ Tìm tiếng có vần oen?
- HS thi tìm tiếng, từ theo yêu cầu.
- GV ghi bảng một số tiếng cho HS đọc lại.
- Nói câu chứa tiếng có vần en, oen
- HS thi nói câu theo nhóm
Tiết2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói
a.Tìm hiểu bài, luyện đọc
- 1HS đọc đoạn 1.
+ Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?
+ Đọc câu văn tả hương sen?
- HS đọc bài cá nhân.
+ Vẻ đẹp của lá, hoa , hương hoa sen
b.Luyện nói: ( Dành cho HS khá, giỏi)
- GV nêu yêu cầu luyện nói : Nói về sen
- 2 HS thảo luận nhóm 2 theo nội dung sau:
+ cây sen mọc ở đâu?
+ Lá sen màu gì, hoa sen đẹp như thế nào?
- HS thi nói giữa các nhóm, tổ.
- GV nhận xét bổ sung.
IV. Củng cố- dặn dò
- HS đồng thanh toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
Toán
Tiết 109:Phép cộng trong phạm vi 100
(cộng không nhớ)
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được cách cộng các số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng( không nhớ) số có hai chữ số ; vận dụng để giải toán
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Hướng dẫn làm phép cộng 34 + 24
- GV cùng HS lấy 35 que tính rồi lấy thêm 24 que tính
+ Có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV ghi bảng như SGK
- Hướng dẫn HS kĩ thuật tính
a.Đặt tính:
- GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn HS:
-Viết số 35 rồi viết 24 sao cho số chục thẳng cột với số chục , số đơn vị thẳng cột đơn vị.
- Viết dấu cộng, kẻ vạch ngang. + 35
- HS nhắc lại cách đặt tính. 24
b.Tính ( tính từ phải sang trái)
+35 - 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
24 - 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
59 - 35 + 24 = 59.
- HS nêu lại cách tính.
2.Phép cộng dạng 35 + 20.
+20 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
- HS nêu cách đặt tính, cách tính.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp
- Cả lớp và Gv chữa bài
3.Phép cộng dạng 35 +2.
- Lưu ý HS viết 2 thẳng cột đơn vị với chữ số 5.
- HS nêu cách đặt tính, cách tính.
+35 . 5 cộng 2 bằng 7, viết 7.
2 . Hạ 3 viết 3.
37 . 35 + 2 =37.
4. Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV yêu cầu cả lớp thực hiện phép tính vào bảng con
- Cả lớp nhận xét và nêu cách tính và kết quả của bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV và HS cùng chữa bài
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài toán, tự tóm tắt và giải vào vở
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi)
Trong vườn có 35 cây cam và 3 cây ổi.Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây?
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức
Tiết 29: Chào hỏi và tạm biệt (T2)
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi và tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
- Đối với HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
II.Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Khởi động
Cả lớp hát bài: Con chim vành khuyên.
HĐ2: HS làm bài tập 2.
- HS quan sát tranh- hỏi đáp theo cặp.
+Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+Theo em các bạn nhỏ sẽ nói gì?
- HS thảo luận và trình bày trước lớp
- Hướng dẫn tương tự với tranh 2.
KL:Tranh 1: các bạn cần chào hỏi cô giáo, thầy giáo.
Tranh 2: bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
HĐ2: Thảo luận nhóm BT3
- HS thảo luận nhóm theo nội dung bài tập
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung
KL: Không nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen ở bệnh viện, nên chào bằng cách gật đầu.
HĐ3: Đóng vai tình huống BT1
- HS nêu lại các tình huống
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai trước lớp
- GV chốt lại cách ứng xử trong mỗi tình huống.
- HS liên hệ:(HS khá , giỏi)
+Bạn nào trong lớp đã biết chào hỏi khi gặp thầy giáo, cô giáo.
+ Bạn nào trong lớp đã biết nhắc nhở các bạn thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp
- HS tự liên hệ
- GV khen ngợi những bạn HS đó và khuyến khích những HS khác nên học tập bạn
- HS đồng thanh câu thơ cuối bài: Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- GV giải nghĩa cho HS nội dung của câu tục ngữ.
IV.Tổng kết
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò về nhà.
Buổi chiều
* Cô Thơm dạy thay
Thứ 3 ngày 31 tháng 4 năm 2009
Thể dục
Tiết 29: Trò chơi vận động
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu
- Bước đầu biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người ( Bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ).
- Bước đầu biết cách chơi trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"( chưa có vần điệu).
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, quả cầu
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến ND tiết học
- HS khởi động xoay các khớp
2.Phần cơ bản
** Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- GV nêu hướng dẫn cách chuyền cầu .
- HS chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Thi chuyền cầu giữa các nhóm.
**Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- HS chơi trò chơi, GV theo dõi giúp đỡ HS trong khi chơi
- GV và cả lớp sẽ chọn ra đôi keo cưa giỏi nhất để tuyên dương.
3.Phần kết thúc
- HS đứng vỗ tay và hát
- GV nhận xét giờ học.
Tâp viết
Tiết 27: Tô chữ hoa L, M, N
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- HS tô được các chữ hoa L, M, N
- Viết đúng các vần en, oen, ong, oong và các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai( mỗi từ ngữ viết ít nhất 1 lần).
-HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Chữ mẫu L, M, N
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọn tên bài
2.Hướng dẫn tô chữ hoa
- GV đính bảng chữ hoa L, M, N
- HS quan sát chữ hoa
- GV nêu cấu tạo chữ hoa L
- Viết mẫu và nêu quy trình viết chữ L
- Hướng dẫn viết chữ hoa M, N tương tự
3.Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
- GV viết mẫu và HD viết en, oen, ong, oong, hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong
- HS đọc các vần trên
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ.
- HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
- GV hướng dẫn HS viết các từ ngữ ứng dụng
- HS tập viết vào bảng con, GV theo dõi sửa sai cho HS
4.HS tập viết vào vở
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- HS viết bài vào vở theo yêu cầu.
- Tô chữ hoa L, M, N: Viết các vần ,từ ngữ trong bài
- Theo dõi, chấm bài
IV.Tổng kết
- Khen ngợi các HS đã tiến bộ và viết đẹp.
- Dặn dò về nhà.
Chính tả
Tiết 9: Hoa sen
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- HS nhìn sách hoặc bảng , chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12- 15 phút.
-Điền đúng vần en, oen, g,gh vào chỗ trống.( Bài tập 2, 3 (SGK)
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài
2.Hướng dẫn HS tập chép
- HS đọc khổ thơ cần chép trên bảng lớp.
+ Bài này có mấy dòng thơ?
+ Chữ đầu mỗi câu viết như thế nào?
- HS viết bảng con từ khó: trắng, chen, xanh, tanh, mùi bùn...
- HS chép bài vào vở.
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài, viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ.
- Đọc cho HS khảo lại bài.
- GV chấm bài, nhận xét chữ viết của HS.
3.Làm bài tập chính tả
- HS mở vở bài tập , nêu yêu cầu của từng bài
Bài tập 2: Điền en hay oen
- HS tự làm bài theo yêu cầu
- GVdõi chấm, chữa bài
- Nhận xét chữ viết của HS.
Bài tập 3: Điền g hay gh
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết g hay gh
- HS nhắc lại, GV nhận xét và nhắc lại quy tắc viết để HS nắm rõ hơn khi làm bài
- HS tự làm bài
- GVdõi chấm, chữa bài
Toán
Tiết 110:Luyện tập
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết làm tính cộng( không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính; biết tính nhẩm
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Củng cố kiến thức.
- HS làm bảng con: đặt tính rồi tính.
17+12 45+3 67+10
+Hãy nêu cách đặt tính, cách tính (từng bài).
- Lưu ý HS bài 45+3 Viết số 3 thẳng cột với số 5 ở hàng đơn vị.
- HS tính nhẩm: 50+7
- HS nêu cách nhẩm (50 cộng 7 gồm 5 chục và 7 đơn vị nên bằng 57).
+Hãy nêu cách nhẩm 41 + 3 = 44.
3 + 41 = ?
- HS nhận xét về các số, và kết quả trong 2 phép cộng trên.
2.Luyện tập.
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chú ý kiểm tra xem HS đặt tính có đúng không rồi mới chuyển sang làm tính.
Bài 2: GV gọi HS nêu cách tính nhẩm, chẳng hạn 30 + 6 gồm 3 chục và 6 đơn vị nên 30 + 6 = 36, rồi làm bài rồi chữa bài
- Thông qua các bài tập chẳng hạn HS nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 3: Cho HS tự nêu đề toán, tự tóm tắt rồi giải bài toán và chữa bài
Lớp em có tất cả là
21+ 14 = 35( bạn)
Đáp số: 35 bạn
Bài 4: Dùng thước đo để xác định một độ dài là 8cm
Sau đó vẽ đoạn thẳng có độ dài là 8 cm.
Bài 5: ( Dành cho HS khá, giỏi)
Năm nay An 32 tuổi . Hỏi sau 5 năm nữa An bao nhiêu tuổi?
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: Đầm sen
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- Giúp HS đọc tốt hơn bài " Đầm sen"
- Rèn kỷ năng đọc cho HS.giúp HS biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm.
II.Hoạt động dạy học:
1.Luyện đọc
- HS đọc bài cá nhân ( đọc nhẩm)
- GV theo dõi kèm cặp HS yếu
- GV gọi HS đọc bài cá nhân
- Củng cố nội dung:
+ cây sen mọc ở đâu?
+ Lá sen màu gì, hoa sen đẹp như thế nào?
Hiểu được nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen
2.Làm bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Viết tiếng trong bài có vần en, oen
- Viết tiếng ngoài bài có vần en, oen.
- Và trả lời 1 số nội dung bài đọc.
- GV theo dõi- Chấm, chữa bài.
- Nhận xét tiết học
Luyện viết
Tô chữ hoa L, M, N( Phần B)
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- HS tô đúng và đẹp các chữ hoa L, M, N
- Viết đúng các vần oan, oat, en, oen, oong và các từ ngữ trong bài .
- Viết theo chữ thờng , cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Chữ mẫu L, M, N
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọn tên bài
2.Hướng dẫn tô chữ hoa
- GV đính bảng chữ hoa L, M, N
- HS quan sát chữ hoa
- GV nêu cấu tạo chữ hoa L
- Viết mẫu và nêu quy trình viết chữ L
- Hướng dẫn viết chữ hoa M, N tương tự
3.Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
- GV viết mẫu và HD viết oan, oat, en, oen
- HS đọc các vần trên
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ.
- HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
4.HS tập viết vào vở
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- HS viết bài vào vở theo yêu cầu.
- Tô chữ hoa L, M, N: Viết các vần ,từ ngữ trong bài
- Theo dõi, chấm bài
IV.Tổng kết
- Khen ngợi các HS đã tiến bộ và viết đẹp.
Luyện âm nhạc
( Gv chuyên trách dạy)
HĐNGLL
( Do đội tổ chức)
Thứ 4 ngày 1 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
Tiết 27 - 28: Mời vào
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai: Kiễm chân, soạn sửa, buồm thuyền. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK
- Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- HS khá, giỏi : Tìm được tiếng có vần ong, oong.Nói về những con vật em yêu thích.
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS đọc bài Đầm sen.
+ Hoa sen khi nở trông đẹp như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm
2.Dạy bài mới.
1.Hướng dẫn HS luyện đọc
a.GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1 – Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc
+ Luyện đọc tiếng, từ khó: Kiễm chân, soạn sửa, buồm thuyền.
- GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng
- HS luyện đọc các từ ngữ trên- HS đọc phân tích một số tiếng
- HS luyện đọc cá nhân.
+ Luyện đọc câu
- HS nhẩm và đọc từng câu.
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, cá nhân.
+ Luyện đọc đoạn, bài
- HS đọc nối tiếp các câu thơ, khổ thơ
- Đồng thanh toàn bài.
- Thi đọc bài cá nhân.
3.Ôn vần ong, oong.( Dành cho HS khá, giỏi)
+Tìm trong bài tiếng có vần ong?
- HS đọc, phân tích: trong.
+ Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong?.
- HS thi tìm tiếng theo tổ.
- GV ghi bảng một số tiếng, từ cho HS đọc lại.
Tiết2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói.
a.Tìm hiểu bài, luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2
- 1HS đọc bài.
+ Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?.
- HS đọc khổ thơ 3
+ Gió được chủ nhà mời vào trong để làm gì?
- HS đọc phân vai: người dẫn truyện, chủ nhà, thỏ (Nai, gió).
- HS đọc toàn bài, GV nhận xét cho điểm.
b.Học thuộc lòng bài thơ
- HS đọc nối tiếp các dòng thơ, khổ thơ
- GV xóa dần yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
c.Luyện nói: ( Dành cho HS khá, giỏi)
Nói về những con vật em yêu thích.
- HS quan sát tranh luyện nói.
- HS đọc câu mẫu: Tôi rất yêu con sáo của tôi. Nó hót rất hay. Nó thích ăn châu chấu.
- HS luyện nói theo yêu cầu
- Một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét cho điểm những cặp HS hỏi đáp tốt.
IV.Củng cố- dặn dò
- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
- Nhận xét giờ học.
Mỹ thuật
( GV chuyên trách dạy)
Toán
Tiết 111: Luyện tập
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 100
- Biết tính nhẩm, vận dụng để cộng các số đo độ dài.
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Củng cố kiến thức
- HS làm bảng con: đặt tính rồi tính.
17+2 50 +3
Tính: 67 cm + 10cm
+ Hãy nêu cách đặt tính, cách tính (từng bài).
- Lưu ý HS bài 17 + 2 Viết số 2 thẳng cột với số7 ở hàng đơn vị.
Tính nhẩm: 50 +7
- HS nêu cách nhẩm (50 cộng 7 gồm 5 chục và 7 đơn vị nên bằng 57).
2.Luyện tập
Bài 1: HS tự làm bài , rồi chữa bài
Bài 2: Gọi HS nêu cách làm mẫu, chú ý viết tên đơn vị đo độ dài (cm)
Bài 4: Yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng lời rồi ghi lên bảng.
Tóm tắt
Lúc đầu: 15 cm
Sau đó: 14 cm
Tất cả: …cm?
- Cho HS tự giải bài toán rồi chữa bài
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng dài là:
15 + 4 = 19(cm).
Đáp số: 19cm
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
Gv hướng dẫn HS tính ngoài giấy nháp để tìm kết quả sau đó nối với kết quả đúng. Chẳng hạn nối 32 + 17 với 49
* Gv nhận xét tiết học
.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 29: Nhận biết cây cối, con vật.
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Kể tên và chỉ được một số loài cây và con vật
- HS khá, giỏi: nêu được điểm giống( hoặc khác) nhau giữa một só cây hoặc giữa một số con vật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy- học
1.Khởi động.
- GV nêu tên các con vật
- HS nói các đặc điểm của con vật đó.
VD: Con vịt - biết bơi, đẻ trứng.
Con gà - gáy sáng.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài.
2.Ôn tập về thực vật.
+ Kể tên các loại cây đã học?
+ Kể tên các loại cây mà em biết?
- GV treo tranh ảnh về một số loại cây.
- HS nêu tên các loại cây.
+ Các loại cây có đặc điểm gì giống nhau?
3.Ôn tập về các loại động vật.
+ Kể tên các con vật em đã học?
+ kể tên các con vật mà em biết?
+ Nêu được điểm giống và khác giữa các con vật đó?( Dành cho HS khá, giỏi)
- Thảo luận nhóm: GV chia nhóm HS (3 nhóm).
- HS viết tên các con vật có ích, có hại mà em biết.
- HS viết vào giấy và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm từng nhóm.
IV.Tổng kết
- GV Nhận xét giờ học.
Buổi chiều Bồi dưỡng HS giỏi
Thứ 5 ngày 2 tháng 4 năm 2009
Chính tả
Tiết 10: Mời vào
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 1, 2 bài Mời vào khoảng 15 phút
- Điền đúng vần ong hay oong; chũ ng hay ngh vào chỗ trống bài tập2,3 SGK - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài
2.Hướng dẫn HS nghe viết
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ cần chép .
- GV hướng dẫn HS viết tiếng khó: gió, gạc, kiễng chân, buồm thuyền...
- HS phân tích tiếng khó và viết bảng con
- GV đọc - HS nghe viết vào vở chính tả
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài chính tả: viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu mỗi câu phải viết hoa.
- HS nêu tư thé ngồi viết – viết bài vào vở
- GV đọc cho HS soát lại bài
- GV thu vở, chấm bài
3.Làm bài tập chính tả
- HS nêu yêu cầu từng bài tập chính tả
Bài tập 1: Điền ong hay oong
Bài tập 2: Điền ng hay ngh
- GV hướng dẫn HS cách làm .
- HS tự làm bài theo yêu cầu.
- Theo dõi chấm, chữa bài
- Nhận xét chữ viết của HS.
Kể chuyện
Tiết4: Niềm vui bất ngờ
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.
- HS giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh họa câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy - học.
1.GV kể chuyện.
- GV kể lần 1 cho HS biết câu chuyện
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện.
- HS quan sát tranh1.
+Tranh vẽ cảnh gì?
+ Hãy đọc câu hỏi dưới tranh
- HS kể lại nội dung tranh 1.
+ Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không.
+ Bạn kể có diễn cảm không, có thừa hay thiếu chi tiết nào không?
- Với các bức tranh 2, 3, 4 HS tiếp tục kể
- GV hướng dẫn HS tương tự nh tranh 1.
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, bổ sung.
3.Thi kể chuyện.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện
- Tổ chức cho HS luyện kể chuyện theo nhóm
- HS thi kể chuyện trước lớp
+ Qua câu chuyện này em thấy tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào?
- GV nêu ý nghĩa câu chuyện.
IV.Tổng kết
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà
Toán
Tiết 112:Phép trừ trong phạm vi 100
(trừ không nhớ)
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính và làm tính trừ( không nhớ) số có 2 chữ số
- Biết giải toán có phép trừ số có 2 chữ số.
II.Các hoạt động dạy- học
1.Hướng dẫn làm phép trừ: 57-32
- GV cùng HS lấy 57 que tính rồi bớt 32 que tính.
Còn lại bao nhiêu que tính?
- GV ghi bảng nh SGK
- Hướng dẫn HS kĩ thuật tính
a.Đặt tính
- GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn HS:
-Viết số 57 rồi viết 32 sao cho số chục thẳng cột với số chục, số đơn vị thẳng cột đơn vị.
- Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang. _- 57
- HS nhắc lại cách đặt tính. 32
b.Tính: ( tính từ phải sang trái)
-57 + 7 trừ 2 bằng 5, viết 5.
32 + 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
25 57 - 32 = 25.
- HS nêu lại cách tính.
- HS làm giấy nháp: 64 - 11 89 - 52.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách tính từng bài.
2.Luyện tập.
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài lần lượt theo phần a và b
Lưu ý: HS cách đặt tính
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài .Khi chữa bài nên tập cho HS giải thích vì sao viết"s"vào ô trống.
Bài 3: HS tự đọc đề toán, tự tóm tắt và giải toán
GV chữa bài và nhấ mạnh : Để giải bài toán ta phải thực hiện phép tính
64 - 24
Bài 4: ( Dành cho HS khá , giỏi)
Năm nay ông 67 tuổi. Tuổi ông hơn tuổi em 45 tuổi. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi?
- HS tóm tắt và tự giải bài toán
- Nhận xét giờ học.
Thủ công
Tiết 29: Cắt, dán hình tam giác
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- HS biết kể, cắt và dán hình tam giác.
- Kẻ, Cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối phẳng.Hình dán tương đối phẳng.
- Với HS khoé tay: Kẻ, Cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt thẳng.Hình dán phẳng.Có thể kẻ, cắt, dándược thêm hình tam giác có kích thước khác.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bài mẫu: Cắt dán hình tam giác
- Giấy màu, kéo, keo
III .Các hoạt động dạy- học:
1.Quan sát và nhận xét
- Cho HS xem bài mẫu: Cắt dán hình tam giác.
+ Hình tam giác có mấy cạnh
- Hướng dẫn HS nhận xét về các cạnh của hình tam giác
2. Củng cố cách vẽ hình tam giác
- HS nhắc lại cách vẽ hình tam giác.
- GV làm mẫu và HD lại cách vé hình tam giác
3.Thực hành
- HS thực hành vẽ, cắt hình tam giác theo yêu cầu
- Chọn giấy màu theo ý thích.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm
- Hướng dẫn dán hình.
4.Trưng bày sản phẩm
- GV chọn một số sản phẩm cho cả lớp xem
- HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét giờ học
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
Kể chuyện
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- HS ôn tập kể lại câu chuyện Niềm vui bắt ngờ
- Rèn kỷ năng kể cho HS.
II.Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Thoả luận nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để kể lại câu chuyện
- HS kể chuyện theo nhóm
- GV theo dõi giúp đỡ HS trong khi kể chuyện
- HS thi kể chuyện nhóm, cá nhân trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét
HĐ2: HS rút ra bài học
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung ý nghĩa của câu chuyện
- HS nêu và GV chốt lại
- GV nhắc nhở HS về nhà kể cho mọi người trong gia đình cùng nghe câu chuyện trên.
Luyện toán
Phép trừ trong phạm vi 100.(trừ không nhớ)
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn
Cách làm tính trừ( không nhớ) trong phạm vi 100
- Củng cố về giải toán có lời văn và đo độ dài đoạn thẳng.
II.Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Ôn tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính
- HS thực hiện phép tính: 68- 35
a.Đặt tính
- GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn HS:
-Viết số 68 rồi viết 35 sao cho số chục thẳng cột với số chục, số đơn vị thẳng cột đơn vị.
- Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang. _ - 68
- HS nhắc lại cách đặt tính. 35
b.Tính: ( tính từ phải sang trái)
-68 + 8 trừ 5 bằng 3, viết 3.
35 + 6 trừ 3 bằng 3, viết 3.
33 68 - 35 = 33.
- HS nêu lại cách tính.
- HS làm giấy nháp: 66 - 15 98 - 52.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách tính từng bài.
2.Luyện tập.
- HS nêu yêu cầu của từng bài tập rồi tự làm bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Chấm, chữa bài.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét giờ học.
Luyện Tự nhiên và xã hội
Con muỗi
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn lại các kiến thức đã học được qua bài con muỗi
- Nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Nơi sinh sống của con muỗi, một số cách diệt trừ muỗi, tác hại của muỗi.
Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp tránh muỗi đốt.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Quan sát và nhận xét
- HS quan sát tranh con Muỗi
+ Con Muỗi to hay nhỏ hơn con ruồi.?
+ Khi đập muỗi em thấy cơ thể của muỗi cứng hay mềm.
- HS chỉ và nêu tên các bộ phận của con muỗi.
+ Muỗi dùng vòi để làm gì.?
+Muỗi di chuyển nh thế nào?
**KL: GV kết luận nêu ý chính
2.Thảo luận nhóm về cách diệt muỗi
- GV chia nhóm HS: 3 nhóm.
- HS thảo luận nhóm theo nội dung sau.
Nhóm 1:
+Muỗi sống ở đâu?
+Vào lúc nào em thấy muỗi bay vo ve hoặc muỗi đốt?
Nhóm 2:
+ Bị muỗi đốt có hại gì?
+ Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết?
Nhóm 3: Cách diệt muỗi.
+Làm gì để không bị muỗi đốt?
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nêu ý chính của bài.
HĐ3: Trò chơi "vo ve muỗi bay"
IV.Tổng kết.
- Muỗi là con vật có lợi hay có hại?
- Nhận xét giờ học.
Thứ 6 ngày 3 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
Tiết 29- 30: Chú Công
Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A
I. Mục tiêu:
-Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ : nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh .Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu.
- HS hiểu được nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành.
+ trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, câu chứa tiếng có vần oc, ooc. Biết hát bài tập tầm vông
- Tìm và hát các bài hát về con công.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bộ chữ cáI TV
- Tranh con công
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra
- HS đọc bài: Mời vào
+ Những ai đã đến gõ cữa ngôi nhà?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọ
File đính kèm:
- TUAN 29.doc