Tiếng Việt
UA - ƯA
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc được ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. Các từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Viết đúng vần ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
- Giúp HS yêu thích môn Tiếng việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 8 - Trường tiểu học Thạnh Phú 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
UA - ƯA
Ngày soạn: 01 / 10 / 2013 Tuần: 8
Ngày dạy: 07 / 10 / 2013 Tiết: 65, 66
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc được ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. Các từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Viết đúng vần ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
- Giúp HS yêu thích môn Tiếng việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: UA - ƯA
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
· Hoạt động 1: Học vần ua
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần ua – cua bể.
+ Cách tiến hành:
- GV gắn vần: ua – Đọc mẫu ua.
- Phân tích vần ua.
- So sánh ua – ia.
- Đánh vần: u – a – ua.
- Sửa lỗi phát âm cho HS.
- Tìm vần ua trong bộ thực hành.
- Yêu cầu HS ghép thêm âm c trước vần ua.
- Cho HS đọc tiếng vừa ghép được và đánh vần.
- Phân tích tiếng cua.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ cua bể.
- Từ cua bể có mấy tiếng?
- Tiếng nào có vần ua?
- Đọc tổng hợp vần ua - cua - cua bể.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 2: Học vần ưa
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần ưa - ngựa gỗ.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần ua)
Lưu ý: So sánh ua – ưa.
Đánh vần: ư – a – ưa.
Đọc tổng hợp: ưa - ngựa – ngựa gỗ.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành:
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: cà chua tre nứa
nô đùa xưa kia
- Đọc mẫu từ ứng dụng
- GV nhận xét - chỉnh sửa phát âm.
- Đọc hệ thống toàn bài.
Hoạt động 4: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết)
- Nhận xét - sửa lỗi.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần ua –ưa trong câu ứng dụng.
Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ trong vở tập viết. Rèn viết đúng, nhanh, đẹp
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý:
- Tranh vẽ cảnh gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Có 2 âm: u – a.
- Giống âm a; Khác u - i
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- HS cài vần ua.
- Cài chữ.
- HS đánh vần: cờ _ ua _ cua.
- Phân tích.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Có 2 tiếng: cua – bể.
- Tiếng cua.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Giống âm a; Khác u – ư.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV
4/ Củng cố: (4)
- Cho HS đọc bài SGK.
- Tìm tiếng có vần ua – ưa.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
GIA ĐÌNH EM
Ngày soạn: 01 / 10 / 2013 Tuần: 8
Ngày dạy: 07 / 10 / 2013 Tiết: 8
BVMT – Liên hệ
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời, ông bà, cha mẹ. HS khá giỏi biết trẻ em có quyền có gia đình có cha mẹ. Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng, lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ.
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Giáo dục HS biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
* BVMT: Gia đình em chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Vở bài tập Đạo Đức.
HS: Vở bài tập Đạo Đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) Hát
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa bài? ( gia đình em )
- Trong gia đình thường có những thành viên nào?
- Đối với những em sống trong gia đình không đầy đủ thì phải cư xử như thế nào?
- Nhận xét.
3. Bài mới: GIA ĐÌNH EM
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15
10
· Hoạt động 1: Tiểu phẩm về bạn Long.
Mục tiêu: HS học tập điều nên và không nên ở bạn Long.
+ Cách tiến hành:
* Trò chơi: “Đổi nhà”.
- Cách chơi (SGK trang 24).
Qua trò chơi em cảm thấy như thế nào ?
Bao nhiêu em không bị mất nhà lần nào ?
- GV khen ngợi.
Em nào có lần bị mất nhà ?
Khi không có 1 mái nhà thì em cảm thấy như thế nào ?
GV kết luận: Mái nhà là 1 gia đình mà nơi đó em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo.
- GV chọn 1 số HS trong lớp sắm vai tiểu phẩm “Chuyện của bạn Long” (SGV trang 25).
- HS thảo luận.
- Qua tiểu phẩm trên em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
- Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?
- Nhận xét – bổ sung.
· Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: HS tự liên hệ bản thân.
+ Cách tiến hành:
GV gợi ý: Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
- Gọi vài HS lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét – khen ngợi những HS biết lễ phép, vâng lời cha mẹ.
GV kết luận chung: Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được yêu thương che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
Cần cảm thông chia sẻ với các bạn thiệt thòi không có gia đình.
Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời người trong gia đình.
- Giải lao.
- Em rất vui và tự hào vì em không bị mất nhà lần nào.
- HS giơ tay.
- Rất buồn tủi.
- Theo dõi.
- HS thảo luận từng đôi.
- Bạn Long không vâng lời mẹ
- Không dành thời gian học bài, nên làm chưa xong bài tập.
- Chơi đá bóng có thể bị ốm, có thể nghỉ học.
- Yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
- HS nhận xét – bổ sung
- Theo dõi.
- Cả lớp hát bài “ cả nhà thương nhau”
4. Củng cố: (4)
- Tựa bài?
- Gia đình là gì?
- Em cần làm gì để ông bà, cha mẹ vui lòn ?
* BVMT: Gia đình em chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Xem các tranh ở bài 5.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Ngày soạn: 01 / 10 / 2013 Tuần: 8
Ngày dạy: 08 / 10 / 2013 Tiết: 67, 68
I/ MỤC TIÊU:
- HS đọc được: ia, ua, ưa; từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
- Viết được: ia, ua, ưa; từ ngữ và câu ứng dụng. Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa.
- Giáo dục tính trung thực, thật thà, yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ SGK, mẫu chữ.
- HS: SGK, bộ thực hành, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: ÔN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10
8
12
8
14
8
Hoạt động 1: Các vần vừa học
Mục tiêu: HS nhớ và ghép được các âm, vần đã học tạo thành tiếng.
+ Cách tiến hành:
- GV treo tranh - giảng tranh - rút ra tiếng mía, múa.
- GV gắn mô hình tiếng mía, múa như SGK.
- Phân tích tiếng mía, múa.
- Đọc mẫu.
- Nhận xét - sửa sai.
- Tuần qua các em đã học được những vần gì?
- Ghi các vần do HS nêu ở góc bảng.
- GV gắn bảng ôn đã được phóng to như SGK.
- Cho HS thi đua ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
- GV nhận xét - sửa sai.
- Đọc mẫu.
- Chú ý sửa sai cho HS.
· Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc và hiểu được từ ứng dụng.
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu từ ứng dụng: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, tỉa đỗ (kết hợp giải nghĩa từ).
- Đọc mẫu.
- Chú ý sửa sai cho HS.
· Hoạt động 3: Tập viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS viết đẹp, nhớ bài sâu hơn, tiếng và từ có âm ôn.
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết)
- Nhận xét - sửa lỗi.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 4: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc to, rõ ràng các âm, từ, câu ứng dụng.
+ Cách tiến hành:
- Hướng dẫn thứ tự đọc.
- Đọc bảng + SGK.
- Nhận xét.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Gió lùa kẽ lá
Lá khẽ đu đưa
Gió qua cửa sổ
Bé vừa ngủ trưa
- Đọc mẫu.
Hoạt động 5: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng các từ trong vở tập viết.
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 6: Kể chuyện: Khỉ và rùa
Mục tiêu: HS kể đúng nội dung truyện, tự tin trong khi kể.
+ Cách tiến hành:
- GV kể – kết hợp tranh.
Ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự tích cái mai Rùa (như vết nứt).
- GV gợi ý cho HS kể chuyện theo tranh.
- Quan sát.
- Phân tích tiếng.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- HS nêu các vần đã học.
- HS thực hiện ghép.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Theo dõi.
- HS kể chuyện.
4/ Củng cố: (4)
- Cho HS đọc bài SGK.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Oi - ai.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
ToánLUYỆN TẬP
Ngày soạn: 01 / 10 / 2013 Tuần: 8
Ngày dạy: 08 / 10 / 2013 Tiết: 29
I/ MỤC TIÊU:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- Giáo dục HS tính năng động, tích cực, sáng tạo, cẩn thận, chính xác, qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK, tranh vẽ…
- HS: Bảng con, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
- Nhận xét.
3. Bài mới: LUYỆN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
18
· Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu: HS nắm vững về phép cộng trong phạm vi 4.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Ba cộng một bằng mấy?
Một cộng ba bằng mấy?
Hai cộng hai bằng mấy?
- Nhận xét, sửa bài.
· Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập trong vở bài tập hoặc SGK.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài 1.
- Cho HS làm ở bảng con, lưu ý HS viết các số thẳng cột.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Nêu yêu cầu của đề bài.
- Hướng dẫn: 1 cộng 1 bằng mấy? Điền số mấy?
- Các bài còn lại làm tương tự.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Cho HS quan sát hình và hỏi:
- Có 1 con thỏ thêm 1 con thỏ = mấy con thỏ?
- Có 2 con thỏ thêm 1 con thỏ = mấy con thỏ?
- Viết số 3 sau dấu = 1 + 1 + 1 = 3.
- Các bài còn lại làm tương tự.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- Cho HS quan sát hình vẽ và nêu đề toán.
- Có 1 bạn thêm 3 bạn ta làm phép tính gì ?
- Viết phép tính cho đề bài vừa đặt ?
- HS trả lời miệng:
- Ba cộng một bằng 4
- Một cộng ba bằng 4
- Hai cộng hai bằng 4
- Tính.
- HS làm bảng con.
- Điền vào ô trống.
- Bằng 2, điền số 2.
- HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống.
- HS còn lại làm vào SGK hoặc vở bài tập
- bằng 2 con thỏ.
- bằng 3 con thỏ.
- Làm vào vở bài tập.
- Có 1 bạn thêm 3 bạn. Hỏi có bao nhiêu bạn?
- Phép tính cộng.
- 1 + 3 = 4.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì?
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 5.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
ToánPHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
Ngày soạn: 01 / 10 / 2013 Tuần: 8
Ngày dạy: 08 / 10 / 2013 Tiết: 30
I/ MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Giáo dục tính cẩn thận khi thực hiện các phép tính.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mô hình minh họa SGK . Bộ đồ dùng dạy học toán.
- HS: Bảng ,Vở bài tập, bộ thực hành
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Hỏi tựa bài ?
- Gọi HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4.
- Nhận xét.
3. Bài mới: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12
13
· Hoạt động 1: Phép cộng trong phạm vi 4
Mục tiêu: Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4. Biết lập phép tính cộng biết lặp lại và nêu đề toán.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh (cá) và hỏi:
Bên trái có mấy con cá ? Bên phải có mấy con cá ? Hỏi có tất cả mấy con cá?
- Có 4 con cá thêm 1 con cá bằng 5 con cá. Được viết như sau: 4 + 1 = 5 - đọc bốn cộng một bằng 5.
- Các hình khác nón, ngỗng, áo) thực hiện tương tự để có:
1 + 4 = 5 3 + 2 = 5
2 + 3 = 5
- GV gắn sơ đồ chấm tròn, gọi HS nêu đề bài và viết phép tính.
Từ sơ đồ trên hãy nêu đề bài và lập một phép tính mới?
Vậy: 4 + 1 = 5
1 + 4 = 5
- Hãy nêu điểm giống nhau, khác nhau của hai phép tính.
- Trong phép tính cộng khi ta đổi chỗ các số nhưng kết quả của phép tính đều bằng 5.
Vậy 4 + 1 cũng bằng 1 + 4.
- Sơ đồ 2 thực hiện tương tự.
3 + 2 = 5
2 + 3 = 5
Vậy 3 + 2 = 2 + 3 ( đều = 5)
- Hướng dẫn đọc thuộc phép cộng trong phạm vi 5.
Chúng ta vừa thành lập các phép tính trong phạm vi 5.
- GV đọc mẫu :
4 + 1 = 5
1 + 4= 5
3 + 2 = 5
2 + 3= 5
- Hướng dẫn HS học thuộc theo cách xoá hàng dọc.
è Nhận xét chung.
· Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức các em vừa học. Rèn kỹ năng tính chính xác. Biết lập phép tính qua đề toán và mô hình.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Tính
- Nhận xét.
Bài 2: Tính
- Lưu ý HS viết các số thẳng cột.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn HS sử dụng bảng cộng trong phạm vi 5 để làm bài tập.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 4:
a) Cho HS quan sát tranh và hỏi:
- Hãy nêu đề bài toán.
- Làm phép tính gì?
- Viết phép tính vào ô trống.
b/Thực hiện tương tự:
3 + 2 = 5
hay 2 + 3 = 5.
- Nhận xét, sửa bài.
- HS trả lời.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Có 4 chấm tròn, thêm một chấm tròn được tất cả mấy chấm tròn? ; 4 + 1 = 5.
- Có 1 chấm tròn thêm 4 chấm tròn, hỏi có tất cả mấy chấm tròn? ; 1 + 4 = 5.
- Giống nhau kết quả là 5; khác nhau vị trí 4 và 1 được đổi chỗ.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
Hát vui
- HS trả lời mịệng.
- Làm vào vở bài tập.
- HS làm vở bài tập nêu kết quả sửa bài.
- Viết phép tính thích hợp.
- Phép tính cộng: 4 + 1 = 5.
- HS làm vở bài tập.
- HS làm vở bài tập.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì?
- Cho HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng ViệtOI - AI
Ngày soạn: 01 / 10 / 2013 Tuần: 8
Ngày dạy: 07 / 10 / 2013 Tiết: 65, 66
I/ MỤC TIÊU:
- HS đọc vần oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- HS viết đúng vần oi, ai, nhà ngói, bé gái. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
- Giúp HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ SGK, mẫu chữ.
- HS: SGK, bộ thực hành, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: OI - AI
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
Hoạt động 1: Học vần oi
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần oi, nhà ngói.
+ Cách tiến hành:
- GV gắn vần: oi - Đọc mẫu.
- Phân tích vần oi.
- Đánh vần: o – i – oi.
- Tìm vần oi trong bộ thực hành.
- Yêu cầu HS ghép thêm âm ng trước vần oi và dấu sắc trên vần oi.
- Cho HS đọc tiếng vừa ghép được và đánh vần.
- Phân tích tiếng ngói.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: nhà ngói – đọc từ: nhà ngói.
- Từ nhà ngói có mấy tiếng ?
- Tiếng nào có vần oi ?
- Đọc tổng hợp vần: oi – ngói - nhà ngói.
- Nhận xét – sửa phát âm.
· Hoạt động 2: Học vần ai
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần ai – bé gái.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần oi)
Lưu ý: So sánh oi – ai.
Đánh vần: a – i – ai.
Đọc tổng hợp: ai - gái – bé gái.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành:
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: ngà voi gà mái
cái còi bài vở
- Đọc mẫu từ ứng dụng.
- GV nhận xét - chỉnh sửa phát âm.
- Đọc hệ thống toàn bài.
Hoạt động 4: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết)
- Nhận xét - sửa lỗi.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Chú Bói cá nghĩ gì thế?
Chú nghĩ về buổi trưa.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần oi trong câu ứng dụng.
Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần oi, ai, nhà ngói, bé gái trong vở tập viết. Rèn viết đúng, nhanh, đẹp
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý:
- Tranh vẽ cảnh gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Có 2 âm: o – i.
- HS cài vần oi.
- Cài chữ.
- HS đánh vần: ngờ - oi – ngoi - sắc – ngói.
- Phân tích.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Có 2 tiếng: nhà – ngói.
- Tiếng ngói.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Giống âm i; Khác o – a.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV
4/ Củng cố: (4)
- Cho HS đọc bài SGK.
- Tìm tiếng có vần oi – ai.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: ôi - ơi
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 01 / 10 / 2013 Tuần: 8
Ngày dạy: 09 / 10 / 2013 Tiết: 31
I/ MỤC TIÊU:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- Giáo dục HS tính năng động, tích cực, sáng tạo, cẩn thận, chính xác, qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK, tranh vẽ…
- HS: Bảng con, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Nhận xét.
3. Bài mới: LUYỆN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
18
· Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu: HS nắm vững về phép cộng trong phạm vi 5.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Ba cộng hai bằng mấy?
Hai cộng ba bằng mấy?
Một cộng bốn bằng mấy?
Bốn cộng một bằng mấy?
- Nhận xét, sửa bài.
· Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập trong vở bài tập hoặc SGK.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu gì ?
- Chép sẳn đề toán trên bảng.
- Nhận xét.
- Ghi: 2 + 3 = 3 + 2 vì sao?
- Ghi: 4 + 1 = 1 + 4 vì sao?
- Khi thay đổi chỗ các số thì kết quả thế nào?
Bài 2: Lưu ý HS viết các số thẳng cột.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Ghi 2 + 1 + 1 = ?.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- 2 cộng 1 bằng mấy ?
- Rồi lấy 3 cộng 1 bằng mấy ?
- Điền số 4 sau dấu =.
- Các bài còn lại HS làm tương tự.
3 + 1 + 1 = 3 + 1 + 1 =
1 + 2 + 1 = 1 + 3 + 1 =
1 + 2 + 2 =
2 + 2 + 1 =
- Nhận xét.
Bài 4: Điền số > ; < , = .
3 + 2 …… 5 4 …… 2 + 1
3 + 1 ........ 5 4 ........ 2 + 3
2 + 3 ..... 3 + 2
1 + 4 ..... 4 + 1
- Muốn điền dấu vào chỗ chấm ta làm sao ?
à GV nhận xét.
Bài 5: GV treo tranh. HS nhìn tranh và đặt đề toán bài a.
- Vậy có tất cả mấy con mèo?
- Ta làm phép tính gì?
- Em hãy lập phép tính vào vở.
à GV nhận xét.
b/ Thực hiện tương tự (như câu a).
- Ba cộng hai bằng 5.
- Hai cộng ba bằng 5.
- Một cộng bốn bằng 5.
- Bốn cộng một bằng 5.
- Tính.
- HS lên bảng điền kết quả, đọc phần bài làm.
- Kết quả đều = 5.
- Kết quả đều = 5.
- Không thay đổi.
- HS làm bảng con.
- Bằng 3.
- Bằng 4.
- HS làm ở vở bài tập hoặc SGK.
- HS lên bảng điền kết quả. HS còn lại làm bài ở VBT (SGK).
- Tính kết quả phép tính rồi so sánh.
- Bên trái 3 con mèo - bên phải 2 con mèo. Hỏi có tất cả mấy con mèo?
- 5 con mèo.
- Phép tính cộng 3 + 2 = 5.
- HS làm ở vở bài tập hoặc SGK.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài g