Giáo án lớp 12 môn Hình học - Chương I: Khối đa diện - Bài 1. Khái niệm khối đa diện
- Khái niệm về khối đa diện
- Khối đa diện đều
- Thể tích khối đa diện
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Chương I: Khối đa diện - Bài 1. Khái niệm khối đa diện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH HỌC 12 CƠ BẢN
Chương I: Khối đa diện - Bài 1. Khái niệm khối đa diện
CHƯƠNG I. KHỐI ĐA DIỆN
- Khái niệm về khối đa diện
- Khối đa diện đều
- Thể tích khối đa diện
Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể không gian được giới hạn bởi các đa giác viên gạch, khối lập phương, kim tự tháp Ai Cập, tinh thể của một số hợp chất hoá học như muối ăn, phèn chua... Những vật thể đó được gọi là những khối đa diện. Về mặt toán học, việc định nghĩa chính xác khối đa diện không đơn giản. Trong chương này ta chỉ giới thiệu khái niệm về khối đa diện, khối đa diện đều và đưa ra công thức tính thể tích của một số khối đa diện quen thuộc.
Bài 1. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN
1.Nhắc lại định nghĩa hình lăng trụ và hình chóp
I. KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHÓI CHÓP
Quan sát khối rubic trong hình 1.1, ta thấy các mặt ngoài của nó tạo thành một hình lập phương. Khi đó ta nói khối rubic có hình dáng là một khối lập phương. Như vậy có thể xem khối lập phương là phần không gian được giới hạn bởi một hình lập phương, kể cả hình lập phương ấy.
Tương tự, khối lăng trụ là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ kể cả hình lăng trụ ấy, khối chóp là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp kể cả hình chóp ấy, khối chóp cụt là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp cụt kể cả hình chóp cụt ấy.
Tải trực tiếp tệp hình học động:L12cb_Ch1_h1.1.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Tên của khối lăng trụ hay khối chóp được đặt theo tên của hình lăng trụ hay hình chóp giới hạn nó. Chẳng hạn ứng với hình lăng trụ lục giác ABCDEF.A’B’C’D’E’F’ ta có khối lăng trụ lục giác ABCDEF.A’B’C’D’E’F’, ứng với hình chóp tứ giác đều S.ABCD ta có khối chóp tứ giác đều S.ABCD (hình 1.2)...
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.2.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.2a.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.2b.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Ta cũng gọi đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy,... của một hình lăng trụ (hình chóp, hay hình chóp cụt) theo thứ tự là đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy,... của khối lăng trụ (khối chóp, hay khối chóp cụt) tương ứng.
Điểm không thuộc khối lăng trụ được gọi là điểm ngoài của khối lăng trụ, điểm thuộc khối lăng trụ nhưng không thuộc hình lăng trụ ứng với khối lăng trụ đó được gọi là điểm trong của khối lăng trụ. Điểm trong hay điểm ngoài của khối chóp, khối chóp cụt cũng được định nghĩa tương tự.
Ví dụ
Tải trực tiếp tệp hình học động:L12cb_Ch1_h1.3.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
II. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN VÀ KHỐI ĐA DIỆN
1. Khái niệm về hình đa diện
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.4.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
2 Kể tên các mặt của lăng trụ ABCDE.A’B’C’D’E’ và hình chóp S.ABCDE (h.1.4).
Quan sát các hình lăng trụ, hình chóp nói ở trên ta thấy chúng đều là những hình không gian được tạo bởi một số hữu hạn đa giác. Các đa giác ấy có tính chất:
a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có chung hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
Người ta còn gọi các hình đó là các hình đa diện.
Nói một cách tổng quát hình đa diện (gọi tắt là đa diện) là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thoả mãn hai tính chất trên. Mỗi đa giác như thế gọi là một mặt của hình đa diện.
Các đỉnh, cạnh của các đa giác ấy theo thứ tự được gọi là các đỉnh, cạnh của hình đa diện (h.1.5).
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.5.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
2. Khái niệm về khối đa điện
Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện. Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện giới hạn khối đa diện ấy được gọi là điểm trong của khối đa diện. Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong, tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện.
Mỗi khối đa diện được xác định bởi hình đa diện ứng với nó. Ta cũng gọi đỉnh, cạnh, mặt, điểm trong, điểm ngoài... của một khối đa diện theo thứ tự là đỉnh, cạnh, mặt, điểm trong, điểm ngoài... của hình đa diện tương ứng.
Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.6.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Ví dụ
- Các hình dưới đây là những khối đa diện
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.7.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.7a.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.7b.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.7c.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
- Các hình dưới đây không phải là những khối đa diện:
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.8.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.8a.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.8b.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.8c.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
- Những viên kim cương có hình dạng là những khối đa diện:
Tải trực tiếp tệp hình học động:L12cb_Ch1_h1.9.ggb
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
3 Giải thích tại sao hình 1.8c không phải là một khối đa diện?
III. HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU
1. Phép dời hình trong không gian
Phép biến hình và phép dời hình trong không gian được định nghĩa tương tự như trong mặt phẳng.
Trong không gian, quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M’ xác định duy nhất được gọi là một phép biến hình trong không gian.
Phép biến hình trong không gian được gọi là phép dời hình nếu nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm tuỳ ý.
Ví dụ
Trong không gian, các phép biến hình sau đây là những phép dời hình:
a) Phép tịnh tiến theo vectơ , là phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.10a.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (P), là phép biến hình biến mỗi điểm thuộc (P) thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc (P) thành điểm M’ sao cho (P) là mặt phẳng trung trực của MM’ (h.1.10b).
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.10b.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Nếu phép đối xứng qua mặt phẳng (P) biến hình (H) thành chính nó thì (P) được gọi là mặt phẳng đối xứng của (H).
c) Phép đối xứng tâm O, là phép biến hình biến điểm O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành điểm M’ sao cho O là trung điểm của MM’ (h.1.11a).
Nếu phép đối xứng tâm O biến hình (H) thành chính nó thì O được gọi là tâm đối xứng của (H).
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.11a.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.11b.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
d) Phép đối xứng qua đường thẳng (hay phép đối xứng qua trục ), là phép biến hình biến mọi điểm thuộc đường thẳng thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc thành điểm M’ sao cho là đường trung trực của MM’ (h.1.11b).
Nếu phép đối xứng qua đường thẳng biến hình (H) thành chính nó thì gọi là trục đối xứng của (H).
Nhận xét
- Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.
- Phép dời hình biến đa diện (H) thành đa diện (H’), biến đỉnh, cạnh, mặt của (H) thành đỉnh, cạnh, mặt tương ứng của (H’).
2. Hai hình bằng nhau
Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
Đặc biệt, hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
Ví dụ
Phép tịnh tiến theo vectơ biến đa diện (H) thành đa diện (H’), phép đối xứng tâm O biến đa diện (H’) thành đa diện (H”). Do đó phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép biến hình trên biến (H) thành (H”). Từ đó suy ra các đa diện (H), (H’) và (H”) bằng nhau (h.1.12).
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.12.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
4 Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Chứng minh rằng hai lăng trụ ABD.A’B’D’ và BCD.B’C’D’ bằng nhau.
IV. PHÂN CHIA VÀ LẮP GHÉP CÁC KHỐI ĐA DIỆN
Nếu khối đa diện (H) là hợp của hai khối đa diện (H1), (H2) sao cho (H1) và (H2) không có chung điểm trong nào thì ta nói có thể chia được khối đa diện (H) thanh hai khối đa diện (H1) và (H2), hay có thể lắp ghép hai đối đa diện (H1) và (H2) với nhau để được khối đa diện (H) (h.1.13).
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.13.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Ví dụ.
Xét khối lập phương ABCD.A’B’C’D’. Mặt phẳng (P) đi qua BDD’B’ cắt khối lập phương đó theo một thiết diện là hình chữ nhật BDD’B’. Thiết diện này chia các điểm còn lại của khối lập phương ra làm hai phần. Mỗi phần cùng với hình chữ nhật BDD’B’ tạo thành một khối lăng trụ, như vậy ta có hai khối lăng trụ ABD.A’B’D’ và BCD.B’C’D’. Khi đó ta nói mặt phẳng (P) chia khối lập phương ABCD.A’B’C’D’ thành hai khối lăng trụ ABD.A’B’D’ và BCD.B’C’D’.
Tương tự như trên ta có thể chia tiếp khối lăng trụ ABD.A’B’D’ thành ba khối tứ diện: ADBB’, ADB’D’ và AA’B’D’ (h.1.14).
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.14.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.14a.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Làm theo quá trình ngược lại ta có thể ghép khối lăng trụ BCD.B’C’D’ và các khối tứ diện ADBB’, ADB’D’, AA’B’D’ với nhau để được khối lập phương ABCD.A’B’C’D’.
Nhận xét
Một khối đa diện bất kì luôn có thể phân chia được thành những khối tứ diện.
BÀI TẬP
1. Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng số các mặt của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ.
2. Chứng minh rằng một đa diện mà mỗi đỉnh của nó đều là đỉnh chung của một số lẻ mặt thì tổng số các đỉnh của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ.
3. Chia một khối lập phương thành năm khối tứ diện.
4. Chia một khối lập phương thành sáu khối tứ diện bằng nhau.
Bài đọc thêm
Định nghĩa đa diện và khối đa diện
Ở đầu chương, chúng ta mới chỉ trình bày sơ lược về các khái niệm đa diện và khối đa diện. Bây giờ ta sẽ trình bày một cách chính xác hơn những khái niệm đó.
Khái niệm đa diện và khối đa diện có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đa diện và khối đa diện vừa được trình bày trong chương I dựa vào định nghĩa sau đây.
Định nghĩa
Hình đa diện (gọi tắt là đa diện) là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác, gọi là mặt của hình đa diện, thoả mãn các tính chất sau:
a) Hai mặt phân biệt chỉ có thể hoặc không giao nhau hoặc có một đỉnh chung, hoặc có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh thuộc một mặt là cạnh chung của đúng hai mặt.
c) Cho hai mặt S và S’, luôn tồn tại một dãy các mặt S0, S1, ..., Sn sao cho S0 trùng với S, Sntrùng với S’ và bất kì hai mặt Si, Si+1 nào (0 i n-1) cũng đều có một cạnh chung.
Các đỉnh, cạnh của mặt theo thứ tự được gọi là các đỉnh, cạnh của hình đa diện.
Ví dụ
Hình (H) trong hình 1.15 là hình tạo bởi hai hình lập phương chỉ chung nhau một đỉnh. Khi đó (H) không thoả mãn tính chất c) nên nó không phải là một hình đa diện.
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.15.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Từ định nghĩa trên, người ta chứng minh được định lí sau gọi là định lí Gioóc-đan (Jordan) trong không gian.
Định lí
Mỗi đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền sao cho:
a) Hai điểm thuộc cùng một miền luôn có thể nối với nhau bằng một đường gấp khúc nằm hoàn toàn trong miền đó.
b) Mọi đường gấp khúc nối hai điểm thuộc hai miền khác nhau đều có điểm chung với đa diện.
c) Có một và chỉ một miền chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Miền chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy được gọi là miền ngoài của đa diện, miền còn lại được gọi là miền trong của đa diện. Điểm thuộc miền ngoài gọi là điểm ngoài, điểm thuộc miền trong gọi là điểm trong của đa diện.
Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L12cb_Ch1_h1.16.cg3
Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212b_Win.exe )
Trong hình 1.16, A là điểm trong, B, C, D là điểm ngoài của hình đa diện (H). Miền ngoài của (H) chứa đường thẳng d.
Định nghĩa
Đa diện cùng với miền trong của nó được gọi là một khối đa diện.
Trong thực tế, chúng ta thường gặp những vật thể có hình dáng là những khối đa diện. Từ những công trình vĩ đại như kim tự tháp Ai Cập, những toà nhà cao tầng hiện đại đến những vật thể nhỏ như tinh thể của các hợp chất: đường, muối, thạch anh... đều là những khối đa diện. Do đó, việc nghiên cứu các khối đa diện không những làm phong phú thêm các kiến thức về hình học mà còn góp phần giải quyết nhiều bài toán thực tiễn, phục vụ cuộc sống con người.
Toán 12 - Chương I - Bài 2. Khối đa diện lồi và khối đa diện đều.
I. Khối đa diện lồi
Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện xác định (H) được gọi là đa diện lồi (h.1.17).
Tải trực tiếp tệp hình học động (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.17.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Ví dụ. Các khối lăng trụ tam giác, khối hộp, khối tứ diện là những khối đa diện lồi.
Người ta chứng minh được rằng một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối với mỗi mặt phẳng chứa một mặt của nó (h.1.18).
Tải trực tiếp tệp hình học động (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.18.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
?1. Tìm ví dụ về khối đa diện lồi và khối đa diện không lồi trong thực tế.
II. Khối đa diện đều
Quan sát khối tứ diện đều (h.1.19a), ta thấy các mặt của nó là những tam giác đều, mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng ba mặt. Đối với khối lập phương (h.1.19b), ta thấy các mặt của nó là những hình vuông, mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng ba mặt. Những khối đa diện nói trên được gọi là những khối đa diện đều.
Tải trực tiếp tệp hình học động (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.19.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Định nghĩa
Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p;q}.
Từ định nghĩa trên ta thấy các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau.
Người ta chứng minh được định lí sau:
Định lí
Chỉ có năm loại khối đa diện đều. Đó là loại {3;3}, loại {4;3}, loại {3;5}, loại {5;3}, và loại {3;5}.
Tuỳ theo số mặt của chúng, năm loại khối đa diện đều kể trên theo thứ tự được gọi là các khối tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều (hay khối tám mặt đều), khối mười hai mặt đều và khối hai mươi mặt đều (h.1.20).
Tải trực tiếp tệp hình học động (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.20.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
?2. Đếm số đỉnh, số cạnh của khối bát diện đều.
Các hình đa diện đều là những hình có vẻ đẹp cân đối, hài hoà. Các nhà toán học cổ đại xem chúng là những hình lí tưởng. Vẻ đẹp của chúng cũng làm nhiều hoạ sĩ quan tâm. Lê-ô-na-đô Đa Vin-xi (Leonardo da Vinci) hoạ sĩ thiên tài người I-ta-li-a đã từng vẽ khá nhiều hình đa diện trong đó có các hình đa diện đều. Dưới đây là hình mười hai mặt đều và hình hai mươi mặt đều do ông vẽ (h.1.21).
Tải trực tiếp tệp hình học động (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.21.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Ví dụ
Chứng minh rằng:
a) Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là các đỉnh của một hình bát diện đều.
b) Tâm các mặt của một hình lập phương là các đỉnh của một hình bát diện đều.
Giải
a) Cho tứ diện đều ABCD, cạnh bằng a. Gọi I, J, E, F, M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BD, AB, BC, CD và DA (h.1.22a).
?3. Chứng minh rằng tám tam giác IEF, IFM, IMN, INE, JFM, JMN và JNE là những tam giác đều cạnh bằng a / 2.
Tám tam giác đều nói trên tạo thành một đa diện có các đỉnh là I, J, E, F, M, N mà mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng bốn tam giác đều. Do đó đa diện ấy là đa diện đều loại {3;4}, tức là hình bát diện đều.
Tải trực tiếp tệp hình học động 22a (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.22a.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Tải trực tiếp tệp hình học động 22b (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.22b.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
b) Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a (h.1.22b).
?4. Chứng minh rằng AB’CD’ là một tứ diện đều. Tính các cạnh của nó theo a.
Gọi I, J, E, F, M và N lần lượt là tâm của các mặt ABCD, A’B’C’D’, ABB’A’, BCC’B’, CDD’C’ và DAA’D’ của hình lập phương. Để ý rằng sáu điểm trên cũng lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, B’D’, AB’, B’C, CD’ và D’A của tứ diện đều AB’CD’ nên theo câu a) sáu điểm đó là các đỉnh của hình bát diện đều.
Bài tập
1. Cắt bìa theo mẫu dưới đây (h.1.23), gấp theo đường kẻ, rồi dán các mép lại để được hình tứ diện đều, hình lập phương và hình bát diện đều.
Tải trực tiếp tệp hình học động 23 bên trái (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.23a.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Tải trực tiếp tệp hình học động 23 giữa (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.23b.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Tải trực tiếp tệp hình học động 23 bên phải (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.23c.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
2. Cho hình lập phương (H). Gọi (H’) là hình bát diện đều có các đỉnh là tâm các mặt của (H). Tính tỉ số diện tích toàn phần của (H) và (H’).
3. Chứng minh rằng tâm của các mặt của hình tứ diện đều là các đỉnh của một hình tứ diện đều.
4. Cho hình bát diện đều ABCDEF (h.1.24).
Chứng minh rằng:
a) Các đoạn thẳng AF, BD và CE đôi một vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
b) ABFD, AEFC và BCDE là những hình vuông.
Tải trực tiếp tệp hình học động (Nhấn chuột phải vào liên kết rồi chọn Save As):L12_Ch1_h1.24.cg3
Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.
Bài đọc thêm
Hình đa diện đều
Câu chuyện về các hình đa diện đều mang nhiều tính huyền thoại. Người ta không biết được ai là người đầu tiên đã tìm ra chúng. Trong một cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy một thứ đồ chơi của trẻ em có hình hai mươi mặt đều với niên đại cách chúng ta khoảng 2500 năm. Các nhà toán học cổ đại Hi Lạp thuộc trường phái Pla-tông và trước đó nữa là trường phái Py-ta-go (thế kỉ IV trước Công nguyên) đã từng nghiên cứu về các hình đa
File đính kèm:
- To£n 12(cb)_chuong 1_hh.doc