Luyện Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC VIẾT BÀI 60; 61: OM- AM , ĂM - ÂM
I. Mục tiêu:
- Giúp HS đọc và viết đúng các vần và tiếng chứa vần om , am ,ăm ,âm
- Thi tìm tiếng chứa vần om , am ,ăm ,âm
- Làm vào vở bài tập Tiếng Việt
II.Đồ dùng dạy học
Vở BT
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1B tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc viết bài 60 ; 61 : om- am , ăm - âm
I. Mục tiêu:
- Giúp HS đọc và viết đúng các vần và tiếng chứa vần om , am ,ăm ,âm
- Thi tìm tiếng chứa vần om , am ,ăm ,âm
- Làm vào vở bài tập Tiếng Việt
II.Đồ dùng dạy học
Vở BT
III. Các hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài :
Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 17 phút)
* Luyện đọc ở bảng:
GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc cá nhân GV theo dõi kiểm tra
GV cho cả lớp đọc ĐT bài
- Đối với HS trung bình, yếu: Yêu cầu các em chỉ đọc bài ở bảng
- Đối với HS khá , giỏi: GV cho các em đọc thêm các từ: chòm râu ; tạm thời ; tăm tre ; mâm cơm ; con tôm ; đầm sen, tắm biển, chăm bón, quả trám.
* Luyện đọc bài ở SGK:
GV yêu cầu HS mở SGK ra và luyện đọc cá nhân - dãy bàn - ĐT - GV theo dõi kiểm tra.
Hoạt động 2: Thi tìm tiếng, từ có chứa vần om , am , ăm , âm ( 5 phút)
GV tổ chức cho HS thi đua tìm theo tổ
- GV ghi bảng sau đó cho HS luyện đọc
Hoạt động : Luyện làm bài tập TV( 10 phút) phần bài tập của vần om , am
GV yêu cầu HS mở vở BT ra gọi HS nêu yêu cầu BT sau đó hướng dẫn HS làm và chữa bài
Bài 1: Nối
Chỏm núi , khóm mía , đám cưới với hình vẽ thích hợp
Sau khi HS làm xong GV gọi 1 HS trả lời - GV giải nghĩa từng câu
Bài 2: Điền vần om hay am
Số t.... ống nh . . .
Bài 3: Viết mỗi từ 1 dòng
đom đóm , trái cam
3. Củng cố: ( 3 phút)
Cho HS luyện đọc ĐT ở bảng lớp
Giáo viên nhận xét giờ học.
________________________________
Luyện toán
Luyện phép trừ trong phạm vi 9
I Mục tiêu.
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 9
- Rèn kĩ năng so sánh các số tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng nhóm
II. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài- củng cố kiến thức : 5P
- 4- 5 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9.
- GV hỏi bất kì, HS trả lời.
2. Thực hành
Bài 1: Cho HS làm vào bảng con
GV lần lượt nêu và ghi ở bảng HS tính kết quả và ghi vào bảng con
9 5 9 9 9
- - - - -
1 4 7 3 _ 0
Bài 2: Tính
HS làm vào vở
*Đối với HS Trung bình, yếu
6 + 3 = 9 + 0 =
9 - 5 = 9 - 1 =
*Đối với HS khá, giỏi
9 - 3 + 1 = 6 + 3 - 3 =
5 + 0 + 2 = 9 - 2 + 1 =
1 HS lên bảng chữa bài
Bài 3: Số
9- ... = 5 8 - ...= 2 4 + .... = 9
8- ...= 1 9 - ...= 2 6 + ...= 3
HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
Chữa bài
Bài 4: Cột 2 dành cho HS khá, giỏi Điền dấu >, < , = vào ô trống
3 + 4 9 6 + 3 8
9 - 3 3 + 5 7 + 2 9 - 1
HS làm vào vở, 2 HS làm bảng lớp
3 Củng cố: ( 3 phút)
- GV yêu cầu HS thuộc và ghi nhớ công thức trừ trong phạm vi 9
- GV nhận xét chung giờ học
________________________________
Luyện chữ
Tăm tre, đỏ thắm, mầm non…
I. Mục tiêu:
- Giúp hoc sinh viết đúng, đẹp các chữ tăm tre, đỏ thắm, mầm non, và câu: con suối sau nhà chảy rì rầm. (mỗi từ, câu 2 dòng.)
- Rèn cho học sinh ý thức luyện chữ viết và trình bày sạch sẽ.
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 2P
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện viết vào bảng con ( 10 phút)
GV viết các từ và câu lên bảng, HS luyện đọc.
GV viết mẫu từng chữ : tăm tre, đỏ thắm, mầm non và yêu cầu học sinh nhắc lại độ cao từng con chữ và khoảng cách giữa các con chữ sau đó luyện viết vào bảng con
Học sinh luyện viết vào bảng con. Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh và nhắc các em viết đúng mẫu
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Luyện viết vào vở ( 20 phút)
Gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
Học sinh luyện viết mỗi chữ 2 dòng.
Giáo viên hướng dẫn HS cách trình bày, đi từng bàn theo dõi và động viên học sinh luyện viết.
3 Củng cố- dặn dò: ( 3 phút)
Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh và nhận xét chung giờ học.
_____________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 18 tháng 12 năm 2013
Buổi sáng:
Học vần
Bài 62: ôm , ơm
I. Mục tiêu:
- HS đọc được .ôm , con tôm , ơm , đống rơm , từ : chó đốm , chôm chôm , sáng sớm , mùi thơm và câu ứng dụng:
Vàng mơ như trái chín
Nhành giẻ treo nơi nào
Gío đưa hương thơm lạ
Đường tới trường xôn xao .
- HS viết được: .ôm , con tôm , ơm , đống rơm
- Luyện nói từ 1- 3câu theo chủ đề. Bữa cơm
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa SGK, bộ đồ dùng học TV
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
A. Kiểm tra. ( 4phút)
- 1 HS đọc câu ứng dụng bài 56
- HS viết bảng con. Tăm tre , mầm non , đỏ thắm ( mỗi tổ 1 từ )
- Nhận xét, khen ngợi
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp vần ôm , ơm
2.Dạy vần mới:( 30p )
a.Dạy vần ôm, con tôm
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng vần: ôm
- HS so sánh vần ôm với vần ăm
- GVđọc mẫu: ôm - HS phát âm ( lớp , tổ , cá nhân )
- HS ghép vần: ôm – phân tích ( vần ôm có âm ô đứng trước , âm m đứng sau)
- GV hướng dẫn HS đánh vần :ô – mờ – ôm (lớp , tổ , cá nhân )
- HS ghép tiếng tôm – GV ghi bảng
- HS phân tích( tiếng tôm có âm t đứng trước , vần ôm đứng sau )
- GV phân tích lại và hướng dẫn HS đánh vần : tờ- ôm – tôm (lớp , tổ , cá nhân )
- HS quan sát tranh và nhận xét- GV giảng nghĩa cho HS con tôm và ghi bảng con tôm
Hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn: ôm - tôm - con tôm ( kết hợp phân tích vần và phân tích tiếng )
b.Dạy vần ơm - đống rơm ( Dạy theo quy trình tương tự)
- HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vần ơm và vần ôm( giống ; cả hai vần đều kết thúc bằng âm m ; khác nhau : vần ôm có âm ô đứng đầu , còn vần ơm có âm ơ đứng đầu )
- HS đọc kết hợp hai vần . Cá nhân, dãy, đồng thanh
ôm ơm
Tôm rơm
Con tôm đống rơm
Nghỉ giữa tiết
c.Hướng dẫn viết bảng con
- GV viết mẫu , vừa viết vừa hướng dẫn cách , viết cấu tạo nét ôm, con tôm , ơm , đóng rơm
- HS viết vào bảng con
- GV quan sát , theo dõi. Tuyên dương HS viết đẹp.
d. Hướng dẫn đọc từ ngữ ứng dụng :
- GV ghi bảng . chó đốm sáng sớm
Chôm chôm mùi thơm
- 2 HS khá đọc bài
- HS gạch chân tiếng chứa vần vừa học : đốm, chôm, chôm, sớm, thơm.
- HS phân tích , đánh vần.
- GV đọc mẫu, giải thích từ ứng dụng: mùi thơm, dùng tranh giải thích chôm chôm, chó đốm.
- HS đọc toàn bài . Cá nhân,dãy, đồng thanh
- HS thi tìm tiếng chứa vần : ôm- ơm
*Củng cố tiết 1
Tiết 2
3 : Luyện tập ( 30 phút)
a. Luyện đoc.
- HS nhắc lại nội dung tiết 1.
- HS luyện đọc bài ở bảng kết hợp đọc sgk theo (lớp , tổ , cá nhân ).gv khắc sâu thêm về cấu tạo tiếng
*Đọc câu ứng dụng
- HS quan sát tranh minh họa và nhận xét
- GV nhận xét tranh nêu nội dung câu ứng dụng và ghi bảng
Vàng mơ như trái chín
Nhành giẻ treo nơi nào
Gío đưa hương thơm lạ
Đường tới trường xôn xao .
- GV giải thích nội dung câu ứng dụng
- HS khá đọc câu ứng dụng(2 em)
- HS gạch chân tiếng chứa vần vừa học, phân tích tiếng chứa vần vừa học(thơm )
- GV đọc mẫu câu ứng dụng và luyện cho HS đọc
- HS đọc (lớp , tổ , cá nhân ) kết hợp đọc toàn bài
b. Luyện viết ở vở Tập viết
- HS viết vào vở tập viết ôm , con tôm , ơm , đống rơm
- GV quan sát hướng dẫn HS viết bài.Cho HS nhắc tư thế ngồi viết đúng.
Nghỉ giữa tiết
c. Luyện nói
. HS quan sát tranh - nêu chủ đè luyện nói: Bữa cơm
GV lần lượt nêu câu hỏi - HS thảo luận theo nhóm trả lời
- Bức tranh vẽ gỡ?
- Nhà em ăn mấy bữa cơm trong 1 ngày?
- Mỗi bữa em ăn mấy bỏt?
- K, G: Em thớch ăn mún gỡ?
HS luyện nói theo nhóm 2 người
HS luyện nói trước lớp
GV nhận xét
3.Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
GV chỉ bảng HS đọc toàn bài
GV nhận xét giờ học ./.
___________________________
Toán
Phép cộng trong phạm vi 10
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- BT cần làm ; bài 1 , 2 , 3
II. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)
2 HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 9
GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 2P
b. Các hoạt động :
Hoạt động 2.( 15 phút) Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10
a.Hướng dẫn HS thành lập công thức 9 + 1 = 10 ; 1 + 9 = 10
Bước 1 :Hướng dẫn HS quan sát hình trên máy chiếu rồi nêu bài toán :Nhóm bên trái có 9 hình tròn , nhóm bên phải có 1 hình tròn .Hỏi có tất cả bao nhiêu hình tròn ?
Bước 2 :Hướng dẫn HS đếm số hình tròn ở cả 2 nhóm rồi nêu câu trả lời đầy đủ : 9 hình tròn và một hình tròn là 10 hình tròn
GV gợi ý để HS nêu :9 và 1 là 10. Sau đó để HS tự điền số 10 vào chỗ chấm trong phép cộng
9 + 1 = 10 chín cộng một bằng mười
Bước 3 :Gíúp HS quan sát hình vẽ để rút ra nhận xét : ‘9 hình tam giác và một hình tam giác’ cũng như ‘1 hình tam giác và 9 hình tam giác’do đó 9 + 1 cũng bằng 1 + 9
HS tự viết 10 vào chỗ chấm trong phép cộng 9 + 1 = .
GV viết công thức 9 + 1= 100 lên bảng và cho HS đọc : ‘ chín cộng một bằng mười’
Sau đó cho HS đọc lại cả 2 công thức 1 + 9 = 10 và 9 + 1 = 10
b.Hướng dẫn HS thành lập các công thức : 8 + 2 = 10 ; 2 + 8 = 10 ; và 7 + 3 = 10 và 3 + 7 = 10 (Tiến hành tương tự như với công thức 9 + 1 = 10 )
Khuyến khích HS tự nêu bài toán
c. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10
Cho HS đọc thuộc bảng cộng . GV bằng nhiều cách che thành phần trong phép tính để HS nhanh thuộc bảng cộng
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3. Thực hành 15P
GV hướng dẫn HS làm các BT trong SGK
Bài 1. HS nêu yêu cầu đề bài ( Tính )
a. Đặt tính rồi tính
Yêu cầu HS đặt tính thẳng cột. HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp
1 2 3 4 5 9
+ + + + + +
9 8 7 6 5 1
10 10 10 10 10 10
b. HS nêu miệng kết quả - GV ghi lên bảng.
1 + 9 = 10 2 + 8 = 10 3 + 7 = 10 4 + 6 = 10
9 + 1 = 10 8 + 2 = 10 7 + 3 = 10 6 + 4 = 10
9 – 1 = 8 8 – 2 = 6 7 – 3 = 4 6 – 3 = 3
Bài 2. Điền số?
Gọi HS nêu cách làm bài ( Tính rồi ghi kết quả vào hình vuông, hình tam giác, hình tròn , hình bông hoa ) .
GV hướng dẫn
Chẳng hạn: 2 + 5 = 7 viết 7 vào hình vuông; 7 + 0 = 7 viết 7 vào hình tam giác....
HS làm bài. GV quan sát, theo dõi, 1 HS làm bảng phụ
Chữa bài- nhận xét: thứ tự điền là: 7 7 6 4 8 9 10
`Bài 3 : Quan sát tranh nêu bài toán tìm phép tính thích hợp ghi vào bảng con
( khuyến khích HS nêu bài toán ở nhiều dạng khác nhau )
Một số HS nêu kết quả.
KG nêu 2 cách ghi 6 + 4 = 10 hoặc 4 + 6 = 10
GV xem một số bài , nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò: 2P
GV xem một số bài, nhận xét giờ học.
Dặn dò: HS về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 10
___________________________________
Đạo đức
đi học đều và đúng giờ( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiện vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ
- HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ
- GDKNS: kĩ năng quản lí thời gian
II. Đồ dùng dạy học
Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 3P
Em đi học lúc mấy giờ? (2 HS trả lời)
Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 2P
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1. Sắm vai tình huống trong bài tập 4 ( 12 phút)
- GV chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai1 tình huống trong bài tập 4 ( GV đọc cho HS nghe lời nói trong 2 bức tranh)
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- HS đóng vai trước lớp.
- Cả lớp trao đổi nhận xét và trả lời câu hỏi:
Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
Em cần làm gì để di học đều và đúng giờ?
GV kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm bài tập 5 ( 12 phút)
- GV nêu yêu cầu thảo luận
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
GV kết luận: Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn đi học.
Hoạt động 3 Thảo luận lớp ( 10 phút)
- Đi học đều có lợi ích gì?
- Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
- Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ học cần phải làm gì?
HS đọc 2 câu thơ cuối bài
Kết luận chung: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
- GV nhắc nhở HS cần phải đi học đều và đúng giờ
- GV nhận xét chung giờ học.
_____________________________________
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc viết bài 62 : ôm , ơm
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng đọc và viết đúng các vần và tiếng chứa vần ôm, ơm.
- Làm vào vở bài tập Tiếng Việt
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụs
III. Các hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài : 2P
Các hoạt động :
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 17 phút)
* Luyện đọc bài ở SGK:
GV yêu cầu HS mở SGK ra và luyện đọc cá nhân - dãy bàn - ĐT - GV theo dõi kiểm tra
GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc cá nhân GV theo dõi kiểm tra
GV cho cả lớp đọc ĐT bài
- Đối với HS trung bình , yếu : Yêu cầu các em chỉ đọc bài ở sách giaó khoa và các từ ngữ ở bảng: con tôm , thơm tho , xe ôm , quả chôm chôm , thằng bờm , làng cốm , ngồi xổm , chim mẹ mớm mồi cho con
- Đối với HS khá , giỏi : GV cho các em đọc thêm ở bảng phụ:
Lơn Rừng vào xóm, bị nạn ngay dưới cây chôm chôm gần đống rơm. Cái chân sau của nó vướng vào bẫy, giãy giụa bao nhiêu thì đau đớn bấy nhiêu.
Trời gần sáng, nó càng đau...Nó bèn quay đầu lại cắn bỏ cái chân dính bẫy. Rồi cố chạy vào rừng.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động : Luyện làm bài tập TV( 13 phút)
GV yêu cầu HS mở vở BT ra gọi HS nêu yêu cầu BT sau đó hướng dẫn HS làm và chữa bài
Bài 1: Nối
Cây rơm ồm ồm
Ngựa phi vàng óng
Giọng nói tung bờm
Sau khi HS làm xong GV gọi 1 hS lên nối từ ở bảng - GV giải nghĩa từng câu
Bài 2: Điền vần ôm hay ơm
Bữa c.... giã c.... cái n....
Bài 3: Viết mỗi từ 1 dòng
Chó đốm , mùi thơm
3. Củng cố, dặn dò : 3P
Cho HS luyện đọc ĐT ở bảng lớp
Giáo viên nhận xét giờ học.
_____________________________
Luyện chữ
Cái nơm, con tôm, lom khom….
I. Mục tiêu: - Giúp hoc sinh viết đúng, đẹp các chữ : cái nơm, con tôm, lom khom và đoạn thơ:
Vàng mơ như trái chín
Nhành giẻ treo nơi nào
Gío đưa hương thơm lạ
Đường tới trường xôn xao .
- Rèn cho học sinh ý thức luyện chữ viết và trình bày đúng đoạn thơ.
II. Hoạt đọng dạy học :
1. Giới thiệu bài : 2P
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện viết vào bảng con ( 10 phút)
GV viết các từ và đoạn thơ lên bảng
HS luyện đọc(nhóm, cá nhân, lớp)
GV viết mẫu từng chữ : Cái nơm, con tôm, lom khom và yêu cầu học sinh nhắc lại độ cao từng con chữ và khoảng cách giữa các con chữ sau đó luyện viết vào bảng con
Học sinh luyện viết vào bảng con. Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh và nhắc các em viết đúng mẫu
HS tự viết tiếng: nhành giẻ, đưa, trường….
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Luyện viết vào vở ( 20 phút)
Gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
Học sinh luyện viết mỗi chữ 2 dòng và GV đọc cho HS viết đoạn thơ.
Giáo viên đi từng bàn theo dõi và động viên học sinh luyện viết.
GV treo đoạn thơ đã viết mẫu, HS quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn trình bày
GV đọc các câu thơ
HS trình bày vào vở
3 Củng cố: ( 3 phút)
GV xem một số bài.
Nhận xét sự tiến bộ của học sinh
_____________________________
Hoạt động tập thể
Vệ sinh cá nhân- vệ sinh môi trường
Bài 2: ăn uống sạch sẽ
Giáo dục kĩ năng sống
I. Mục tiêu :
Nêu được những việc làm để ăn uống sạch sẽ.
Thực hiện ăn sạch , uống sạch
Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống
Có thói quen rửa sạch tay trước khi ăn
II. Đồ dùng dạy học :
Bộ tranh VSCN số 3 và VSCN số 4 ( T3 )
III. Hoạt động day học :
1. Giới thiệu bài: 2P
2. Các hoạt động: 30P
Hoạt động 1: Những việc cần làm để ăn sạch
Bước1 : GV cho HS xem tranh VSCN số 3 – Trả lời câu hỏi :
Bức tranh vẽ gì ?
Việc làm đó có tác dụng gì ?
Bước 2 : HS làm việc theo nhóm
Bước 3 : GV gọi đại diện nhóm trình bày – GV nhận xét – Kết luận :
Để ăn sạch chúng ta phải :
+ Rửa sạch tay trước khi ăn ; trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng , chế biến thức ăn.
+ Rửa sạch rau , quả . Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn .
+ Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi , gián , chuột ..bò hay đậu vào .
+ Bát , đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch.
Hoạt động 2 : Những việc cần làm để ăn uống sạch:
Bước 1: Gv cho hs kể tên những đồ uống các em dùng hằng ngày và ghi mọi ý kiến của các em lên bảng .
Bước 2: GV nhận xét và cho hs thảo luận :
+ Theo các em loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uống ? vì sao ?
VD : Nước đá như thế nào là sạch, như thế nào là không sạch ?
Kem, nước mía như thế nào là hợp vệ sinh ?
GV cho HS thảo luận theo cặp
GV nhận xét – kết luận :
Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch , không bị ô nhiễm , đun sôi để nguội. Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống .
Bước 3: GV cho HS xem tranh:
Bạn nào uông nước hợp vệ sinh ? Tại sao ?
Bạn nào chưa uống nước hợp vệ sinh ? Tại sao?
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Lợi ích của ăn uống sạch sẽ
HS thảo luận : Tại sao chúng ta phải uống sạch sạch sẽ ?
HS trả lời –gv kết luận :
Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy , giun sán.
Giáo dục kĩ năng sống:
Thực hành kĩ năng chào hỏi
+ Chào hỏi lẫn nhau: (theo nhóm 2)
+ Đóng vai chào hỏi (ông, bà, khách đến nhà, bố mẹ, anh chị, em nhỏ)
- GV lưu ý HS tư thế, cách chào, ngôn ngữ
- Khen ngợi những em ngoan, lễ phép
3 Củng cố, dặn dò: 3P
GV tổng kết bài học. Dặn HS về ăn uống sạch sẽ, phòng tránh tai nạn thương tích
_____________________________________________________________________
Thứ 5 ngày 19 tháng 12 năm 2013
Buổi sáng:
Thể dục
thể dục rèn luyện tư thế cơ bản- trò chơi
I. Mục tiêu
- HS biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa một chân về phía sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch hình chữ V.
- HS thực hiện được đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
- HS biết cách chơi và chơi đúng luật của trò chơi (có thể còn chậm)
II. Địa điểm phương tiện
Sân trường, còi
III. Nội dùng và phương pháp lên lớp
Hoạt động 1. Phần mở đầu ( 5phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của bài học 1- 2 phút
- Đứng vỗ tay và hát 1 - 2 phút
- Giậm chân tại chỗ hoặc chạy nhẹ nhàng 40 - 50 m, sau đó vừa đi vừa hít thở sâu 2 - 3 phút.
- Chơi trò chơi" Diệt cá con vật có hại" 1 - 2 phút
Hoạt động 2. Phần cơ bản ( 20 phút)
* Ôn phối hợp : 1 - 2 lần , 2 x 4 nhịp
Nhịp 1: Đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng
Nhịp 2: Về TTCB
Nhịp 3: Đưa chân phải ra sau,hai tay lên cao chếch chữ V
Nhịp 4: Về TTCB
* Ôn phối hợp 1 - 2 lần 2 x 4 nhịp
Nhịp 1: Đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông
Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay ochống hông.
Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 4: Về TTCB
- Trò chơi " Chạy tiếp sức " 6 - 8 phút
Hoạt động 3. Phần kết thúc:( 5 phút)
- Đi thường theo nhịp và hát 2 - 3 phút
- GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học 1 - 2 phút
- GV nhận xét giờ học 1 - 2 phút.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 10
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- BT cần làm : Bài 1 , 2 , 4 ,5
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ):
2 HS đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 10
HS làm bảng con : 9 + 1 = ; 7 + 3 =
2, Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1P
b.Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các BT trong sgk ( 30 p )
Bài 1 : HS nêu yêu cầu BT( Tính )
Yêu cầu HS tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả. HS làm miệng
9 + 1 = 10 8 + 2 = 10 7 + 3 = 10 6 + 4 = 10 5 + 5 = 10
1 + 9 = 10 2 + 8 = 10 3 + 7 = 10 4 = 6 = 10 10 + 0 = 10
GV tổ chức trò chơi ‘ Truyền điện để chữa bài.
Bài 2. HS nêu yêu cầu BT ( Tính )
Yêu cầu HS đặt tính thẳng cột. HS làm Vào vở .
4 5 8 3 6 4
+ + + + + +
5 5 2 7 2 6
9 10 10 10 8 10
3 HS lên bảng chữa bài.GV nhận xét
Nghỉ giữa tiết
Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi :
HS khá, giỏi làm miệng bài 3. GV gọi HS đọc kết quả
Lớp nhận xét.
Bài 4. Yêu cầu HS tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả. HS làm bài vào vở
Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách tính ( 3 + 5 = 8; 8 + 2 = 10 ghi 10 vào chỗ chấm)
5 + 3 + 2 = 10 4 + 4 + 1 = 9 6 + 3 – 5 = 4 5 + 2 – 6 = 1
2 HS lên bãng chữa bài , GV nhận xét
Bài 5. GV dán tranh, yêu cầu HS quan sát.
Lúc đầu có mấy con gà?
Sau đó chạy lại mấy con gà nữa?
Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?
HS viết phép tính vào bảng con.
Lớp, GV nhận xét: 7 + 3 = 10
3. Củng cố, dặn dò: 2P
GV xem một số bài, nhận xét giờ học
__________________________________
Học vần
Bài 63: em, êm
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: em, êm, con tem, sao đêm, từ : trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại và câu ứng dụng:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
- HS viết được: em, êm, con tem, sao đêm
- Luyện nói từ 1- 3 câu theo chủ đề: Anh chị em trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa SGK, bộ đồ dùng học TV
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
A. Kiểm tra. ( 4phút)
- HS viết bảng con: chó đốm, sáng sớm, mùi thơm ( mỗi tổ 1 từ )
- 2 HS đọc bài trong sách giáo khoa
- Nhận xét, khen ngợi
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: 2P GV giới thiệu trực tiếp vần em, êm
2.Dạy vần mới:( 30p )
a.Dạy vần em, con tem.
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng vần: em
- HS so sánh vần em với vần ăm
- GVđọc mẫu: em- HS phát âm ( lớp , tổ , cá nhân )
- HS ghép vần: em – phân tích ( vần em có âm e đứng trước , âm m đứng sau)
- GV hướng dẫn HS đánh vần :e – mờ – em (lớp , tổ , cá nhân )
- HS ghép tiếng tem – GV ghi bảng
- HS phân tích( tiếng tem có âm t đứng trước , vần em đứng sau )
- GV phân tích lại và hướng dẫn HS đánh vần : tờ- em – tem (lớp , tổ , cá nhân )
- HS quan sát tranh và nhận xét- GV giảng nghĩa cho HS con tem và ghi bảng con tem
Hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn: em - tem - con tem ( kết hợp phân tích vần và phân tích tiếng )
b.Dạy vần êm - sao đêm ( Dạy theo quy trình tương tự)
- HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vần em và vần êm( giống ; cả hai vần đều kết thúc bằng âm m ; khác nhau : vần em có âm e đứng đầu , còn vần êm có âm ê đứng đầu )
- HS đọc kết hợp hai vần . Cá nhân, dãy, đồng thanh
Nghỉ giữa tiết
c.Hướng dẫn viết bảng con
- GV viết mẫu , vừa viết vừa hướng dẫn cách , viết cấu tạo nét : em, êm, con tem, sao đêm.
- HS viết vào bảng con
- GV quan sát , theo dõi. Tuyên dương HS viết đẹp.
d. Hướng dẫn đọc từ ngữ ứng dụng :
- GV ghi bảng . trẻ em ghế đệm
que kem mềm mại
- 2 HS khá đọc bài
- HS gạch chân tiếng chứa vần vừa học : em, kem, đệm, mềm
- HS phân tích , đánh vần.
- GV đọc mẫu, giải thích từ ứng dụng: trẻ em, mềm mại.
- HS đọc toàn bài . Cá nhân,dãy, đồng thanh
- HS thi tìm tiếng chứa vần : em, êm
*Củng cố tiết 1
Tiết 2
3 : Luyện tập ( 30 phút)
a. Luyện đoc.
- HS nhắc lại nội dung tiết 1.
- HS luyện đọc bài ở bảng kết hợp đọc sgk theo (lớp , tổ , cá nhân ).
Gv khắc sâu thêm về cấu tạo tiếng
*Đọc câu ứng dụng
- HS quan sát tranh minh họa và nhận xét
- GV nhận xét tranh nêu nội dung câu ứng dụng và ghi bảng :
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
- GV giải thích nội dung câu ứng dụng
- HS khá đọc câu ứng dụng(2 em)
- HS gạch chân tiếng chứa vần vừa học, phân tích tiếng chứa vần vừa học : đêm, mềm
- GV đọc mẫu câu ứng dụng và luyện cho HS đọc
- HS đọc (lớp , tổ , cá nhân ) kết hợp đọc toàn bài.
b. Luyện viết ở vở Tập viết
- HS viết vào vở tập viết : em , êm, con tem, sao đêm
- GV quan sát hướng dẫn HS viết bài.Cho HS nhắc tư thế ngồi viết đúng.
Nghỉ giữa tiết
c. Luyện nói
. HS quan sát tranh - nêu chủ đè luyện nói: Anh chị em trong nhà
GV lần lượt nêu câu hỏi - HS thảo luận theo nhóm trả lời
- Bức tranh vẽ gỡ?
- Nếu là anh, phải đối xử với em như thế nào?
- Em hóy kể tờn anh chị em trong nhà cho cả lớp nghe.
- K, G: Bố mẹ thớch anh em trong nhà phải đối xử với nhau như thế nào?
HS luyện nói theo nhóm 2 người
HS luyện nói trước lớp
GV nhận xét
3.Củng cố - dặn dò: ( 2 phút)
GV chỉ bảng HS đọc toàn bài
GV nhận xét giờ học ./.
______________________________________________
File đính kèm:
- LOP 1B TUAN 15.doc