Tiết 4: Thủ công
GẤP CẮT DÁN HÌNH TRÒN (T2 )
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn to, nhỏ tuỳ thích
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu hình tròn dán trên hình vuông
- Tranh vẽ qui trình cắt
- Giấy màu, kéo, keo dán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Giới thiệu bài
2. HS ghi tên bài vào vở.
3. HS đọc mục tiêu bài học
4. Hoạt động cơ bản:
HĐ1:Ôn lại qui trình (Hoạt động cả lớp)
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ 2 ngày 9 tháng 12 năm 2013
Buổi sáng:
Tiết1: Chào cờ
Tiết 2: Tiếng việt
Bài 14A: Anh em phảI đoàn kết (T1)
Tiết 3: Toán:
Bài 36: Em thực hiện phép tính 53 - 15; 33 - 5
như thế nào? (T2)
Tiết 4: Thủ công
gấp cắt dán hình tròn (t2 )
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn to, nhỏ tuỳ thích
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu hình tròn dán trên hình vuông
- Tranh vẽ qui trình cắt
- Giấy màu, kéo, keo dán
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài
2. HS ghi tên bài vào vở.
3. HS đọc mục tiêu bài học
4. Hoạt động cơ bản:
HĐ1:Ôn lại qui trình (Hoạt động cả lớp)
- Một số học sinh nhắc lại các bước gấp, cắt, dán hình tròn
HĐ 2: Nghe GV hướng dẫn:
- Giáo viên vừa chỉ vào tranh quy trình và nhắc lại các bứơc
+ Gấp hình tròn
+ Cắt hình tròn
+ Dán hình tròn
5. Hoạt động thực hành:
HĐ1: Học sinh làm việc cá nhân
- HS thực hành gấp, cắt, dán hình tròn
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng
HĐ 2. Trưng bày sản phẩm :
- Học sinh dán sản phẩm lên bảng nhóm , cả lớp nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân có sản phẩm đẹp.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm : đúng, đẹp, cách trang trí.
5. Hoạt động ứng dụng:
- HS thực hành gấp, cắt, dán hình tròn vào trang trí góc học tập của mình
(HS thực hiện ở nhà)
Buổi chiều:
Tiết 1: Luyện toán
Luyện tìm số bị trừ
I Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố cách tìm số bị trừ, mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép trừ.
- Vận dụng cách tìm số bị trừ vào giải bài toán có lời văn
II. Hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Giới thiệu bài:
2. HS đọc mục tiêu bài học
3. HS làm bảng con:
a. Tìm X: b. Tìm y:
x - 15 = 33 y - 26 = 53
- HS nêu cách tìm số bị trừ .
B Hoạt động thực hành:
HĐ1: HS làm việc cá nhân
- HS làm bài vào vở TH Toán- TV - trang 77
- HS đổi vở cho bạn ngồi bên cạnh để kiểm tra kết quả.
HĐ 2: HS báo cáo kết quả với cô giáo
- Cô giáo nhận xét
HĐ3:Bài làm thêm cho (HS khá giỏi)
Bài 1: Tổng hai số bằng số lớn nhất có hai chữ số. Số hạng thừ hai là số bé nhất có hai chữ số. Tìm số hạng thứ nhất?
Bài giải:
Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Vậy tổng hai số là 99.
Số bé nhất có hai chữ số là 10. Vậy số hạng thứ hai là 10.
Số hạng thứ nhất là:
99 - 10 = 89
Đáp số: 89
Bài 2: Tìm x
x - 8 = 16 + 14 x - 24 = 43 - 17
C. Hoạt động ứng dụng:
Mẹ có một túi bánh, mẹ chia cho hai anh em 18 cái. Mẹ còn lại 8 cái bánh. Hỏi túi bánh của mẹ có bao nhiêu cái?
Tiết 2: Luyện toán
Luyện phép trừ dạng 53 - 15, 33 - 5
I. Mục tiêu I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng: 53 - 15, 33 - 5
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
II. Hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản:
1. GV Giới thiệu bài
2. HS ghi tên bài vào vở
3. HS đọc mục tiêu bài học:
4.Hoạt động cặp đôi:
- HS nói với bạn bên cạnh cách thực hiện phép trừ; 43 - 6, 63 - 27
- HS báo cáo kết quả với cô giáo.
B Hoạt động thực hành:
1. Hoạt động cá nhân
- HS làmBài 1,2,3.4 vào vở thực hành toán trang 78.
- HS làm bài xong đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
- GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài
2. Hoạt động nhóm:
- Nhóm thảo luận cách làm bài 5 :vẽ thêm 2 que diêm nữa để được 5 hình tam giác
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
3.Bài dành cho HS khá giỏi:
1. Tính nhanh
33 + 17 - 13 - 7 23 + 15 - 3 - 5
2. Mẹ mang đ chợ bán 23 quả trứng. Sau khi bán, mẹ còn mang về 8 quả trứng. Hỏi mẹ đã bán được bao nhiêu quả trứng?
C. Hoạt động ứng dụng:
- Em nghĩ ra bài toán cần thực hện phép tính 53 - 17để đố bố mẹ (HS thực hiện ở nhà)
Tiết 3: Hướng dẫn thực hành
Luyện viết bài: Quà của bố
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đúng, viết đẹp bài "Quà của bố", trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Rèn kĩ năng giữ vở sạch , viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. GV Giới thiệu bài
2. HS ghi tên bài vào vở
3. HS đọc mục tiêu bài học:
4.Hoạt động cả lớp:
- GV đọc mẫu bài . 2 HS đọc lại.
- Bài chính tả có mấy câu? Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó: cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, quẫy.
B Hoạt động thực hành:
- GV đọc - HS nghe chép bài vào vở.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- HS báo cáo - GV kiểm tra , nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Luyện viết lại bài viết đẹp hơn
Tiết 4: Âm nhạc
GV âm nhạc dạy
Thứ 3 ngày 10 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Toán:
Bài 37: Em ôn lại những gì đã học b
Tiết 2: Tiếng việt
Bài 14A: Anh em phảI đoàn kết (T2)
Tiết 3: Tiếng việt
Bài 14A: Anh em phảI đoàn kết (T3)
Tiết 4: Mỹ thuật
GV mỹ thuật dạy
Buổi chiều:
Tiết 1: Tiếng anh
GV Tiếng anh dạy
Tiết 2: Luyện âm nhạc
GV âm nhạc dạy
Tiết 3: Luyện mĩ thuật
GV mĩ thuật dạy
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Cô Ngân - TPTĐ soạn dạy
Thứ 4 ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Toán
Bài 38: 14 trừ đi một số: 14 - 5 (t1)
Tiết 2: Tiếng việt
Bài 14b: đđoàn kết là sức mạnh của anh em
trong gia đình(T1)
Tiết 3: Tiếng việt
Bài 14b: đđoàn kết là sức mạnh của anh em
trong gia đình (T2)
Tiết 4: Thể dục
GV thể dục dạy
Buổi chiều:
Tiết 1: Luyện viết:
Chữ hoa m
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đúng, đẹp chữ hoa M (2 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Miệng (2 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3 lần).
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
Chữ hoa M trên khung chữ.
Bảng phụ viết từ ứng dụng: Miệng nói tay làm
III. Hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Giới thiệu bài:
2. HS ghi tên bài vào vở
3. HS đọc mục tiêu bài học
4. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- HS quan sát chữ mẫu : M rồi nhận xét.
- HS nêu qui trình viết chữ M.
- HS viết bảng con: M.
5. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm
- HS quan sát , nhận xét.
- Hướng dẫn HS viết chữ Miệng vào bảng con.
B. Hoạt động thực hành:
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra, nhận xét.
- GV kiểm tra, nhận xét
C. Hoạt động ứng dụng:
- HS luyện viết lại chữ hoa M đúng mẫu chữ (HS luyện viết ở nhà)
Tiết 2: Luyện tiếng Việt
Luyện đọc: bông hoa đẹp nhất
i. Mục tiêu:
- Đọc và hiểu câu chuyện "Bông hoa đẹp nhất"
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu hỏi, giữa các cụm từ rõ ý. Bước đầu biết phân biệt được lời kể và lời của nhân vật.
- Hiểu nội dung truyện.
II. Hoạt động dạy học:
A Hoạt động cơ bản:
1. Giới thiệu : Truyện " chuyến đi du lịch đầu tiên "
2. HS đọc mục tiêu bài học
3. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc
-Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó:
- Đọc nối tiếp câu
- Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
B. Hoạt động thực hành:
- HS làm BT2: Chọn câu trả lời đúng (HS hoạt động cặp đôi)
a, Thu muốn tăng món quà gì nhân ngày - D 3: Những bông hoa Thu tự trồng.
sinh nhật?
b, Thu đã làm gì để có món quà ấy? - D 3:Gieo hạt vào cốc để có hoa.
c, Điều gì khiến Thu ỉu xỉu? - D2: Hạt giống không nở hoa
d,Sau khi giúp Thu hiểu ra,Ba nói gì? - D 1:Thu là bông hoa đẹp
e,Câu nào dưới đây tạo theo mẫu câu Ai là gì? - Thu là bông hoa đẹp nhất
- HS báo cáo kết quả với cô giáo
C. Hoạt động ứng dụng:
.Luyện đọc lại: H/s luyện đọc toàn bài.
Tiết 3: Tự nhên và xã hội
Gia đình thân yêu của em (t2)
Tiết 4: Tiếng Anh
GV Tiếng Anh dạy
Thứ 5 ngày 12 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Toán
Bài 38: 14 trừ đi một số: 14 - 5 (t2)
Tiết 2: Tiếng việt
Bài 14b: đoàn kết là sức mạnh của anh em
trong gia đình (T3)
Tiết 3: Tiếng việt
Bài 14c: Anh yêu em bé (T1)
Tiết 4: Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Giáo dục HS: Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp; kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
II. hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: (HS thảo luận nhóm)
H: Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
H: Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV KL: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong SH.
2. Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”.
- GV kể chuyện.
-Y/c các nhóm thảo luận:
H: Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng? Nếu không ngăn nắp, ngọn gàng sẽ gây hậu quả gì?
- Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung.
*GV kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất vệ sinh, mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
B. Hoạt động thực hành
- Mỗi nhóm xử lí 1 tình huống ở BT4.
- GV cùng cả lớp nhận xét và KL về cách xử lí đúng.
C.Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện gọn gàng , ngăn nắp khi ở nhà .
Buổi chiều: ( Cô Tâm soạn dạy)
Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Toán
Em thực hiện phép tính dạng 54 -18; 34- 58 (t1)
Tiết 2: Tiếng việt
Bài 14c: Anh yêu em bé (T2)
Tiết 3: Tiếng việt
Bài 14c: Anh yêu em bé (T3)
Tiết 4: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I Mục tiêu:
- Sơ kết công tác tuần 14, triển khai kế hoạch tuần 15.
II Các hoạt động
1. Nhận xét công tác tuần 14:
* Nề nếp:
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Xếp hàng ra vào lớp kịp thời.
- Sinh hoạt 15 phút tốt (rèn nề nếp lớp học VNEN).
- Hội đồng tự quản làm việc tốt
- Các nhóm phát huy được tinh thần tự quản
* Học tập:
- Học bài và làm bài đầy đủ, hoàn thành tốt các bài tập ứng dụng.
- Chữ viết có nhiều tiến bộ: Thu Hiền, Phương Trâm
- Hợp tác làm việc nhóm tốt: Nhóm Ngoan Ngoãn; Lễ Phép
3. Kế hoạch tuần 15:
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân 22 * 12
* Nề nếp
- Tiếp tục thực hiện nề nếp Lớp học VNEN
- Đi học đúng giờ, trang phục đầy đủ, đúng quy định.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt 15 phút.
- Tiếp tục phát huy vai trò của Hội đồng tự quản.
* Học tập:
- Thi đua học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt tặng chú bộ đội.
- Luyện viết chữ đẹp. - Học thuộc bảng trừ đã học.
Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tiết 1:
Tiết 2
Chào cờ
-----------------------------------
Tập đọc
Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau(trả lời được các CH 1, 2, 3, 5).
- HS khá giỏi trả lời được CH4.
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân và kĩ năng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
2 HS nối tiếp đọc bài: Bông hoa Niềm Vui
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài học:
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc toàn bài. 2 HS đọc.
- Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: buồn phiền, dễ dàng, đùm bọc, đoàn kết, ...
- Đọc nối tiếp câu (2 lượt).
- Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3)
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
Tiết 3 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1) Câu chuyện này có những nhân vật nào? (5 nhân vật: ông cụ và 4 người con)
2) Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa? (Vì họ cầm cả bó đũa mà
bẻ./ Vì không thể bẻ gãy cả bó đũa).
3) Người cha bẻ gãy được bó đũa bằng cách nào? (Người cha cởi bó đũa ra,
thong thả bẻ gãy từng chiếc).
4) Một chiếc đũa ngầm so sánh với gì? (Với từng người con./ Với sự chia rẽ./
Với sự mất đoàn kết).
H: Cả bó đũa gầm so sánh với gì? (Với 4 người con./ Với sự thương yêu đùm bọc nhau).
5) Người cha muốn khuyên các con điều gì? (Anh em phải đoàn kết, thương
yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu).
4. Luyện đọc lại:
Luyện đọc phân vai: Người dẫn truyện, người cha, và 4 người con.
5. Củng cố dặn dò:
Qua câu chuyện này em học được điều gì?
Tiết 4:
Toán
55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9
I.mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
II. Hoạt động dạy học:
1. GV tổ chức cho HS tự thực hiện các phép trừ 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9
- GV Y/c “Thực hiện phép trừ 55 - 8”. Sau đó cho HS nêu cách làm(không sử
dụng bộ que tính), chỉ đặt tính rồi tính, chẳng hạn:
55 *5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
8 *5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
47
- GV lần lượt nêu Y/c HS thực hiện các phép tính trừ còn lại HS làm tương tự
như phép tính trừ đầu tiên, vừa nói vừa viết như SGK
2. Luyện tập: Bài 1,2,3 Tr 68
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV lần lượt nêu từng bài - HS làm vào bảng con cột 1,2 - Cột 3,4 HS làm vào vở.
Bài 2: Tìm x
H: Muốn tìm số hạng ta làm thế nào? HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở.
3. Chấm chữa bài:
Bài 1: HS đổi vở kiểm tra kết quả.
Bài 2: HS lên bảng làm.
Bài 3 : HS làm bảng phụ.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
Buổi chiều
Tiết 1:
Đạo đức
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp( T1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giáo dục kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường: Gữi gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần bảo vệ môi trường.
II. Hoạt động dạy học :
1. Khởi động: Học sinh hát bài : Em yêu trường em
Hoạt động 1: Tiểu phẩm: Bạn Hùng thật đáng khen:
- GV mời HS lên đóng các vai: bạn Hùng, cô giáo Mai, một số bạn trong lớp, người dẫn chuyện.
- GVđọc kịch bản. HS đóng vai.
- Cả lớp thảo luận . :
H: Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình?
H: Em hãy đoán xem vì sao bạn Hùng lamg như vậy?
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ:
- Quan sát tranh thảo luận nhóm:
H: Em có đồng tình với việc làm của bạn trong tranh không?
H: Nêu là bạn trong tranh em sẽ làm gì?
- Đại diện nhóm trìng bày. Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến:
- HS làm bài tập 3 vào vở bài tập
- Một số HS trình bày ý kiến của mình. giải thích lí do.
- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp có lợi gì?
- Em đã thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp như thế nào?
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS biết vận dụng những điều đã học vào thực tế
Tiết2: Luyện toán
luyện tuàn 13 - tiết 1
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố bảng trừ 14 trừ đi một số
- Thực hiện phếp trừ có nhớ dạng 54 - 18
- Củng cố cách tìm số bị trừ chưa
- Giải toán có lời văn liên qua đến phép trừ.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2Củng cố kiến thức
- 3 hs lên bảng Học thuộc bảng trừ : 14 trừ đi một số
- Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết?
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1,2,3,4 H/s làm vào vở Thực hành toán Trang 83
- Học sinh làm bài tập vào vở
- GV theo giỏi, hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.
Bài làm thêm (HS khá giỏi)
Bài 1: Tìm x
x - 36 = 6 4- 38 x - 54 = 27 + 19
Bài 2: Tìm một số biết rằng lấy số đó trừ 48thì hiệu băng 36. Tìm số đó?
3. Chấm chữa một số bài:
Bài 3:Tìm x
A, x + 17 = 44 b, 29 + x = 54
X = 44 - 17 x = 54 - 29
X = 27 x = 25
Bài 4: Giải
Trên đồi có số con Bò đang ăn cỏ là:
34 - 18 = 16 (con)
Đáp số: 16 con bò
VI.Cũng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học
Tiết 2: Luyện Toán
luyện tuần 13 - tiết2
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức,kỷ năng thuộc bảng trừ 15,16,17 trừ đi một số
- Cách tìm số hạng chưa biết.
- - Giải toán có lời văn liên qua đến phép trừ.
II. Hoạt động dạy học
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Củng cố kiến thức:
- Trò chơi hỏi đáp nhanh: làm việc theo cặp đôi.
HS 1nêu bất kì phép tính nào trong các bảng trừ 15,16 17,18 trừ đi một số, HS 2 nêu nhanh kết quả(mỗi cặp nêu 5 phép tính)
- GV làm trọng tài ghi điểm cho từng cặp
-GV?: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
HĐ3. Luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:Bài 1,2,3.4,5 vào vở thực hành toán TV
- HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm.
*Bài làm thêm cho (HS khá giỏi)
Bài 1: Tổng hai số bằng số lớn nhất có hai chữ số. Số hạng thừ hai là số bé nhất có hai chữ số. Tìm số hạng thứ nhất?
Bài giải:
Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Vậy tổng hai số là 99.
Số bé nhất có hai chữ số là 10. Vậy số hạng thứ hai là 10.
Số hạng thứ nhất là:
99 - 10 = 89
Đáp số: 89
HĐ4. Chấm, chữa bài:
Bài3: Tìm x:
a. x - 8 = 13, b, x + 8 = 13
X = 13 + 8 x = 13 - 8
X = 21 x = 5
Bài 5: HS làm bảng phụ.
IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Giáo dục kĩ năng sống
Rèn kĩ năng: trình bày suy nghĩ, ý tưởng
I Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu Thế nào là kĩ năng trình bày ý tưởng suy nghĩ của mình.
- Thực hành làm bài tập 3,4 ở VBT thực hành kĩ năng sống - trang17.
- Thực hành diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình trong một số tình huống cụ thể
II Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HĐ 1: Giới thiệu về kĩ năng trình bày ý tưởng suy nghĩ của mình:
- GV: Khi muốn trình bày suy nghĩ ,ý tưởng của mình về một điều gì đó để
người khác dễ nghe, dê hiểu, dễ thuyết phục chúng ta phải có kĩ năng diễn đạt,
trình bày suy nghĩ của mình. Kĩ năng này được hình thành và phát triển trong
quá trình học tập, rèn luện thực hành trong cuộc sống hàng ngày ở trường ở
gia đình.
2. HĐ 2: Thực hành làm BT 3,4 ở VBTTHKNS.
Bài 1: Tự liên hệ
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn : Giải thích yêu cầu BT
- HS thảo luận theo cặp đôi, làm bài vào vở.
- HS trình bày .
- GV: Đã lần nào em bị bạn bè hoặc bó mẹ, thầy cô giáo hiểu nhầm do không biết trình bày suy nghĩ của mình chưa?
- Nếu có hãy kể lại một trường hợp cụ thể cho các bạn cùng nghe.
- HS trả lời, GV kết luận.
3. HĐ 3: Thực hành diễn đạt suy nghĩ của mình với các bạn trong nhóm.
Bài 2: Thực hành
HS nêu yêu cầu và tình huống ở VBTKNS.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1: Thực hành diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình trong tình huống 1,2
Nhóm 2: Thực hành diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình trong tình huống 3,4
Nhóm 1: Thực hành diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình trong tình huống 5,6
Nhóm 1: Thực hành diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình trong tình huống 7,8
- HS thực hành theo nhóm 8.
- Các nhóm trình bày suy nghí, ý tưởng của mình.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn: Thực hành viết thư bày tỏ tình cảm của em với các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa nhân dịp Tết Nguyên Đán.
- Dặn HS rèn luyện kĩ năng diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình với người thân.
Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2012
Buổi sáng
Tiết 1: Mỹ thuật
GV chuyên trách dạy
Tiết 2: Toán
65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29 ( T67)
A. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100,dạng 55-38, 46-17,57-28,
78-29.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
C. Hoạt động dạy học :
I. Bài cũ :
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thuộc bảng trừ 15,16,17,18 trừ đi một số.
- GV nhận xét.
II.Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- 4 HS đọc thuộc bảng trừ 15,16,17,18 trừ đi một số.
2. Tổ chức hs tự thực hiện các phép trừ :
- Hướng dẫn hs thực hiện phép trừ 65 – 38.
65 *5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7 viết 7 nhớ 1
38 * 3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2 viết 2.
27
- HS nêu cách thực hiện phép trừ ( đặt tính rồi tính), sau đó cho hs vừa nói vừa viết như trong bài học.
- Cho hs thực hiện các phép tính trừ còn lại, vừa nói vừa viết như trong bài học
- Hs đọc các phép tính trừ vừa thực hiện.
3.Thực hành: Tổ chức hs làm bài tập vở BT toán - trang 69 .
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bảng con bài1 a.
- HS làm vào vở Bài 1b,c
Bài 2: Số?
- HS nêu cách tính.
- HS tự làm bài vào vở.
Bài 3: - HS đọc bài toán
- HS nêu tóm tắt và tự giải vào vở
3. Chấm bài
Bài 1, 2: hs đổi vở kiểm tra kết quả.
Bài 3: Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt , trình bày bài giải ở bảng lớp,
- gv nhận xét bổ sung kết quả đúng.
Giải
Năm nay mẹ có số tuổi là:
65 - 29 = 36 ( Tuổi)
Đáp số: 36 Tuổi
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Kể chuyện
Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào 5 tranh minh họa và gợi ý dưới tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện .
- HS KG biết phân vai dựng lại câu chuyện BT2
- GD học sinh kĩ năng tự nhận thức về bản thân và kĩ năng hợp tác
III. Hoạt động dạy học :
I. Bài cũ : H/s tiếp nối kể câu chuyện Bông hoa Niềm Vui.
II. Bài mới :
1. Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn hs kể câu chuyện :
a. Kể từng đoạn theo tranh: 1hsđọc yêu cầu của bài
– cả lớp quan sát tranh, 1 hs giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh :
Tranh 1 : Vợ chồng người anh và vợ chồng người anh cãi nhau. Ông cụ thấy
cảnh ấy rất đau buồn.
Tranh 2 : Ông cụ lấy chuyện bẻ bó đũa dạy các con.
Tranh 3 : Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không nổi.
Tranh 4 : Ông cụ bẻ gãy từng chiếc một rất dễ dàng.
Tranh 5 : Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha.
- 1 hs kể mẫu theo tranh 1( khuyến khích kể bằng lời của mình).
- Kể chuyện trong nhóm : hs quan sát từng tranh, đọc thầm từ ngữ gợi ý dưới
tranh, nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm- hết một lượt quay lại từ đoạn 1,
nhưng thay người kể.
- Kể chuyện trước lớp : Các nhóm cử đại diện thi kể
- lớp nhận xét đánh giá.
b. Phân vai dựng lại câu chuyện :
- Các nhóm tự phân các vai : người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con, thi dựng
lại câu chuyện .
- Lớp nhận xét về các mặt : nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện bình chọn cá
nhân, nhóm kể hay nhất.
IV. Củng cố- dặn dò :
- GV? Câu chuyện nói lên điều gì ? Yêu cầu hs nêu .
Gv chốt ý : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong một nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Chính tả (Nghe viết)
Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu :
- Nghe viết chính xác bài chính tả trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật.
- Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n, i /iê, ăt/ ăc
II. Đồ dùng :
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3; vbt.
III. Hoạt động dạy - học :
I. Bài cũ : 1hs tự tìm và đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, lớp viết bảng con 4 tiếng bắt
đầu bằng r/ d / gi.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐYC tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả :
a. Hướng dẫn chuẩn bị: Gv đọc mẫu đoạn viết chính tả; 2 hs đọc lại.
+ Hướng dẫn hs nắm nội dung bài viết:
- Đây là lời của ai nói với ai? ( lời của người cha nói với các con).
- Người cha nói gì với các con ?( Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng... sức
mạnh).
b. Hướng dẫn trình bày :
- Lời người cha được viết sau dấu câu gì ?( sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng).
c. Bảng con : liền bảo, chia lẻ, hợp lại, thương yêu, sức mạnh.
d. Gv đọc bài hs viết vào vở
- khảo lỗi bằng bút chì.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Hs đọc yêu cầu bài
- Gv lựa chọn bài tập cho hs làm- theo dõi
- chấm chữa bài.
- Gọi 2 hs lên bảng làm.
- Lớp nhận xét bổ sung kết quả đúng.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi hs có bài viết đẹp.
Buổi chiều: ( Cô Đào soạn dạy)
Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2012
Tiết 1:
Tiết 2:
Thể dục:
GV chuyên trách dạy
---- ----------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
II Đò dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học toán GV, HS.
II. hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
a) 75-39 45-37
b) 87-39 66-19
- Một HS nêu cách tính.
- HS đọc thuộc lòng bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
2. Luyện tập: Bài 1,2,3,4 Tr 70.
Bài 1: Tính nhẩm:
- HS làm bài, nêu cách nhẩm và kết quả
Bài 2: Đặt tính rồi tính( HS tự làm bài)
Bài 3: Một HS đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
H: Bài toán thuộc dạng gì?
- HS làm bài vào vở.
Bài 4: HS thực hành xếp hình
3. Chấm, chữa bài: HS lên bảng chữa bài.
Bài 3: Bài giải
Chị vắt được số lít sữa là:
58 -19 = 38 (l sữa)
Đáp số: 38 l sữa.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3:
Tập đọc
Nhắn tin
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý). Trả lời được các CH trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
Các mẫu giấy để học sinh viết nhắn tin.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
2 HS nối tiếp đọc bài: Câu chuyện bó đũa. Cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- GVđọc mẫu . 1 HS đọc
- HS luyện đọc từ khó: nhắn tin, quà sáng, lồng bàn, quét nhà, que chuyền.
- Đọc nối tiếp câu, đọc câu khó.
- Học sinh đọc nhắn tin ( từng mẫu)
- Luyện đọc nhóm (nhóm 3).
- Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Những ai nhắn tin cho Linh? (Chị Nga và bạn Hà).
H: Nhắn tin bằng cách nào? (viết ra giấy).
H: Vì sao chị Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?(Lúc chị Nga đi, chắc còn sớm, Linh đang ngủ ngon, chị Nga không muốn đánh thức Linh.Lúc Hà đến Linh không có nhà).
H: Chị Nga nhắn Linh những gì? (Nơi để quà sáng, các việc cần làm ở nhà, giờ
chị Nga về)
File đính kèm:
- Giao an VNEN lop 2 tuan 14.doc