Giáo án lớp 1 tuần 8 - 11

TIẾT 1:

 CHÀO CỜ

TIẾT 2 + 3: TIẾNG VIỆT: BÀI 30

 VẦN UA - ƯA

A. Mục tiêu:

- HS đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Đọc được câu ứng dụng trong bài: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: giữa trưa.

B. Đồ dùng:

- Tranh minh họa, viết sẵn từ, câu ứng dụng.

- Bảng con, VBT, SGK, chữ rời.

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 8 - 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Xây dựng: Ngày 27 tháng 10 năm 2007 Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2007 TIẾT 1: CHÀO CỜ ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 2 + 3: TIẾNG VIỆT: BÀI 30 VẦN UA - ƯA A. Mục tiêu: - HS đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. - Đọc được câu ứng dụng trong bài: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: giữa trưa. B. Đồ dùng: - Tranh minh họa, viết sẵn từ, câu ứng dụng. - Bảng con, VBT, SGK, chữ rời. C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Tiết trước học bài gì ? - HS viết bảng con: - Đọc bài trong SGK. - Nhận xét chung. II. Bài mới: 1. Dạy vần ua: - GV viết bảng + đọc mẫu. - Giới thiệu vần ua chữ in, chữ viết. - Hướng dẫn cách phát âm, đọc mẫu. - Cấu tạo vần ua. - Đánh vần mẫu: u - a - ua * Ghép vần, tiếng mới: - Yêu cầu HS ghép vần ua. - Có vần ua muốn có tiếng cua ta ghép thêm âm gì ? - Nêu cấu tạo tiếng cua ? (Ghi bảng) * Từ mới: - Cho HS quan sát tranh vẽ. - Tranh vẽ gì ? + cua bể sống ở ngoài biển, màu hơi xanh, dùng cua để chế biến các món ăn thơm, ngon, bổ dưỡng. - GV ghi bảng: cua bể. - Tưcua bể tiếng nào mang vầnmới hôm nay học ? - Đọc tổng hợp (từ trên xuống). 2. Dạy vần ưa (Quy trình tương tự ). - So sánh vàn ua với vần ưa. * Trò chơi. 3. Từ ứng dụng. - GV giới thiệu + viết bảng: cà chua tre nứa nô đùa xưa kia - HS nêu. - lá tía tô, vỉa hè, tờ bìa. - 3 - 4 HS đọc bài. - HS đọc CN + ĐT. - Nhận diện chữ in, chữ viết. - HS đọc CN + ĐT. - Gồm 2 âm ghép lại: âm u trước, âm a sau. - HS đọc CN + ĐT. - HS thực hiện. - Thêm âm c. - Âm c đứng trước, vần ua đứng sau. - HS đánh vần: CN + ĐT. - HS quan sát. - Cua bể. - HS nhắc lại. - Tiếng cua. Đánh vần: 5 - 6 em. - Đọc trơn từ: CN + ĐT. - HS đọc CN + ĐT. - Giống nhau: đều có âm a ở cuối. - Khác nhau: u và ư đứng đầu vần. - HS đọc thầm các từ. + Cà chua: quả có dạng tròn, còn non có màu xanh, khi chín có màu đỏ, dùng để làm gia vị, nấu ăn. + Nô đùa: hoạt động vui chơi của trẻ em sau những giờ học tập. - Những tiếng nào mang vần ua, ưa đang học ? 4. Hướng dẫn viết bảng con: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. - GV viết mẫu + Giảng quy trình viết. - Chú ý hướng dẫn về độ cao, khoảng cách, đặt phấn, dừng phấn... - GV quan sát, sửa sai cho HS. 5. Củng cố bài: - Vừa học vần, tiếng, từ gì mới ? - Trò chơi: Viết chữ đúng. - Nhận xét, tuyên dương. * Trò chơi: 2'. TIẾT 2 III. Luyện tập: 1. Luyện đọc bài trên bảng: - GV chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc bài. - Nhận xét, chỉnh sửa. 2. Câu ứng dụng. - Tranh vẽ gì ? - GV giới thiệu câu ứng dụng + ghi bảng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. - Đọc mẫu. - Trong câu tiếng nào mang vần mới hôm nay học ? 3. Đọc bài trong SGK. - GV đọc mẫu 2 lần. - Nhận xét, hướng dẫn HS đọc bài đúng. 4. Bài tập: Bài 1: - Bài 1 yêu cầu gì ? Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài ? - Nhận xét, tuyên dương. * Trò chơi: 2'. 5. Luyện viết: - Viết mẫu lên bảng. - Hướng dẫn cách viết. - Quan sát uốn nắn chữ viết cho HS. 6. Luyện nói: - Hướng dẫn quan sát tranh. - Nêu tên chủ đề luyện nói. - Cho HS thảo luận theo cặp. * Gợi ý: - Tranh vẽ gì ? - Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa trưa mùa hè ? - Giữa trưa là lúc mấy giờ ? - Buổi trưa mọi người ở đâu và làm gì ? - Buổi trưa em thường làm gì ? - Tại sao em không nên vui đùa vào buổi trưa ? - Tổ chức cho HS trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. * Tóm tắt nội dung tranh. IV. Tổng kết, dặn dò: - Hôm nay học vần, tiếng, từ gì mới ? - Chỉ bảng cho HS đọc bài trên bảng. - Nhận xét giờ học. - Đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: ôn tập. - HS lên gạch chân tiếng mới. - Nhận xét, bổ sung. - Đánh vần tiếng mới: CN nối tiếp. - Đọc trơn cả từ: CN + ĐT. - HS viết bảng con. - HS nêu. - Cả lớp tham gia, HS nào viết đúng, đẹp sẽ thắng cuộc. - Đọc cá nhân. - Đọc không theo thứ tự. - Phân tích cấu tạo tiếng. - Đọc bài ĐT 1 lần. - HS quan sát tranh vẽ trong SGK. - Mẹ đi chợ mua quà cho bé. - HS đọc thầm câu. - HS theo dõi. - Tiếng mua, dừa. HS lên bảng gạch chân. - Đánh vần tiếng mới (4 - 5 HS). - Đọc trơn cả câu: HS đọc CN + ĐT. - HS đọc thầm. - Đọc theo cặp - Đọc nối tiếp. - Đọc theo tổ: CN + ĐT. - Đọc ĐT bài 1 lần. - Nối từ ở cột bên trái với từ ở cột bên phải sao cho phù hợp. - 1 HS đọc từ ở cột bên trái. 1 HS đọc từ ở cột bên phải. - HS làm bài trong vở bài tập. - HS đọc bài làm của mình. ̀- Nhận xét, chữa bài. - Điền ua hay ưa vào chỗ chấm. - HS làm và đọc bài của mình. - Nhận xét, bổ sung. - HS viết bài vào VBT mỗi từ 1 dòng. Viết đúng, đẹp. - HS quan sát tranh. - Giữa trưa. - Thực hiện. - Một số nhóm đại diện nói trước lớp. - HS nêu. ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 4: TOÁN: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một hoặc hai phép tính thích hợp. - Tích cực, hứng thú, tự giác trong giờ học. B. Đồ dùng: - Nội dung bài, phiếu bài tập, tranh vẽ (BT 3 & 4). - SGK, bảng con, phấn. C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Gọi HS đọc bảng cộng trong phạm vi 4. 1 + 3 = 2 + 2 = 3 + = 4 - Nhận xét chung. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Luyện tập - Thực hành: Bài 1 (48). Tính: - Hướng dẫn mẫu: 1 + 3 4 Bài 2 (48): - Bài yêu cầu gì ? - Nêu cách làm và hướng dẫn mẫu. 2 + 1 1 * Củng cố về làm tính cộng trong phạm vi 3 và 4. Bài 3 (48): - Cho HS quan sát tranh. - Ghi bảng: 1 + 1 + 1 = - Ta làm bài này như thế nào ? - Yêu cầu giải thích cách tính. Bài 4 (48): - Nêu yêu cầu của bài tập. - Muốn biết có mấy bạn ta làm phép tính gì ? III. Tổng kết, dặn dò: * Trò chơi: Nối phép tính thích hợp vào ô trống. - Hướng dãn cách chơi và luật chơi. - Nhận xét, tuyên dương. - Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3 và 4. - Chuẩn bị bài: Bảng cộng ... phạm vi 5. - Hai HS đọc. - Lớp làm bài vào bảng con, 3 HS lên bảng làm.1 + 3 = 4 2 + 2 = 4 3 + 1 = 4 - HS làm bảng con, một số HS lên bảng. 2 2 1 3 + 1 + 2 + 2 + 1 3 4 3 4 - Điền số thích hợp vào ô trống. - Làm bài cá nhân. 4 4 3 + 2 + 3 + 2 1 1 2 4 3 + 1 + 2 + 1 4 2 2 3 - HS quan sát. - Lấy 1 cộng 1 bằng 2, lấy 2 cộng 1 bằng 3, ghi 3 vào kết quả. - Làm bài theo cặp vào phiếu bài tập. - Báo cáo kết quả: 1 + 1 + 1 = 3 2 + 1 + 1 = 4 1 + 2 + 1 = 4 - Nhận xét, bổ sung. - Viết phép tính thích hợp vào ô trống phù hợp với tình huống tranh. - HS quan sát tranh. - Nêu bài toán: Một bạn cầm quả bóng, ba bạn chạy tới. Hỏi có tất cả mấy bạn ? - Phép cộng. - Ghi phép tính vào ô trống: 1 + 3 = 4 - Đọc phép tính. Nhận xét, bổ sung. - 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 4 HS. Đội nào làm nhanh, đúng sẽ thắng. ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC: GIA ĐÌNH EM (TIẾT 2) A. Mục tiêu: - HS hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương chăm sóc. - Trẻ em có bổn phận lễ phép, vâng lời cha mẹ, ông bà, anh chị. - Giáo dục HS biết yêu quý gia đình mình, biết ơn và kính trọng người trên. B. Đồ dùng: - Nội dung bài, tranh, luật công ước về quyền trẻ em. - VBT, bút chì, ... C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Giới thiệu các thành viên trong gia đình của mình với bạn. - Nhận xét, tuyên dương HS. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Hoạt động 1: Đóng vai : Chuyện của Long. - Nội dung: - HS tự giới thiệu. - Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau. - HS đóng vai Long, mẹ Long và các bạn của Long. - Các nhóm nhận vai và phân vai. - Một HS đóng vai mẹ. - Một HS đóng vai Long. - Một HS đóng vai bạn đến rủ Long đi chơi. Mẹ đi làm dặn Long: - Long ơi con ở nhà trông nhà cho mẹ. Long: - Vâng ạ ! con chào mẹ. Long đang học bài thì các bạn đến rủ đi đá bóng: - Long ơi ! đi đá bóng đi, tớ có quả bóng mới đẹp lắm. Long: - Tớ chưa học bài xong, mẹ tớ dặn phải ở nhà trông nhà. Bạn của Long: - Mẹ cậu không biết đâu! đá bóng rồi về học bài. Long nghe bạn nói và đồng ý đi chơi với các bạn. - Nhận xét cách đóng vai của của HS: - Em có nhận xét gì về bạn Long ? - Điều gì xảy ra khi Long không nghe lời mẹ ? 3. Hoạt động 2: Liên hệ. - Sống trong gia đình, em được gia đình quan tâm như thế nào ? - Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng ? - GV nhận xét, khen HS biết vâng lời cha mẹ. - Bạn Long rất đáng khen biết nge lời mẹ ở nhà trông nhà và học bài. - Không ai trông nhà, Long không học bài được. - HS tự trả lời. - Nghe lời cha mẹ, chăn ngoan học giỏi, ... Kết luận: + Trẻ em có quyền có gia đình, có quyền được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ yêu thương che chở, nuôi dưỡng, dạy bảo. Cần thông cảm với những bạn thiệt thòi không được sống cùng với gia đình. + Trẻ em có bổn phận phải yêu quý, kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. III. Tổng kết, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Thực hiện tốt việc kính trọng lễ phép với người lớn. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 6: MĨ THUẬT: VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT A. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình vuông và hình chữ nhật. - Biết cách vẽ các hình trên. - Giáo dục HS có ý thức cao trong giờ vẽ. B. Đồ dùng: - Nội dung bài, tranh hình vuông, hình chữ nhật. - Vở vẽ, bút chì, bút màu. C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Kiểm tra bài vẽ màu hình quả cây. - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - Nhận xét chung. II. Bài mới: 1. Vào bài: Giới thiệu hình vuông hình chữ nhật. - Giới thiệu một số đồ vật: cái bảng, quyển vở, viên gạch lát nền, .... - Cho HS xem tiếp các hình minh hoạ (vở tập vẽ) - Chỉ vào từng hình hỏi: Đây là hình gì ? 2. Hướng dẫn vẽ hình vuông, hình chữ nhật. - Vẽ trước 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc, cách đều nhau. - Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại. 3. Thực hành: - GV nêu yêu cầu của bài. + Vẽ các nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can ở 2 ngôi nhà. + Vẽ thêm hình để bài thêm phong phú. + Vẽ màu theo ý thích. - Quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở HS. 4. Nhận xét, đánh giá: - Cho HS quan sát bài vẽ đẹp. III. Tổng kết, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Quan sát lại mọi vật xung quanh (bàn, bảng). - Nhận xét giờ học. - HS mở bài vẽ ra. - Vở vẽ, bút màu ... -HS nhận ra cái bảng, quyển vở là hình chữ nhật. Viên gạch là hình vuông. - HS tự trả lời. - HS quan sát, theo dõi. - HS thực hành vẽ. - HS nhận xét về các bài vẽ. ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 7: AN TOÀN GIAO THÔNG: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ (TIẾT 3) A. Mục tiêu: - Nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường. Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và hè phố. - Phân biệt được âm thanh trên đường phố. - Không chơi trên đường phố và đi bộ dưới lòng đường. B. Đồ dùng: - Tranh đường phố. - SGK. C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Em hãy kể tên đường phố nơi em ở. - Đường phố nơi em ở có nhiều xe cộ đi lại không ? - Chơi đùa trên đường phố có được không ? - Nhận xét chung. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Hoạt động 3: Vẽ tranh. a. Mục tiêu: HS hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè. Hiểu vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho nhiều xe cộ đi lại. b. Tiến hành: - Đặt câu hỏi để HS trả lời: - Em thấy người đi bộ ở đâu ? - Các loại xe đi ở đâu ? - Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè ? - GV hướng dẫn 4 HS thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy để vẽ. - GV hướng dẫn HS vẽ đường phố, tô màu vàng vào phần vỉa hè dành cho người đi bộ. Màu xanh vào phần lòng đường dành cho xe cộ. - GV treo một vài bức tranh tô đúng, đẹp. - Nhận xét chung. - HS kể đường phố nơi em ở. - HS tự nêu. - Chơi đùa trên đường phố rất nguy hiểm rất dễ xảy ra tai nạn. - Người đi bộ ở 2 bên vỉa hè. - Các loại xe đi dưới lòng đường. - Vì vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ. - 4 HS thành 1 nhóm để vẽ tranh đường phố. - HS tự nêu ra ý tưởng để vẽ. + HS vẽ lòng đường, vỉa hè, cây xanh. + Vẽ xe cộ đi dưới lòng đường, vẽ người đi bộ trên vỉa hè. - Tô màu theo đúng yêu cầu của GV. Kết luận: - Có đường một chiều, có đường hai chiều. - Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an toàn cho người đi bộ. IV. Tổng kết, dặn dò: - Nhắc nhở HS biết tên đường phố nơi mình ở. Biết được âm thanh trên đường phố. Biết tên đường nơi trường đóng. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 8: TỰ CHỌN: LUYỆN ĐỌC - VIẾT: UA - ƯA A. Mục tiêu: - HS đọc, viết được một cách chắc chắn vần: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. - Đọc được các từ và câu ứng dụng trong bài, ngoài bài mang vần ua, ưa. - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. B. Đồ dùng dạy học - Nội dung bài luyện đọc, luyện viết. - Bảng con, SGK, vở ô ly. C. Các hoạt động dạy học I. Bài cũ - Viết bảng con: - Uốn nắn chữ viết cho HS. - Nhận xét chung. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Đọc bài trong SGK. 3. Hướng dẫn viết bảng con: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. - Viết mẫu lên bảng và hướng dẫn HS về quy trình viết, cách đặt phấn, dừng phấn, khoảng cách giữa các chữ. - Quan sát, uốn nắn chữ viết cho HS. 4. Luyện viết vở tập viết: - Cho HS mở vở tập viết. - Hướng dẫn cách trình bày bài. Hướng dẫn cụ thể về độ cao, chiều rộng, khoảng cách giữa các chữ. - Quan sát giúp đỡ HS viết chậm và chú ý: Sửa tư thế ngồi, để vở, cách cầm bút .. 6. Chấm bài: - HS viết xong thu một số bài chấm tại lớp. - Nhận xét ưu nhược điểm bài viết của HS. - Tuyên dương HS viết đẹp. IV. Tổng kết dặn dò. - Về nhà tập viết tiếng mang vần đang học. - Nhận xét, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau. - HS viết: lá mía, vỉa hè, tỉa lá. - HS mở SGK đọc bài. - HS đọc bài nhóm đôi. - Kiểm tra HS đọc cá nhân. - Đọc nối tiếp theo dãy bàn. - Thi đọc giữa các tổ. - HS quan sát viết mẫu. - HS viết vào bảng con cẩn thận, nắn nót, đúng mẫu chữ. - Thực hiện. Đọc bài viết. - HS viết bài vào vở: mỗi vần, mỗi từ viết 1 dòng theo mẫu. _______________________________________________________________________ Xây dựng: Ngày 28 tháng 10 năm 2007 Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2007 TIẾT 1 + 2: TIẾNG VIỆT: BÀI 31 ÔN TẬP A. Mục tiêu: - HS đọc viết được một cách chắc chắn các vần vừa học: ia, ua, ưa. - Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Khỉ và rùa (Nghe và kể chuyện và kể lại chuyện dựa vào tranh). B. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ, kẻ bảng ôn lên bảng. - SGK, bảng con, phấn, VBT. C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Hôm trước học âm, tiếng, từ gì mới ? - Viết bảng con. - Đọc bài SGK. - Nhận xét chung. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Tuần qua học được những vần gì mới ? - GV ghi vào góc bảng. - GV đính lên bảng bảng ôn thứ nhất. 2. Ôn tập: a. Các vần vừa học: - GV chỉ vào bảng ôn (theo thứ tự và không theo thứ tự). - GV đọc vần bất kì, HS chỉ chữ. b. Ghép chữ thành tiếng: - GV hướng dẫn HS ghép lần lượt chữ ở cột dọc với lần lượt chữ ở dòng ngang để tạo thành tiếng. - GV chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc. c. Đọc từ ngữ ứng dụng. - GV ghi bảng: mùa mía ngựa tía mùa dưa trỉa đỗ * Mùa mía: mùa thu hoạch mía thường vào mùa hè * Ngựa tía: ngựa có lông màu đỏ tía. - Những tiếng nào mang vần đang ôn ? 3. Luyện viết: mùa dưa, ngựa tía. - GV viết mẫu + giảng quy trình viết. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố: - Vừa ôn những vần có âm gì ở cuối ? - Tìm tiếng, từ mang âm đang ôn. - Nhận xét, tuyên dương TIẾT 2 III. Luyện tập: 1. Luyện đọcbài tiết 1: - GV chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc. - Nhận xét, sửa chữa (nếu HS đọc sai). 2. Đoạn thơ ứng dụng: - Cho HS quan sát tranh trong SGK (T65). - Tranh vẽ ai đang ngủ ? - Bé ngủ vào lúc nào ? - Bé ngủ trưa ở đâu ? Thời tiết lúc đó như thế nào ? - Giới thiệu đoạn thơ + Ghi bảng: Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa. - Những tiếng nào mang vần đang ôn ? - Hướng dẫn cách ngắt, nghỉ + Đọc mẫu. 3. Đọc bài SGK: - GV đọc mẫu toàn bài. - Nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm. 4. Bài tập: - Bài 1 yêu cầu gì ? - Đọc mẫu các từ ở cột bên trái (phải) và hướng dẫn mẫu. VD: Thỏ thua rùa. - Bài 2 yêu cầu gì ? 5. Luyện viết: ngựa tía, lúa mùa: - Viết mẫu + Giảng quy trình viết. - Theo dõi, giúp đỡ HS. - Nhận xét, tuyên dương. 6. Kể chuyện: Khỉ và Rùa. - GV kể diễn cảm theo tranh minh hoạ. - Tổ chức cho HS trình bày: - HS nêu. - cua bể, ngựa gỗ, nô đùa. - 4 - 5 HS đọc bài. - ia, ua, ưa. - Đọc CN + ĐT. - Đọc CN + ĐT. - 4 - 5 HS thực hiện. - Mỗi HS ghép 1 tiếng. - Đọc theo yêu cầu của GV. - Lớp đọc thầm. - Hai HS lên bảng gạch chân. - Đánh vần tiếng (nối tiếp). - Đọc trơn từ: CN + ĐT. - HS viết bảng con. - HS nêu. - HS tự tìm và trả lời. - Đọc CN + ĐT (nêu cấu tạo). - HS quan sát tranh. - Bé. - Buổi trưa. - Cạnh cửa sổ, có gió thổi qua. - HS đọc thầm. - Lùa, đưa, cửa, vừa, trưa. - Đọc trơn tiếng: 5 - 6 HS. -Đọc trơn cả đoạn thơ: CN + ĐT. (đọc nối tiếp từng câu - cả đoạn). - 1 - 2 HS đọc. - Đọc theo nhóm + Đọc nối tiếp. - Đọc theo tổ: CN + ĐT. - Đọc cả lớp. - Nối tiếng, từ ở cột bên trái với tiếng, từ ở cột bên phải sao cho phù hợp. - Làm bài vào vở. - Trình bày bài. - Nhận xét, bổ sung. - Điền tiếng thích hợp vào chỗ ... - Làm bài cá nhân + Trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - Viết bài vào vở, mỗi từ viết 1 dòng. - HS nghe. - Thảo luận theo cặp. - Đại diện các nhóm trình bày. + Tranh 1: Rùa và Khỉ là đôi bạn thân... + Tranh 2: Rùa băn khoăn không biết bằng cách nào để lên thăm vợ con.... + Tranh 3: Vừa tới cổng, vợ khỉ chạy ra chào... + Tranh 4: Rùa rơi xuống đất nên mai bị rạn nứt... - Một vài HS kể lại câu truyện. * Ý nghĩa câu chuyện: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại. Khỉ cẩu thả vì đã bảo bạn ngậm đuôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc hoạ vào thân. Chuyện này giải thích sự tích "cái mai rùa" IV. Tổng kết, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - Một số HS đọc lại bài ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 3: TOÁN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng. - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5. - Biết làm tính cộng trong phạm vi 5. - Tích cực, hứng thú, tự giác trong giờ học. B. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng, các mô hình phù hợp với tranh vẽ trong bài học. - SGK, bộ đồ dùng, bảng con, phấn. C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Tiết trước học bài gì ? - HS làm bảng con: - Nhận xét chung. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. II. Bài mới: 1. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5. a. Giới thiệu phép cộng: 4 + 1 = 5 ; 1 + 4 = 5 - Cho hS lấy tấm bìa vẽ 4 quả cam, rồi lấy thêm tấm bìa vẽ 1 quả cam. - Muốn biết tất cả có mấy quả cam ta làm phép tính gì ? - Yêu cầu HS đổi vị trí các nhóm mẫu vật. b. Giới thiệu phép cộng: 3 + 2 = 5 ; 2 + 3 = 5 (Quy trình tương tự). c. Hướng dẫn HS ghi nhớ bảng cộng. - GV xoá từng phần rồi xoá toàn bộ bảng cộng trong phạm vi 5. - Gọi HS đọc thuộc. d. Cho HS quan sát sơ đồ các chấm tròn. - Yêu cầu HS quan sát rồi dựa vào sơ đồ để lập ra 2 phép cộng có cùng kết quả. 5 1 4 2 5 3 - Em có nhận xét gì về các cặp tính đó ? 2. Thực hành: Bài 1 (49): - Nêu yêu cầu của bài tập. - Nhận xét, sửa sai. Bài 2 (49). Tính: - Bài yêu cầu gì ? - Nhận xét, chữa bài. Bài 3 (49). Số ? - Nêu yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn mẫu: 5 = 4 + 1 - Nhận xét, sửa sai. Bài 4 (49). Viết phép tính thích hợp: - Cho HS quan sát tranh. III. Tổng kết, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét ý thức học tập của HS. - Chuẩn bị bài sau. - HS nêu. 2 + 2 = 4 4 = 1 + 3 3 + 1 = 4 - Thực hiện theo yêu cầu. - Nêu bài toán: Có 4 quả cam, thêm 1 quả cam. Hỏi tất cả có mấy quả cam ? - Phép cộng. - Lập phép tính: 4 + 1 = 5 - Thực hiện + nêu bài toán. - Lập phép tính: 1 + 4 = 5 - Đọc CN nhiều em. - 3 - 4 HS đọc bài. - HS thực hiện. 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5 - Mỗi cặp tính đều có cùng kết quả, nhưng các số trong phép cộng đã bị đổi chỗ. - HS nêu. - Làm bài vào vở. - Báo cáo kết quả. 4 + 1 = 5 2 + 3 = 5 2 + 2 = 4 ... 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5 ... - Tính rồi ghi kết quả theo cột dọc. - HS làm bài cá nhân + trình bày. 4 2 2 3 1 1 + + + + + + 1 3 2 2 4 3 5 5 4 5 5 4 - Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài nhóm đôi + Trình bày 4 + 1 = 5 5 = 4 + 1 3 + 3 = 5 ... 1 + 4 = 5 5 = 1 + 4 2 + 3 = 5 ... - Nhận xét, bổ sung. - Dựa vào tranh nêu bài toán. - Viết phép tính vào ô trống. 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5 - 2 HS báo cáo. - Lớp nhận xét, bổ sung. ---------------------------------------------------------------------- TIẾT 4: TỰ NHIÊN & XÃ HỘI: ĂN UỐNG HẰNG NGÀY A. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh. - Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt. - Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân: ăn đủ no, uống đủ nước. B. Đồ dùng: - Hình vẽ trong SGK, một số thực phẩm. - Xem trước bài. C. Các hoạt động dạy - học: I. Bài cũ: - Đánh răng như thế nào là đúng cách ? - Rửa mặt như thế nào là đúng cách ? - Nhận xét chung. II. Bài mới: 1. Khởi động: Trò chơi: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang. a. Mục tiêu: Gây hứng thú trước khi vào học. b. Tiến hành: GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi. 2. Hoạt động 1: Động não. a. Mục tiêu: Nhận biết và kể tên thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hằng ngày. b. Tiến hà

File đính kèm:

  • docTuan 8 910 11.doc
Giáo án liên quan