Tập đọc - 43 + 44
HAI ANH EM ( TIẾT 1 + 2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đún chỗ bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩa của nhân vật trong bài.
- Hiểu ND : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhị nhau của hai anh em.
- Trả lời được các CH trong bài.
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
- Phương thức: trực tiếp
* GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông.
II/ Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; “THDC2008” – nam châm; SGK.
+ HS: SGK, vở, bút.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 15 - Trường Tiểu học Văn Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 16/11/2012
Ngày dạy: 26/11/2012
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Tập đọc - 43 + 44
Hai anh em ( tiết 1 + 2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đún chỗ bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩa của nhân vật trong bài.
- Hiểu ND : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhị nhau của hai anh em.
- Trả lời được các CH trong bài.
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
- Phương thức: trực tiếp
* GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông.
II/ Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; “THDC2008” – nam châm; SGK.
+ HS: SGK, vở, bút.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Tiết 1
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
4’
1'
30'
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bé Hoa.
- 3 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- GV nhận xét, ghi điểm
a) GV giới thiệu bài
b) Tiến hành các hoạt động
1.HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc .
* Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ công bằng, ngạc nhiên, xúc động. ôm chầm lấy nhau.
- HS cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- 1HS khá đọc lại cả bài.
* Hướng dẫn luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ
Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
* Hướng dẫn ngắt giọng :
- Giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc, yêu cầu HS tìm cách đọc đúng, sau đó cho lớp luyện đọc các câu này.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. GV nghe và chỉnh sửa cho HS.
- HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
A. Bài cũ
B. Bài mới
Hai anh em
1. Luyện đọc
- Đọc các từ khó : lấy lúa, rất đỗi, vất vả, ngạc nhiên.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau
Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh.//
Thế rồi,/ anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em.//
Tiết 2
33’
2'
2. HĐ2: HDHS tìm hiểu bài
* HS đọc và trả lời câu hỏi
- Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào ?
- Người em nghĩ gì và đã làm gì ?
- Người anh nghĩ gì và đã làm gì ?
- Mỗi người cho thế nào là công bằng ?
+ Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác
- Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em.
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
3. HĐ3: Luyện đọc lại
- 2 , 3 nhóm ( mỗi nhóm 4 HS ) tự phân các vai (người dẫn chuyện, Chi, cô giáo) thi đọc toàn truyện .
* GDKNS:
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- HS suy nghĩ cá nhân và lần lượt phát biểu ý kiến của mình.
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Bé Hoa
2. Tìm hiểu bài
- Họ chia lúa thành hai đống bằng nhau, để ở ngoài đồng.
- Người em nghĩ : Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của người anh.
- Người anh nghĩ : Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng. Nghĩ vậy, người anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
- Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.
- Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau./ Hai anh em đều lo lắng cho nhau./....
3) Luyện đọc lại .
- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
D. Củng cố , dặn dò :
------------------------------------------------------
Toán - Tiết 71
100 trừ đi một số ( tr 71)
I/ Mục tiêu :
Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
HS cả lớp thực hiện các BT1,BT2
* HS khá, giỏi làm được hết BT còn lại.
II/ Chuẩn bị :
+ GV: “THDC2008” – nam châm; “THDC2003” - Bảng phụ vẽ sẵn nội dung BT 2.
+ HS: SGK, vở, bút.
III/ Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
4'
28'
2'
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính : 55 – 8 ; 66 – 7 ; 47 – 9 ; 88 - 9.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- Nhận xét cho điểm.
a) Giới thiệu bài :
Trong giờ học hôm nay các em sẽ học cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số. Ghi đầu bài.
b) Phép trừ 100 – 36
* GV nêu bài toán cho HS phân tích để đi đến phép tính.
Hỏi: Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng đạt tính và thực hiện rồi nêu cách làm. HS khác làm trong vở nháp.
c) Phép trừ 100 - 5 (cách làm tương tự)
* GV nêu các BT cần làm cho HS cả lớp.
- HS nhắc lại các BT cần làm. HS nối tiếp nhau nêu y/c các BT. HS tự làm BT.
- GV đi tới các bàn theo dõi, giúp
đỡ HS.
- y/c HS dừng bút chữa lần lượt từng BT.
*HS nêu Y/c
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách thực hiện 100 – 9 ; 100 - 22
*Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách nhẩm từng phép tính ?
+ Nếu còn thời gian GV chữa tiếp các bài còn lại cho HS khá, giỏi.
* Gọi HS khá đọc yêu cầu của bài.
- GV nhận xét chữa bài
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính dạng 100 – 8, 100 – 36
- Nhận xét tiết học .
A. ổn đinh tổ chức
B. Bài cũ
C.Bài mới :
100 trừ đi một số
*Bài toán: Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
Đặt tính: 100
-
36
64
100
-
5
95
Luyện tập
*Bài 1 : Tính :
100 100 100 100 100
- - - - -
4 9 22 3 69
* Bài 2 : Tính nhẩm (theo mẫu):
100 – 20 Mẫu : 100 – 20 = ?
100 – 70 Nhẩm : 10chục – 2chục = 8chục
100 – 40 Vậy : 100 – 20 = 80
100 - 10
* Bài 3 : (dành cho HS khá)
Tóm tắt:
Buổi sáng bán : 100 hộp sữa
Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng: 24 hộp sữa
Buổi chiều bán : ... hộp sữa?
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số hộp sữa là :
100 – 24 = 76 (hộp sữa)
Đ/ S : 76 hộp sữa
D. Củng cố, dặn dò :
-----------------------------------------------------------------------------------
Thể dục – tiết 29
Bài 29: đi thườn theo nhịp. Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi : " Vòng tròn "
(đ/c Phong dạy)
Ngày soạn: 17/11/2012
Ngày dạy: 27/11/2012
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Đạo đức - tiết 15
Bài 7: Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp ( tiếp )
I/ Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ GDBVMT:
Mức độ; Toàn phần
*GDKNS: KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp,
Đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ GD sử dụng năng lượng TKHQ:
- GDHS: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Mức độ: liên hệ
II/ Chuẩn bị
+ GV: SGK
+ HS: VBT, bút
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
28'
3'
- HS nêu tên bài trước
- Giữ sạch đẹp trường lớp có tác dụng gì?
- GV nhận xét tuyên dương
a) GV giới thiệu bài
b) Tiến hành các hoạt động
* Mục tiêu: Giúp HS cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
- GV giao cho mỗi nhóm thực hiện việc đóng vai xử lí một tình huống
- Các nhóm lên trình bày tiểu phẩm.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận
- Một số HS lên trả lời
* GV kết luận:
*Mục tiêu: Giúp HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS quan sát xung quanh lớp và nhận xét xem lớp mình đã sạch, đẹp cha.
- HS thực hành dọn lại lớp học cho sạch, đẹp.
- GV y/ c HS quan sát lớp học sau khi đã thu dọn và phát biểu cảm tưởng.
* GV kết luận:
* Mục tiêu: giúp HS biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi. 10 HS trong lớp tham gia chơi.
- HS thực hiện trò chơi
- GV nhận xét, đánh giá
+ GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch,đẹp, góp phần BVMT.
+ GD sử dụng năng lượng TKHQ
- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
* GDKNS:
- GDHS : Biết tự giác tham gia làm vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp.
* GV Kết luận chung:
* Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Nhận xét tiết học, giao BTVN
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ
C. Bài mới
Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp
1. Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống:
+ Tình huống 1: Mai và An cùng làm trực nhật. Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện. An sẽ ...
+ Tình huống 2; Nam rủ Hà:" Mình cùng vẽ Đô - rê - mon lên tường đi !" Hà sẽ ...
+ Tình huống 3: Thứ bảy, nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố lại hứa cho Long đi chơi công viên. Long sẽ ...
* KL:
- TH 1: An cần nhắc Mai đổ rác đúng nơi quy định.
- TH 2: Hà cần khuyên bạn không nên vẽ lên tường.
+ TH 3: long nên nói với bố sẽ đi chơi công viên vào ngày khác và đi đến trường để trồng cây cùng các bạn.
2. Hoạt động 2: Thực hành làm sạch, đẹp lớp học.
* KL: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
3. Hoạt động3: Trò chơi " Tìm đôi"
* KLC: Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
D. Củng cố dặn dò:
*Ghi nhớ:
Trường em, em quý em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiêu không quên.
---------------------------------------------------------------------------
Chính tả - tiết 29
Tập chép: Hai anh em
I/. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép.
* Làm được BT2; BT3(a/b)
II/. Chuẩn bị:
+ GV: - Bảng lớp viết nội dung bài chép; SGK.
+ HS : Vở, bút, SGK
III/.Các hoạt động dạy học.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
4'
28'
2'
- Gọi 3 HS lên bảng làm lại bài tập 2 trang 48
- GV nhận xét ghi điểm
a) Giới thiệu bài
b) Tiến hành các hoạt động
* HĐ1: Hướng dẫn chép
- GV đọc, 2 HS đọc lại đoạn chép
- Giảng nội dung
- Đoạn văn kể về ai?
- Người em đã nghĩ và làm gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
- ý nghĩ của người em được viết như thế nào?
- Những chữ nào được viết hoa?
- HS tìm và tập viết chữ khó bảng lớp , bảng con
- HS nhìn bảng chép bài vào vở
- HS tự soát bài
HĐ2: HDHS làm BT
*GV nêu yêu cầu - HS làm miệng
* GV nhận xét tiết học
- Giao BT về nhà
A.Tổ chức
B. Bài cũ
C. Bài mới:
Tập chép: Hai anh em
1. Hướng dẫn chính tả
- Đọc đoạn chép
- Tìm hiểu nội dung
- Kể về người em
- Anh mình còn phải nuôi vợ , con ....và lấy lúa của mình bỏ vào cho anh.
- Đoạn văn có 4 câu
- Viết trong dấu ngoặc kép
- đêm ,anh, nếu,nghĩ
- nghĩ , nuôi, công bằng
2. Luyện tập
*Bài 2:Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai, 2 từ có tiếng chứa vần ay .
*Bài 3:(lựa chọn)Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x:
- Chỉ thầy thuốc: bác sĩ
- Chỉ tên một loài chim:sáo, sẻ
- Trái nghĩa với đẹp: xấu
b) Chứa tiếng có vần ât hay âc:
- Trái nghĩa với còn: mất
- Chỉ động tác ra hiệu đồng ý bằng đầu:gật
- Chỉ chỗ đặt chân lên thềm nhà hoặc cầu thang:bậc
D.Củng cố, dặn dò
------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết 72
Tìm số trừ( tr 72)
I/ Mục tiêu :
+ Biết tìm x trong các BT dạng: a – x = b(với a,b là caca số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính( Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu).
+ Nhận biết số trừ, số bị trừ và hiệu.
+ Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết.
* HS cả lớp thực hiện các BT1(cột 1, 3); BT2(cột 1,2,3); BT3.
- HS khá, giỏi làm được hết các BT và phần BT còn lại
II/ Chuẩn bị :
+ GV: Hình vẽ 10 ô vuông; “THDC2008” – nam châm.
+ HS: vở, bút, SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5'
28'
2'
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính : 100 – 4 ; 100 – 38, nêu cách thực hiện phép tính.
- Tính nhẩm : 100 – 40 ; 100 – 50 - 30.
- Nhận xét cho điểm
1) Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Tìm số trừ”. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn cách tìm số trừ
*GV nêu bài toán, HS nêu lại bài toán.
Hỏi:
- Lúc đầu có tất cả bao nhiêu quả cam ?
- Đã bớt đi bao nhiêu quả cam ?
- Số quả cam chưa biết ta gọi là x
- Còn lại bao nhiêu quả cam ?
- 10 quả cam bớt đi x quả cam, còn lại 6 quả cam, hãy đọc phép tính tương ứng.
- Viết lên bảng : 10 – x = 6, gọi HS đọc phép tính.
- Gọi tên các thành phần trong phép trừ này.
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?
- Gọi HS nhắc lại, sau đó viết bảng :
10 – x = 6
x = 10 – 6
x = 4
- Gọi HS đọc kết luận. (SGK)
* GV nêu các BT cần làm cho HS cả lớp.
- HS nhắc lại các BT cần làm. HS nối tiếp nhau nêu y/c các BT. HS tự làm BT.
- GV đi tới các bàn theo dõi, giúp
đỡ HS.
- y/c HS dừng bút chữa lần lượt từng BT.
*1 HS nêu y/ c BT
- Yêu cầu HS làm bài trong vở - 4 HS làm trên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
- Gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
+ Nếu còn thời gian GV chữa tiếp các phần BT còn lại cho HS khá, giỏi.
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?
- Nhận xét giờ học.
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
Tìm số trừ
*Bài toán: Có 10 ô uông , bớt đi một số ô vuông cò lại 6 ô vuông. Hỏi đã bớt đi bao nhiêu ô vuông?
10 - x = 6
10 – x = 6
x = 10 – 6
x = 4
*Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
* Luyện tập :
* Bài 1: Tìm x :
15 - x = 10 42 - x = 5
32 - x = 14 x - 14 = 18
* Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống:
Sốbị trừ
75
84
58
Số trừ
36
Hiệu
60
34
* Bài 3: Giải bài toán
Tóm tắt : Có : 35 ô tô
Rời bến : ? ô tô
Còn : 10 ô tô
Bài giải
Số ô tô đã rời bến là:
35 - 10 = 25 (ô tô)
Đáp số: 25 ô tô
C. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------
Kể chuyện - Tiết 15
Hai anh em
I/ Mục tiêu :
+ Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý (BT1).
+ Nói được ý nghĩ của người anh và người em khi gặp nhau trên cánh đồng( BT2).
* HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện(BT3).
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
- Phương thức: trực tiếp
II/ Chuẩn bị :
+ GV: “THDC2003” - Bảng phụ ghi gợi ý diễn biến câu chuyện; “THDC2008” – nam châm.
+ HS : SGK, vở, bút.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
4'
28'
2'
- Gọi HS kể lại chuyện Câu chuyện bó đũa.
- Nhận xét cho điểm
1, Giới thiệu bài : Tiết tập đọc hôm qua, các em đã học bài tập đọc Hai anh em. Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này.
2, Hướng dẫn kể chuyện :
a, Kể lại đoạn theo gợi ý :
GV treo bảng phụ viết gợi ý nội dung từng đoạn, yêu cầu HS dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn. Mỗi gợi ý ứng với nội dung một đoạn trong truyện reo bảng phụ viết gợi ý nội dung từng đoạn, yêu cầu HS dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn.
Mỗi gợi ý ứng với nội dung một đoạn trong truyện.
* Bước 1 : Kể theo nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý
- Yêu cầu HS tập kể theo nhóm 4
* Bước 2 : Kể trước lớp
- Gọi đại diện các nhóm thi kể từng đoạn.
- GV nhận xét, yêu cầu HS bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất.
b, Nêu ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên cánh đồng :
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- GV yêu cầu HS nhận xét, khen gợi những HS tưởng tượng đúng ý nghĩ nhân vật.
c, Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai.
* Kể lần 1 :
- GV làm người dẫn chuyện phối hợp kể cùng HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
* Kể lần 2 :
- Gọi HS xung phong nhận vai kể, hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ của từng vai sau đó yêu cầu thực hành kể.
- Yêu cầu HS nhận xét từng vai.
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
* Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể cho người thân nghe.
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ :C. Bài mới :
Câu chuyện bó đũa
1) Kể lại đoạn theo gợi ý .
Đoạn 1
Đoạn 2
Đoạn 3
Đoạn 4
2) Nêu ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên cánh đồng :
- Chuyện chỉ nói hai anh em bắt gặp nhau trên cánh đồng, hiểu ra mọi chuyện, xúc động ôm chầm lấy nhau, không nói họ nghĩ gì lúc ấy. Nhiệm vụ của các em đoán và nói ý nghĩ của hai anh em khi đó.
3) Kể lại toàn bộ câu chuyện
C. Củng cố, dặn dò :
Ngày soạn: 18/11/2012
Ngày dạy: 28/11/2012
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
Âm nhạc
ôn tập 3 bài hát: chúc mừng sinh nhật, cộc cách tùng cheng, chiến sĩ tí hon.
( Đ/ C Dự dạy )
------------------------------------------------------
Tập đọc - tiết 45
Bé Hoa
I/ Mục tiêu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc rõ thư của bé Hoa trong bài.
- Hiểu nội dung bài : Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ.
- Trả lời được các CH trong SGK
II/ Chuẩn bị :
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk, SGK.
+ HS : SGK, vở, bút
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
4'
28'
2'
- 2 HS lên bảng đọc truyện Hai anh em và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét ghi điểm
a) Giới thiệu bài
b)
1. HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc
2. HĐ2: HDHS tìm hiểu bài.
* Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài : giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện, tâm tình (như Hoa đang trò chuyện với bố).
- Gọi 1 HS khá đọc bài
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện đọc phát âm đã viết trên bảng.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. GV nghe và chỉnh sửa cho HS.
- HS đọc các từ được chú giải trong bài.
- Hướng dẫn ngắt giọng :
- Giới thiệu các câu cần luyện cách đọc, cách ngắt giọng yêu cầu HS tìm cách đọc đúng và luyện đọc.
* Đọc từng đoạn theo nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm
* Đọc đồng thanh.
2. HĐ2: HDHS tìm hiểu bài.
*HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Em biết những gì về gia đình Hoa ?
- Em Nụ đáng yêu như thế nào ?
- Hoa đã làm gì giúp mẹ ?
- Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì, nêu mong muốn gì ?
3. HĐ3: Luyện đọc lại
*HS thi đọc lại từng đoạn, cả bài văn. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
D. Củng cố, dặn dò :
- Bé Hoa ngoan như thế nào ?
- ở nhà em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ ?
- HS kể những việc mình đã làm.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Con chó nhà hàng xóm.
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ:
C. Bài mới
Bé Hoa
1. Luyện đọc
- Luyện đọc các từ : Nụ, nắn nót, lớn, lên, đen láy, đưa võng.
- Tìm cách đọc và đọc các câu :
+ Hoa yêu em / và rất thích đưa võng / ru em ngủ.//
+ Đêm nay, / Hoa hát hết các bài hát / mà mẹ vẫn chưa về .//
2) Tìm hiểu bài :
- Gia đình của Hoa có 4 người : bố, mẹ, Hoa và em Nụ. Em Nụ mới sinh.
- Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.
- Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.
- Hoa kể chuyện về em Nụ, Hoa mong muốn khi nào bố về sẽ dạy thêm các bài hát khác cho Hoa.
3. Luyện đọc lại
D. Củng cố, dặn dò :
- Biết giúp mẹ và rất yêu em bé.
Toán - Tiết 73
Đường thẳng( tr 73)
I/ Mục tiêu :
Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng.
Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút.
Biết ghi tên đường thẳng.
* HS cả lớp thực hiện BT1; HS khá, giỏi làm được hết BT2.
II/ Chuẩn bị:
+ GV: vẽ đường thẳng trong giấy hoặc bảng, SGK.”THDC2008’ – nam châm.
+ HS : SGK, vở, bút
III/ Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5'
28'
2'
-2HS lên bảng thực hiện tìm x :
32 – x = 14, x – 14 = 18, nêu cách tìm số bị trừ, số trừ.
- GV nhận xét cho điểm
a) Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Đường thẳng”. Ghi đầu bài.
b) Đoạn thẳng - đường thẳng
- Chấm 2 điểm trên bảng, yêu cầu HS lên bảng đặt tên 2 điểm và vẽ đoạn thẳng đi qua 2 điểm.
- Em vừa vẽ được hình gì ?
- Nêu : Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB. Vẽ lên bảng
- Cô vừa vẽ được hình gì trên bảng ?
- Làm thế nào để có được đường thẳng AB khi đã có đoạn thẳng AB ?
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB vào bảng con.
3) Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng
- GV chấm thêm điểm C trên đoạn thẳng vừa vẽ và giới thiệu 3 điểm A, B, C cùng nằm trên 1 đường thẳng, ta gọi đó là 3 điểm thẳng hàng với nhau.
- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng với nhau ?
- Chấm thêm 1 điểm D ngoài đường thẳng và hỏi : 3 điểm A, B, D có thẳng hàng với nhau không ? Tại sao ?
* GV nêu các BT cần làm cho HS cả lớp.
- HS nhắc lại các BT cần làm. HS nối tiếp nhau nêu y/c các BT. HS tự làm BT.
- GV đi tới các bàn theo dõi, giúp
đỡ HS.
- y/c HS dừng bút chữa lần lượt từng BT.
*HS nêu y/ c bài tập
-Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Làm thế nào để có được đường thẳng khi đã có đoạn thẳng ?
- Muốn ghi tên các đoạn thẳng, đường thẳng người ta dùng kí hiệu gì ?
+ Nếu còn thời gian GV chữa tiếp các bài còn lại cho HS khá, giỏi.
* Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng ?
*Làm thế nào để có được đường thẳng khi đã có đoạn thẳng ?
- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng ?
- Nhận xét giờ học.
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
Đường thẳng
Luyện tập :
* Bài 1: Vẽ các đoạn thẳng như hình dưới đây. Dùng thước thẳng và bút kéo dài các đoạn thẳng về hai phía để được đường thẳng, rồi ghi tên các đường thẳng đó
( hình vẽ SGK)
* Bài 2 (HS khá, giỏi) Nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước để kiểm tra)
( Hình vẽ SGK)
C. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết 15
Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào ?
I/ Mục tiêu :
* Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người, sự vật( thực hiện 3 trong 4 mục của BT1, toàn bộ BT2).
+ Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu.( Thực hiện 3 trong số 4 mục ở BT3).
II/ Chuẩn bị :
+GV: Tranh minh hoạ nội dung BT 1.
“THDC2003” - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT 3, “THDC2008” – nam châm.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
4'
28'
2'
- Gọi HS làm lại BT 1, 2 tiết LTVC tuần trước.
- Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì ?
- Nhận xét cho điểm.
1) Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay các em sẽ học cách sử dụng các từ chỉ đặc điểm, tính chất của ngời, vật, sự vật và tập đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn HS làm bài tập :
- 1HS đọc to y/c, cả lớp đọc thầm.
- Gọi 1 HS làm mẫu.
- Ngoài những từ đã ghi ở đây ta còn có thể tìm thêm những từ nào khác để tả em bé ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Yêu cầu HS đọc các từ đã tìm được và trả lời hoàn chỉnh câu.
*GVChốt: Tất cả các từ vừa nêu đều dùng để chỉ các đặc điểm, tính chất
của người, vật, sự vật nên được gọi là từ chỉ đặc điểm
* Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Các từ này được gọi là từ gì ?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc câu mẫu, phân tích câu mẫu: Mái tóc ông em bạc trắng.
Ai ? thế nào ?
+ Mái tóc ông em trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Bạc trắng trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Vậy câu này được đặt theo mẫu câu gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
* Thế nào là từ chỉ đặc điểm ?
- Khi đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? phải sử dụng từ gì ?
- Nhận xét tiết học
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
C. Bài mới :
Từ chỉ đặc điểm - Câu kiểu Ai thế nào?
* Bài tập 1: Dựa vào tranh trả lời câu
File đính kèm:
- GA - TUAN15.doc