Mục tiêu:
1) Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
2) Về kỹ năng: Vẽ đúng khối đa diện, đa diện đều
3) Về tư duy: Phát triển tư duy sáng tạo qua nghiên cứu hình không gian.
4) Về thái độ: Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ về vẻ đẹp cân đối, hài hòa của các khối đa diện
đều và ứng dụng của nó trong đời sống, sự yêu thích sản phẩm do các em tự
làm.
B. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm
2 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tiết thứ 04: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B’’
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Việt Hồng Bài soạn Toán Hình học 12
Họ và tên: Trần Thị Kim Xuân ( Lớp dạy: 12C- Ban Khoa học xã hội và nhân văn)
Tiết:4
Bài dạy: KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
A. Mục tiêu:
1) Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
2) Về kỹ năng: Vẽ đúng khối đa diện, đa diện đều
3) Về tư duy: Phát triển tư duy sáng tạo qua nghiên cứu hình không gian.
4) Về thái độ: Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ về vẻ đẹp cân đối, hài hòa của các khối đa diện
đều và ứng dụng của nó trong đời sống, sự yêu thích sản phẩm do các em tự
làm.
B. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Một số mô hình khối đa diện, đa diện đều; bảng phụ.
Học sinh: Mỗi nhóm ( 3-4 học sinh/ nhóm) chuẩn bị 1 mô hình làm lồng đèn trung thu ( chưa dán giấy), kèm theo bản thuyết trình.
D. Tiến trình bài học và các hoạt động học tập:
Thời gian
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
15’
5’
25’
I. KHỐI ĐA DIỆN LỒI:
Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối 2 điểm bất kỳ của (H) luôn thuộc (H)
VD: Các khối lăng trụ tam giác, khối hộp, khối tứ diện.
II. KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU:
Định nghĩa:Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có 2 tính chất.
Mỗi mặt của nó là 1 đa giác đều p cạnh.
Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Lưu ý: Các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau
Định lý: Chỉ có 5 loại khối đa diện đều. Đó là loại { 3;3},
loại { 4; 3}, loại { 3;4}, loại ( 5;3), loại { 3;5}.
Bảng tóm tắt của 5 loại khối đa diện đều ( SGK).
VD: Cho hình lập phương ABCD, A’B’C’D’ có cạnh bằng a. CMR: AB’CD’ là 1 tứ diện đều, tính các cạnh của nó theo a
Hoạt động 1( HĐ1): Cho 1 số nhóm báo cáo về mô hình làm lồng đèn của nhóm; yêu cầu các học sinh còn lại theo dõi và đặt câu hơn cho nhóm báo cáo.
à thu tất cả các mô hình và phân loại. Loại 1: Khối đa diện ( đa diện lồi).
Loại 2:các mô hình còn lại.
® giới thiệu khối đa diện lồi
HĐ2: Hãy chỉ ra khối đa diện không lồi.
HĐ3: cho học sinh nhận xét về các mặt của khối lập phương, khối chóp đều.
Þ Giới thiệu khối đa đều loại { p;q}. Trong đó:
P: số cạnh đa giác đều
q: số mặt qua 1 đỉnh chung
HĐ4: Gắn bảng phụ
( hình vẽ 1.20) cho học sinh quan sát, gọi tên từng khối đa diện đều
Gắn bảng phụ tóm tắt 5 loại khối đa diện đều.
HĐ5: Giải ví dụ
Đại diện nhóm báo cáo và trả lời câu hỏi về:
+ Tên mô hình, số mặt, số cạnh của mô hình.
+ Về ý tưởng sáng tạo mô hình
+ Về ý nghĩa của mô hình trong quá trình học tập
Quan sát các mô hình, sự phân loại, khối đa diện lồi
Ghi bài, vẽ hình 1.17
Trả lời cá nhân
Trả lời cá nhân
+ Các mặt của khối chóp đều là những tam giác đều bằng nhau.
+ 6 mặt của hình lập phương là 6 hình vuông bằng nhau.
Quan sát, gọi tên:
Khối tứ diện đều
Khối lập phương
Khối bát diện đều
Khối 12 mặt đều
Khối 20 mặt đều
- Làm việc theo nhóm
D AB’C đều, cạnh a
DB’CD’ đều, cạnh a
D CD’A đều, cạnh a
D D’B’C đều, cạnh a
Þ đpcm
E. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
+ Củng cố toàn bài – Nêu Mục tiêu bài
+ Hướng dẫn cách vẽ khối tứ diện đều
+ Hướng dẫn cách tạo mô hình đa diện đều
+ Đăng ký làm mô hình đa diện đều ( ở nhà)
+ Giải BT 2,3,4 trang 18 SGK.( ở nhà)
File đính kèm:
- toan 12_taphuan.doc