Giáo án lớp 2 tuần 10 - Trường Tiểu học Trần Tống

 Tập đọc: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I/ Mục tiêu

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- KNS: Xác định giá trị - Tư duy sáng tạo -Thể hiện sự cảm thông - Ra quyết định

- GD MT: GD ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.

II/ Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài tập đọc.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 10 - Trường Tiểu học Trần Tống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 LỊCH BÁO GIẢNG Từ ngày: 22 / 10 / 2012 Đến ngày: 26 / 10 / 2012 Cách ngôn : Máu chảy ruột mềm Thứ ngày Môn Tên bài dạy Hai 22/10 HĐTT Tập đọc(T1) Tập đọc (T2) Toán Trò chơi dân gian Sáng kiến của bé Hà Sáng kiến của bé Hà Luyện tập Ba 23/10 LTừ& câu Toán Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi. Số tròn chục trừ đi một số. Tư 24/10 Tập đọc Toán Chính tả L. Đọc-Viết Bưu thiếp 11 trừ đi một số. TC: Ngày lễ Luyện tập Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi. Năm 25/10 Toán Tập làm văn L Tiếng Việt Tập viết 31 - 5 Kể về người thân Kể về người thân Chữ hoa H Chiều thứ năm Kể chuyện Chính tả Sáng kiến của bé Hà NV: Ông và cháu Sáu 26/10 Toán L.Toán HĐTT 51 - 15 Luyện tập Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Hoạt động tập thể : TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. Mục tiêu : - Thực hiện trò chơi dân gian, nhằm giúp HS thư giản, thoải mái. - Trò chơi dân gian tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút HS tham gia ngày càng đông đảo với phương châm " Học mà chơi, chơi mà học" thông qua hoạt động này tạo sự nhanh nhẹn, linh hoạt thinh thần tập thể cao. II. Các hoạt động dạy học : - Lớp tập họp vòng tròn 1. Hướng dẫn trò chơi dân gian: - HS chơi các trò chơi ; cướp cờ, mèo đuổi chuột, chơi chuyền, nhảy dây... 2. Tổng kết tiết học. Tập đọc: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I/ Mục tiêu - Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật. - Hiểu nội dung: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - KNS: Xác định giá trị - Tư duy sáng tạo -Thể hiện sự cảm thông - Ra quyết định - GD MT: GD ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. II/ Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài tập đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Hỏi HS về tên của các ngày: 1/6, 1/5, 8/3, 20/11… B. Bài mới HĐ1. Luyện đọc a. Đọc từng câu. - Hướng dẫn phát âm từ khó. b. Đọc từng đoạn trước lớp; luyện đọc câu khó. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. HĐ2. Tìm hiểu bài. Tiết 2 Câu 1/78 Hà giải thích vì sao có ngày lễ ông bà? - Hiện nay trên thế giới chọn ngày 1/10 là ngày Quốc tế người cao tuổi. Câu 2/78 Câu 3/78 Câu 4/78 - Ông bà nghĩ sao về món quà của bé? Câu 5/78 HĐ3. Thi đọc lại câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi đọc lại câu chuyện theo vai. C. Củng cố, dặn dò. - Muốn ông bà vui lòng, các em nên làm gì? Liên hệ GD HS ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. - Nhận xét tiết học. Dặn HS tập kể lại câu chuyện. - 1/6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi, 1/5 là ngày Quốc tế Lao động… - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện phát âm: sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, hiếu thảo… - HS đọc nối tiếp đoạn; luyện đọc câu. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Tổ chức ngày lễ cho ông bà. - Vì hà …1/6, bố có … 1/5, mẹ có …8/3. ông bà chưa có ngày nào cả. - Ngày lập đông vì khi trời rét mọi người cần chú ý lo sức khỏe cho các cụ. - Bé băn khoăn vì không biết tặng ông bà quà gì - Bé tặng ông bà chùm điểm mười. - Ông bà thích nhất món quà của bé Hà. - Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà. - HS luyện đọc theo vai và thi đọc lại câu chuyện. - Chăm học, ngoan ngoãn. Toán: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số). - Biết giải bài toán có một phép trừ. II/ Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: Bài 1/45 B. Bài mới HĐ1. Luyện tập Bài 1/46 - Gọi vài HS nêu cách tìm số hạng trong một tổng. - Cho HS làm bài trên bảng con, 1HS lên bảng làm bài. Bài 2/46 (cột 1, 2) - Yêu cầu HS tính nhẩm. H: Khi đã biết 9 + 1 = 10, ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 -1 được không? Tại sao? Bài 3/46 ( HS khá giỏi) - Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả. - H: Giải thích vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau? Bài 4/46 - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn tìm số quả quýt phải làm thế nào? Bài 5/46 - Muốn khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng phải làm thế nào? C. Củng cố, dặn dò - Trò chơi: Hoa đua nở (theo SGV). - Nhận xét tiết học. Dặn HS BT2 (cột 3), BT3 - 2HS lên bảng làm bài. - … lấy tổng trừ đi số hạng kia. - 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài trên bảng con. - Đọc yêu cầu bài tập. - Làm bài, nối tiếp nhau nêu kết quả. - Có thể ghi ngay kết quả vì lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia. - Đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài; 1HS đọc chữa; lớp tự kiểm tra. - Vì: 3 = 1 + 2 - Vừa cam vừa quýt có 45 quả trong đó có 25 quả cam. - Hỏi có bao nhiêu quả quýt? Tóm tắt: Có : 45 quả Cam : 25 quả Quýt : … quả ? - Phải thực hiện phép trừ. - HS nêu yêu cầu bài tập. - Tính x rồi khoanh vào kết quả đúng. - C. x = 0 Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I/ Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1, BT2). - Xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào hai nhóm họ nội, họ ngoại (BT3). - Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4). II/ Đồ dùng dạy học: - 3 tờ giấy cỡ to ghi sẵn BT4; VBT. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra 1. Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: Búp bê làm việc suốt ngày, biết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp: Bàn tay thầy dịu dàng đầy trìu mến thương yêu. B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1/82 SGK - Yêu cầu HS đọc chuyện “Sáng kiến của bé Hà”, gạch dưới các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng rồi báo cáo kết quả. Bài 2/82 SGK - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả. - GV mở rộng: thầy, tía, u, bu, bầm… Bài 3/82 SGK - Tổ chức cho hai đội thi tiếp sức (nối tiếp nhau ghi từ tìm được lên các cột đã kẻ bảng. a/ Họ nội: ông nội, bà nội, bác, chú, thím, cô… b/ Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, dì… H: Họ nội (họ ngoại) là những người nào? Bài 4/82 SGK - GV phát giấy khổ to cho 3HS làm bài, lớp làm VBT. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - 2HS thực hiện yêu cầu trên bảng. - Nêu đề bài. - ông, bố, bà, con, cô, chú, mẹ, cụ già, con cháu, con… - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS nêu kết quả: ông nội, bà nội, chú, bác, thím, ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, dì, anh… - 2 đội HS thi tìm từ theo yêu cầu. - Họ nội (họ ngoại) là những người có quan hệ ruột thịt về bên ba (mẹ). - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi điền vào ô trống trong đoạn văn. Toán: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ I/ Mục tiêu - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số. - Biết giải bài toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số). II/ Đồ dùng dạy học: Que tính, bảng gài. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra Bài 1, 4/46 B. Bài mới HĐ1. Giới thiệu phép trừ 40 – 8 1. Nêu đề toán - Để biết còn bao nhiêu que tính, em phải làm thế nào? 2. Đi tìm kết quả. - Yêu cầu HS thao tác trên que tính để tìm kết quả. H: Còn bao nhiêu que tình? - Vậy 40 – 8 bằng bao nhiêu? 3. Đặt tính và tính. - Gọi 1HS lên bảng đặt tính. - GV hướng dẫn cách đặt tính và cách tính. HĐ2. Giới thiệu phép trừ 40 – 18. - Tiến hành tương tự như hoạt động 1. HĐ3. Thực hành. Bài 1/ 47 : - Gọi 3HS lên bảng làm bài, lớp thực hiện trên bảng con. - Gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính. Bài 3/47 Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt và trình bày bài giải vào vở; 1HS lên bảng làm bài. - H : 2 chục bằng bao nhiêu que tính ? Bài 2/47 ( HS khá giỏi ) C. Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép trừ 40 – 8; 40 – 18. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài: 11 trừ đi một số. - 2HS lên bảng làm bài. - Nghe và phân tích đề. - Thực hiện phép trừ 40 – 8. - Thao tác trên que tính: thực hiện bớt 8 que tính để tìm kết quả. - Còn 32 que tính. - 40 – 8 = 32 - Nêu yêu cầu bài tập. - 3 HS lên bảng, lớp thực hiện bảng con. - Thực hiện phép tính từ trái sang phải. - Đọc đề bài, Tóm tắt : Có : 2 chục que tính Bớt : 5que tính Còn : … que tính ? - Bằng 20 que tính. Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012 Tập đọc: BƯU THIẾP I/ Mục tiêu - Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II/ Đồ dùng dạy học:- Bưu thiếp, phong bì thư. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Gọi 3HS đọc, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 bài “Sáng kiến của bé Hà”. B. Bài mới HĐ1. Luyện đọc a/ Đọc từng câu - Hướng dẫn đọc từ khó. b/ Đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì. - Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu. - Cho HS đọc chú giải từ bưu thiếp. - GV giới thiệu vài bưu thiếp. c/ Đọc trong nhóm. d/ Thi đọc giữa các nhóm. HĐ2. Tìm hiểu bài Câu 1/ 81 Câu 2/81 Câu 3/81 - Khi gửi bưu thiếp qua đường bưu điện em cần chú ý điều gì? Câu 4/81: Viết bưu thiếp chúc thọ ông bà. Nhắc HS viết bưu thiếp phải ngắn gọn, tỏ rõ tình cảm yêu mến, kính trọng ông bà. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS thực hành viết bưu thiếp. - 3HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc các từ: bưu thiếp, năm mới, niềm vui, Phan Thiết, Vĩnh Long,… - Đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài bì. - Luyện đọc: + Người gởi: // Trần Trung Nghĩa // Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận // + Người nhận: // Trần Hoàng Ngân // 18 // đường Võ Thị Sáu // thị xã… - Của cháu gởi cho ông bà. Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới. - Của ông bà gửi cho cháu. Gửi để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu. - Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức. ... ghi địa chỉ người gửi người nhận đầy đủ - Thực hành viết bưu thiếp. Toán : 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 11 - 5 I/ Mục tiêu - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 – 5, lập được bảng 11 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 – 5. II/ Đồ dùng dạy học: - Que tính. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra : Bài 1, 3/47 B. Bài mới HĐ1. Giới thiệu phép trừ 11 – 5 1. Nêu bài toán (SGV) - Để biết còn bao nhiêu que tính, ta phải làm thế nào? 2. Tìm kết quả: Yêu cầu HS lấy 11 que tính, tìm cách bớt đi 5 que tính rồi nêu số que tính còn lại. - Vậy 11 trừ 5 bằng mấy? 3. Đặt tính và thực hiện phép tính. - Gọi 1HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính sau đó nêu lại cách làm. HĐ2. Bảng công thức 11 trừ đi một số. - Yêu cầu HS dùng que tính để tìm kết quả, ghi kết quả lên bảng công thức 11 trừ đi một số. - Tổ chức cho lập bảng công thức. HĐ3. Thực hành Bài 1/44 (a) - Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả vào phép tính. Bài 2/44 - Yêu cầu 3HS lên bảng, lớp thực hiện trên bảng con. Bài 3/48 (HS khá giỏi) - Muốn tính hiệu, phải làm thế nào? Bài 4/48 - Yêu cầu tóm tắt và giải bài toán vào vở. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc lòng bảng trừ, làm các phần bài tập còn lại và các bài tập trong VBT. - 2HS lên bảng làm bài. - Nghe và phân tích đề. - Thực hiện phép trừ: 11 – 5 - Thao tác trên que tính, trả lời: còn 6 que tính. - 11 trừ 5 bằng 6. - HS đặt tính rồi thực hiện phép tính từ phải qua trái. - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và thông báo. - HS đọc bảng công thức. - Tính nhẩm. - HS nhẩm rồi nối tiếp nhau nêu kết quả tính. - HS làm bài trên bảng con, 3 HS lên bảng làm bài. - Nêu yêu cầu bài tập. - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS tóm tắt và giải bài toán: + Số quả bóng Bình còn: 11 – 4 = 7(quả) Đáp số: 7 quả bóng Chính tả: NGÀY LỄ I/ Mục tiêu - Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Ngày lễ”. - Làm đúng bài tập 2, 3 a/b. - Làm đúng bài tập chính tả về phương ngữ. II/ Đồ dùng dạy học - Ghi sẵn nội dung cần chép, nội dung các bài tập chính tả. III/ Các hoạt động dạy-học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - GV đọc các từ: thì thào, xoa đầu buồn bã, trìu mến, con dao, rao hàng, giao dịch. B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn tập chép: - GV đọc đoạn bài chép. H: Đoạn văn nói về điều gì? Đó là những ngày nào? - Những từ nào trong tên các ngày lễ phải viết hoa? - Cho HS viết tên các ngày lễ có trong bài. - Cho HS chép bài vào vở. - Hướng dẫn HS chấm, chữa bài. HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: Điền vào chỗ trống c hoặc k. Bài 3: Điền vào chỗ trống: a/ l hay n b/ nghỉ hay nghĩ C. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các ngày lễ; những HS chép bài chưa đạt về nhà chép lại. - 1HS lên bảng, các HS khác viết trên bảng con. - 3HS đọc lại đoạn bài chép. - Nói về những ngày lễ. - Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Quốc tế Thiếu nhi,… Chữ đầu của mỗi bộ phận tên: Ngày, Quốc, Phụ, Lao, Thiếu… - HS làm bài vào VBT, 1HS lên bảng làm bài: con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh. - lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan. - nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ. Luyện đọc- viết: LUYỆN TẬP TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I/Mục tiêu: - Tiếp mục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi. - Hướng dẫn HS làm bài tập 1 và 3 trang 63 Vở thực hành Tiếng Việt. Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012 Toán: 31 – 5 I/ Mục tiêu - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 – 5. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5. - Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng. II/ Đồ dùng dạy học; - Que tính. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Bài 3, 4/48 B. Bài mới HĐ1. Giới thiệu phép trừ: 31 – 5 Có 31 que tính, bớt 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính phải làm thế nào ? - Gài 3 bó que tính và 1 que tính rời lên bảng gài, - Tháo rời 1chục que tính lấy đi 4 que tính với 1 que tính là 5 que tính . 2 chục với 6 que tính rời là 26 que tính. - Vậy : 31 - 5 = ? - Gọi 1HS lên bảng đặt tính, thực hiện phép tính rồi nêu cách làm của mình. HĐ2. Thực hành Bài 1/49 (dòng 1) - Yêu cầu HS tự làm, sau đó nêu cách tính của một số phép tính. - Dòng 2 HS khá giỏi làm thêm Bài 2/49 (a, b) - Gọi 3HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở. Bài 3/49 - Gọi HS đọc đề, tự tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. 1HS lên bảng. Bài 4/49 SGK - Yêu cầu HS đọc câu hỏi, trả lời. HĐ3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 31 – 5. - Dặn HS về nhà làm BT1 (dòng 2), BT2 (c) và các bài trong vở VBT. - 2HS lên bảng thực hiện. - Lấy 31 que tính đặt trước mặt. - Thao tác trên que tính. - 31 trừ 5 bằng 26. - HS đặt tính rồi thực hiện phép tính từ phải qua trái. - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài. Trên bảng con, vài HS lên bảng Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của vài phép tính: 41 – 3; 61 – 7. - Làm bài: lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS làm bài. - HS khá giỏi làm thêm câu c - Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O. Tập làm văn: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I/ Mục tiêu - Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý. - Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân. - GD MT: GD tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội. - KNS: Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân - Lắng nghe tích cực -Thể hiện sự cảm thông II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài tập 1 (SGK) III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1/85 - GV nhắc: Các câu hỏi chỉ là gợi ý. Bài yêu cầu là kể chứ không phải là trả lời câu hỏi. - GV khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân ở HS. - Yêu cầu các HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp. - HS kể trong nhóm. Bài 2/85 - Bài yêu cầu điều gì? - Nhắc HS: Cần viết rõ ràng, dúng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa chữa chỗ sai. C. Củng cố, dặn dò - Dặn HS suy nghĩ và kể thêm nhiều điều về HS của mình. - 1HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý. - Cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng để kể. - HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp. - HS kể trong nhóm. VD: Ông em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông làm nghề nông nên hết ra đồng lại chăm bón cây trong vườn nhà. Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể chuyện cổ tích cho em nghe. Ông thương em lắm. Có món gì ngon, ông cũng để dành phần nhiều cho em. - HS nêu yêu cầu bài tập. - Viết lại những gì em vừa nói ở bài tập 1. - HS viết bài. - Một số HS đọc bài viết trước lớp. - Lớp cùng GV nhận xét. Luyện Tiếng Việt : LUYỆN TẬP KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I/Mục tiêu : Luyện kể về ông, bà hoặc người thân theo câu hỏi gợi ý. Viết được đoạn văn ngắn từ 3-5 câu về ông bà hoặc người thân II/Lên lớp: Luyện kể theo từng câu hỏi gợi ý Kể hoàn chỉnh bài văn Viết đoạn văn ngắn vào vở. Tập viết: CHỮ HOA H I/ Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa H (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần). II/ Đồ dùng dạy học - Mẫu chữ trong khung chữ; viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn viết chữ cái hoa H. H: Chữ H cao mấy li? Rộng mấy li? Chữ được viết bởi mấy nét? - Hướng dẫn cách viết. - Viết bảng. HĐ2. Viết cụm từ ứng dụng. - Yêu cầu HS đọc. - Nêu: đây là thành ngữ nói lên sự vất vả, chịu thương, chịu khó của bà con nông dân. - Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - Viết bảng. HĐ3. Viết vào vở tập viết. Theo dõi HS viết bài trong vở tập viết và chỉnh sửa lỗi cho HS. - Thu, chấm bài. C. Củng cố, dặn dò - Tổng kết giờ học. - Dặn HS hoàn thành bài viết ở nhà. - cao 5li, rộng 5 li. - 3 nét: + nét 1: kết hợp 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang. + nét 2: kết hợp 3 nét cơ bản gồm nét khuyết ngược, nét khuyết xuôi và nét móc phải. + nét 3: là nét thẳng đứng. HS viết chữ H trên bảng con. - Đọc: Hai sương một nắng. - Các chữ h, g cao 5li, chữ t: 1,5li. - Các chữ còn lại cao 1li. - Khoảng cách giữa các chữ bằng một đơn vị chữ. - 1HS lên bảng, các HS còn lại viết chữ “Hai” trên bảng con. - HS viết: + 1 dòng chữ H, cỡ vừa. + 1 dòng chữ H, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ “Hai”, cỡ vừa. + 1 dòng chữ “Hai”, cỡ nhỏ. + 3 lần “Hai sương một nắng”, cỡ nhỏ. - HS khá giỏi viết cả bài. Kể chuyện : SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I. Mục tiêu : - Dựa vào các ý cho trước, kể được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. - GD MT: GD ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. - HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn ý kiến từng đoạn. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện : 1. Kể lại từng đoạn chuyện dựa theo các ý chính. - Treo bảng phụ ghi những ý chính của từng đoạn (a/ Chọn ngày ông bà; b/ Bí mật của hai bố con.; c/ Niềm vui của ông bà.) Đoạn 1- Gợi ý : + Hà là cô bé như thế nào ? + Bé Hà có sáng kiến gì ? + Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà ? + Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ cho ông bà ? Vì sao ? Đoạn 2: -Khi ngày lập đông đến gần, bé Hà đẫ chọn được quà để tặng ông bà chưa ? -Ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà ? Đoạn 3: - Bé Hà đã tặng ông bà quà gì? Thái độ của ông bà đối với món quà của bé ra sao? - Kể chuyện trong nhóm. 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Các nhóm thi kể lại câu chuyện. C. Củng cố, dặn dò - Kể việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, người thân: - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Đọc yêu cầu bài tập. - Đọc các ý chính trên bảng phụ. - Bé Hà là cô bé có nhiều sáng kiến. - Tổ chức ngày lễ cho ông bà. - Vì Hà có ngày Tết Thiếu nhi Ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân có ngày lễ 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào. - Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà. Vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người cần chú ý… ...chưa chọn được quà ....bố ...tặng ông bà chùm điểm 10. ...ông rất thích món quà của bé. - HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện. - Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. - Mỗi nhóm cử 3HS thi kể nối tiếp. Nhóm kể hay, sáng tạo là nhóm thắng cuộc. - HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) Chính tả : ÔNG VÀ CHÁU I/ Mục tiêu - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ. - Làm được BT2; BT3 a/b. Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi/thanh ngã. II/ Đồ dùng dạy học - Viết sẵn nội dung bài tập 3, quy tắc chính tả với c/k. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra Gọi 2HS lên bảng viết lại tên các ngày lễ trong bài “Ngày lễ”. B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn nghe viết - GV đọc bài viết. H: Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không? - Trong bài thơ có mấy dấu hai chấm và dấu ngoặc kép? - Hướng dẫn HS viết từ khó. - Viết bài. - Hướng dẫn HS soát lỗi, chấm, chữa bài. HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1/85 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu các chữ bắt đầu bằng c/k. Bài 3/85 - Gọi 2HS lên bảng ghi trên chữ viết nghiêng dấu hỏi hay ngã. - Hướng dẫn HS chữa bài tập trên bảng lớp. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chữa các lỗi đã viết sai. - 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 2HS đọc lại bài viết. - Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui. - Trong bài có hai lần dúng dấu hai chấm trước câu nói của cháu và trước câu nói của ông; 2 lần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu nói của cháu và của ông. - HS viết các chữ khó trên bảng con: vật, keo, thua, vỗ tay, hoan hô, trời chiều, rạng sáng,… - HS nêu: + cà, cá, có, công, của, cầu, cau,… + kéo, kêu, kén, kính, kênh, kẻm, kiếm,… - 1HS lên bảng, lớp làm vào VBT. Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy. - dạy bảo – cơn bão; lặng lẽ - số lẻ - mạnh mẽ - sứt mẻ; áo vải – vương vãi Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012 Toán: 51 – 15 I/ Mục tiêu - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 – 15. - Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li). II/ Đồ dùng dạy học: - Que tính. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra Bài 1, 3/49 B. Bài mới HĐ1. Phép trừ 51 – 15 1. Nêu bài toán (SGV) H: Muốn tìm số que tính còn lại, ta phải làm thế nào? - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tính kết quả. - Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu? 2. Đặt tính và tính - Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính. - Gọi vài HS nêu lại cách đặt tính và cách tính. HĐ2. Thực hành Bài 1/50 (cột 1, 2, 3) - Gọi 1HS lên bảng, lớp thực hiện trên bảng con. Bài 2/50 (a, b) - HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài. Bài 3/50 (HS khá giỏi) - Cho HS làm vào vở, gọi vài em nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết. Bài 4/50 - Hướng dẫn HS tự chấm các điểm vào bảng con như SGK rồi dùng phấn và thước nối các điểm để có hình tam giác. HĐ3. Củng cố, dặn dò - Gọi vài HS nêu lại cách đặt và thực hiện phép trừ 51 – 15. - Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm phần bài tập còn lại và các bài tập trong VBT. - 2HS lên bảng làm bài. - Nghe và phân tích đề. - Thực hiện phép trừ 51 – 15. - 51 trừ 15 bằng 36. - HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép trừ từ phải qua trái. - Nêu yêu cầu bài tập - 1HS lên bảng, các HS khác thực hiện trên bảng con. - HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài. - Câu c HS khá giỏi làm thêm - Vài HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. Luyện Toán : LUYỆN TẬP Mục tiêu : - Củng cố về các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 – 5. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5. - Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng. - Làm các bài tập 1, 2, 3 ,4 / 66 sách thực hành Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 10 - Kế hoạch tuần 11 II.Nội dung sinh hoạt: - Hát tập thể Nêu lí do Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá. Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo) Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung * GV chủ nhiệm nhận xét chung: Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Các em ý thức được trong việc rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ sách vở trong ngày theo thời khoá biểu. -Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Há

File đính kèm:

  • docTUAN 10.doc
Giáo án liên quan