TẬP ĐỌC
Sáng kiến của bé Hà
A) Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ
- Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, chấm, giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể với lời các nhân vật(Hà, ông, bà)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
- Hiểu nghĩa nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
B) Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa(SGK)
- Bảng phụ viết sẵn câu đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 10 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai
TẬP ĐỌC
Sáng kiến của bé Hà
A) Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ
- Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, chấm, giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể với lời các nhân vật(Hà, ông, bà)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
- Hiểu nghĩa nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
B) Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa(SGK)
- Bảng phụ viết sẵn câu đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
C) Các hoạt động dạy học
Hđ1 : Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ “Gọi bạn” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì về Dê Trắng và Bê Trắng?
Bài mới: Giới thiệu bài
Hđ2 : Rèn kỹ năng đọc cho học sinh
GV đọc mẫu với giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giọng ông bà phấn khởi.
HD HS đọc thầm và thảo luận theo nhóm để tìm từ khó hay đọc sai.
- GV ghi bảng để rèn đọc cho HS: sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ
- Đọc mẫu - Gọi HS đọc cá nhân
- Theo dõi nhận xét sửa sai
- Kết hợp giải nghĩa từ khó – HS đọc chú giải SGK
- HD HS đọc câu khó:Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm:/ làm ngày ông bà,/ vì trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.//
-Theo dõi NX tuyên dương, sửa sai cụ thể cho HS.
a) Đọc từng câu
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài.
- Theo dõi nhận xét sửa sai
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Học sinh đọc nhóm 3 – GV theo dõi, giúp đỡ HS
d) Thi đọc giữa các nhóm
- Học sinh các nhóm thi đọc cá nhân
Theo dõi nhận xét tuyên dương
Hđ3 : Hiểu nội dung bài
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
C1: Bé Hà có sáng kiến gì? Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ cho ông bà?
C2: Hai bố con chọn ngày nào làm “Ngày ông bà”? Vì sao?
Nói: Trên thế giới hiện nay người ta đã lấy ngày 1/ 10 làm Ngày quốc tế người cao tuổi.
C3: Bé Hà còn băn khoăn điều gì? Ai đã gỡ bí cho bé Hà?
C4: Hà đã tặng ông món quà gì?
C5: Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào?
Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “Ngày ông bà?”
Tóm ý và GD tư tưởng: Hà là một cô bé ngoan. Luôn quan tâm và rất kính yêu ông bà. Là con cháu cần quý trọng ông bà.
Hđ4 : Luyện đọc lại
- Hướng dẫn học sinh tự phân vai trong nhóm để đọc bài thi đua giữa các nhóm
( người dẫn chuyện, Hà, ông, bố)
Theo dõi NX tuyên dương nhóm đọc tốt
Củng cố- dặn dò:
HDHS thi đua bằng hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn” để trả lời câu hỏi:
Qua câu chuyện em thấy bạn Hà là cô bé như thế nào?(… Hà là cô bé ngoan. Luôn quan tâm và rất kính yêu ông bà....)
- Nhận xét tuyên dương
Chuẩn bị bài sau: Bưu thiếp
TOÁN
Luyện tập
A) Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố cách tìm “Một số hạng trong một tổng.”
- Ôn lại phép trừ và giải toán đơn về phép trừ
B) Các hoạt động dạy học.
1/ Ổn định;
2) Bài cũ
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập của bài Tìm một số hạng trong một tổng (Bài 1 và 3 SGK)
- Nhận xét tuyên dương
3) Bài mới : Giới thiệu
Luyện tập thực hành
Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu
bài.
Gọi 1 em làm mẫu trên bảng
a/ x + 8 = 10
Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
Muốn tìm số hạng ta làm thế nào?
HDHS làm bài còn lại vào bảng con
Gv theo dõi nhận xét.
Bài 1 củng cố cho các em kiến thức gì?
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài (Tính nhẩm)
- Hướng dẫn học sinh làm miệng bằng hình thức “Truyền điện” theo nhóm
- Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu
Bài 2 củng cố cho các em kiến thức gì?
Bài 3: Nêu yêu cầu bài (Tính)
- Đây là dãy tính có 2 phép tính ta phải thực hiện như thế nào?
- Lớp làm bài vào bảng con - vài em lên bảng làm
Gv theo dõi nhận xét
Bài 3 củng cố cho các em kiến thức gì?
Bài 4: Gọi HS đọc bài và tìm hiểu bài toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán yêu cầu gì?
Muốn tìm số quả quýt ta làm thế nào?
HDHS làm bài vào vở - 1 em lên bảng làm
Bài 4 củng cố cho các em kiến thức gì?
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
Tìm x biết: x + 5 = 5
A. x = 5B. x = 10C. x = 0
HDHS làm vào phiếu giao việc của nhóm
4) Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” để làm bài tập sau: Đúng điền Đ sai điền S vào ô trống:
a/ x + 10 = 19 b/ 20 + x = 40
x = 19 – 10 x = 40 + 20
x = 9 1 x = 60 1
- Nhận xét tuyên dương
- Xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Số tròn chục trừ đi một số.
ĐẠO ĐỨC
Chăm chỉ học tập (tiết 2)
A) Các hoạt động dạy học
I) Bài cũ: Gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Thế nào là chăm chỉ học tập? (là học xong, làm bài xong mới làm việc khác… )
Chăm chỉ học bài có lợi gì?(Giúp cho em học tập đạt kết quả tốt….)
- Nhận xét tuyên dương
II) Bài mới : Giới thiệu (Trực tiếp)
* Hoạt động 1:
- HDHS thảo luận theo nhóm để đóng vai theo tình huống sau:
Hôm nay, khi đã chuẩn bị đi học thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà, nên Hà mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm như thế nào?
- Thảo luận theo nhóm
- Trong nhóm tự đóng vai theo nhóm
- Các nhóm trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm - Lớp nhận xét bổ sung (nếu sai)
Nhận xét lại và ủng hộ ý kiến Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi với bà…
Kết luận: HS cần phải đi học đều và đúng giờ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Ghi vào phiếu học tập.
a/ Chỉ nhũng bạn không học giỏi mới cần chăm chỉ.
b/ Cần chăm học hàng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra.
c/ Chăm chỉ học tâp là hàng ngày phải học đến khuya.
- Thảo luận theo nhóm
- Trong nhóm tự đóng vai theo nhóm
- Các nhóm trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm
- Lớp nhận xét bổ sung (nếu sai)
Kết luận:
a/ Không tán thành vì HS ai cũng cần chăm chỉ học tập.
b/ Tán thành
c/ Không tán thành vì thức khuya có hại cho sức khỏe.
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Mời 1 số HS lên diễn tiểu phẩm và mời lớp xem.
Nội dung: Trong giờ ra chơi bạn An cắm cúi làm bài tập. Bạn Bình thấy vậy liền bảo: Sao cậu không ra chơi mà làm việc gì vậy? An trả lời “Mình làm bài tập để về nhà không phải làm nữa và được xem ti vi cho thỏa thích.”
1 số HS lên diễn tiểu phẩm và mời lớp xem.
HDHS phân tích tiểu phẩm
Làm bài trong giờ ra chơi dành cho HS có phải chăm chỉ học tập không, vì sao?
Em có thể khuyên bạn An như thế nào?
HS phân tích tiểu phẩm theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến
Kết luận:Giờ ra chơi dành cho HS vui chơi, bớt căng thẳng trong học tập. Vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm bài tập.
Cần khuyên bạn nên thực hiện giờ nào việc nấy.
Kết luận chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh, đồng thời cũng giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền học tập của mình.
- Liên hệ thực tế những bạn nào trong lớp đã chăm chỉ học tập.
HDHS tự bình chọn những bạn đã chăm chỉ học tậpTheo dõi nhận xét tuyên dương
4) Củng cố, dăn dò:
- Giáo dục tư tưởng: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh, đồng thời cũng giúp cho các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền học tập của mình.
HDHS chơi trò chơi: Tự bình chọn những bạn đã chăm chỉ học tập của lớp bằng cách tặng hoa cho bạn mà mình cho là chăm chỉ nhất. Bạn nào được nhiều người tặng hoa nhất là người đó thắng cuộc. (Ghi tên bạn vào bông hoa và nộp cho GV) Tổng hợp và khen ngợi HS chăm chỉ nhất.- Nhận xét tuyên dương
- Thực hiện như bài đã học: Giờ nào việc nấy.
- Chuẩn bị bài sau: Quan tâm giúp đỡ bạn.
Thứ ba
Tiết1:
THỂ DỤC
Bài 19: Bài thể dục phát triển chung
A) Mục tiêu:
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Y/C thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
B) Địa điểm, phương tiện.
- Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
- 1 cái còi, bàn ghế, đánh dấu 5 điểm theo 1 hàng. Cách nh au 0,80 m – 1 m
C/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp
Phần mở đầu :8 phút
- Phổ biến nội dung và PP kiểm tra
- Đi đều theo2 hàng dọc và hát bài “Gặp nhau đây”
- Ôn bài thể dục
Trò chơi: “Ghế 2 chân”
- Xếp thành 4 hàng dọc.
- Chuyển đội hình thành hàng ngang và dãn cách hàng, tập thể dục đồng loạt.
- Chuyển đội hình vòng tròn để chơi rò chơi.
Phần cơ bản :20 phút
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. HS tập tất cả 8 động tác của bài thể dục.
Cách đánh giá: Hoàn thành: Thuộc bài, thực hiện các động tác tương đối đúng, có thể 1, 2 động tác nhầm nhưng biết điều chỉnh ngay.
Chưa hoàn thành: Không thuộc bài, sai 3 động tác trở lên.
Lưu ý: HS chưa hoàn thành thì cho các em kiểm tra lại vào tiết sau.
- Đi đều theo 2 hàng dọc.
- Chuyển đội hình hàng ngang. Mỗi đợt 5 HS tập do cán sự lớp điều khiển.
- Giáo viên theo dõi sửa sai và ghi điểm.
GV điều khiển bằng còi, cán sự điều khiển theo khẩu lệnh.
Phần kết thúc :8 phút
- Cúi người thả lỏng
- Cúi lắc người thả lỏng
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh “An toàn giao thông”
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét tuyên dương
- Tập hợp 4 hàng dọc
- Dồn hàng
Chuyển đội hình vòng tròn và làm theo hiệu lệnh của GV.
4 HS đại diện nhóm làm trọng tài để thưởng phạt HS
TOÁN
Số tròn chục trừ đi một số
A) Mục tiêu
- Giúp học sinh: Biết cách thực hiện phép trừ có trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc 2 chữ số (có nhớ). Vận dụng khi giải toán có lời văn.
- Củng cố cách tìm 1 số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia.
B) Đồ dùng dạy học:
- 4 bó que tính mỗi bó 10 que tính
- Bảng gài que tính. Bảng phụ chép bài tập (SGK)
C) Các hoạt động dạy học.
I/ Bài cũ: - Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 2, 3/ 45 SGK.
Nhận xét bước KT.
II/ Bài mới: 1/ Giới thiệu (Trực tiếp)
2/ Hướng dẫn
* Giới thiệu cách thực hiện phép tính trừ 40 - 8
- Gắn các bó que tính lên bảng như SGK.
HDHS lấy 4 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và gợi ý HS có 4 chục thì viết 4 vào cột chục.
- Nêu vấn đề: Có 4 chục que tính cần lấy bớt 4 que tính. Em làm thế nào để biết số que tính còn lại?
Ghi 40 – 8 = ?
Chục
Đơn vị
-
4
0
8
3
2
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu: 40 – 8 = 32
Ghi bảng: 40 – 8 = 32
Gọi 1 em lên bảng đặt tính và tính kết quả.
- Theo dõi nhận xét sủa sai cho HS.
Lưu ý HS: Viết 8 thẳng cột với 0, thực hiện trừ từ phải sang trái.
* Giới thiệu cách thực hiện phép trừ 40 -18
HDHS thực hiện trên que tính tương tự như phép tính 40 – 8
Nêu: Có 40 que tính bớt đi 18 que tính, muốn biết còn lại bao nhiêu phải làm phép tính gì?
HDHS đặt tính và tính kết quả.
Gọi HS nêu lại cách thực hiện phép tính
Ghi lên bảng như SGK
3/ Thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn học sinh nêu miệng nối tiếp từng phép tính theo nhóm bằng hình thức trò chơi “Truyền điện”
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
Bài 2: Tìm x:
Bài tập yêu cầu gì?
HDHD làm bảng con thi đua theo nhóm.
Theo dõi giúp đỡ HS yếu, NX sửa sai.
- Gọi HS nêu cách tìm 1 số hạng.Bài 3: Tóm tắt:
Có : 2 chục que tính
Bớt đi: 5 que tính
Còn : … que tính?
HDHS phân tích đề toán
HD HS làm bài vào vở
Gọi 1 em lên bảng làm
Chấm vở 1 tổ để nhận xét sửa sai tại lớp.
4) Củng cố - dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” để làm bài tập sau : Đúng điền Đ, sai điền S. Sửa lại bài cho đúng.
60 – 7 = 53 1 60 – 7 = 63 1
- Nhận xét tuyên dương.
Chuẩn bị bài sau: 11 trừ đi một số 11 – 5.
CHÍNH TẢ
Ngày lễ
A/ Mục đích yêu cầu:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng bài Ngày lễ.
2. Luyện viết đúng quy tắc chính tả phân biệt các âm đầu c/ k; l/ n hoặc thanh hỏi/ thanh ngã.
B/ Đồ dùng dạy học:
* Bảng phụ để chép bài chính tả và các bài tập 2, 3 SGK
C/ Các hoạt động dạy học:
I/ Bài cũ : - Gọi 3 học sinh lên bảng viết lại các chữ HS đã viết sai ở bài chính tả thi giữa HKI.
- Nhận xét bước KT
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu (Trực tiếp)
2/ Hướng dẫn
- Hướng học sinh chuẩn bị
- Đọc lại bài chính tả
- Hỏi: Nội dung bài viết nói về gì?
- Hỏi và chỉ bảng: Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Quốc tế Lao Động, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc tế Người cao tuổi. Những chữ nào trong tên các ngày đó được viết hoa?
HDHS viết bảng con chữ khó: Quốc tế Phụ nữ, Thiếu nhi, Người cao tuổi.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở .
- Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu, HD cách trình bày cho đúng.
3/ Chấm chữa bài
- Đọc lại cho học sinh dò bài
- Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau dò lại bài
- Chấm vở 1 tổ để nhận xét sửa sai
4/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài ( Điền vào chỗ trống c hay k?)
- Hướng dẫn học sinh chơi bằng trò chơi “Tiếp sức”
Làm bài bằng trò chơi “Tiếp sức”(mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 nhóm)
Làm bài bằng trò chơi “Tiếp sức”(mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 nhóm)
- Theo dõi nhận xét tuyên dương
Bài 3: Nêu yêu cầu bài tập (Điền vào chỗ trống)
- Hướng dẫn học sinh làm bảng con thi đua theo nhóm
- Theo dõi nhận xét sửa sai
4/ Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh chơ trò chơi: “Ai nhanh hơn”để sửa sai câu sau cho đúng chính tả “Bác Lân chèo thuyền nang trên kon cênh.”
- Nhận xét tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau: Ông và cháu.
TẬP ĐỌC
Bưu thiếp
A/ Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, chấm, giữa các cụm tư dài.
- Biết đọc 2 bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phong bì với giọng rõ ràng, rành mạch.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Bưu thiếp, nhân dịp.
- Hiểu nghĩa nội dung của 2 bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết 1 bưu thiếp, cách ghi 1 phong bì thư.
B/ Đồ dùng dạy học
Mỗi HS mang đi 1 bưu thiếp, 1 phong bì thư.
Bảng phụ viết sẵn câu văn trong bưu thiếp cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
C/ Các hoạt động dạy học
I/ Bài cũ: Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài Sáng kiến của bé Hà.
- Hà là một cô bé như thế nào?
- Tại sao hai bố con Hà lại chọn ngày Lập đông để làm ngày “Ông bà”
III/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2/ Hướng dẫn luyện đọc:
- Đọc mẫu và tóm ND (Đọc bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Đọc phần đề ngoài phong bì với giọng rõ ràng, rành mạch.
- HD HS đọc thầm và thảo luận theo nhóm để tìm từ khó hay đọc sai.
- Tổng hợp từ khó để rèn đọc cho HS
- Đọc mẫu - Gọi HS đọc cá nhân
- Kết hợp giải nghĩa từ khó
- HD HS đọc câu khó
Đọc CN câu khó: Người nhận:// Trần Hoàng Ngân// 18/ đường Võ Thị Sáu// Thị xã Vĩnh Long// tỉnh Vĩnh Long. //
-Theo dõi NX, sửa saicụ thể cho HS.
a/ Đọc từng câu trong bài
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp từng câu trong bài
- Theo dõi nhận xét uốn nắn sửa sai cách đọc của học sinh
b/ Đọc từng bưu thiếp trước lớp
- Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trong bài
- Theo dõi nhận xét uốn nắn sửa sai cách đọc của học sinh
c/ Đọc từng bưu thiếp trong nhóm
Gọi HS nhận xét cách đọc của bạn.
d/ Thi đọc giữa các nhóm
- Theo dõi nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay nhất.
3/ Tìm hiểu bài:
C1: Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai?
- Gửi để làm gì?
C2: Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì?
C3: Bưu thiếp dùng để làm gì?
C4: Hãy viết 1 bưu thiếp chúc thọ hoặc chúc mừng sinh nhật ông (bà) nhớ ghi địa chỉ của ông (bà) ngoài phong bì.
- Giải nghĩa lại từ chúc thọ hoặc sinh nhật đều có nghĩa giống nhau. Tuy nhiên người già trên 70 tuổi ta thường dùng từ chúc thọ.
* Lưu ý cần viết bưu thiếp ngắn gọn. Khi viết phong bì phải ghi rõ địa chỉ người nhận để bưu thiếp được chuyển đến tận tay người nhận. Em cũng cần ghi địa chỉ người gửi để người nhận biết ai gửi thư cho mình và nếu thư thất lạc bưu điện sẽ trả lại cho người gửi.
- HDHS viết bưu thiếp và phong bì thư.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
4) Luyện đọc lại
- Hướng dẫn học sinh đọc bài thi đua giữa các nhóm
- Theo dõi nhận xét tuyên dương
5/ Củng cố, dặn dò:
- Hỏi: Bưu thiếp dùng để làm gì? ( …. Chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức …)
Mĩ thuật
Vẽ tranh chân dung.
I-Yêu cầu:
HS tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người.
Làm quen với cách vẽ chân dung.
Vẽ được một số bức chân dung theo ý thích.
II-Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh tranh chân dung khác nhau.
Một số bài vẽ chân dung của HS.
HS chuẩn bị: vở tập vẽ, bút, màu.
III-Các hoạt động Dạy-Học:
1-Ổn định:
2-Kiểm tra:
Tiết trước em học vẽ gì?
GV xem bài HS.
Nhận xét cụ thể một vài bài.
Nêu ưu khuyết điểm, hướng sửa chữa.
3-Bài mới:
a-GV trình bày một số tranh chân dung.
Tranh này vẽ gì?
+Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ. Vẽ khuôn mặt là chủ yếu, có thể vẽ bán thân hoặc toàn thân.
b-GV gợi ý cho HS tìm hiểu khuôn mặt người:
Hình khuôn mặt người ( hình trái xoan, vuông chữ điền…).
Em hãy nhận xét khuôn mặt bạn ngồi bên cạnh.
Những phần chính trên khuôn mặt là gì?
Vẽ tranh chân dung, ngoài khuôn mặt, còn có thể vẽ gì nữa?
Cho HS quan sát tranh mẫu để nhận xét.
GV yêu cầu HS :
Em hãy tả khuôn mặt một bạn trong lớp mình.
c- Cách vẽ:
Vẽ hình khuôn mặt người cho vừa với phần giấy quy định.
Vẽ cổ, vai.
Vẽ tóc, mũi, miệng.
+ Vẽ màu:
Màu tóc, màu da, màu áo, màu nền, …
GV vừa giảng giải, vừa vẽ phác một bạn HS của lớp.
Hướng dẫn HS vẽ từ tổng quát đến chi tiết.
4-Nhận xét:
GV chọn và cùng HS nhận xét một số bài đẹp, chưa đẹp.
Hình vẽ, bố cục.
Màu sắc, tình cảm trên khuôn mặt.
GV khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
5-Dặn dò:
Tiết sau em vẽ chân dung người thân.
Thứ tư
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ôn tập: Con người và sức khỏe
A. Mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể:
- Nhớ lại và khắc sâu 1 số kiến thức về vệ sinh ăn uống đã được học, để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
- Nhớ lại và khắc sâu 1 số kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hóa.
Củng cố về các hành vi vệ sinh cá nhân.
B. Đồ dùng dạy học : -Tranh phóng to các hình trong SGK.
C. Các hoạt động dạy học
I/ Bài cũ: * Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi của bài Đề phòng bệnh giun.
- Em cần làm gì để đề phòng bệnh giun? (Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch …)
- Nêu tác hại của bệnh giun? (Bệnh giun làm cho cơ thể gầy yếu, xanh xao, …Giun có thể gây tắc ống mật, có thể gây chết người.)
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2/ Hướng dẫn:
- Hướng dẫn học sinh tập động tác khởi động. Chơi trò chơi: “Xem ai nói nhanh, nói đúng tên các bài học về chủ đề Con người và sức khỏe.”
- Đại diện HS nêu
- Lớp bình chọn nhóm nói đúng, nói nhanh.
* Hoạt động 1:
Trò chơi: “Xem cử động, nói tên các cơ và khớp xương”
- Bước 1: Hoạt động nhóm.
- HDHS ra sân thực hiện sáng tạo 1 số động tác vận động và nói với nhau xem khi làm động tác đó thì vùng cơ nào, xương nào và khớp xương nào phải cử động.
- Bước 2: Gọi các nhóm cử đại diện nhóm mình trình bày trước lớp
Từng nhóm thực hiện động tác theo nhóm của mình.Trao đổi ý kiến trong nhóm với nhau
- Cử đại diện nhóm trình bày tên các nhóm cơ và xương, nhóm nào nhanh và đúng là nhóm đó thắng
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi hùng biện”
- Bước 1: Chuẩn bị thăm ghi câu hỏi
- Bước 2: Các HS lên trình bày trước lớp.
Câu hỏi:
- Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn?
- Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
- Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
- Nguyên nhân nào gây nên bệnh giun?
- Nhóm cử đại diện nhóm bốc thăm, đưa về nhóm để chuẩn bị, nhóm tự cử 1 bạn lên trình bày.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm ban giám khảo để chấm xem ai trả lời đúng.
Nhóm nào có nhiều lần thắng cuộc sẽ được thưởng.
Theo dõi nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4/ Củng cố, dặn dò
- HDHS chơi trò chơi: “Vận động” theo khẩu lệnh của GV. HS nào vi phạm hát 1 bài hoặc lò cò quanh lớp.
“Ú, Bèo, Xòe” HS làm theo chỉ dẫn của GV.
Nhận xét tuyên dương.
- Vận động thường xuyên cho cơ thể được khỏe mạnh. Mỗi ngày tập thể dục 30 phút buổi sáng.
Chuẩn bị bài sau: Gia đình
TOÁN
11 trừ đi một số: 11 - 5
A/ Mục tiêu
- Giúp học sinh: Tự lập bảng trừ có nhớ dạng 11 – 5 ( nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính ( tính nhẩm, tính viết) và giải toán.
- Củng cố về thành phần và tên gọi phép trừ.
B/ Đồ dùng dạy học
- 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời
C/ Các hoạt động dạy học.
I/ Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1 2 / 47 SGK.
- Nhận xét tuyên dương
II/ Bài mới
1/ Giới thiệu: (Trực tiếp)
HĐ1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 11 – 5 và lập bảng trừ
HDHS lấy 1 bó que tính và 1 que tính rời.
Hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Có 11 que tính (Giơ 1 bó que tính và1 que tính và viết lên bảng số 11) . Lấy đi 5 que tính ( viết số 5 bên phải số 11, rồi hỏi: Làm thế nào để lấy 5 que tính?
HDHS: Lấy 1 bó que tính rồi tháo bó que tính ra, lấy tiếp 4 que tính nữa.
Hỏi: Có 11 que tính, lấy đi 5 que tính còn lại bao nhiêu que tính?
- Làm phép tính gì để ra được 6 que tính
- Ghi: 11 – 5 = …
- HDHS làm phép tính vào bảng gài
-
Gọi 1 em lên bảng làm
Gọi HS nêu lại cách thực hiện phép tính.
- HDHS sử dụng 1 bó que tính 1 chục và 1 que tính để tự lập bảng trừ và viết hiệu tương ứng vào phép trừ
- Theo dõi nhận xét tuyên dương
Gọi vài em đọc lại bảng trừ , 1 em lên bảng viết lại bảng trừ.
Hđ 2/ Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
HD HS làm miệng ( nêu kết quả bằng hình thức “Truyền điện” theo nhóm
9 + 2 = 11… ; 2 + 9 = ;………
- Theo dõi nhận xét tuyên dương
Bài 2: Tính
HDHS làm bảng gài thi đua theo nhóm-
Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số trừ và số bị trừ lần lượt là:
a/ 11 và 7 b/ 11 và 9 c/ 11 và 3
Gọi 1 HS lên bảng làm mẫu:
- Hướng dẫn HS làm vào
bảng con thi đua theo nhóm
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
Bài 4: Tóm tắt:
Bình có: 11 quả bóng bay
Cho bạn: 4 quả
Còn: …… quả bóng bay?
HDHS phân tích bài toán
HDHS làm bài vào vở
Gọi 1 em lên bảng làm
Chấm vở 1 tổ để sửa sai tại lớp.
Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” để làm bài tập sau:
Đúng điền Đ, sai điền S
-
-
11 11
7 4
51 71
- Nhận xét tuyên dương
- Xem lại bài và chuẩn bị bài tập của bàiˆsau: 31 - 5
KỂ CHUYỆN
Sáng kiến của bé Hà
A) Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vàoý chính của từng đoạn, kể được từng đoạn và nội dung của câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
B) Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi ý chính của câu chuyện
C) Các hoạt động dạy học:
Bài cũ : Gọi 3 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện: Người mẹ hiền
- Nhận xét tuyên dương.
Hđ1 : Hướng dẫn kể chuyện
- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào ý chính.
Treo bảng phụ:
a/ Chọn ngày lễ.
b/ Bí mật của hai bố con.
c/ Niềm vui của ông bà.
- Gợi ý HS kể mẫu theo câu chuyện (từng đoạn)
- Hỏi: Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
- Bé Hà có sáng kiến gì?
- Bé Hà giải thích vì sao phải có ngày của ông bà?
- Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà vì sao?
- HDHS kể chuyện trong nhóm
- HDHS kể hết lượt rồi quay lại từ đầu và thay đổi người kể.
Theo dõi nhận xét tuyên dương.
- HD HS kể chuyện trước lớp
- Lưu ý HS phối hợp với lời kể là điệu bộ nét mặt, giọng kể.
- Theo dõi nhận xét tuyên dương.
-HD HS kể theo vai
- Theo dõi nhận xét tuyên dương.
Củng cố, dặn dò.
- Gọi một học sinh kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì? (Bạn Hà là một cô bé ngoan có nhiều sáng kiến hay. Luôn quan tâm đến ông bà và kính yêu ông bà.)
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Tập kể lại cho người khác nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Bạn của Nai Nhỏ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về họ hàng – Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
A) Mục đích, yêu cầu
1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
2. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
B) Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ để HS các nhóm làm bài tập 2.
C) Các hoạt động dạy học
Bài cũ: Gọi học sinh đặt câu có từ chỉ hoạt động
- Nhận xét tuyên dương
Bài mới: 1) Giới thiệu (Trực tiếp)
Hđ1 : Hướng dẫn:
Bài 1: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
- HDHS đọc thầm câu chuyện Sáng kiến của bé Hà và thảo luận theo nhóm để tìm từ chỉ người trong gia đình, họ hàng trong bài.
- Theo dõi nhận xét tuyên dương
GV tổng hợp và ghi bảng.
Kết hợp giảng nghĩa từ
Bài 2: Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.
HDHS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
HD HS thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên bảng làm bài bằng trò chơi “Tiếp sức”
- Theo dõi nhận xét tuyên dương
Bài 3: Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
- HDHD làm bài vào phiếu giao việc của nhóm
Theo dõi nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 4: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?
Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
HDHS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
Gợi ý HS cách làm bài: Cần đọc kĩ câu văn và xác định rõ câu đó là câu gì, nếu là câu hỏi em cần điền dấu gì? Là câu kể em điền dấu gì?
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Đọc lại bài vừa điền.
- Chuyện này buồn cười ở điểm nào?
Chấm vở 1 tổ để nhận xét tuyên dương.
Củng cố, dặn dò
- HDHS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” để trả lời các câu hỏi sau
- Tìm 3 từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
- Nhận xét tuyên dương
Thứ năm
THỦ CÔNG
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2)
A/ Các hoạt động dạy học
I/ Bài cũ: Gọi 3 học sinh nêu nối tiếp từng bước gấp
File đính kèm:
- lop2.doc