Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tiết 27: Ôn tập chương II: Đường thẳng, mặt phẳng trong không gian quan hệ song song

Kiến thức:

 Khái niệm mặt phẳng, các cách xác định mặt phẳng.

 Nắm được định nghĩa hình chóp, tứ diện.

 Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian, vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng.

 Nắm được định lý Talet và vận dụng vào giải các bài toán cụ thể.

 Nắm được cách biểu diễn một hình hình học trong không gian. Đưa vào phép chiếu son song hoặc các cách biểu diễn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tiết 27: Ôn tập chương II: Đường thẳng, mặt phẳng trong không gian quan hệ song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/01/2010 Ngày giảng:26/01/2010 Tiết 27 ôn tập chương ii đường thẳng, mặt phẳng trong không gian quan hệ song song I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Khái niệm mặt phẳng, các cách xác định mặt phẳng. Nắm được định nghĩa hình chóp, tứ diện. Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian, vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng. Nắm được định lý Talet và vận dụng vào giải các bài toán cụ thể. Nắm được cách biểu diễn một hình hình học trong không gian. Đưa vào phép chiếu son song hoặc các cách biểu diễn. 2. Kĩ năng: Xác định giao điểm của đường với mặt. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng. Biết cách chứng minh ba điểm thẳng hàng. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Biết cách xác định thiết diện tạo bởi một mặt phẳng và một khối. 3. Thái độ: ý thức học tập kiên trì, chịu khó. Rèn luyện phẩm chất tư duy sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hệ thống kiến thức cho học sinh và đáp án các câu hỏi. 2. Chuẩn bị của học sinh: Giải các bài tập ôn tập trước khi đến lớp. Chú ý đến các bài tập trắc nghiệm. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào trong tiết dạy. 3. Nội dung bài mới: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 3 (trang 71) Yêu cầu hs vẽ hình và tóm tắt bài toán. + Yêu cầu hs nhắc lại phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song? + Yêu cầu hs nhắc lại pp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng? Gv chốt lại: Để chứng minh hai mặt phẳng song song ta chỉ cần chứng minh hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng này song song với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng kia. Gọi hs khác áp dụng vào bài tập. Chứng minh đường thẳng A’B// D’C? Chứng minh đường thẳng BD// B’D’? Hãy xác định trọng tâm của hai tam giác trên? Hd: Hãy sử dụng định lý Ta-let. Chứng minh G1 là trung điểm của AG2? Chứng minh G2 là trung điểm của G1C’? Mặt phẳng (A’IO) chính là mặt phẳng nào? Từ đó suy ra thiết diện của hình chóp. Hs: -Chứng minh hai đường thẳng nằm trong mặt phẳng này // với hai đường thẳng nằm trong mặt kia. -Chứng minh đường thẳng đó song song với đường thẳng nằm trong mặt phẳng. - Hs ghi nhận kiến thức và áp dụng vào bài tập. -Hs vẽ hình. Hs: Tứ giác BCD’A’ là hình bình hành ị BA’//CD’. Tứ giác BDD’B’ là hình bình hành ị BD//B’D’. Suy ra: (BDA’)// (CB’D’). b, Ba đường thẳng AC’, A’O, CO2 cùng thuộc mặt phẳng (ACC’A’) suy ra AC’ cắt A’O và CO2. AO//A’C ị =ị G1 là trọng tâm. Tương tự ị G2 là trọng tâm. c, Xét tam giác ACG2 có OG1 là đường trung bình ị G1 là trung điểm của AG2. .... d, Thiết diện của hình chóp là: ACC’A’. IV. Hướng dẫn về nhà: Xem lại phần vectơ ở lớp 10. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc27.doc