Giáo án lớp 1 tuần thứ 28

Đầm sen

I.Mục đích - yêu cầu:

1.Kiến thức: HS hiểu được:

- Từ ngữ: Đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.

- Thấy được: Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.

- Phát âm đúng các tiếng có vần “en, oen”, các từ “xanh mát, lá cành, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.

2. Kĩ năng:

- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.

- Biết nhấn giọng ở các từ “thanh khiết, ngan ngát”.

- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi.

3.Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần thứ 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28: Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009 Tập đọc Đầm sen I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: - Từ ngữ: Đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát. - Thấy được: Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen. - Phát âm đúng các tiếng có vần “en, oen”, các từ “xanh mát, lá cành, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. 2. Kĩ năng: - HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ. - Biết nhấn giọng ở các từ “thanh khiết, ngan ngát”. - Toàn bài đọc với giọng chậm rãi. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: Vì bây giờ mẹ mới về. - đọc SGK. - Hỏi một số câu hỏi của bài. - trả lời câu hỏi. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng. - đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’) - Đọc mẫu toàn bài. - theo dõi. - Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu. - có 8 câu. -Luyện đọc tiếng, từ:xanh mát, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - GV giải thích từ: thanh khiết, ngan ngát. - HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Gọi HS đọc nối tiếp . - luyên đọc cá nhân, nhóm. - đọc nối tiếp một câu. - Luyện đọc đoạn, cả bài. - Gọi HS đọc nối tiếp các câu. - luyện đọc cá nhân, nhóm. - thi đọc nối tiếp các câu trong bài. - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’) - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm cho cô tiếng có vần “en” trong bài? - HS nêu. - Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó? - cá nhân, tập thể. - Tìm tiếng có vần “en,oen” ngoài bài? - HS nêu tiếng ngoài bài. - Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ? - HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài. - Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn? - Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa. - quan sát tranh, nói theo mẫu. - em khác nhận xét bạn. * Nghỉ giải lao giữa hai tiết. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng. - bài: Đầm sen. - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’) - GV gọi HS đọc câu 4-5. - Nêu câu hỏi 1 ở SGK. - Gọi HS đọc câu 6. - Nêu câu hỏi 2 SGK. - GV nói thêm: bài văn miêu tả vẻ đẹp của hoa sen và hương thơm của hoa sen. - GV đọc mẫu toàn bài. - Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS . * Nghỉ giải lao giữa tiết. - 2 em đọc. - 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - 2;3 em đọc. - cá nhân trả lời, lớp nhận xét. - theo dõi. - theo dõi. - luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK. 3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’) - Treo tranh, vẽ gì? - hoa sen. - Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - nói về cây hoa sen. - Nêu câu hỏi về chủ đề. - luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV. 4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’). - Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì? - Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Mời vào. Toán Tiết 109: Giải toán có lời văn (T148). I. Mục tiêu: - Biết cách giải toán có văn sử dụng phép tính trừ. - Củng cố kĩ năng giải toán có văn, kĩ năng trình bày bài giải. - Say mê giải toán. II. Đồ dùng: Tranh vẽ minh hoạ bài toán và các bài tập 1;2;3 SGK. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ - Tính: 9-5 = 8-3 = 16-4 = Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. Hoạt động 2: Tìm hiể các giải và trình bày bài giải. - hoạt động cá nhân. - Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh nêu bài toán. GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Ta cần phải tìm gì? GV tóm tắt nên bảng. - nêu bài toán đố. - cho biết có 9 con gà, bán đi 3 con, tìm xem còn mấy con. - nhìn tóm tắt nêu lại đề bài. - Yêu cầu HS tự giải, GV quan sát thấy em nào chưa biết làm thì hướng dẫn em đó cách làm. - Đưa ra bài giải mẫu để HS đối chiếu bài giải của mình. Chốt: Bài giải gồm: câu lời giải, phép tính và đáp số. - giải và chữa bài, em khác nhận xét bài của bạn. - so sánh để nhận ra cách trình bày cho đẹp, cho đúng. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. - Gọi HS nêu tóm tắt. - HS tự đọc đề, tự tìm hiểu bài toán theo câu hỏi tìm hiểu bài mà GV đưa ra từ bài toán mẫu. - nêu tóm tắt (với HS yếu có thể dựa vào tóm tắt ở SGK) - Yêu cầu HS giải và chữa bài. - giải vào vở, một em lên bảng trình bày, em khác nhận xét bổ sung cho bạn. Có thể đưa ra nhiều câu lời giải khác nhau. Bài 2;3: Tiến hành tương tự bài 1. Hoạt động 4 : Củng cố- dặn dò (5’) - Bài giải gồm những bước gì? Khi nào thì ta sử dụng tính trừ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Luyện tập. Tự nhiên - xã hội Bài 28: Con muỗi (T58). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được nơi sống của muỗi, một số tác hại của muỗi, một số cách diệt trừ muỗi. 2. Kĩ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. 3. Thái độ: Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh con muỗi phóng to. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Con mèo gồm có những bộ phận nào? - Nuôi mèo có ích lợi gì? 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài. 3.Hoạt động3:Quan sát con muỗi (8’). - hoạt động theo cặp. - Treo tranh, yêu cầu HS quan sát xem muỗi có hững bộ phận nào? Muỗi di chuyển như thế nào? Cái vòi muỗi để làm gì?… - muỗi có đầu thân cánh, vòi muỗi để hút máu, muỗi bay bằng cánh, thân muỗi mềm, con muỗi rất bé… Chốt: Muỗi là động vật bé hơn con ruồi, nó bay bằng cánh, đậu bằng chân, nó dùng vòi hút máu người, động vật để sống… - theo dõi. 4.Hoạt động 4: Chơi trò chơi diệt muỗi (5’). - Gọi lớp trưởng lên điều khiển các bạn chơi. - chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng. 5.Hoạt động5: Tìm hiểu tác hại của muỗi và cách diệt muỗi (15’). - thảo luận nhóm. - Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm: Nhóm 1-2: muỗi thường sống ở đâu? Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt? Nhóm 3- 4: bị muỗi đốt gây tác hại gì? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền ? Nhóm 5-6: Trong SGK vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác? Cần làm gì để tránh bị muỗi đốt? - muỗi sống ở chỗ ẩm ướt tối tăm, lúc tối muỗi hay bay ra và đốt người… - muỗi đốt sẽ hút hết máu người, gây ngứa , truyền một số bệnh… - phun thuốc diệt muỗi, dọn về sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm, thả cá vào bể nước,… khi ngủ phải mắc màn… Chốt: Nêu lại tác hại của muỗi và các cách diệt muỗi. - theo dõi. 6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’) - Con muỗi có tác hại gì? Muốn tránh muỗi đốt em cần làm gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Nhận biết cây cối và con vật Đạo đức Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (Tiết 1) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : HS hiểu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt hay khi chia tay. Cách chào hỏi và ý nghĩa của lời chào hỏi. 2. Kỹ năng : HS biết phân biệt hành vi chào hỏi đúng và hành vi chào hỏi chưa đúng. Biết chào hỏi trong những tình huống giao tiếp hàng ngày. 3. Thái độ : HS có thái độ tôn trọng, lễ độ với mọi người. Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng. II. Đồ dùng : - Học sinh : Vở bài tập đạo đức. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5') - Khi nào thì nói cảm ơn, xin lỗi ? - Nói cảm ơn, xin lỗi thể hiện điều gì ? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2'). - Nêu yêu cầu bài học - ghi đầu bài 3. Hoạt động 3 : Chơi "Vòng tròn chào hỏi" (15') - Người ở giữa điều khiển đưa ra các tình huống để HS chào hỏi: Hai bạn gặp nhau, gặp cô giáo, gặp bố mẹ bạn. Chốt : Có nhiều cách chào hỏi theo các tình huống khác nhau, biết chào hỏi là ngoan… - Nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài. - Chia thành hai vòng tròn có số người bằng nhau, đứng quay mặt vào nhau - HS quay mặt vào nhau chào theo tình huống đưa ra, sau đó lại đổi cặp đôi mới. - Theo dõi. 4. Hoạt động 4 : Thảo luận (10') - Yêu cầu HS thảo luận theo những câu hỏi sau : Cần chào hỏi trong những tình huống nào ? Em cảm thấy thế nào khi được người khác chào, khi em chào và được họ đáp lại, khi không được họ đáp lại ? … Chốt : Cần chào khi gặp người quen, khi gặp gỡ, khi tạm biệt… Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. - Hoạt động nhóm - Thảo luận và báo cáo kết quả: cần chào khi gặp người quen, tạm biệt… nếu được chào rất vui… - Theo dõi. 5. Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò (5') - Đọc câu thơ "Lời chào cao hơn mâm cỗ". - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ sau: Tiết 2. Tập viết Bài: Chữ M, en, hoa sen, oen, nhoẻn cười (T26) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: M . 2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: oen, en, nhoẻn cười, hoa sen, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu. 3. Thái độ:Yêu thích môn học. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Chữ: M và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ. - Học sinh: Vở tập viết. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’) - Hôm trước viết bài chữ gì? - Yêu cầu HS viết bảng: nóng bức, ngựa phi. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’) - Treo chữ mẫu: M yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét? - GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu. - Gọi HS nêu lại quy trình viết? - Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai. - Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: en, oen, nhoẻn cười, hoa sen. - HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở. - HS tập viết trên bảng con. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’) - HS tập tô chữ: M, tập viết vần: en, oen, từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười. - GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở… 5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’) - Thu 14 bài của HS và chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’) - Nêu lại các chữ vừa viết? - Nhận xét giờ học. Chính tả Bài: Hoa sen. (T93) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS tập chép bài: Hoa sen, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: en/oen, âm g/gh. 2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài:, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút. 3. Thái độ:Yêu thích môn học, say mê luyện viết. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập. - Học sinh: Vở chính tả. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’) - Hôm trước viết bài gì? - Yêu cầu HS viết bảng: trái tim, kim tiêm. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’) - GV viết bảng đoạn văn cần chép. - HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó, cá nhân, tập thể. - GV chỉ các tiếng: “trong đầm gì, sen, lá xanh, trắng, bùn, gần”. HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm… - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’) Điền vần “en” hoặc “oen” - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. Điền chữ “g” hoặc “gh” - Tiến hành tương tự trên. 5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’) - Thu 14 bài của HS và chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’) - Đọc lại bài chính tả vừa viết. - Nhận xét giờ học. Toán Tiết110: Luyện tập (T149). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố về cách gải toán có văn. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng giải toán, kĩ năng làm tính cộng, tính trừ các số trong phạm vi 20. 3. Thái độ: Thích học toán. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 3;4. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Tính: 13 + 4 – 7 = 18 – 5 + 2 = 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (28’). Bài1: Gọi HS đọc đề. Sau đó nêu tóm tắt bài toán. - HS tự tìm hiểu bài toán và tóm tắt. - HS từ giải vào vở sau đó chữa bài. - Chú ý HS trình bày vào vở làm sao cho cân đối. Goi HS nhận xét bài làm của bạn. - có thể đưa ra các câu lời giải khác nhau. Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - em khác theo dõi nắm yêu cầu. - Cho HS thi đua tính nhẩm nhanh rồi chữa bài. - đọc từng phép tính: Mười bảy trừ hai bằng mười lăm, mười lăm trừ ba bằng mười hai… Bài 5:Treo bảng phụ, gọi HS nêu tóm tắt. - nhìn hình vẽ nêu tóm tắt, từ đó nêu thành bài toán đố dựa vào tóm tắt đó. - Yêu cầu HS giải vào vở và chữa bài. - em khác đưa ra câu lời giả khác. - Từ hình vẽ trên em nào có đề toán khác mà sử dụng phép tính khác khi giải. - em HS khá, giỏi có thể nêu đề thành bài toán cộng. 4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’) - Cách trình bày bài giải có những phần nào? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Luyện tập. Thứ tư Tập đọc- học thuộc lòng Bài: Mời vào.(T94) I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: - Từ ngữ: “gạc, buồm thuyền, sửa soạn”. - Thấy được: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón khách. - Phát âm đúng các tiếng có vần “ong”, các từ “kiễng chân, sửa soạn, nai”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. 2. Kĩ năng: - HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ. - Toàn bài đọc với giọng vui tươi, nhanh sôi nổi. - Học thuộc lòng bài thơ. - Nòi tự nhiên về con vật và sở thích của mình. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu con vật, lòng hiếu khách. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: Đầm sen. - đọc SGK. - Hỏi một số câu hỏi của bài. - trả lời câu hỏi. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng. - đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’) - Đọc mẫu toàn bài. - theo dõi. -Luyện đọc tiếng, từ: “nai, sửa soạn, kiễng chân”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - GV giải thích từ: sửa soạn, gạc, buồm thuyền. - HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từngkhổ thơ, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Gọi HS đọc nối tiếp . - luyên đọc cá nhân, nhóm. - đọc nối tiếp một câu. - Luyện đọc đoạn, cả bài. - Gọi HS đọc nối tiếp các dòng thơ. - luyện đọc cá nhân, nhóm. - thi đọc nối tiếp các dòng thơ trong bài. - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’) - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm cho cô tiếng có vần “ong” trong bài? - HS nêu. - Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó? - cá nhân, tập thể. - Tìm tiếng có vần “ong, oong” ngoài bài? - HS nêu tiếng ngoài bài. - Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ? - HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài. * Nghỉ giải lao giữa hai tiết. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng. - bài: Mời vào. - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’) - GV gọi HS đọc các dòng đầu của ba khổ thơ. - Nêu câu hỏi 1 ở SGK. - Gọi HS đọc khổ htơ thứ 3. - Nêu câu hỏi 2 SGK. - GV nói thêm: bài thơ nói về sự hiếu khách của chủ nhà… - GV đọc mẫu toàn bài. - Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS . -Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ. * Nghỉ giải lao giữa tiết. - 2 em đọc. - 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - 2;3 em đọc. - cá nhân trả lời, lớp nhận xét. - theo dõi. - theo dõi. - luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK. - thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ. 3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’) - Treo tranh, vẽ gì? - hai bạn đang nói về sở thích của mình. - Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - nói về sở thích của em. - Nêu câu hỏi về chủ đề. - luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV. 4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’). - Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì? - Qua bài tập đọc hôm nay em học được điều gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Chú công. Toán Tiết 111: Luyện tập (T151). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về giải toán có lời văn. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng giải toán và trình bày bài giải toán có văn. 3. Thái độ: Ham mê giải toán. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Tính: 14 – 4= 9 – 5 = 15 – 4 = 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’). Bài1: Gọi HS đọc đề. - HS tự đọc đề bài và hoàn thành phần tóm tắt. - Muốn biết Lan còn bao nhiêu cái thuyền ta làm tính gì? Lấy số nào trừ đi số nào? - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn, em nào có câu lời giải khác? - trả lời sau đó giải bài toán vào vở, một em lên bảng chữa bài. - nêu các lời giải khác nhau. Bài 2: Tiến hành tương tẹ bài tập số 1. Nhưng yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán. - HS tự tóm tắt bài toán sau đó giải vào vở rồi chữa bài, em khác nêu lời giải khác. Bài 3: Tiến hành tương tự bài tập số 2. Nhưng chú ý HS ghi danh số là đơn vị đo độ dài “cm”. - tóm tắt và giải bài toán, sau đó chữa bài. Bài 4: Treo hình vẽ và phần tóm tắt bài toán lên bảng. Gọi HS khã nêu đề bài. - dựa vào tóm tắt nêu thành đề bài. - Muốn tìm số hình tròn không tô màu em làm thế nào? - lấy 15 – 4. - Yêu cầu HS tự giải và chữa bài. - Gọi HS giỏi dựa vào hình vẽ nêu đề toán khác mà phải sử dụng phép tính cộng khi giải. - Về nhà em giải bài toán của bạn nêu. - em khác nhận xét và nêu các lời giải khác nhau. - có 11 hình tròn trắng, và 4 hình tròn xanh. Hỏi tất cả có bao nhiêu hình tròn? 4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’) - Nêu lại các phần khi trình bày bài giải toán có văn. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Luyện tập chung. Tập viết Bài: Chữ n, ong, oong, trong xanh, cải xoong (T27) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: n. 2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: “ong, oong, trong xanh, cải xoong”, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu. 3. Thái độ:Yêu thích môn học. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Chữ: n và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ. - Học sinh: Vở tập viết. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’) - Hôm trước viết bài chữ gì? - Yêu cầu HS viết bảng: đèn bàn, hoen gỉ. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’) - Treo chữ mẫu: n yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét? - GV nêu quy trình viết và tô chữ n trong khung chữ mẫu. - Gọi HS nêu lại quy trình viết? - Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai. - Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: ong, oong, trong xanh, cải xoong. - HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở. - HS tập viết trên bảng con. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’) - HS tập tô chữ: n, tập viết vần, từ ngữ: ong, oong, trong xanh, cải xoong. - GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở… 5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’) - Thu 14 bài của HS và chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’) - Nêu lại các chữ vừa viết? - Nhận xét giờ học. Thứ năm Kể chuyện Bài: Niềm vui bất ngờ.(T99) I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. - Biết nghe GV kể chuyện, dựa vào tranh để kể lại được từng đoạn của chuyện. 2. Kĩ năng: - HS kể lại toàn bộ câu chuyện, biết đổi giọng cho phù hợp với nhân vật. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu mến lãnh tụ Hồ Chí Minh. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu chuyện hôm trước em học là chuyện gì? - Bông hoa cúc trắng. -Gọi HS kể lại từng đoạn của chuyện. - nhận xét bổ sung cho bạn. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng. - đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: GV kể chuyện( 5’) - GV kể chuyện lần 1. - theo dõi. - GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ. - theo dõi. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (10’) - Tranh 1 vẽ cảnh gì? - các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch xin cô giáo vào thăm nhà Bác. - Câu hỏi dưới tranh là gì? - các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì? - Gọi HS kể đoạn 1. - em khác theo dõi nhận xét bạn. - Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự trên. - Gọi 2 em kể toàn bộ câu chuyện - cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn. 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân vai kể chuyện(10’) - GV phân vai các nhân vật trong chuyện, gọi HS nên kể theo vai. - GV cần có câu hỏi hướng dẫn HS yếu kể chuyện. - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 6. Hoạt động 6: Hiểu nội dung truyện (3’). - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. - Em làm gì để xứng đáng với tình yêu của Bác? - cần chăm học… 7.Hoạt động7: Dặn dò (2’). - Nhận xét giờ học. - Về nhà chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau: Sói và sóc. Chính tả Bài: Mời vào. (T96) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS tập chép hai khổ thơ đầu của bài: “Mời vào”, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: “ong, oong”, âm “ng/ngh”. 2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài:, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút. 3. Thái độ:Yêu thích môn học, sau mê viết chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập. - Học sinh: Vở chính tả. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’) - Hôm trước viết bài gì? - Yêu cầu HS viết bảng: con ghẹ, cây gỗ. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’) - GV viết bảng đoạn văn cần chép. -2;3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó. - GV chỉ các tiếng: “nếu, tai, xem, gạc”, HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm… - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’) Điền vần “ong” hoặc “oong” - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. Điền chữ “ng” hoặc “ngh”. - Tiến hành tương tự trên. - Chốt: Khi nào thì ta viết ng/ngh? 5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’) - Thu 14 bài của HS và chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’) - Đọc lại bài chính tả vừa viết. - Nhận xét giờ học. Thứ sáu Tập đọc Bài: Chú công .(T97) I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: - Từ ngữ: Nâu đất, rẻ quạt, giương rộng. - Thấy được: Vẻ đẹp của chú công trống khi trưởng thành. - Phát âm đúng các tiếng có vần “oc”, các từ “nâu đất, rẻ quạt, giương rộng”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. 2. Kĩ năng: - HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ. - Biết nhấn giọng ở các từ tả vẻ đẹp của chú công. - Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng chậm rãi. - Hát bài hát về chú công. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: Mời vào. - đọc SGK. - Hỏi một số câu hỏi của bài. - trả lời câu hỏi.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 29.doc