Mục tiêu:
1 - Thông qua các phép dời hình cụ thể như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, phép đối xứng tâm, phép quay quanh một trục, , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép dời hình trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ dó hình dung được thế nào là hai hình bằng nhau trong không gian.
2 - Thông qua các phép đồng dạng cụ thể như phép vị tự, tích của phép vị tự và một phép dời hình , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép đồng dạng trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ đó hình dung được thế nào là hai hình đồng dạng trong không gian.
15 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tuần 1 - Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 12 ban khoa học xã hội
Môn Toán giải tích
__________________&___________________
Tuần 1 :
Chương1 : Phép dời hình và phép đồng dạng
Mục tiêu:
1 - Thông qua các phép dời hình cụ thể như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, phép đối xứng tâm, phép quay quanh một trục, , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép dời hình trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ dó hình dung được thế nào là hai hình bằng nhau trong không gian.
2 - Thông qua các phép đồng dạng cụ thể như phép vị tự, tích của phép vị tự và một phép dời hình , làm cho học sinh nắm được định nghĩa phép đồng dạng trong không gian, những tính chất cơ bản của nó, từ đó hình dung được thế nào là hai hình đồng dạng trong không gian.
Nội dung và mức độ:
1 - Giới thiệu các phép dời hình cụ thể trong không gian tương tự như các phép biến hình đã biết trong mặt phẳng như phép tịnh tiến, phép đối xứng qua mặt phẳng, phép đối xứng qua tâm, phép quay quanh một trục, những tính chất chung và riêng của chúng.
- Định nghĩa hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.
- Khái niệm về phép dời hình trong không gian.
- Định nghĩa hai hình bằng nhau.
Nắm được định nghĩa, các tính chất của phép dời hình: Phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, đối xừng tâm, phép quay quanh một trục Biết cách tìm ảnh của các hình đơn giản qua phép dời hình. Biết cách nhận biết được các phép dời hình, hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.
2 - Giới thiệu về phép vị tự trong không gian và một số tính chất của nó.
- Khái niệm về phép đồng dạng trong không gian.
- Định nghĩa hai hình đồng dạng trong không gian.
Chủ yếu chỉ xét các phép đồng dạng, vị tự trên các hình đơn giản. Hiểu được thế nào là phép đồng dạng và hai hình đồng dạng trong không gian. Biết cách tìm ảnh của những hình đơn giản qua phép đồng dạng cụ thể. Biết cách nhận biết được các phép đồng dạng cụ thể khi biết một số ảnh và tạo ảnh của nó.
Tiết 1: Đ1. Phép tịnh tiến, phép đối xứng
và phép quay trong không gian (Tiết 1)
Ngày dạy:
A -Mục tiêu:
- Nắm được định nghĩa, tính chất của các phép tịnh tiến, phép đối xứng và phép quay trong không gian.
- Nhận biết được các phép tịnh tiến, đối xứng và phép quay.
- Bước đầu vận dụng được vào bài tập.
B - Nội dung và mức độ:
- Định nghĩa và tính chất của phép tịnh tiến, phép đối xứng, phép quay.
- Bước đầu tìm được ảnh khi biết tạo ảnh và tìm tạo ảnh khi biết ảnh.
- Liên hệ được với thực tiễn và với các khối hình học quen thuộc.
C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp:
- Sỹ số lớp:
- Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới:
I - Phép tịnh tiến.
Hoạt động 1:
Nhắc lại định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nêu được định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu cứu định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong không gian.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Phát vấn:
Nêu định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong không gian. Có so sánh gì với định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong mặt phẳng ?
Hoạt động 2:
Chứng minh nhận xét M’ = T(M) Û M = T(M’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện giải toán:
M’ = T(M) Û
Û Û M = T(M’)
- Gọi một học sinh thực hiện giải bài tập.
- Củng cố định nghĩa về phép tịnh tiến theo véctơ trong không gian.
Hoạt động 3:
Đọc và nghiên cứu các nhận xét b, c trang 5, 6 (SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu các nhận xét b, c trang 5. 6 của SGK.
- Trả lời câu hỉ của giáo viên.
- Giao nhiệm vụ đọc các nhận xét b, c của SGK.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
Hoạt động 4:
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’.
Tìm ảnh của điểm Aqua phép tịnh tiến theo véctơ .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Vẽ hình biểu diễn:
- T(A) = D’
- Gọi một học sinh xác định ảnh của điểm A qua phép tịnh tiến theo véctơ .
- Hỏi thêm:
- Tìm ảnh của ABCD qua phép tịnh tiến theo véctơ .
II - Phép đối xứng qua mặt phẳng.
Hoạt động 5:
Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa và nhận xét trang 6. 7 (SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu định nghĩa và nhận xét của phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Chứng minh nhận xét a)
M’ = Đ(P)(M) Û M = Đ(P)(M’)
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu phần định nghĩa và nhận xét của phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Phát vấn kiểm tra sự dọc hiểu của học sinh.
III - Phép đối xứng tâm.
Hoạt động 6:
Nhắc lại định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nêu được định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu cứu định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong không gian.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Phát vấn:
Nêu định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong không gian. Có so sánh gì với định nghĩa về phép đối xứng tâm I trong mặt phẳng
Hoạt động 7:
Đọc và nghiên cứu các nhận xét a, b, c trang 7, 8 (SGK). Chứng minh nhận xét b)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu định nghĩa và nhận xét của phép đối xứng tâm I trong không gian.
- Chứng minh nhận xét b)
Nếu M’ = f(M), N’ = f(N) thì
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu phần nhận xét của phép đối xứng tâm I trong không gian.
- Phát vấn kiểm tra sự dọc hiểu của học sinh.
IV - Khái niệm về phép quay quanh một trục.
Hoạt động 8: Dùng mô hình của phép quay quanh một trục.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Quan sát mô hình và nhận xét được điểm M’ được tạo ra theo quy tắc quay điểm M quanh trục d với góc quay a.
- Dùng mô hình mô phỏng sự quay của một điểm quanh một trục.
- Thuyết trình về phép quay quanh một trục d với góc quay a.
V - Tính chất.
Hoạt động 9:
Chứng minh định lí:
Trong không gian, phép tịnh tiến, phép đối xứng qua một mặt phẳng, phép đối xứng qua tâm và phép quay quanh một trục là những phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu phần chứng minh của định lý và nội dung phần hệ quả (trang 10 - 11 - SGK)
- Hướng dẫn học sinh đọc phần chứng minh của SGK.
- Hướng dẫn học sinh đọc phần hệ quả (trang 11 - SGK)
VI -Hình có mặt phẳng đối xứng, có trục đối xứng, có tâm đối xứng.
Hoạt động 10:
Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa trang 11 và nêu ví dụ về hình có mặt phẳng đối xứng. Hình có trục đối xứng. Hình có tâm đối xứng.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa trang 11.
- Nêu ví dụ về hình có mặt phẳng đối xứng. Hình có trục đối xứng. Hình có tâm đối xứng.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh
Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 trang 13 (SGK)
Tuần 2 :
Tiết 2: Phép tịnh tiến, phép đối xứng
và phép quay trong không gian (Tiết 2)
Ngày dạy:
A -Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cơ bản về phép tịnh tiến, phép đối xứng và phép quay.
- Luyện kĩ năng giải toán.
B - Nội dung và mức độ:
- Chữa bài tập cho ở tiết 1. Luyện kĩ năng giải toán.
- Có kĩ năng thành thạo tìm ảnh và tìm tạo ảnh.
C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp:
- Sỹ số lớp:
- Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1:
Chữa bài tập 1 trang 13 - SGK.
Gọi A’, B’, C’ theo thứ tự là ảnh của A, B, C qua phép tịnh tiến theo véctơ . Chứng minh rằng nấu A, B, C thẳng hàng và B nằm giữa A và C thì A’, B’, C’ cũng thẳng hàng và B’ cũng nằm giữa A’ và C’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
B nằm giữa A, C ị và k > 1
ị với k > 1
Suy ra A’, B’, C’ thẳng hàng và B’ nằm giữa A’và B’.
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
- Đặt vấn đề:
AC = A’C’, AB = A’B’ ?
Hoạt động 2:
Chữa bài tập 2 trang 13 - SGK.
Gọi d’, (P’) theo thứ tự là ảnh của đường thẳng d và mặt phẳng (P) qua phép tịnh tiến theo vectơ . Chứng minh rằng d song song hoặc trùng với d’, (P) song song hoặc trùng với (P’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Lấy 3 điểm không thẳng hàng O, A, B thuộc (P) và gọi O’, A’, B’ theo thứ tự là ảnh của chúng qua .
Theo bài tập 1, suy ra O’, A’, B’ không thẳng hàng nên suy ra : (P) đ (P’) º (O’A’B’). Mặt khác ta có: và nên (P) song song hoặc trùng với (P’).
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
- Đặt vấn đề:
: ABC đ A’B’C’
(O,R) đ (O’R’) ?
ảnh của tứ diện ABCD qua ?
Hoạt động 3:
Chữa bài tập 4 trang 13 - SGK.
Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’.
a) Tìm phép đối xứng qua mặt phẳng biến A, A’, B, D’ theo thứ tự thành A, D, B, D’.
b) Tìm phép đối xứng qua mặt phẳng biến A, A’,B, D’ theo thứ tự thành A, D, B, D’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Phép đối xứng phải tìm biến 3 điểm không thẳng hàng A, B, D’ thành chính nó nên mặt phẳng đối xứng của phép đối xứng là (ABD’). Vậy mặt phẳng đối xứng của phép đối xứng phải tìm là (ABC’D’).
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (BDB’D’).
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
Hoạt động 4:
Chữa bài tập 7 trang 13 - SGK.
Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’. Tìm ảnh của các cạnh AC, AB qua phép quay góc 1200 quanh trục B’D, hướng dương của trục là hướng từ B’ tới D.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Chứng minh được AC ^ (BB’D) ị B’D ^ AC
Tương tự B’D ^ CD’ ị B’D ^ (ACD’).
- Gọi I = B’D ầ (ACD’), chứng minh được I là tâm của của tam giác đều AD’C.
- Suy ra được phép quay đã cho biến A thành C, biến C thành D’. Do đó ảnh của AC là CD’. Làm tương tự, ta có phép quay đó biến B thành C’. Do đó ảnh của AB là CC’.
- Củng cố định nghĩa và tính chất cơ bản, định lí nêu dưới dạng nhận xét của SGK.
- Cho học sinh tìm ảnh của CD, DA, A’D’, C’D’ qua phép quay đã cho trong đề bài.
Hoạt động 5: (Củng cố)
Hệ thống định nghĩa, tính chất cơ bản của phép tịnh tiến, phép đối xứng, phép quay.
Bài tập về nhà:
Chọn trong sách bài tập phần: Các bài toán áp dụng và ôn tập trang 8.
Tuần 3 :
Tiết 3: Đ2 - Khái niệm về phép dời hình trong không gian (Tiết 1)
Ngày dạy:
A -Mục tiêu:
- Nắm được định nghĩa và tính chất cơ bản của phép dời hình.
- Hiểu được thế nào là hai hình bằng nhau trong không gian.
- Bước đầu vận dụng được vào bài tập.
B - Nội dung và mức độ:
- Định nghĩa và tính chất.
- Định nghĩa và phép chứng minh hai hình bằng nhau.
- Luyện kĩ năng giải toán.
C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp:
- Sỹ số lớp:
- Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới:
I - Định nghĩa phép dời hình.
1 - Định nghĩa:
Hoạt động 1:
Nêu định nghĩa phép dời hình trong mặt phẳng. Đọc và nghiên cứu định nghĩa phép dời hình trong không gian. (Nêu được sự giống nhau qua 2 định nghĩa)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Phát biểu định nghĩa của phép dời hình trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa phép dời hình trong không gian của SGK.
- Chỉ định học sinh phát biểu.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu định nghĩa về phép dời hình trong không gian.
2 - Nhận xét:
Hoạt động 2:
Phép chiếu song song có phải là phép dời hình không ?
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nêu được: Phép chiếu song song không phải là một phép dời hình. Đưa ra được một ví dụ minh hoạ để thấy định nghĩa về phép dời hình bị vi phạm.
- Quan sát bảng minh hoạ hai phép dời hình liên tiếp và nhận xét được: Kết quả là một phép dời hình
- Nhắc lại định nghĩa về phép chiếu song song trong không gian.
- Chỉ định học sinh phát biểu.
- Củng cố dịnh nghĩa về phép dời hình trong không gian. Thuyết trình về nhận xét của SGK:
Thực hiện liên tiếp hai phép dời hình ta được một phép dời hình. (Trình bày bảng minh hoạ)
II - Tính chất của phép dời hình.
Hoạt động 3:
Đọc và nghiên cứu các tính chất của phép dời hình (trang 15 - SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu tính chất của phép dời hình trong không gian.
- So sánh được sự giống nhau đối với phép dời hình trong mặt phẳng.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu theo nhóm phần tính chất của phép dời hình.
- Tổ chức thảo luận chung các vấn đề mà học sinh thắc mắc.
III - Các hình bằng nhau.
1 - Định nghĩa:
Hoạt động 4:
Nêu định nghĩa về hai hình phẳng bằng nhau. Đọc và nghiên cứu định nghĩa về hai hình bằng nhau trong không gian. So sánh hai định nghĩa ?
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Phát biểu định nghĩa của hình bằng nhau trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa hình bằng nhau trong không gian của SGK.
- Chỉ định học sinh phát biểu.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu định nghĩa về hình bằng nhau trong không gian.
Hoạt động 5:
Giải bài toán: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’. Chứng minh rằng tứ diện ABDA’ bằng tứ diện C’D’B’C.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Chỉ ra được phép dời hình, cụ thể là phép đối xứng tâm O = AC’ ầ A’C biến A đ C’, B đ D’, D đ B’ và A’ đ C.
- Định hướng học sinh: Tìm một phép dời hình biến A, B, D, A’ theo thứ tự thành C’, D’, B’, C.
- Củng cố định nghĩa hai hình bằng nhau.
Hoạt động 6: (Củng cố)
Hai mặt phẳng bất kì có bằng nhau không ? Hai đường thẳng bất kì có bằng nhau không ?
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Chỉ ra được phép dời hình biến đường thẳng thành đường thẳng, biến mặt phẳng thành mặt phẳng.
- Gọi học sinh phát biểu.
- Củng cố dịnh nghĩa.
Bài tập về nhà: 1, 2, 3 trang 16 - SGK.
Tuần 4 :
Tiết 4: Khái niệm về phép dời hình trong không gian (Tiết 2)
Ngày dạy:
A -Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cơ bản về phép dời hình.
- Phương pháp chứng minh hai hình bằng nhau.
- Luyện kĩ năng giải toán, kĩ năng biểu đạt.
B - Nội dung và mức độ:
- Chữa bài tập cho ở tiết 3. Luyện kĩ năng giải toán.
- Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản về phép dời hình.
C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh hoạ phép dời hình
D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp:
- Sỹ số lớp:
- Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1:
Chữa bài tập 1 trang 16 - SGK.
Cho hình lập phương ABCD . A’B’C’D’.
a) Hãy chỉ ra một phép dời hình biến đoạn thẳng AB thành đoạn thẳng A’B’.
b) Chứng minh rằng hai tứ diện ABDA’ và BA’B’C’ bằng nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Xét phép tịnh tiến theo vectơ :
: A đ A’, D đ D’ nên AD đ A’D’.
Phép đối xứng qua mặt phẳng (P) = (ACC’A’) biến A’D’ thành A’B’ ( do (P) ^ (A’B’C’D’) nên A’ đ A’, D’ đ B’).
Do đó thực hiện liên tiếp hai phép biến hình và phép đối xứng qua mặt phẳng (P) sẽ AB đ A’B’.
b) Xét phép đối xứng qua mặt phẳng (Q) = (BCD’A’) biến Ađ B’, B đ B, D đ C’, A’ đ A’ nên tứ diện ABDA’ bằng tứ diện B’BC’A’.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhàvới định hướng chỉ ra phép dời hình biến A thành A’, D thành D’.
- Củng cố định nghĩa về hai hình bằng nhau.
Hoạt động 2:
Chữa bài tập 2 trang 16 - SGK.
Chứng minh rằng phép dời hình biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song, biến hai mặt phẳng song song thành hai mặt phẳng song song.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Gọi (R) là mặt phẳng chứa a và b thì f(R) = (R’) là mặt phẳng chứa a’ và b’.
Giả sử a’ ầ b’ = M’ thì tồn tại các điểm M ẻ a và điểm M1 ẻ b để f(M) = M’ và f(M1) = M’.
Do f là phép dời hình, bảo tồn khoảng cách giữa hai điểm nên phải có MM1 = M’M’ = 0 ị M º M1 hay suy ra được a ầ b = M (mâu thuẫn với a // b).
Vậy a’ // b’ (đpcm).
b) Chứng minh tương tự.
- Định hướng: Giả sử phép dời hình f biến đường thẳng a thành a’, b thành b’ (a // b) và biến (P) thành (P’), biến (Q) thành (Q’) với (P) // (Q). Cần chứng minh:
A’ // b’ và (P’) // (Q’).
- Củng cố về phép dời hình:
Định nghĩa và tính chất.
Hoạt động 3:
Giải bài toán:
Cho hình lập phương ABCD . A’B’C’D’. Gọi E , F, J theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AD, AB, C’D’. Chứng minh rằng hai tứ diện ABEA’ và D’A’JD bằng nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Gọi I là tâm đối xứng của hình lập phương. O và O’ lần lượt là tâm của hình vuông ABCD và A’B’C’D’. Xét phép quay quanh trục OO’( Hướng dương là hướng từ O đến O’) với góc quay 900 biến A, B, E, A’ theo thứ tự thành B, C, F, B’. Phép đối xứng tâm I biến B, C, F, B’ theo thứ tự thành D’, A’, J, D. Vậy hai khối tứ diện ABEA’ và D’A’JD bằng nhau.
Củng cố: Chứng minh hai hình (H) và (H’) bằng nhau cần chỉ ra được rằng sau khi thực hiện liên tiếp một số hữu hạn các phép dời hình quen thuộc như phép tịnh tiến, đối xứng... hình (H) biến thành hình (H’).
Bài tập về nhà: Chọn trong sách BT.
Tuần 5 :
Tiết 5: Đ3 - Phép Vị tự và phép Đồng dạng. (Tiết 1)
Ngày dạy:
A -Mục tiêu:
- Nắm được định nghĩa và tính chất cơ bản của phép vị tự trong không gian.
- Xác định được ảnh của một hình qua một phép vị tự trong không gian.
- Vận dụng được vào bài tập.
B - Nội dung và mức độ:
- Định nghĩa và tính chất cơ bản của phép vị tự.
- Xác định ảnh của một hình qua phép vị tự.
- Luyện kĩ năng giải toán, kĩ năng biểu đạt.
C - Chuẩn bị của thầy và trò: Sách giáo khoa và bảng minh họa phép đồng dạng
D - Tiến trình tổ chức bài học:
ổn định lớp:
- Sỹ số lớp:
- Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
Bài mới:
I - Phép vị tự.
Hoạt động 1:
Nêu câu hỏi: Thế nào là phép vị tự tâm O trong mặt phẳng ? Đọc và nghiên cứu định nghĩa về phép vị tự trong không gian.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Phát biểu định nghĩa của phép vị tự trong mặt phẳng.
- Đọc và nghiên cứu định nghĩa phép vị tự trong không gian của SGK.
- Chỉ định học sinh phát biểu.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu định nghĩa về phép vị tự trong không gian.
Hoạt động 2:
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Gọi A’, B’, C’, D’ lần lượt là trung điểm của các cạnh bên SA, SB, SC, SD. Hãy chỉ ra một phép vị tự biến A, B, C, D theo thứ tự thành các điểm A’, B’, C’, D’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Chỉ ra được phép vị tự tâm S, tỉ số k = - biến A, B, C, D theo thứ tự thành A’, B’, C’, D’.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập.
- Củng cố định nghĩa phép vị tự trong không gian.
Hoạt động 3:
Đọc và nghiên cứu phần định lí và hệ quả (trang 17 - SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và nghiên cứu phần định lí và hệ quả.
- Thảo luận theo nhóm.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh đọc phần định lí và hệ quả.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 4:(Củng cố và luyện tập)
Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi E, F, G lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’, AB, AD. O là tâm đối xứng của hình hộp.
a) Thực hiện liên tiếp hai phép vị tự tâm A tỉ số 2 và phép đối xứng tâm O. Tìm ảnh của tứ diện AEFG.
b) Thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua tâm O và phép vị tự tâm C’ tỉ số 2. Tìm ảnh của tứ diện AEFG.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Phép : A đ A, E đ A’, F đ B, G đ D.
Phép ĐO: A đ C’, A’đ C, B đ D’, D đ B’.
Nên thực hiện liên tiếp hai phép và ĐO biến tứ diện AEFG thành tứ diện C’CD’B’.
b) Làm tương tự như câu a) thực hiện liên tiếp hai phép ĐO và biến tứ diện AEFG biến thành tứ diện C’CD’B’.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập.
- Củng cố định nghĩa phép vị tự trong không gian.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Bài tập về nhà:1, 2, 3, 4 phần ôn tập chương 1.
File đính kèm:
- Giao an Hinh 12 P1.doc