1.Ðịnh nghĩa véc tơ.
Véc tơlà một đoạn thẳng có quy định một chiều.Chiều của véc tơlà thứtựhai đầu
mút của đoạn thẳng.Ðầu mút thứnhất được gọi là điểm đầu hoặc điểm gốc, đầu mút
thứhai được gọi là điểm cuối hoặc điểm ngọn.Ðộdài của đoạn thẳng là độdài véc
tơ.Ðường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của véc tơ được gọi là phương của véc
tơ.
Véc tơ được ký hiệu bằng một trong hai cách sau: Dùng hai chữin la tinh viết liền
nhau
→
19 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Chương I: Véc tơ trong không gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Bài giảng của thầy Thạc sỹ: Đỗ Thanh Sơn, chuyên viên Hình học
Chương I Véc tơ trong không gian.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.Ðịnh nghĩa véc tơ.
Véc tơ là một đoạn thẳng có quy định một chiều.Chiều của véc tơ là thứ tự hai đầu
mút của đoạn thẳng.Ðầu mút thứ nhất được gọi là điểm đầu hoặc điểm gốc, đầu mút
thứ hai được gọi là điểm cuối hoặc điểm ngọn.Ðộ dài của đoạn thẳng là độ dài véc
tơ.Ðường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của véc tơ được gọi là phương của véc
tơ.
Véc tơ được ký hiệu bằng một trong hai cách sau: Dùng hai chữ in la tinh viết liền
nhau
→
và phía trên hai chữ đó ta đặt một mũi tên,chẳng hạn AB (đọc là véc tơAB), chữ A chỉ
→
gốc, chữ B chỉ ngọn của véc tơ.Ðộ dài véc tơ đó được ký hiệu AB hoặcAB.Một
cách
→
khác là dùng một chữ thường và phía trên đặt một mũi tên, chẳng hạn U (đọc là véc tơ
→
U ).Ðộ dài của véc tơ đó được ký hiệu là U hoặc U.
Véc tơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau được gọi là véc tơ không.Véc tơ không
→
có độ dài bằng 0, phương và chiều không xác định.Véc tơ không được ký hiệu AA
hoặc
→
0 .
2.Quan hệ của các véc tơ trong không gian.
Hai véc tơ đồng phương hoặc không đồng phương
→ → →
Hai véc tơ U, V (khác 0)được gọi là đồng phương,nếu chúng nằm trên cùng một
đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song song.Ta ký hiệu U // V.
→ → →
Hai véc tơ U, V (khác 0)được gọi là không đồng phương,nếu chúng nằm trên hai
→ →
đường thẳng cắt nhau hoặc chéo nhau.Ta ký hiệu U // V.
→
Hiển nhiên nếu hai véc tơ (khac 0) cùng đồng phương với một véc tơ thứ ba (khác
→ →
0 ), thì hai véc tơ đó đồng phương.Ta quy ước một véc tơ 0 luôn cùng phương với
một véc tơ khác không.
2
Hai véc tơ cùng chiều hoặc ngược chiều
→ → → → →
Cho hai véc tơ khác 0 và đồng phương U , V.Khi đó tồn tại một mặt phẳng P chứa U,
V.
→ →
Nếu trong P cả hai véc tơ đó cùng chiều, thì ta nói U và V cùng chiều trong không
gian.
→ →
Nếu trong P cả hai véc tơ đó ngược chiều, thì ta nói U và V ngược chiều trong không
gian.
→ →
Hiển nhiên hai véc tơ khác 0 cùng chiều với một véc tơ thứ ba (khác 0), thì hai véc
tơ đó cùng chiều.Nếu một trong hai véc tơ cùng chiều với véc tơ thứ ba, véc tơ còn lại
ngược chiều với véc tơ thứ ba, thì hai véc tơ ngược chiều.
→ → → →
Ta ký hiệu hai véc tơ U , V cùng chiều là U ↑↑ V.Nếu hai véc tơ đó ngược chiều,
thì
→ →
được ký hiệu là U ↑↓ V. Ta quy định một véc tơ không luôn cùng chiều với một véc tơ
khác không.
Hai véc tơ bằng nhau hoặc hai véc tơ đối nhau
→ → → →
Hai véc tơ U, V được gọi là bằng nhau và được ký hiệu U = V, nếu chúng cùng
chiều và cùng độ dài.
→ → → →
Hai véc tơ U, V được gọi là đối nhau và được ký hiệu U = - V, nếu chúng ngược
chiều và cùng độ dài.
Ba véc tơ đồng phẳng hoặc không đồng phẳng
→ → →
Cho các véc tơ khác không : U , V , W. Nếu chúng cùng nằm trong một mặt
phẳng
→ → →
hoặc nằm trong các mặt phẳng song song, thì ta nói U , V, W đồng phẳng. Nếu ba véc
tơ không có các tính chất đó, thì ta nói ba véc tơ không đồng phẳng.
→ → →
Từ định nghĩa ta suy ra rằng, nếu U, V, W đồng phẳng, thì luôn tồn tại một mặt
→ → →
phẳngP mà trong đó ta dựng được các véc tơ U’, V’, W’ bằng các véc tơ đã cho. Nếu
→ → →
các véc tơ đó không đồng phẳng và nếu P chứa các véc tơ U’, V’ thì P không chứa W’
→
3
hoặc song song với W’.
3.Các phép toán véc tơ.
Phép cộng véc tơ.
Ðịnh nghĩa.
→ → → → →
Cho hai véc tơ U, V.Tổng của U và V là véc tơ a được xác định theo quy tắc
sau(quy tắc tam giác).Từ một điểm A bất kỳ trong không gian ta đặt liên tiếp các véc tơ
→ → → → → → → →
AB = U và BC =V. Véc tơ AC là tổng của hai véc tơ đã cho và ta ký hiệu a = U + V.
Tính chất
→ → → → → → → → → → → → → → → →
i) U + 0 = U ; ii) U + (-U) = 0; iii) U + V = V + U ; iv) ( U + V)+W = U+( V + W).
Trường hợp tổng của nhiều véc tơ
→ → → →
Cho n véc tơ U1,U2,..,Un.Tổng của n véc tơ đó là một véc tơ U’ được xác định theo
quy tắc sau ( quy tắc đường gấp khúc):
→ → → →
Từ một điểm A0 bất kỳ ta dựng liên tiếp các véc tơ A0A1, A1A2, A2A3,, An-
1An.Véc
→ → → → → →
tơ A0An là tổng của n véc tơ đã cho và được ký hiệu U’ = U1+U2 + U3 ++ Un.
Phép trừ hai véc tơ.
Ðịnh nghĩa.
→ → → → → → → → →
Hiệu của U và V là một véc tơ W và được ký hiệu U – V = W, nêu W+ V = U.
→ → →
Theo định nghĩa ta xác địnhWnhư sau: từ một điểm A bất kỳta dựng các véc tơAB =U,
→ → → →
AC = V. Khi đó W = CB.
Nhân một véc tơ với một số thực
Ðịnh nghĩa
→ → → →
Cho U ≠ 0 và số thực k ≠ 0.Tích của U với k là một véc tơ V có độ dài bằng
→ → →
|k|.| U | và cùng chiều với U,khi k >0;ngược chiều với U,khi k <0.Ta ký hiệu phép toán
→ →
đó V=k.U.
→ → → → → →
Nếu U = 0, thì k.U = 0 ; Nếu k = 0, thì 0.U = 0.
Tính chất.
→ → → → → → → → → → →
4
i). 1.U = U ; ii). m.(n.U) = (m.n).U ; iii). m(U + V) = m U+ m.V ; (m+n) U = mU+ nU
(m , n là các số thực).
Hệ quả
→ → → → →
i) U+ U+ U ++ U = n. U
→ → → →
ii) Nếu U // V , thì tồn tại một số thực k sao cho V = k.U và k là duy nhất thoã
mãn điều kiện đó.
4.Ðiều kiện đồng phẳng của 3 véc tơ.
→ → → → →
Cho U , V , W khác không và U // V.Ðể ba véc tơ đó đồng phẳng cần và đủ là tồn
→ → →
tại hai số thực m , n sao cho W = m. U + n. V.Cặp số m , n là duy nhất thoã mãn điều
kiện đó.
Hệ quả.
→ → → → → → →
i) Nếu U, V , W không đồng phẳng và m.U + n.V + k.W = 0 , thi m = n = k = 0.
→
ii) Với mọi véc tơ a tồn tại duy nhất một bộ 3 số thực x,y,z sao cho
→ → → →
a = xU + yV + zW
→ → → → →
Các véc tơ U, V , W được gọi là cơ sở của a. Bộ sô (x,y,z) được gọi là toạ độ của a.
→ →
Véc tơ a có biễu diên như vậy được gọi là phân tích a theo một cơ sở.
5.Góc tạo bởi hai véc tơ trong không gian.
Ðịnh nghĩa.
→ → →
Cho hai véc tơ U , V khác 0. Gọi O là một điểm bất kỳ trong không gian và từ
đó
→ → → → ∧ → →
ta dựng OA = U, OB = V, khi đó góc AOB là góc tạo bởi U và V.Ta thấy rằng nếu O’
là
→ → → → → → →
một điểm khác O và từ O’ ta dựng O’A’ = U, O’B’ = V, thì ta có OA = O’A’ , OB =
→ → → ∧ ∧
O’B’ và AB = A’B’.Từ đó ta suy ra AOB =A’O’B’.Chứng tỏ góc tạo bởi hai véc tơ
5
không phụ thuộc cách chọn điểm O.Ta ký hiệu ( U , V ) là góc tạo bởi hai véc tơ U ,
V.
Góc tạo bởi một véc tơ không và một véc tơ khác không không xác định.
Tính chất.
→ → → → → → → →
i) Nếu U’ ↑↑ U và V’ ↑↑ V, thì ( U’ , V’ ) = ( U , V ).
→ → → → → →
ii) Nếu ( U , V ) = α , thì ( - U , V ) = ( U , - V ) = 1800 - α.
→ → → → → → → →
iii) Nếu U ↑↑ V , thì ( U , V ) = 0. Nếu U ↑↓ V , thì ( U , V ) = 1800.
Ðộ dài hình chiếu của một véc tơ trên một trục toạ độ
→
Cho AB và trục toạ độ Ox.Gọi A’, B’ lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B
trên Ox. Ta gọi A’B’ là hình chiếu của AB trên Ox .Ta có hệ thức sau A’B’=
AB.cosα, trong đó α là góc tạo bởi AB và véc tơ đơn vị trên Ox, A’B’ là độ dài đại số
của A’B’ trên Ox.
6.Tích vô hướng của hai véc tơ trong không gian.
Ðịnh nghĩa.
→ → →
Cho hai véc tơ U và V khác 0.Tích vô hướng của hai véc tơ đó là một số thực
bằng tích độ dài hai véc tơ nhân với cosα ; α là góc tạo bởi hai véc tơ đó.
→
Nếu một trong hai véc tơ bằng 0, thì tích vô hướng của chúng bằng 0.Ta ký hiệu
Tính chất.
→ → → →
• U . V = V . U .
→ → → → → → →
• U.( V + W ) = U. V + U. W.
→ → → →
• (k.U). V = k.( U .V ), k là số thực.
→ → → →
• U . U = ( U )2 = | U |2.
→ → → → → →
• | U . V | ≤ | U | . | V |. Dấu bằng trong bất đẳng thức xảy ra khi U // V.
Hệ quả: Các hằng đẳng thức về tích vô hướng trong mặt phẳng vẫn còn hiệu lực trong
không gian.
→ → → → → → → → → → → →
U. V = 0 ⇔ (U , V ) = 900 ; U. V > 0⇔ (U , V ) 900.
→ →
tích vô hướng của hai véc tơ là U . V.
6
Chương II. Các phép biến hình trong không gian
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. Ðại cương về biến hình trong không gian
1.Ðịnh nghiã. Trong không gian cho một quy tắc f.Với mỗi điểm M bất kỳ theo
quy tắc f ta xác định được duy nhất điểm M’.Khi đó ta nói M’ là ảnh của M qua phép
biến đổi f và được ký hiệu f : M → M’(đọc là f biến M thành M’).Ðiểm M được gọi là
tạo ảnh của M’, f là một phép biến đổi hình học .
Từ định nghĩa ta suy ra rằng nếu M1’, M2’ tương ứng là ảnh của của M1,M2 trong
phép biến đổi f và M1’ khác M2’, thì M1 và M2 là hai điểm phân biệt.
Nếu f được xác định cho mọi điểm trong không gian, thì ta nói f là phép biến đổi
trong không gian.
2. Phép biến đổi 1-1.
Ta biết rằng mỗi ảnh của một điểm M qua phép biến đổi f có thể có nhiều tạo ảnh
khác M.Nếu mỗi ảnh của M chỉ có duy nhất một tạo ảnh ứng với nó, thì ta nói f là phép
biến đổi 1-1.
3.Phép biến đổi đồng nhất.
Ta nói f là phép biến đổi đồng nhất , nếu f biến mọi điểm M trong không gian thành
chính M.
4. Phép biến đổi ngược.
Gỉa sử f : M → M’ với mọi điểm M trong không gian. Nếu tồn tại một phép biến
đổi g biến M’ thành M, thì ta nói g là phép biến đổi ngược của f và f là phép biến đổi
có ngược.
5.Tích của hai ( hoặc nhiều ) phép biến đổi
Cho hai phép biến đổi f và g. Với mỗi điểm M bất kỳ f : M→ M’ và g :M’→ M’’.
Phép biến đổi biến M thành M’’ được gọi là tích của hai phép biến đổi f và g và ta ký
hiệu tích của hai phép biến đổi đó là g•f : M → M’’ hoặc g(f) : M→ M’’.
Tóm lại tích của hai phép biến đổi là một phép biến đổi nhận được từ việc thực hiện
liên tiếp theo một thứ tự xác định các phép biến đổi đã cho.
Cho n phép biến đổi (n > 2) f1,f2,..,fn.Tích của n phép biến đổi đã cho là một phép
biến đổi F bằng cách thực hiện liên tiếp theo một thứ tự nhất định n phép biến đổi đó
và ta viết F =fn•fn-1•..f2•f1.
6.Hai phép biến đổi trùng nhau.
Cho hai phép biến đổi f và g.Ta nói f và g trùng nhau (hoặc bằng nhau) và được ký
hiệu f = g, nếu ảnh của mọi điểm M trong không gian của hai phép biến đổi đó trùng
nhau . Nghĩa là với mọi điểm M , f : M → M’ và g : M → M’.
Cho một tập hợp điểm X.Ta nói f và g trùng nhau cục bộ trên X , nếu f và g trùng
nhau trên tập hợp X.
7.Ðiểm bất động, đường thẳng bất động, mặt phẳng bất động của một phép
biến đổi.
Ta nói điểm O là điểm bất động của một phép biến đổi f , nếu f biến O thành O.
Ta nói đường thẳng d là bất động của một phép biến đổi f, nếu mọi điểm thuộc d là
điểm bất động của f.
7
Ta nói mặt phẳng P là bất động của một phép biến đổi f, nếu mọi điểm thuộc P là
bất động của f.
Ta nói đường thẳng d( mặt phẳng P) là bất biến của một phép biến đổi f, nếu f biến
đường thẳng d (hoặc mặt phẳng P) thành chính nó.
Rõ ràng nếu đường thẳng d (hoặc mặt phẳng P) là bất động của phép biến đổi f, thì
d (hoặc mặt phẳng P) là bất biến đối với f.
8.Ảnh của một hình qua một phép biến đổi .
Cũng như hình học phẳng, trong hình học không gian ta xem mỗi hình không gian
là một tập hợp điểm .Cho một hình không gian F.Tập hợp ảnh của mọi điểm thuộc F
qua một phép biến đổi f lập thành một hình F’ được gọi là ảnh của F qua phép biến đổi
đó.
Ta ký hiệu f : F → F’ hoặc F’ = M’/ f : M→ M’ với mọi M∈F
9.Hai hình trùng nhau.
Ta nói hai hình không gian F1 và F2 trùng nhau, nếu mọi điểm của hình này thuộc
hình kia và ngược lại .Hai hình trùng nhau được ký hiệu là F1≡ F2.
Nếu mọi điểm của F1 thuộc F2, thì ta nói F1 là hình con của F2.
B. Một số phép biến đổi hình học cơ bản trong không gian
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Phép đối xứng qua tâm
Ðịnh nghĩa. Cho trước một điểm O.Với mỗi điểm M khác O ta xác định điểm M’
→ →
sao cho OM’ =- OM. Nếu M trùng với với O, thì M’ trùng với O.Khi đó ta nói M’ là
ảnh của M trong phép đối xứng qua tâm O ( hoặc đối xứng tâm O) và được ký hiệu ZO
: M → M’ .Ðiểm O được gọi là tâm đối xứng.
Cho một hình F.Tập hợp ảnh của mọi điểm thuộc F trong phép biến đổi ZO lập thành
một hình F’ được gọi là ảnh của F hoặc hình đối xứng với F qua O.Nếu F và F’ trùng
nhau, thì ta nói F là hình có tâm đối xứng.Ta ký hiệu ZO : F → F’.
Tính chất.
1. ZO có một điểm bất động duy nhất là điểm O.
2. ZO là phép biến đổi 1-1 và có ngược.Phép biến đổi ngược chính là ZO.
→ →
3. Nếu A’,B’ là ảnh của A,B trong phép biến đổi ZO , thì A’B’ = - AB.
4. Nếu A,B,C,D là 4 điểm cùng nằm trong một mặt phẳng và A’,B’,C’,D’ là các ảnh
tương ứng của các điểm đó trong phép biến đổi ZO, thì 4 điểm A’,B’,C’,D’ cũng nằm
trong một mặt phẳng.
Chứng minh
Gọi P là mặt phẳng chứa 4 điểm A,B,C,D.Ta xét trường hợp tồn tại 3 trong 4 điểm
không thẳng hàng chẳng hạn A,B,C .Khi đó A’,B’,C’ không thẳng hàng và tồn tại các
→ → → → → → → → →
8
số thực x, y sao cho AD =xAB +yAC.Vì A’D’ = -AD , A’B’=- AB , A’C’= - AC, nên
→ → →
A’D’= xA’B’+ yA’C’.Hệ thức đó chứng tỏ D’ thuộc mặt phẳng đi qua 3 điểm
A’,B’,C’.
Hệ quả. Phép biến đổi ZO biến
i) Mặt phẳng P thành mặt phẳng P’ và P’//P hoặc P’ trùng với P.Nếu O
thuộc P , thì Zo là phép đối xứng qua tâm O xác định trong P.
ii) Nửa mặt phẳng P thành nửa mặt phẳng P’ và P’//P hoặc P’ và P lập thành
một mặt phẳng.
Chứng minh
Bổ đề. Cho mặt phẳng P và đường thẳng d chia P thành hai nửa mặt
→ →
phẳng P1 và P2.Trên d ta lấy một điểm O và dựng các véc tơ OA nằm trên d ,OB
→ → →
thuộc P1(các véc tơ đó khác 0).Với điểm M bất kỳ thuộc P ta có OM = xOA +
→
yOB (*) , trong đó x,y là một cặp số thực.Ðể M thuộc nửa mặt phẳng P1 điều
kiện cần và đủ là trong hệ thức (*) y >0.
Thật vậy nếu M thuộc P1, thì M không thuộc d.Ta dựngM1, M2 là hình chiếu
→ → → →
của M theo phương d và OB tương ứng, khi đó OM2↑↑ OB .Ðảo lại nếu OM2↑↑
→
OB, thì M thuộc P1.Từ nhận xét đó ta suy ra điều cần chứng minh.
iii) Góc nhị diện (P,Q) thành nhị diện (P’,Q’) và số đo các góc phẳng của hai
nhị diện bằng nhau.
iv) Mặt cầu (S,R) thành mặt cầu (S’,R),hình nón N thành hình nón N’có bán
kính đáy và độ dài đường sinh bằng các yếu tố tương ứng của N, hình trụ
T thành hình trụ T’ có bán kính đáy và độ dài đường sinh bằng các yếu tố
tương ứng của T.
5.Tích của 3 phép đối xứng qua 3 tâm phân biệt là một phép đối xứng qua tâm .
Chứng minh
Ta ký hiệu ZA, ZB, ZC là các phép đối xứng qua 3 điểm phân biệt A,B,C.Ta đặt Z =
ZC•ZB•ZA và chứng tỏ rằng Z có điểm bất động.Gọi O là điểm bất động của Z, theo
→ → → →
định nghĩa ta có ZA : O→ O’, ZB :O’→O’’, ZC : O’’→ O và -AO’ = AO ,-BO’’= BO’,
→ → → → → → → → → → → →
CO’’= - CO.Từ BO’ = -BO’’⇔ (BA+AO’) = -(BC +CO’’) ⇔BA+BC =O’A+ O’’C =
→ → → → → → → → → → → →
9
AO+CO= AB +BO+BO-BC ⇔ 2(BA+BC) = 2BO⇔ BO = BA+BC.Hệ thức đó chứng
tỏ điểm cố định O tồn tại .Với điểm M bất kỳ khác O, ta có ZA : M→M’ và O→O’, do
đó
→ → → →
O’M’ =- OM. ZB : M’→M’’ và O’→ O’’, do đó O’’M’’= - O’M’.ZC : M’’→M’’’ và
→ → → →
O’’→O , do đó OM’’’= - O’’M’’.Từ các kết quả trên ta suy ra OM’’’ = - OM.Ðây là
điều cần chứng minh.
Bài tập.
Chứng minh các tính chất hình học.
1.Cho một hình hộp (H).CMR giao điểm các đường chéo của (H) là tâm đối xứng của
nó.
Hướng dẫn : Ký hiệu ABCDA’B’C’D’ là hình hộp và O là giao các đường chéo
của nó. Theo tính chất của hình hộp ta có Zo : A→ C’, B→ D’,C →A’.vì vậy miền
bình hành ABCD → miền bình hành A’B’C’D’ (mỗi miền bình hành là phần chung
của 4 nửa mặt phẳng mà bờ là các đường thẳng chứa các cạnh hình bình hành).
2.CMR phép biến đổi ZO biến hai đường thẳng chéo nhau thành hai đường thẳng chéo
nhau.
Hướng dẫn:Ký hiệu x, y là hai đường thẳng chéo nhau; x’,y’ là ảnh của hai
đường thẳng đó.Gọi P là mặt phẳng chứa x và cắt y tại O không nằm trên x.Phép biến
đổi Zo biến P →P’chứa x’ và không chứa y’, O→ O’ thuộc P’không nằm trên x’.
3.CMR phép biến đổi ZO biến một tứ diện đều thành một tứ diện đều có cạnh bằng
cạnh tứ diện ban đầu.
Hướng dẫn :Ký hiệu ABCD là tứ diện đều.Phép biến đổi Zo biến
A→A’,B→B’,C→C’, D→D’.Vì A,B,C,D không cùng nằm trong một mặt phẳng, do
đó A’,B’,C’,D’ không cùng nằm trong một mặt phẳng.A’B’C’D’ là một hình tứ diện có
các cạnh bằng nhau.
4.CMR phép biến đổi ZO biến một hình lập phương thành một lập phương mà cạnh
bằng cạnh lập phương ban đầu.
5.Cho tứ diện ABCD và G là trọng tâm của tứ diện.Gọi O là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ
diện và O’ là ảnh của O trong phép đối xứng qua G.CMR mặt phẳng đi qua AB và O’
song song hoặc chứa đường thẳng đi qua O và trung điểm của cạnh CD.
Hướng dẫn .Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD, P là mặt phẳng đi qua
AB và O’.Ta biết rằng G là trung điểm của đoạn MN, vì vậy GM// ON.Ðó là điều cần
chứng minh.
6.CMR một hình tứ diện không thể có tâm đối xứng.
Hướng dẫn: giả sử tứ diện ABCD có tâm đối xứng là O.Nếu O thuộc một mặt
phẳng chứa một mặt nào đó của tứ diện, thì mặt đó là hình có tâm đối xứng.Ðiều đó
không thể xảy ra vì mặt của tứ diện là tam giác mà tam giác là hình không có tâm đối
xứng.Vậy O không thuộc các mặt phẳng chứa mặt tứ diện.Gọi A’,B’ lần lượt là ảnh
của A,B qua phép đối xứng đó.Thế thì A’,B’thuộc các mặt đối là (BCD) và (ACD).Vì
10
ABB’A’ là hình bình hành, do đó AB’//BA’⇒ AB’//CD và BA’//CD⇒ A’trùng với B
và B’ trùng với A.Ðiều đó chứng tỏ O là trung điểm của AB và O thuộc mặt phẳng
chứa mặt tứ diện.Mâu thuẫn đó chứng minh kết luận bài toán.
7.CMR một hình chóp không có tâm đối xứng.
Hướng dẫn:Trước hết ta thấy rằng nếu một hình chóp có tâm đối xứng O , thì số
mặt chẵn.Thật vậy nếu M là điểm bất kỳ thuộc một mặt nào đó của hình chóp, thì điểm
M’ đối xứng với M phải thuộc một mặt hình chóp (vì phép đối xứng biến mặt thành
mặt, cạnh thành cạnh và đỉnh thành đỉnh) .Ðiều đó chứng tỏ mỗi cặp mặt của hình chóp
ứng với một đoạn thảng MM’.Vì số các đoạn như vậy là nguyên, nên số mặt là
chẵn.Vậy đáy của hình chóp có tâm đối xứng đa giác với số lẻ cạnh.Vì đáy lẻ, nên O
không thuộc mặt phẳng đáyvà không thuộc các mặt bên.Gọi T là thiết diện của hình
chóp đi qua O và song song với đáy(T tồn tại vì Phép đối xứng qua O biến đỉnh hình
chóp thành điểm thuộc đáy chóp), khi đó T là đa giác có tâm đối xứng lại có số lẻ cạnh
(vì các cạnh của T chỉ nằm trên các mặt xung quanh của hình chóp).Mâu thuẫn đó
chứng minh bài toán.
8.CMR mọi thiết diện của một hình hộp đi qua giao điểm các đường chéo của hình hộp
là hình bình hành hoặc hình lục giác có các cặp cạnh đối bằng nhau.
Hướng dẫn.Gọi O là giao các đường chéo hình hộp (H). P là mặt phẳng thiết diện
.Rõ ràng O là tâm đối xứng chung của P và (H), do đó nó là tâm đối xứng của phần
chung hai hình đó.
9.CMR nếu thiết diện của một hình hộp là tam giác hoặc ngũ giác, thì thiết diện đó
không chứa giao điểm các đường chéo hình hộp.
10.Cho tứ diện ABCD.Tìm ảnh của tứ diện đã cho qua phép biến đổi Z = ZC•ZB•ZA.
11.Cho mặt cầu (O,1) và tập hợp n điểm trong không gian A1,A2,,An (n >2).CMR
trên mặt cầu đã cho luôn tìm được điểm M sao cho MA1+MA2+..+MAn > n.
12.CMR ảnh của một đa giác phẳng lồi n- cạnh qua phép đối xứng Zo là một đa giác
phẳng lồi n- cạnh và hai đa giác đó có các cạnh tương ứng bằng nhau, số đo các góc
tương ứng bằng nhau.
13.CMR nếu một hình đa diện (T) có tâm đối xứng, thì số mặt của (T) chẵn, số cạnh
chẵn và số đỉnh chẵn.
Hướng dẫn.Gọi O là tâm đối xứng của (T) và X là điểm bất kỳ thuộc một mặt M
nào đó của T.Gọi X’ là ảnh của X qua phép đối xứng đó .Hiển nhiên X’ thuộc một mặt
M’ của (T).Vậy thì mỗi một cặp mặt M và M’ của T ứng với một đoạn XX’.Số đoạn đó
là số nguyên, nên số mặt của (T) chẵn .Ta biết rằng mỗi điểm bất kỳ thuộc một cạnh
nào đó của T, điểm đối xứng với nó qua O cũng thuộc đúng một cạnh của T.Vì vậy hai
cạnh của T ứng với cùng một đoạn thẳng nối một điểm của cạnh này với một điểm của
cạnh kia.
14.CMR một hình hộp có đúng một tâm đối xứng.
Hướng dẫn.Gỉa sử O và O’ là hai tâm đối xứng của một hình hộp (H).Với mỗi điểm
X thuộc hình hộp , phép đối xứng Zo và Zo’ biến X, thành X’ và X’’ thuộc hình
hộp.Ta xét thiết diện của hình hộp đi qua 3 điểm X,X’,X’’.Thiết diện đó là một đa giác
nhận O và O’ là tâm đối xứng.Ta biết rằng một đa giác phẳng bất kỳ có không quá một
tâm đối xứng.Mâu thuẫn đó chứng tỏ O và O’ trùng nhau.
11
15.CMR nếu thiết diện của một hình hộp là một lục giác có tâm đối xứng, thì thiết diện
đó đi qua giao điểm các đường chéo của hình hộp.
Hướng dẫn.Nếu thiết diện của hình hộp là lục giác, thì mặt phẳng thiết diện cắt tất
cả 6 mặt hình hộp.Vì vậy tâm đối xứng của thiết điện cũng biến mỗi mặt hình hộp
thành mặt hinh hộp, nghĩa là biến hình hộp thành hình hộp.Ta biết rằng hình hộp chỉ có
một tâm đối xứng duy nhất là giao các đường chéo,nên mặt phẳng thiết diện chứa nó.
16.Cho tứ diện ABCD có các đường cao cắt nhau tại H.Gọi O và G lần lượt là tâm mặt
cầu ngoại tiếp và trọng tâm của tứ diện . CMR G là trung điểm của đoạn OH.
Hướng dẫn. Hiển nhiên mặt phẳng đi qua AB và H vuông góc với CD, vì nó chứa
AH và BH cùng vuông góc với CD.Gọi I là trung điểm của CD, khi đó OI vuông góc
với CD.Hãy dùng lại kết quả bài tập 5.
17.CMR một hình lăng trụ có đáy là một đa giác lồi với số lẻ cạnh, thì nó không có
tâm đối xứng.
Hướng dẫn :dùng kết quả bài 13.
18.CMR nếu một hình lăng trụ mà đáy có tâm đối xứng,thì lăng trụ đó có tâm đối
xứng.
Hướng dẫn .Ta ký hiệu A1A2An và B1B2Bn là các đỉnh thuộc hai đáy , trong đó
A1B1//A2B2//AiBi////AnBn.Gọi O1 và O2 tương ứng là tâm đối xứng của các đa giác
A1A2An và B1B2Bn. O là trung điểm của O1O2.Ta chứng minh rằng O là tâm đối
xứng của lăng trụ.Với đỉnh bất kỳ Ai ta xét đoạn AiAj nhận O1là trung điểm .Gọi O’ là
trung điểm của BiBj , khi đó O1O’// AjBj.Tương tự ta xét đoạn Ai+1Aj+1 nhận O1 là
trung điểm.Gọi O’’ là trung điểm củaBi+1Bj+1 , khi đó O1O’’// Ai+1Bi+1//AiBi .Vì vậy O’
và O’’ trùng nhau.Cứ tiếp tục như vậy ta suy ra O1O2// AiBi.Như vậy với đỉnh Ai bất
kỳ Z = ZO2•ZO •ZO1 biến nó thành đỉnh Bj.
19.CMR hình chóp cụt không có tâm đối xứng.
Hướng dẫn.Nếu chóp cụt có tâm đối xứng, thì mọi đỉnh của đáy thứ nhất biến thành
đỉnh của đáy tứ hai và các cạnh tương ứng của hai đáy bằng nhau.Ðiều đó mâu thuẫn
với các cạnh tương ứng của hai đáy khác nhau.
20. CMR hình trụ tròn xoay có tâm đối xứng.
Hướng dẫn.Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng nối tâm hai đáy .Hãy chứng minh
rằng O là tâm đối xứng của hình trụ.
21.CMR hình nón tròn xoay không có tâm đối xứng.
Hướng dẫn.Xét một thiết diện của hình nón đi qua đỉnh và tâm đối xứng.Thiết diện
đó là một tam giác có tâm đối xứng .Mâu thuẫn đó chứng minh bài toán.
22. Cho hai đường thẳng chéo nhau (x) và (y).CMR không tồn tại một phép đối xứng
qua tâm biến đường này thành đường kia.
Hướng dẫn.Gọi O là tâm của phép đối xứng đó và (x’) là ảnh của (x) qua phép đối
xứng, khi đó (x’)//(x).Gọi P là mặt phẳng chứa (x) và (x’).Vì (y) chéo với (x), nên (y)
không nằm trong P, do đó (y) và (x’) không thể trùng nhau.
Tìm tập hợp điểm
1.Cho mặt phẳng P và tam giác ABC.Với mỗi điểm M thuộc P ta dựng điểm M1 đối
xứng với M qua A; M2 đối xứng với M1 qua B và M3 đối xứng với M2 qua C.Tìm tập
hợp điểm M3 , khi M biến thiên trong P.
12
2.Cho nhị diện (P,Q) và điểm O cố định nằm trong nhị diện.Tìm tập hợp M trong P sao
cho tồn tại trong Q điểm M’ mà O là trung điểm của đoạn MM’ .
Hướng dẫn :Gọi Q’ là ảnh của Q qua phép biến đổi ZO, khi đó M là ảnh của M’ qua
phép biến đổi Zo.Vậy M thuộc giao tuyến x của hai nửa mặt phẳng Q’ và P.Tập M’
hoặc là x hoặc tia thuộc x hoặc rỗng.
3.Cho trước một mặt cầu(O), một mặt phẳng P và điểm Q không thuộc P và không nằm
trên mặt cầu.Tìm tập hợp điểm M thuộc mặt cầu sao cho tồn tại trong P điểm M’ đối
xứng với M qua Q.
Hướng dẫn : Tập hợp M hoặc là đường tròn hoặc một điểm hoặc rỗng.
4.Cho hai mặt phẳng P,Q và điểm O không nằm trên cả hai mặt phẳng đó.Tìm điểm M
thuộc P và N thuộc Q sao cho O là trung điểm của đoạn MN.
Hướng dẫn : Gọi P’ là ảnh của P qua phép biến đổi Zo, x là giao tuyến của Q và
P’(nếu có), khi đó ảnh x’ của x qua phép biến đổi Zo thuộc Q.Các điểm M ,N cần tìm
lần lượt trên x và x’.
5.Cho mặt phẳng P và tập hợp gồm 4 điểm A,B,C,D.Với mỗi điểm M thuộc P ta xác
→ → → → →
định điểm N theo công thức MA+ MB+MC+MD= 2MN.Tìm tập hợp N, khi M biến
thiên trong P.
→ → → →
Hướng dẫn .Gọi G là trọng tâm của 4 điểm đã cho , ta có 4MG = 2MN⇔ MG =
GN
→ →
⇔ GM = -GN. Hệ thức đó chứng tỏ tập hợp N là mặt phẳng đối xứng với P qua G.
6.Cho mặt cầu (O) và 4 điểm A,B,C,D.Với mỗi điểm M thuộc mặt cầu ta xác định
điểm
→ → → → →
N theo công thức 7MN = 2MA+3MB+4MC+5MD.Tìm tập hợp điểm N , khi M biến
thiên trên mặt cầu.
→ → → → → →
Hướng dẫn .Gọi G là điểm sao cho 2GA+3GB+4GC+5GD = 0, khi đó ta có 7MN
→ → → → → →
=14MG ⇔ 7 MG + 7GN = 14MG ⇔ GN = -GM.Tập hợp N là mặt cầu đối xứng với
(O) qua G.
Dựng hình.
1.Cho 4 điểm A,B và C,D lần lượt nằm trên các đường thẳng chéo
File đính kèm:
- hinhhockhonggian.pdf