MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu khái niệm BPT và hệ BPT bậc nhất hai ẩn số, nghiệm và miền nghiệm của nó.
- Nắm được khái niệm tập nghiệm của BPT và hệ BPT bậc nhất hai ẩn và biểu diễn được tập nghiệm đó trên mặt phẳng tọa độ
2. Kỷ năng: Biết cách xác định miền nghiệm của BPT và hệ BPT bậc nhất hai ẩn số
- Biết cách giải bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.
3. TháI độ:- Việc tư duy sáng tạo của học sinh đượ mở ra một hướng mới
- Về tư duy: Học sinh sẽ có tư duy và lý luận chặt chẽ hơn.
3 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 10 môn Đại số - Tiết 53, 54 - Bài 3: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/01/2007 Tiết 53-54
Ngày dạy: 29/01/2007 $3. Bất phương trình và hệ bất phương trình
bậc nhất hai ẩn số
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu khái niệm BPT và hệ BPT bậc nhất hai ẩn số, nghiệm và miền nghiệm của nó.
- Nắm được khái niệm tập nghiệm của BPT và hệ BPT bậc nhất hai ẩn và biểu diễn được tập nghiệm đó trên mặt phẳng tọa độ
2. Kỷ năng: Biết cách xác định miền nghiệm của BPT và hệ BPT bậc nhất hai ẩn số
- Biết cách giải bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.
3. TháI độ:- Việc tư duy sáng tạo của học sinh đượ mở ra một hướng mới
- Về tư duy: Học sinh sẽ có tư duy và lý luận chặt chẽ hơn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.GV: Chuẩn bị kỹ các câu hỏi cho các bài tập thông qua một số bài toán thực tế, chuẩn bị phấn màu, phấn trắng
- Hình vẽ 4.5, 4.6, 4.7
2.HS: Ôn lại một số kiến thức trong bài học trước và kiến thưc svề hàm số bậc nhất.
III. Thời lượng: 2 tiết
Tiết 1: Hết phần1.
Tiết 2: Phần còn lại và hướng dẫn bài tập.
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1
A. Kiểm tra bài cũ:
H1: Cho đường thẳng có PT: 3x+4y=7. Đặt f(x,y)=3x+4y
a/ Điểm (0;0) có thuộc đường thẳng trên không?
b/ Điểm (0;1) có thuộc đường thảng đó không, f(1;0) âm hay dương ?
H2: Cho hai đường thẳng có phương trình: 3x+4y=7 và x-3y+2=4 Tìm giao điểm của hai đường thẳng ?
B.Bài mới:
Hoạt động 2
1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn số:
a/ Bất phương trình bậc nhất hai ẩn số và miền nghiệm của nó:
GV nêu định nghĩa:
Sau đó GV nêu khái niệm: - Miền nghiệm
- Biểu diễn miền nghiệm trên mặt phẳng tọa độ
b/ Cách xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn số:
GV nêu định lý:
GV nêu cách xác định miền nghiệm
GV gọi HS nêu ra các bước sau:
Vẽ đường thẳng (d): ax+by+c=0
Xét một điểm M(x0;y0) không nằm trên (d)
Nếu ax0+by0 +c <0 thì nửa mặt phẳng chứa điểm M là miền nghiệmcủa BPT ax+by+c<0
Nếu ax0+by0 +c >0 thì nửa mặt phẳng không chứa điểm M là miền nghiệmcủa BPT đã cho
GV nêu chú ý: Khi nào miền nghiệm lấy cả bờ.
Nêu VD1: Sau đó GV đặt các câu hỏi sau để thực hiện
H1: Hãy vẽ đường thẳng có PT: 3x+y=0
H2: Hãy chọn một điểm thuộc một trong hai nửa mặt phẳng.
H3: Thay vào phương trình đường thẳng và xét xem điểm đó có thuộc miền nghiệm của BPT hay không?
H4: Hãy xác định tập nghiệmcủa BPT
* Thực hiện H1: Xác định miền nghiệm của BPT x+y>0
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
H1: Vẽ đường thẳng x + y = 0?
H2:Điểm (0;1) có là nghiệm của BPT không?
H3: Xác định miền nghiệm của BPT: x+y>0 ?
+/ Đuờng phân giác góc phần tư thứ II
+/ Điểm (0;1) là nghiệm.
+/ Miền chứa điểm (0;1) là miền nghiệm.
Hoạt động 3
2/ Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
GV nêu một vài VD về hệ BPT bậc nhất hai ẩn
GV nêu các bước xác định miền nghiệm của hệ bất PT bậc nhất hai ẩn.
GV nêu VD 2 và hướng dẫn HS thực hiện các câu hỏi sau:
H1: Hãy vẽ các đường thẳng có PT trong hệ (I)
H2: Hãy chỉ ra miền nghiệm của BPT: 3x-y+3>0; -2x+3y-60
H3: Hãy chỉ ra miền nghiệm của hệ.
*Thực hiện H2:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
H1: Hãy vẽ các đường thẳng -3x+y=0;
x-2y+5=0; 5x+2y+10 =0
H2: Xác định miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ
H3: Xác định miền nghiệm của hệ.
+/ Học lên bảng vẽ.
+/Học sinh tự tìm
+ Lấy giao ba miền nghiểm trên
3/ Một ví dụ áp dụng bài toán kinh tế:
GV nêu bài toán
Sau đó tóm tắt và phân tích bài toán và tìm ra hệ BPT (II) như trong SGK.
*Thực hiện H3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
H1: Hãy chọn một điểm bất kỳ thuộc miền tứ giác
H2: Chứng minh miền tứ giác ABCD là miền nghiệm.
H3: Xác định giá trị nhỏ nhất.
+/ GV cho HS tự chọn.
+/GV gọi ý Học sinh tự cbứng minh
+ 32 ứng với T(5;4)
C. Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập:
V. Củng cố-dặn dò: - Các khái niệm, Biểu diễn tập nghiệm của BPT , hệ BPT trên mặt phẳng tọa độ.
- Để giải hệ BPT nhất hai ẩn, ta giải lần lượt các bất PT,sau đó lấy giao của các tập nghiệm
- Chuẩn bị bài tập 42 đến 48 tr132,133 và 135(SGK)
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- C4.Tiet 53-54(DS).doc