Về kiến thức:
-Học sinh hiểu được các khái niệm mặt cầu, mp kính, đường tròn lớn, mp tiếp xúc với
mặt cầu,tiếp tuyến của mặt cầu.
-Biết công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu
*Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng: Chứng minh các điểm nằm trên mặt cầu, tìm tâm , bán kính và tính diện tích mặt cầu, tính thể tích khối cầu
5 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Mặt cầu, khối cầu ( 4 tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Từ ngày: 02.10.08Đến ngày: 7.10.08
Ngày soạn: 31. 10.08 Ngày dạy: 3.10. 08 Lớp: 12
Tiết: 16, 17, 18, 19.
ChuongII. MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN
§1.MẶT CẦU,KHỐI CẦU
( 4 tiết )
I.MỤC TIÊU:
*Về kiến thức:
-Học sinh hiểu được các khái niệm mặt cầu, mp kính, đường tròn lớn, mp tiếp xúc với
mặt cầu,tiếp tuyến của mặt cầu.
-Biết công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu
*Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng: Chứng minh các điểm nằm trên mặt cầu, tìm tâm , bán kính và tính diện tích mặt cầu, tính thể tích khối cầu
*Về tư duy và thái độ:
- Tư duy lô gíc, biết qui lạ về quen, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
II.CHUẨN BỊ :
* Giáo viên: giáo án, Máy chiếu đa năng , phiếu học tập
*Học sinh: Đọc trước bài ,dụng cụ vẽ hình
III/PHƯƠNG PHÁP:
Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, gợi mở nêu vấn đề, kết hợp thảo luận nhóm
IV. THỜI LƯỢNG:
Tiết 16. Mục 1.
Tiết 17. Mục 2, 3.
Tiết 18. Mục 4 + luyện tập
Tiết 19. Bài tập .
V.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
TIẾT 16
1. Ổn định lớp :(1’) ( Slide 1 )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) Slide 2
- Câu hỏi: Slide 3 - Gv : Hãy phát biểu định nghĩa đường tròn trong mặt phẳng? Nêu vị trí của điểm và đường tròn trong mặt phẳng ?
- Trả lời: Slide 4, Slide 5
3. Bài mới:
* ĐẶT VẤN ĐỀ: ( 1’ ) Slide 6, 7 ( Hình ảnh mặt cầu )
*Hoạt động 1: Hình thành định nghĩa mặt cầu,khối cầu
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
5’
HĐTP 1: Đ/nghĩa mặt cầu
- Từ phần kiểm tra cho HS phát biểu định nghĩa.
- Trình chiếu Slide 8, 9
- Hướng dẫn HS vẽ hình
+ HS trả lời
- HS vẽ hình
* Slide 8
I/ Định nghĩa mặt cầu
1. Định nghĩa:Sgk/38
* Slide 8, 9
S(O;R)=
(O cố định, R>0 không đổi)
6’
HĐTP 2:
Các thuật ngữ liên quan đến mặt cầu
GV : Cho mặt cầu S(O:R) và 1 điểm A
+ Nêu vị trí tương đối của điểm A với mặt cầu (S) ?
+ Vị trí tương đối này tuỳ
thuộc vào yếu tố nào ?
gv giới thiệu các thuật ngữ và đ/nghĩa khối cầu
- Trình chiếu Slide 11, 12, 13
+HS trả lời:
- điểm A nằm
trong,nằm trên hoặc nằm ngoài mặt cầu
- OA và R
* Slide 10
2. Các thuật ngữ:
* Slide 11, 12, 13
*Vậy Khối cầu
O cố định, R không đổi.
Hoạt động 2: Ví dụ củng cố
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng- Trình chiếu
6’
7’
HĐPT 1.
* Áp dụng định nghĩa giải bài toán quỹ tích
- GV nhắc lại cách xác định mc: Một mc xác định khi biết tâm và bán kính hay một đường kính.
- Vậy từ , hãy xác định tâm và bán kính của mặt cầu đường kính AB
HĐTP 2.
- GV: Nêu bài toán
CM: 4 điểm A, B, C, D cùng nằm trên một mặt cầu, xác định tâm và bán kính của mặt cầu đó .
- GV hướng dẫn giúp HS tìm hướng giải bài toán
+HS đọc và phân tích đề
- Tâm là trung điểm I của AB và bán kính bằng
- HS xác định được bán kính từ
+HS đọc và phân tích đề
+ HS: Nêu cách giải
3. Một số ví dụ.
Ví dụ1: * Slide 14, 15.
* Ví dụ 2.
* Slide 16, 17
7’
HĐTP 3. Ví dụ 3
Gv: Phát phiếu học tập
+ Hãy nêu đẳng thức vectơ liên quan đến trọng tâm tứ diện?
+ Tính GA,GB,GC,GD theo a?
Lưu ý: Cho tứ diện đều ABCD, H là hình chiếu của A lên mp(BCD) thì H cũng là trọng tâm của tam giác BCD, trọng tâm G của tứ diện ABCD thuộc đoạn AH và AG
(VD2 –TR25, 26.sgk)
+GV cho các HS khác nhận xét và gv hoàn chỉnh bài giải.
+ Nhận xét: Cho tứ diện ABCD, M trong KG ta có MA2 + MB2 + MC2 + MD2 = 4MG2 + GA2 + GB2 + GC2 + GD2 ( Tương tự như CT Lepnit trong mp), từ hệ thức này ta dễ giải được BT: Trong KG cho tứ diện ABCD và mp(P). Tìm điểm M thuộc mp(P) sao cho MA2 + MB2 + MC2 + MD2 nhỏ nhất.
+HS nêu:
+ HS thảo luận nhóm và đại diện hs của 1 nhóm lên trình bày bài giải
+ HS: Theo dõi
* Ví dụ 3.
* Slide 18
* Slide 19
Hoạt động 3: Củng cố toàn bài, hướng dẫn học bài.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – Trình chiếu
7’
HĐTP 1.
Củng cố toàn bài :
- Nêu nội dung chính của bài học
-thông qua hai hoạt động 1, 2 và câu hỏi trắc nghiêm.
* Cho HS nêu cách khác.
- Gọi O là trung điểm AB .Vì góc AMB = 900 nên ta suy ra OM = không đổi. Vậy tập hợp cần tìm là mặt cầu tâm O bán kính
hay mặt cầu đường kính AB.
+ HS: Đứng tại chỗ
TL.
+ HS: Đứng tại chỗ
Nêu cách giải.
+ HS: Đứng tại chỗ
TL.
* Slide 20, 21, 22, 23
2’
HĐTP 2. Bài tập về nhà
- Cho HS: Ghi bài tập
- GV: Trình chiếu
* Slide 24, 25
HS: Ghi bài tập
* RÚT KINH NGHIỆM.
* PHỤ LỤC:
1. PHIẾU HỌC TẬP
Cho tứ diện đều ABCD cạnh bằng a.Tìm tập hợp các điểm M trong không gian sao cho
MA2 + MB2 + MC2 + MD2= 2a2
Giải
Gọi G là trọng tâm của tứ diện ABCD, ta có:
MA2 + MB2 + MC2 + MD2
=
.
Vì G là trọng tâm của tứ diện đều ABCD nên :.
và cạnh của tứ diện bằng a nên :
Vậy ta có: MA2 + MB2 + MC2 + MC2 = 4MG2 +
Do đó: MA2 + MB2 + MC2 + MD2 = 2a2 .. MG = ..
Vậy: Tập hợp các điểm M là : .
2. Bài tập bổ sung.
Bài 1. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B và .
a) Gọi O là trung điểm của SC. Chứng minh: OA = OB = OC = SO. Suy ra bốn điểm A, B, C, S cùng nằm trên mặt cầu tâm O bán kính .
b) Cho SA = BC = a và . Tính bán kính mặt cầu nói trên.
Bài 2. Trong mặt phẳng (P) cho đường thẳng d và một điểm A ngoài d. Một góc xAy di động quanh A, cắt d tại B và C. Trên đường thẳng qua A vuông góc với (P) lấy điểm S. Gọi H và K là các hình chiếu vuông góc của A trên SB và SC.
a) Chứng minh A, B, C, H, K thuộc cùng một mặt cầu.
b) Tính bán kính mặt cầu trên, biết AB = 2, AC = 3, BAC = 600.
File đính kèm:
- Mat cau Tiet 16 word.doc