1. Kiến thức:
Nắm vững định nghĩa hai mặt phẳng song song và điều kiện để hai mặt phẳng song song;
Định lý Ta-lét trong không gian;
Khái niệm hình lăng trụ, hình hộp;
Khái niệm hình chóp cụt.
2. Kĩ năng:
Biết cách chứng minh hai mặt phẳng song song.
Vẽ được hình biểu diễn của hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác.
3 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 11 môn Hình học - Tiết 25 - Hai mặt phẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 25
Hai mặt phẳng song song
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nắm vững định nghĩa hai mặt phẳng song song và điều kiện để hai mặt phẳng song song;
Định lý Ta-lét trong không gian;
Khái niệm hình lăng trụ, hình hộp;
Khái niệm hình chóp cụt.
2. Kĩ năng:
Biết cách chứng minh hai mặt phẳng song song.
Vẽ được hình biểu diễn của hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác.
Vẽ được hình biểu diễn của hình chóp cụt với đáy là tam giác, tứ giác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số mô hình định lý Talet
Chuẩn bị các phiếu trắc nghiệm.
2. Học sinh: Ôn lại vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng. Xem lại định lý 2,3
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Định nghĩa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên đặt vấn đề: Dựa vào tính chất giao nhau của hai mặt phẳng: Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì nó có nhiều điểm chung khác nữa. Nếu hai mặt phẳng không song song thì vị trí của nó như thế nào? Gv nêu một số mô hình thực tế. Đó chính là trường hợp hai mặt phẳng song song.
Giáo viên nêu định nghĩa và yêu cầu học sinh tóm tắt, vẽ hình và viết kí hiệu.
Học sinh lĩnh hội cách đặt vấn đề của giáo viên để xác định nhiệm vụ bài học.
Kí hiệu: (a)// (b) hay (b)//(a).
Hs ghi tóm tắt và vẽ hình.
Hoạt động 2: Tính chất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên thông báo cho học sinh: Để xác định hai mặt phẳng song song, ta không chỉ dùng định nghĩa mà còn phải sử dụng các điều kiện khác. Nó được thể hiện qua các tính chất sau:
Giáo viên nêu định lý 1 và yêu cầu học sinh ghi tóm tắt, kí hiệu.
Gv chốt lại định lý thông qua: ?1 và ví dụ 1.
Gv yêu cầu hs làm ?1.
Yêu cầu cả lớp nghiên cứu ví dụ 1 và rút ra nhận xét.
Giáo viên nêu nội dung định lý 2 và yêu cầu hs ghi tóm tắt và vẽ hình.
Gv nêu nội dung hệ quả 1 và yêu cầu hs vẽ hình, ghi giả thiết kết luận.
Gv nêu chú ý: Trong mặt phẳng (a) có vô số đường thẳng // với d và các đường thẳng này song song với nhau.
Gv nêu nội dung hệ quả 2 và yêu cầu hs ghi tóm tắt và vẽ hình.
Gv chốt lại: Hệ quả trên dùng để chứng minh hai mặt phẳng song song.
Gv nêu nội dung hệ quả 3 và yêu cầu hs ghi tóm tắt và vẽ hình.
Gv nêu chú ý: Định lý trên dùng để chứng minh đường thẳng thuộc mặt phẳng.
Gv chốt lại các hệ quả và định lý 2 thông qua ví dụ 2.
Gv dẫn dắt hs tìm lời giải ví dụ 2.
Em có nhận xét gì về các đường Sx,Sy,Sz? ( Cùng đi qua điểm S)
+ Muốn chứng minh Sx, Sy, Sz đồng phẳng ta cần chứng minh điều gì?
Gợi ý: Chứng minh Sx, Sy, Sz cùng song song với mặt phẳng (ABC). Sử dụng điều kiện SA= SB= SC.
Gv yêu cầu hs đọc nội dung định lý 3.
Gọi hs khác ghi tóm tắt, vẽ hình. Yêu cầu hs khác tự ghi tóm tắt và vẽ hình vào vở nháp.
Gv chốt lại định lý: Định dùng để chứng minh hai đường thẳng song song.
Gv nêu hệ quả của định lý 3.
Yêu cầu hs tóm tắt và vẽ hình.
Học sinh ghi tóm tắt:
Giả thiết:
Kết luận: (a)//(b)
Hs nêu cách dựng mặt phảng (a) và vẽ hình vào vở nháp và chuẩn bị trình bày.
Trong (SAC), kẻ IN//AC. Trong mặt phẳng (SAB), kẻ IM//AB. Vậy mặt phẳng (IMN)//(ABC).
+ Ghi tóm tắt
+ Vẽ hình
+ Tìm hiểu cách chứng minh.
Hs: Sx, Sy, Sz cùng song song với một mặt phẳng nào đó.
Chứng minh Sx// BC
Chứng minh: Sy// CA.
Hs ghi giả thiết và kết luận:
Giả thiết: (a)//(b); ()ầ(a)= a
Kết luận: ()ầ(b)= b, a//b.
Hs vẽ hình:
Hoạt động 3: Định lý Ta- let- Hình lăng trụ- Hình chóp cụt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hãy nêu phương hướng chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau?
Hãy nêu định lý Ta let trong hình học phẳng?
TT nêu định lý Ta lét trong không gian?
Yêu cầu hs đọc định lý 4, một hs khác ghi tóm tắt và vẽ hình.
Gv nêu khái niệm hình lăng trụ.
Gv vẽ hình chóp và một phẳng (a)// mặt đáy cắt các cạnh bên lần lượt tại A’,B’,C’,D’.... Yêu cầu hs nhận xét về hình tạo bởi.
Gv kết luận hình bên là hình chóp cụt.
Gv hướng dẫn hs rút ra tính chất.
Hs: - Chứng minh hai tam giác bằng nhau.
- Nêu định lý 4.
- Nghiên cứu vẽ hình, ghi giả thiết kết luận.
Hs đọc hiểu định nghĩa, vẽ hình và rút ra nhận xét.
Các cạnh bên của hình lăng trụ bằng nhau và song song.
Các mặt bên là các hình bình hành.
Hai đáy là hai đa giác bằng nhau.
IV. Củng cố và bài tập:
Gv nêu các định lý thuận đảo của định lý Talet.
Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với một mặt phẳng.
Bài tập: Gv hướng dẫn các bài tập sau: 2,4 trong sách giáo khoa.
File đính kèm:
- 25.doc