Giáo án lớp 12 môn Hình học - Bài kiểm tra chương I hình học ban cơ bản

- Mục đích: Đáng giá, phân loại việc học tập của học sinh ở 3 nội dung: Khái niệm về khối đa diện; Khối đa diện đều; Thể tích khối đa diện.

- Yêu cầu: Học sinh cần ôn tập tốt các kiến thức ở 3 nội dung trên và hòan thành bài kiểm tra viết tự luận trong vòng 45 phút.

- Mục tiêu: Qua bài kiểm tra thể hiện thái dộ nghiêm túc của học sinh trong học tập; giúp học sinh xác định rõ kiến thức cần đạt được và rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong việc giải toán Khối đa diện.

 

doc6 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Bài kiểm tra chương I hình học ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:Phạm Mĩ Hạnh Trường THPT BC Phan Ngọc Hiển BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG I HÌNH HỌC BAN CƠ BẢN I.Mục đích, yêu cầu: - Mục đích: Đáng giá, phân loại việc học tập của học sinh ở 3 nội dung: Khái niệm về khối đa diện; Khối đa diện đều; Thể tích khối đa diện. - Yêu cầu: Học sinh cần ôn tập tốt các kiến thức ở 3 nội dung trên và hòan thành bài kiểm tra viết tự luận trong vòng 45 phút. - Mục tiêu: Qua bài kiểm tra thể hiện thái dộ nghiêm túc của học sinh trong học tập; giúp học sinh xác định rõ kiến thức cần đạt được và rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong việc giải toán Khối đa diện. II. Ma trận đề: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Khái niệm về khối đa diện 1a 2 2 Khối đa diện đều 1b 2 2 Thể tích khối đa diện. 2a 2 1c 2 2b 2 6 Tổng 4 4 2 10 III.Thiết kế đề theo ma trận: Câu 1 (6 điểm): Cho hình bát diện đều ABCDEF (như hình vẽ), gọi O là giao điểm của AF và BD. a)Chứng minh rằng hai tứ diện D.AEO và B.FCO bằng nhau. b)Chứng minh rằng tứ giác BCDE là hình vuông. c)Biết AB = a, tính thể tích của khối chóp A.BCDE rồi suy ra thể tích của khối bát diện ABCDEF. Câu 2 (4 điểm): Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông cân tại B, SA(ABC). a)Biết AB = a, SB = , tính thể tích khối chóp S.ABC. b)Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác ABC, đường thẳng qua M và song song với SA cắt mp (SBC) tại Q. Chứng minh IV. Đáp án và biểu điểm: Câu 1 a) 2 điểm Do ABCDEF là bát diện đều nên OA=OB=OC=OD=OE=OF (1đ) Phép đối xứng tâm O biến các điểm D,A,E,O lần lượt thành các điểm B,F,C,O. Do đó hai tứ diện D.AEO và B.FCO bằng nhau.(1đ) b) 2 điểm Trong mp (BCDE) xét tứ giác BCDE Ta có BE=ED=DC=CB BCDE là hình thoi (1đ) CDBC BCDE là hình vuông (1đ) c) 2 điểm VA.BCDE = (1đ) VABCDEF = 2VA.BCDE = (1đ) Câu 2 a) 2điểm VS.ABC = (0,5đ) ΔSAB vuông nên SA = (0,5đ) dtABC = (0,5đ) VS.ABC = (0,5đ) b) 2 điểm Gọi N = AMBC, ta có S, Q, N thẳng hàng (0,5đ) Gọi MK và AH là các đường vuông góc hạ từ M và A xuống mp (SBC) (0,5đ) Ta có (0,5đ) (0,5đ) MẶT CẦU Số tiết: 01 Người soạn: Phạm Mĩ Hạnh Trường THPT BC Phan Ngọc Hiển I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm mặt cầu, khái niệm khối cầu, các khái niệm liên quan. 2.Về kỹ năng: Biết tìm tâm và bán kính của một mặt cầu, biết biểu diễn mặt cầu. 3.Về tư duy, thái độ: II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Giáo viên: Ngoài giáo án, SGK, phấn, bảng, còn có compa, thước, mô hình quả địa cầu. 2.Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập cần ôn lại kiến thức về đường tròn trong hình học phẳng. III.Phương pháp: Vận dụng các phương pháp dạy học như đàm thoại gợi mở, thuyết trình IV. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu khái niệm mặt tròn xoay? Câu hỏi 2: Mô hình quả địa cầu có phải là một mặt tròn xoay hay không? nếu là mặt tròn xoay thì cho biết đường sinh và trục của nó? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1 Mặt cầu.Biểu diễn mặt cầu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Yêu cẩu HS nhớ lại khái niệm đường tròn và các khái niệm liên quan đến đường tròn (trong hình học phẳng) Dẫn dắt HS nhớ lại chính xác các khái niệm Yêu cầu HS tương tự phát biểu khái niệm mặt cầu (trong không gian) Dẫn dắt HS nêu được khái niệm mặt cầu (như trong SGK) Yêu cầu HS thảo luận theo tổ (5 phút) xoay quanh các nội dung: Ký hiệu mặt cầu, dây cung, đường kính, một mặt cầu được xác định khi nào? Dẫn dắt HS phát biểu đúng từng nội dung Yêu cầu HS đọc SGK nội dung biểu diễn mặt cầu GV hướng dẫn cách biểu diễn mặt cầu Nhớ lại các khái niệm Nhắc lại các khái niệm Phát biểu khái niệm mặt cầu Thảo luận nhóm trong 5 phút các nội dung GV yêu cầu Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến Các nhóm khác bổ sung, góp ý, hoàn chỉnh. Tự đọc SGK Tập hợp những điểm M trong không gian cách điểm O cố định một khoảng không đổi bằng r (r > 0) được gọi là mặt cầu tâm O bán kính r. Mặt cầu tâm O bán kính r thường được ký hiệu S(O;r) hay (S) HOẠT ĐỘNG 2 Điểm nằm trong và nằm ngoài mặt cầu.Khối cầu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Yêu cầu HS xét vị trí tương đối của mặt cầu (S) và một điểm A bất kỳ trong không gian Dẫn dắt HS nêu nhận xét về vị trí tương đối của (S) và A Dẫn dắt HS nêu khái niệm khối cầu (như SGK) Nhấn mạnh: mặt cầu được xem như phần “vỏ” còn khối cầu bao gồm cả “vỏ” và “ruột” Suy nghĩ và nêu nhận xét Phát biểu khái niệm khối cầu Tập hợp các điểm thuộc mặt cầu S(O;r) cùng với các điểm nằm trong mặt cầu đó được gọi là khối cầu (hoặc hình cầu) tâm O bán kính r. HOẠT ĐỘNG 3 Đường kinh tuyến và vĩ tuyến của mặt cầu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Đưa ra mô hình quả địa cầu để HS quan sát và xác định kinh tuyến, vĩ tuyến, cực trên mô hình Yêu cầu HS nhận xét Hướng dẫn HS đọc SGK và hiểu cách xác định đường kinh tuyến, vĩ tuyến, cực của mặt cầu Quan sát mô hình, xác định kinh tuyến, vĩ tuyến, 2 cực trên mô hình Nhận xét về kinh tuyến, vĩ tuyến, cực. Đọc SGK, phát biểu và nghe GV giảng giải CỦNG CỐ TOÀN BÀI Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Câu hỏi: Nhắc lại khái niệm mặt cầu, khối cầu và các khái niệm liên quan Bài tập: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AA’ = a, AB = b, AD = c. Xác định tâm và bán kính của mặt cầu đi qua 8 đỉnh của hình hộp chữ nhật. Nhắc lại các khái niệm Làm bài tập (Phần trình bày bài tập củng cố của HS) 4. Dặn dò: Học bài và làm bài tập SGK

File đính kèm:

  • docTHAY SACH TOAN 12---222.doc