TUẦN 7
Bài 27 : ÔN TẬP (Tiết 1)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần: p-ph, g-gh, q-qu, gi-ng,ngh, y, tr
Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng
2. Kỹ năng:
Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới
Đặt dấu thanh đúng vị trí
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
II) Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Bảng ôn trang 56
2. Học sinh:
Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 7 - Trường Tiểu học Đặng Văn Bất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Bài 27 : ÔN TẬP (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần: p-ph, g-gh, q-qu, gi-ng,ngh, y, tr
Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng
Kỹ năng:
Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới
Đặt dấu thanh đúng vị trí
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng ôn trang 56
Học sinh:
Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: âm y – tr
Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa
+ Trang trái
+ Trang Phải
Cho học sinh viết ở bảng con: y-tr, tre ngà, y tá
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Trong tuần qua chúng ta đã học những chữ âm gì mới ?
à Giáo viên đưa vào bảng ôn
Hoạt động1: Ôn các âm, chữ vừa học
Mục tiêu: Củng cố cho học sinh hệ thống các âm đã học ở tiềt trước
ĐDDH : Bảng ôn tập
Hình thức học : Lớp, cá nhân
Phương pháp : Luyện tập
Giáo viên đọc cho học sinh chỉ chữ ở bảng ôn
Các em tự chỉ
à Giáo viên sửa cho học sinh
Hoạt động 2: Ghép chữ thành tiếng
Mục tiêu: Học sinh biết ghép các chữ ở cột ngang và cột dọc để tạo thành tiếng
ĐDDH : Bảng ôn tập, đồ dùng tiếng việt
Hình thức học : Lớp, cá nhân
Phương pháp : Luyện tập, trực quan
Cho học sinh lấy bộ chữ và ghép: chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng 1
Ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu ở dòng ngang của bảng 2
à Giáo viên giải thích: í ới, lợn ỉ, ì ạch, béo ị, ý chí, ỷ lại
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
Giáo viên ghi bảng:
nhà ga quả nho
tre ngà ý nghĩ
Giáo viên sửa lỗi phát âm
à Giáo viên giải thích nghĩa
Hoạt động 4: Tập viết
Nêu tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn viết
Tre ngà: đặt bút viết tr, lia bút viết e ,cách 1 con chữ o viết ng lia bút viết a, nhấc bút đặt dấu huyền trên a
Học sinh đọc toàn bài
Nhận xét
Hát múa chuyển tiết 2
Hát
Học sinh đọc bài cá nhân
Học sinh viết bảng con
Học sinh nêu
Học sinh làm theo yêu cầu
Học sinh chỉ chữ
Học sinh khác đọc âm
Học sinh ghép và nêu
Học sinh nêu
Học sinh luyện đọc
Học sinh nêu
Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con
Tiếng Việt
Bài 27 : ÔN TẬP (Tiết 2)
Mục tiêu:
Học sinh đọc đúng các âm, chữ vừa ôn
Đọc đúng từ ngữ, câu ứng dụng
Nghe hiểu và kề lại được theo tranh chuyện: Thánh Gióng
Đọc trơn, nhanh tiếng từ, câu
Viết đúng độ cao, và viêt liền mạch
Kể lại lưu loát câu chuyện
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ minh họa, câu ứng dụng
Học sinh:
Vở viết in , sách giáo khoa
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc đúng phát âm chính xác các tiếng từ các âm đã học
ĐDDH : Sách giáo khoa, tranh vẽ trong sách giáo khoa
Hình thức học : Lớp , cá nhân
Phương pháp : Trực quan , luyện tập, đàm thoại
Giáo viên cho đọc các tiếng ôn ở bảng 1 và 2
Đọc từ ứng dụng
Đọc chữ viết
Giáo viên treo tranh
Tranh vẽ gì?
® giáo viên ghi câu ứng dụng
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Hoạt động 2: Luyện viết
Nêu lại tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn viết
Tre già
Qủa nho
Giáo viên thu vở chấm
Nhận xét
Hoạt động 3: Kể chuyện Tre ngà
Giáo viên treo từng tranh và kể
Tranh 1: có 1 em bé lên 3 tuổi vẫn chưa biết cười nói
Tranh 2: bỗng 1 hôm có người rao : vua cần người đánh giặc
Tranh 3: từ đó chú bỗng lớn nhanh như thổi
Tranh 4: chú và ngựa đi đến đâu giặc hết như rạ, chốn chạy tan tác
Tranh 5: gậy sắt gẫy, chú liền nhổ luôn cụm tre cạnh đó thay gậy
Tranh 6: ngựa sắt hí vang đưa chú về trời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu nội dung tranh
à Qua đây ta thấy truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước nam
Củng cố:
Giáo viên chỉ bảng ôn
Nhận xét
Dặn dò:
Đọc lại bài đã học
Học sinh đọc cá nhân
Học sinh quan sát
Học sinh nêu
Học sinh luyện đọc
Học sinh nêu
Học sinh viết trên vở
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe
Học sinh nêu nội dung từng tranh
Học sinh kể theo nhóm
Học sinh đọc theo
Tìm chữ và tiếng vừa học ở rổ hoa của giáo viên
ĐẠO ĐỨC
Bài 7 : GIA ĐÌNH EM (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc
Trẻ em có bổn phận lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị
Kỹ năng:
Học sinh biết yêu qúi gia đình của mình
Yêu thương kính trọng lễ phép với ông bà cha mẹ
Thái độ:
Học sinh yêu qúi kính trọng lễ phép với ông bà cha mẹ
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Các điều: 5, 7, 9, 10, 18, 20, 21, 27 trong công ước quốc tế
Các điều: 3, 5, 7, 9, 12, 13, 16, 17, 27 trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
Bộ tranh về quyền có gia đình
Học sinh:
Vở bài tập
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
On định:
Bài cũ: Giữ gìn sách vở đồ – đồ dùng học tập
Nêu tên các đồ dùng học tập mà em có
Nêu cách giữ gìn
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Học bài gia đình em
Hoạt động1: Giới thiệu gia đình mình
Mục tiêu: Học sinh biết kể về gia đình mình
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận nhóm
Hình thức học: Lớp, nhóm
ĐDDH : Tranh vẽ
Các tiến hành
Mỗi nhóm 4 em kể về gia đình của mình
Gia đình em có mấy người ?
Bố mẹ em tên gì ?
Anh chị em bao nhiêu tuổi, học lớp mấy
Kết luận:
Chúng ta ai cũng có một gia đình
Hoạt động 2: Xem bài tập 2 kể lại nội dung
Mục tiêu: Kể tên được nội dung tranh
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
Hình thức học: Lớp, nhóm
ĐDDH: Vở bài tập, tranh vẽ ở vở bài tập
Cách tiến hành
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung các bức tranh
à Giáo viên chốt lại nội dung từng tranh
Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài
Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên
Tranh 3: Gia đình đang sum họp bên mâm cơm
Tranh 4: Bạn nhỏ đang bán báo phải xa mẹ
Trong các tranh bạn nào đang sống hạnh phúc
Kết luận:
Các em hạnh phúc khi được sống trong gia đình, chúng ta phải biết chia sẻ với các bạn thiệt thòi
Hoạt động 3: Đóng vai ở bài tập 3
Mục tiêu: Đóng được các tình huống trong tranh
Phương pháp: Đóng vai, nhóm , hoạt động lớp
Hình thức học: Lớp, nhóm
ĐDDH: Tranh phóng to ở vở bài tập trang 14
Cách tiến hành
Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 bức tranh và đóng vai theo tình huống trong tranh
à Giáo viên kết luận cách ứng sử
Tranh 1: Nói vân ạ và thực hiện theo lời mẹ dặn
Tranh 2: Chào bà và cha mẹ khi đi học về
Tranh 3: Xin phép bà đi chơi
Tranh 4: Nhận qùa bằng 2 tay và nói cám ơn
Kết luận:
Các em có bổn phận kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
Củng cố :
Củng cố :
Thực hiện tốt điều đã được học
Chuẩn bị bài : gia đình em (T2)
Hát
Học sinh nêu
Sử dụng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định
Học sinh sưu tầm về gia đình của mình
Học sinh kể cho bạn kế bên nghe về gia đình của mình
Một vài học sinh kể trước lớp
Học sinh thảo luận 4 bức tranh
Đại diện nhóm kể về nội dung tranh
Lớp nhận xét, bổ sung
Các bạn ở tranh 1, 2, 3 được sống hạnh phúc
Các em chuẩn bị đóng vai
Các nhóm lên đóng vai
Lớp theo dõi nhận xét
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI
I/. MỤC TIÊU :
1/. Mục tiêu :
Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học .
Yêu cầu thực hiện chính xác nhanh và kỷ luật trận tư hơn giờ chơi
Làm quen với trò chơi ( Qua đường lội hoặc qua suối)
Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
2/. Địa điểm – phương tiện:
Sân trường , dọn vệ sinh nơi tập.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi ( Qua đường lội).
1 còi, tranh vẽ
III/. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
Đ/L
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/. PHẦN MỞ ĐẦU:
Giáo viên nhận lớp , kiểm tra sĩ số .
Phổ biên nội dung, yêu cầu bài Học sinh .
Giáo viên nhắc lại nội quy và cho Học sinh sửa lại trang phục
*- Khởi động :
Xoay các khớp.
Đứng vỗ tay và hát .
Chạy nhẹ nhàng.
Đi theo còng tròn và hít thở sâu , quay mặt vào tâm.
Ôn trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
1’- 2’
1’- 2’
1’- 2’
2’
Tập hợp thành 2 – 4 hàng dọc , chuyển thành 4 hàng ngang.
Giáo viên làm mẫu, Học sinh làm theo
Theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 30m– 40m
2/. PHẦN CƠ BẢN:
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng , đứng nghiêm , đứng nghỉ, quảy phải, quay trái.
Trò chơi “Qua đường lội”
1-31’
Lần 1: Giáo viên điều khiển.
Lần 2: Cán sự điều khiển , Giáo viên giúp đỡ.
Giáo viên nêu trò chơi sau đó cùng Học sinh hình dung xem khi đi hoc từ nhà đến trường và từ trường về nhà nếu có gặp phải đoạn đường lội hoặc đoạn suối cạn, các em phải sử lý như thế nào. Tiếp theo Giáo viên chỉ vào hình vẽ đã chuẩn bị để chỉ dẫn và giải thích cách chơi. Giáo viên làm mẫu rồi cho các em lần lượt bước những ( tảng đá) sang bờ bên kia như đi từ nhà đến trường . đi hết sang bờ bên kia , đi ngược trở lại như khi học xong, cần đi từ trường về nhà.
Trò chơi cứ tiếp tục như vậy , không chen lấn, không xô đẩy nhau
3- PHẦN KẾT THÚC;
Thả lỏng
Giáo viên cùng Học sinh hệ thống bài.
Nhận xét , giao bài tập về nhà .
1’-2’
1’-2’
Đứng vỗ tay và hát
Khen những Học sinh tập tốt , Học sinh ngoan.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM (TIẾT 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các âm và chữ đã được học
Kỹ năng:
Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng
Đặt dấu thanh đúng vị trí
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Bộ đồ dùng tiếng việt , sách giáo khoa
2. Học sinh:
Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
On các âm đã học
Hoạt động1: On các âm
Mục tiêu: Củng cố cho học sinh hệ thống các âm đã học
ĐDDH : Các âm đã học
Hình thức học : Nhóm , lớp, cá nhân
Phương pháp : Trực quan, thực hành, đàm thoại
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ mỗi tổ đưa 1 rổ có các âm đã học.
Em hãy gọi tên các âm của nhóm mình. Các bạn khác khi nghe đọc sẽ viết vào bảng con.
Hoạt động 2: Ghép chữ
Mục tiêu: Học sinh biết ghép các chữ để tạo thành tiếng
ĐDDH : Các âm đã học, bộ đồ dùng tiếng việt
Hình thức học : Nhóm , lớp, cá nhân
Phương pháp : Trực quan, thực hành, đàm thoại
Lấy bộ đồ dùng ghép các âm đã học với nhau, và đọc to tiếng mình vừa ghép
à Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng
Mục tiêu: Đọc đúng rỏ ràng các từ ngữ ứng dụng
Hình thức học : Lớp, cá nhân
Phương pháp : Trực quan, thực hành, đàm thoại
Giáo viên ghi bảng:
rổ khế
dì lê
gì hả bé ?
ghé nhà
chú nghé
à Giáo viên giải thích nghĩa
Nhận xét
Hát múa chuyển tiết 2
Hát
Học sinh đọc
Học sinh viết bảng con
Học sinh ghép
Học sinh đọc
Học sinh luyện đọc
Giáo viên sủa lỗi phát âm
Tiếng Việt
ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM (Tiết 2)
Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết đúng các âm, chữ vừa ôn
Viết đúng bài chính tả
Biết ghép các âm tạo thành tiến
Rèn cho học sinh kỹ năng nghe đọc
Bài viết đẹp, đúng nét
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Các bảng ôn, bài viết mẫu
Học sinh:
Sách giáo khoa
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc đúng, phát âm chính xác các tiếng từ có âm đã học
ĐDDH : Sách giáo khoa
Hình thức học : Lớp, cá nhân
Phương pháp : Trực quan, luyện tập
Giáo viên cho học sinh đọc các tiếng ở các bảng ôn đã học
Đọc từ ngữ
Đọc chữ viết
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Hoạt động 2: Nghe viết
Mục tiêu: Học sinh nghe và viết đúng chính tả
ĐDDH : Bảng phụ, bài viết
Hình thức học : Lớp, cá nhân
Phương pháp : Trực quan, luyện tập
Giáo viên đọc cho học sinh viêt chính tả
Quê bé hà có nghề xẻ gỗ
Phố bé nga có nghề giã giò
Giáo viên thu vở chấm
Nhận xét
Củng cố:
Giáo viên chia lớp thành 3 dãy. Mỗi dãy sẽ cử 5 bạn lên thi đua
Cô có 1 số tiếng ở rổ em sẽ ghép các tiếng đó thành 1 câu có nghĩa
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà viết vào vở nhà các âm đã học, mỗi âm chữ viết 1 dòng.
Đọc lại các bài ôn ở sách giáo khoa
Học sinh đọc lại các bảng ôn: Cá nhân, đồng thanh
Học sinh viết
Học sinh cử đại diện lên thi đua
Nhận xét
TOÁN
Tiết 25 : KIỂM TRA
Mục tiêu:
Kiểm tra kết quả học tập của học sinh về :
Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số 0 ® 10.
Nhận biết số thứ tự mỗi số trong dãy số 0 ® 10
Nhận biết hình vuông, tròn, tam giác
Dự kiến đề kiểm tra trong 35 phút (Kể từ khi bắt đầu làm bài)
Số ?
Số ?
Viết các số 5, 2, 1, 8, 4 theo thứ tự
Từ bé đến lớn
Từ lớn đến bé
Số ?
Có … hình vuông
Có … hình tam giác
Chú ý : nếu học sinh chưa tự đọc đựơc, giáo vên có thể hướng dẫn học sinh biết yêu cầu của từng bài tập
Hướng dẫn đánh giá :
Bài 1: (2 điểm) mỗi lần viêt đúng số ở ô trống cho 0, 5 điểm
Bài 2: (3 điểm) mỗi lần viết đúng số ở ô trống cho 0.25 điểm
Bài 3: (3 điểm)
Viết đúng các số theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 8 cho 1, 5 điểm
Viết đúng các số theo thứ tự: 8, 5, 4, 3, 2, 1 cho 1,5 điểm
Bài 4: (2 điểm)
Viết 2 vào chỗ chấm hàng trên được 1 điểm.
Viết 5 vào chỗ trống chỗ chấm hàng dưới được 1 điểm
Chú ý : Nếu học sinh viết 4 vào chỗ chấm hàng dưới cho 0,5 điểm
Tiếng Việt
Bài 28 : CHỮ THƯỜNG – CHỮ HOA (Tiết 1)
Mục tiêu
Học sinh biết được chữ in hoa và bước đầu làm quen với chữ viết h
Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng: B, K, S, P,
Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng chữ thường , chữ hoa
Học sinh:
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
On định:
Bài cũ: ôn tập
Cho học sinh viết bảng con: nhà ga , quả nho
Đọc câu ứng dụng
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Cho học sinh xem văn bàng có chữ hoa
Hoạt động1: Nhận diện chữ hoa
Mục tiêu: Học sinh nhận diện chữ hoa, so sánh chữ hoa và chữ thường
Phương pháp: Trực quan , đàm thoại
Hình thức học: Lớp, nhóm
ĐDDH : Mẫu chữ thường và chữ hoa
Giáo viên treo bảng chữ thường, chữ hoa
Hai em ngồi cùng bàn trao đổi
Chữ in hoa nào gần giồng chữ in thường
Chữ in hoa nào không giống chữ in thường
à Giáo viên chốt ý :
Chữ in hoa gần giống chữ in thường là: C, E, Ê, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T,U, Ư,V, X, Y
Chữ in hoa khác chữ in thường là: A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R
Hoạt động 2: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh nhận ra và đọc đúng các chữ in hoa
Phương pháp: Trực quan , thực hành
Hình thức học: Lớp, cá nhân
ĐDDH : Bảng chữ in hoa, sách giáo khoa
Giáo viên chỉ vào chữ in hoa, học sinh dựa vào chữ in thường để nhận diện và đọc
Giáo viên che phần chữ in thường chỉ vào chữ in hoa
Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh
Nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
Hát
Học sinh viết bảng con
Học sinh đọc cá nhân
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát
Học sinh thảo luận
Học sinh nêu
Học sinh nêu
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh đọc
Tiếng việt
Bài 28 : CHỮ THƯỜNG-CHỮ HOA (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nhận ra chữ in hoa trong câu ứng dụng: B,K, S, P, V
Đọc câu ứng dụng: bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sapa
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bavì
Kỹ năng:
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng
Luyện nói được theo chủ đề: Ba Vì
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng chữ thường, chữ hoa
Tranh minh hoạ câu ứng dụng
Học sinh:
Sách giáo khoa
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: chúng ta sẽ học tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Nhận ra và đọc đúng chữ in hoa trong câu ứng dụng
Phương pháp: Thực hành , luyện tập
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Sách giáo khoa , tranh vẽ ở sách giáo khoa, bảng chữ cái in hoa
Luyện đọc phần chữ thường , chữ hoa
Giáo viên treo tranh câu ứng dụng
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
à Giáo viên chốt ý: viết hoa chữ thường đứng đầu câu “ Bố ”, tên riêng “ Kha, SaPa”
Giáo viên đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ba Vì
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, quan sát
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 59
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa trang 59
Sapa là 1 thị trấn nghỉ mát đẹp thuộc tỉnh Lào Cai, khí hậu mát mẻ quanh năm, có tuyết rơi, thời tiết có 4 mùa trong 1 ngày
Học sinh nêu chủ đề luyện nói
à Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì tỉnh Lào Cai
Giáo viên gợi cho học sinh nói về sự tích : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Em hãy kể về nơi nghỉ mát mà em biết
Về đàn bò sữa
Nhận xét phần luyện nói
Củng cố :
Cho 2 dãy cử đại diện lên thi đua, đọc nhanh đúng các chữ hoa trênbảng lớp
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà tìm chữ vừa học ở sách báo
Đọc lại bài, xem trước bài âm ia
Học sinh luyện đọc cá nhân
Học sinh quan sát nêu những tiếng được viết hoa: Bố Kha, Sa Pa
Học sinh luyện đọc cá nhân
Học sinh quan sát
Học sinh nêu : Ba Vì
Học sinh kể về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Học sinh kể
Học sinh lên thi đua đọc nhanh đúng
TOÁN
Tiết 26 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3
Kỹ năng:
Biết làm tính cộng trong phạm vi 3
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Vật mẫu: quả lê, cam, số dấu, phép tính
Học sinh :
Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
Các hoạt dộng dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ : Kiểm tra
Nhận xét bài kiểm tra của học sinh
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu:
Hát bài hát : 1 với 1 là 2…
à Học bài phép cộng trong phạm vi 3
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3
Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3
Phương pháp : Trực quan , thực hành
Hình thức học : Lớp, cá nhân
ĐDDH : Mẫu vật, bảng con
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 1 cộng 1 bằng 2
Có 1 con gà thêm 1 con gà nữa , hỏi tất cả có mấy con gà? (giáo viên đính mẫu vật)
“1 thêm 1 = 2” để thể hiện điều đó ngưới ta có phép tính sau: 1+1=2 (giáo viên viết lên bảng)
Bước 2: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 2+1=3
Giáo viên treo tranh
à Để thể hiện điều đó chúng ta có phép cộng : 2+1=3
Bước 3: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 1+2=3
Giáo viên làm tương tự như trên nhưng với que tính
Bước 4: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3
Giáo viên giữa lại các ông thức mới lập:
1+1=2
2+1=3
1+2=3
Giáo viên nói
1+1=2, đó là phép cộng
2+1=3 đó là phép cộng
1+2=3 đó là phép cộng
Bước 5:
Quan sát hình vẽ nêu 2 bài toán
Nêu 2 phéptính của 2 bài toán
Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính?
Vị trí của các số trong phép tính: 2+1 và 1+2 có giống hay khác nhau?
Vị trí của các số trong 2 phép tính đó là khác nhau, nhưng kết quà của phép tính đều bằng 3 . Vậy phép tính 2+1 cũng bằng 1+2
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu : Vận dụng các công thức bảng cộng trong phạm vi 3 để làm tính cộng
Phương pháp : Giảng giải , thực hành
Hình thức học : Cá nhân, lớp
ĐDDH : Vở bải tập, hoa đúng sai
Bài 1 :
Giáo viên gọi 1 học sinh yêu cầu bài toán tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
Học sinh làm bài và sửa bài
Cho 1-2 học sinh đọc kết quả bài mình. gọi một số học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét và cho điểm
Bài 2 :
Học sinh đọc yêu cầu bài toán tính
Học sinh làm bài
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài
Nhận xét
Bài 3 : Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 1 bài toán ( nối phép tính với số thích hợp)
Giáo viên chuẩn bị phép tính và các số(kết quà ra 2 tờ bìa). Cho học sinh làm như trò chơi trò: chia làm 2 đội cử đại diện mỗi dãy lên làm
Củng cố:
Nêu lại bảng cộng trong phạm vi 3
Trò chơi thi đua : Thi đua tìm số chưa biết
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà học thuộc bảng cộng
Hát
Học sinh hát
Học sinh hát
Học sinh nhắc lại bài toán
Có 1 con gà thêm 1 con gà được 2 con gà
1 cộng 1 bằng 2
Học sinh nêu bài toán: có 2 ôtô thêm 1 ôtô. Hỏi có tất cả mấy ôtô
Học sinh trả lời: có 2 ôtô thêm 1 ôtô tất cả có 3 ôtô
Học sinh đọc : 2+1=3
Học sinh đọc lại
Học sinh thi đua học thuộc bảng cộng
“có 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn, hỏi tất cả có mấy chấm tròn”
“ có 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn, hỏi tất cả có mấy chấm tròn”
2+1=3 và 1+2=3
Bằng nhau và bằng 3
Vị trí của số 1 và số 2 là khác nhau trong 2 phép tính
Học sinh nêu
Học sinh thi đua theo 3 dãy: mỗi dãy 3 em
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 7: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh biết đánh răng vả rửa mặt đúng cách
Biết áp dụng việc đánh răng và việc giữ vệ sinh cá nhân
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bàn chải, cốc, khăn, kem, mô hình răng
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/On định:
2/Bài cũ: chăm sóc và bảo vệ răng
Kể lại những việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng
Nhận xét bài cũ
3/Bài mới: giới thiệu bài: thực hành đánh răng và rửa mặt
Hướng dẫn hát bài: chải răng
HOẠT ĐỘNG 1: thực hành đánh răng
Mục đích : hs biết thực hành đánh răng đúng cách.
Tiến hành
Bước 1: giới thiệu mô hình hàm răng ? chỉ cho hs xem mặt trong mặt ngoài, mặt nhai của răng.
Hướng dẫn chải răng theo mô hình
Bước 2: theo dõi hs chải răng theo mô hình.
HOẠT ĐỘNG 2: thực hành rửa mặt
Mục đích: biết rửa mặt đúng cách
Tiến hành
Bước 1: hướng dẫn dùng nước sạch, răng sạch để thực hành rửa mặt: rửa mặt, mũi, má, trán, vành tai, ngoáy tai, dùng khăn lau khô, xả khăn sạch rồi phơi khăn
Bước 2: thực hành
HOẠT ĐỘNG 3: trò chơi củng cố đánh răng trên mô hình.
Em vừa học bài gì?
5/Dặn dò- nhận xét- tuyên dương:
Chuẩn bị bài: ăn uống hàng ngày
Nhận xét tiết học
Hát
Đánh răng sau khi ăn cơm, ngủ dậy, trước khi đi ngủ, không ăn nhiều bánh kẹo
Vài hs nhắc tựa, lớp đồng thanh
Cả lớp hát
Học sinh quan sát
Hài hs chỉ vào mô hình nêu tên như giáo viên nêu.
Học sinh theo dõi
4 hs thực hành, nhận xét
Một hs thực hành, cả lớp nhận xét bổ xung.
Lần lượt 3 cặp hs thực hành rửa mặt.
Vài hs nhắc lại quy trình rửa mặt.
4 hs thi đua chải răng đúng cách.
Thực hành đánh răng và rửa mặt.
Tiếng Việt
Vần ia (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết được: ia, lá tía tô
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
Kỹ năng:
Học sinh biết ghép âm và tạo tiếng từ
Viết đúng mẫu, đều nét đẹp
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng việt
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minhh hoạ, chữ mẫu, lá tía tô
Học sinh:
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: chữ thường, chữ hoa
Cho học sinh viết C, I, K ,L
Cho học sinh đọc câu ứng dụng
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa trang 60
Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi: lá tía tô
Trong tiếng “ tía “ có âm nào đã học rồi?
à Hôm nay chúng ta học bài vần ia ® ghi tựa
Hoạt động1: Nhận diện vần
Mục tiêu: Nhận diện vần ia được tạo nên bởi âm i và âm a
Phương pháp: Trực quan đàm thoại
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: bộ đồ dùng tiếng việt
Vần ia do mấy chữ ghép lại?
So sánh ia với a
Lấy và ghép vần ia
Hoạt động 2: Đánh vần
Mục tiêu: Biết cách đánh vần tiếng khoá, từ khóa
Phương pháp: luyện tập, thực hành
Hình thức học: Lớp , cá nhân
ĐDDH: Chữ âm ở bảng lớp
Giáo viên đánh vần: i – a – ia
Nêu vị trí chữ và vần trong tiếng tía
Thầy chỉnh sửa cho học sinh
Hoạt động 3: Viết
Muc Tiêu : Nắm được quy trình viết chữ ghi vần, chữ ghi trong tiếng và từ
Phương pháp: Luyện tập, trực quan, giảng giải, đàm thoại
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: bộ đồ dùng tiếng việt
Giáo viên viết mẫu: ia
Khi viết đặt bút ở dưới đường kẻ 2 viết ia lia bút viết a
Tiếng tía: viết t, lia bút nối với I, lia bút nối với a
Giáo viên sửa sai cho học sinh
Hoạt động 4: Đọc từ ngữ ứng dụng
Muc Tiêu : Đọc đúng chính xác các từ ngữ ứng dụng
Phương pháp: Luyện tập, trực quan
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH:
Giáo viên đặt câu hỏi để rút ra các từ
Tờ bìa , lá mía
Vỉ hè , tỉa lá
Đọc lại toàn bài ở bảng lớp
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
Hát
Học sinh viết bảng con
Học sinh đọc
Học sinh quan sát
Học sinh nêu
Học sinh: có âm t đã học
Học sinh nhắc lại tựa bài
Học sinh: Do 2 chữ i và a ghép lại
giống nhau: đều có âm a
khác nhau : ia có thêm âm i đứng trước âm a
Học sinh lấy và ghép ia
Học sinh đánh vần
T đứng trước
ia đứng sau
Học sinh đánh vần tíêng và đọc trơn từ khóa
i – a – ia
tờ-ia-tia-sắc tía
Học sinh viết chuẩn bị theo hướng dẫn
Học sinh luyện đọc cá nhân
Tiếng Việt
Vần ia (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Đọc được câu ứng dụng : bé hà nhổ cỏ, chị kha tỉa cá
Luyện nói được thành câu theo chù đề: chia quà
Nắm được cách cấu tạo ia. Viết đúng quy trình
Kỹ năng:
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên
File đính kèm:
- giao an lop 1 tuan 7(1).doc