Tập đọc - tiết 49 + 50
TÌM NGỌC
I/ Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; biết đọc bằng giọng kể chậm rãi.
- Hiểu ND:Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.(trả lời được CH1, 2, 3)
* HS khá, giỏi trả lời được CH4.
II/Chuẩn bị :
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS : SGK
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 17 - Trường Tiểu học Văn Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Ngày soạn: 20/11/2012
Ngày dạy: 10/12/2012
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tập đọc - tiết 49 + 50
Tìm ngọc
I/ Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; biết đọc bằng giọng kể chậm rãi.
- Hiểu ND:Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.(trả lời được CH1, 2, 3)
* HS khá, giỏi trả lời được CH4.
II/Chuẩn bị :
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS : SGK
III/ Các hoạt động dạy - học
Tiết 1
TG
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
1'
3'
30'
- Đọc bài Thời gian biểu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét cho điểm.
a) Giới thiệu bài : Chó và mèo là những con vật rất gần gũi với cuộc sống. Bài đọc Tìm ngọc hôm nay sẽ cho các em thấy chúng thông minh và tình nghĩa nh thế nào. Ghi đầu bài.
b)Tiến hành các hoạt động
Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc :
* Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm ; khẩn trương, hồi hộp ở các đoạn 4, 5, nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh tình nghĩa của Chó và Mèo với chủ.
* Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS .
* Hướng dẫn ngắt giọng :
- Giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc, yêu cầu HS tìm cách đọc đúng, sau đó cho lớp luyện đọc các câu này.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. GV nghe và chỉnh sửa cho HS.
- HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
C. Bài mới :
Tìm ngọc
1. Luyện đọc
- Đọc các từ khó : Long Vương
, thợ kim hoàn, đánh tráo, ngoạm ngọc.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau
Xa / có chàng trai thấy bọn trẻ định giết con rắn nớc /liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương.//
Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến.// (giọng nhanh, hồi hộp)
Nào ngờ,/ vừa đi một quãng thì có con quạ sà xuống / đớp ngọc / rồi bay lên cây cao.// (giọng bất ngờ, ngạc nhiên)
Tiết 2
33'
1'
Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu bài
*HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Do đâu chàng trai có viên ngọc quý ?
- Ai đánh tráo viên ngọc ?
- ở nhà ngời thợ kim hoàn, Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại viên ngọc ?
- Khi ngọc bị cá đớp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc?
- Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc ?
- Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó ?
Hoạt động3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS thi đọc toàn truyện. Cả lớp bình chọn ngời đọc đúng và hay nhất.
* Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Gà “tỉ tê” với gà
2. Tìm hiểu bài
- Chàng trai cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương. Long Vương tặng chàng viên ngọc quý.
- Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý.
- Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc, con chuột tìm được.
- Mèo và Chó rình bên sông, thấy có người đánh được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc, Mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
- Mèo nằm phơi bụng vờ chết. Qụa sà xuống toan rỉa thịt, Mèo nhảy xổ lên vồ. Qụa van lạy, trả lại ngọc.
- Thông minh, tình nghĩa.
3. Luyện đọc lại .
D. Củng cố , dặn dò
- Chó và Mèo là những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh và thực sự là bạn của con người.
------------------------------------------------------
Toán - tiết 81
Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tr 82)
I/ Mục tiêu :
Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
Thực hiện được phép cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Biết giải toán về nhiều hơn.
HS cả lớp thực hiện các BT1; BT2; BT3(a, c); BT4
HS khá, giỏi hết các BT.
II/ Chuẩn bị :
GV: THDC: Bảng phụ, viết sẵn nội dung bài tập 3.
HS : SGK . Vở
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
30'
1'
- 2HS lên bảng chữa bài tập : 1, 2 (tr 81)
- GVnhận xét cho điểm.
a) Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập về phép cộng và phép trừ. Ghi đầu bài.
b) Hướng dẫn ôn tập
GV nêu số lượng bT cần hoàn thành
* Gọi HS đọc yêu cầu của từng bài.
GV yêu cầu HS làm các BT – Em nào làm xong bài trước thì chuyển làm bài sau.
- lớp đổi vở kiểm tra.
- Gọi HS đọc chữa bài .
- Nêu cách nhẩm phép tính 7 + 9 ; 12 - 8.
- Khi đã biết kết quả của 9 + 7 có cần nhẩm để tìm kết quả của 7 + 9 không, vì sao?
- Khi đã biết 9 + 7 = 16 có cần nhẩm để tìm kết quả của 16 - 9 và 16 - 7 không, vì sao?
* Yêu cầu HS chữa bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Muốn cộng, trừ hai số ta làm thế nào?
- Ta làm theo 2 bước :
+ Bước 1: Đặt tính theo cột dọc sao cho các hàng thẳng cột với nhau kể từ hàng đơn vị.
+ Bước 2 : Tính từ phải sang trái.
* Yêu cầu HS chữa bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 9 + 6 bằng mấy?
- Hãy so sánh 1 + 5 và 6?
- Vậy khi đã biết 9 + 6 = 15 có cần nhẩm 9 + 1 + 5 không? Vì sao?
* Kết luận : Khi cộng một số với một tổng cũng bằng cộng số ấy với các số hạng của tổng.
* Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Khi nào thì tổng và hiệu bằng 0?
* GV Hỏi HS khá giỏi một số bài còn lại
* Đọc thuộc lòng bảng cộng, bảng trừ.
- Nhận xét tiết học.
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
C. Bài mới :
Ôn tập về phép cộng và phép trừ
* Bài 1. Tính nhẩm:
9 + 7 = 8 + 4 = 6 + 5= ...
7 + 9 = 4 + 8 = 5 + 6 = ...
16 - 9 = 12 - 8 = 11 - 6 = ...
16 - 7 = 12 - 4 = 11 - 5 = ...
* Bài 2 . Đặt tính rồi tính:
a) 38 + 42; 47 + 35
b) 81 - 27; 63 - 18
* Bài 3: Số?
a) +1 +7
9
9 + 8 =
c) 9 + 6 =
9 + 1 + 5 =
* Bài 4: Giải bài toán,
Bài giải
Lớp 2 B trồng được số cây là:
48 + 12 = 60 (cây)
Đáp số: 60 cây
* Bài 5
D. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------------
Thể dục - tiết 33
Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” và
“Nhóm ba, Nhóm bảy”
(Đ/c Phong dạy).
Ngày soạn: 21/11/2012
Ngày dạy: 11/12/2012
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Đạo đức - tiết 17
Bài 8: Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng( tiếp)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
* Hiểu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, , lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng.
* GDBVMT:
- Mức độ: Toàn phần
* GDSD năng lượng TKHQ:
- Mức độ: Liên hệ
* GDKNS: Các KN cơ bản được GD:
- KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II/ Chuẩn bị
- Dụng cụ lao động cho phương án 2 của HĐ2.
III/ Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
a) Phương án 1: Tham gia giữ vệ sinh nơi công cộng.
* GV có thể chọn 1 trong 3 phương án sau để hướng dẫn HS thực hành
*Mục tiêu: Giúp HS thực hiện được hành vi giữ vệ sinh nơi công cộng bằng chính việc làm của bản thân.
* Cách tiến hành
+ GV đưa HS đi dọn vệ sinh một nơi công cộng thích hợp gần trường
( Đường sá, khu vực Uỷ ban xã, Nhà văn hoá, ...)
+ GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ, nêu y/c và kết quả đạt được ...
+ HS thực hiện công việc.
* GDKNS: GV nêu câu hỏi:
+ GV hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá (có thể ngay tại hiện trường)
- Các em đã làm được việc gì?
- Giờ đây nơi công cộng này như thế nào?
- Các em có hài lòng về công việc của mình không? Vì sao?
+ Khen ngợi và cảm ơn HS đã góp phần làm sạch đẹp nơi công cộng và việc làm này đã mang lại lợi ích cho mọi người, trong đó có chúng ta.
+ GV hướng dẫn HS quay về lớp
b) Phương án 2: Quan sát tình hình trật tự, vệ sinh nơi công cộng
Quan sát tình hình trật tự, vệ sinh nơi công cộng
* Mục tiêu: Giúp HS thấy được tình hình trật tự, vệ sinh ở một nơi công cộng thân quen và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đó.
* Cách tiến hành
+ GV đưa HS đến một nơi công cộng gần trường để quan sát tình hình trật tự, vệ sinh nơi đó.
+ Tại hiện trường quan sát, GV có thể định hướng bằng những câu hỏi như:
- Nơi công cộng này được dùng để làm gì?
- ở đây, ttrật tự, vệ sinh có được thực hiện tốt không?Vì sao các em cho là như vậy?
- Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất vệ sinh ở đây?
- Mọi người cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi này?
+ GV kết luận về hiện trạng trật tự, vệ sinh nơi công cộng, nguyên nhân và giải pháp.
+ Tổ chức hướng dẫn HS trở về lớp học
3. Phương án 3: HS trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm, ..và giới thiệu tranh ảnh, bài báo sưu tầm được về chủ đề trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại sự cần thiết phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng và những việc các em cần làm.
* Cách tiến hành:
- HS trình bày đan xen các hình thức: hái, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, giới thiệu tranh ảnh , ...
- GV kết luận: Khen ngợi , khuyến khích HS thực hiện những việc cần thiết để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
*KLC: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống, văn minh giúp cho công việc của mỗi người đợc thuận lợi, môi
trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
* GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT
* GDSD năng lượng TKHQ:
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ, làm sạch đẹp, an toàn môi trường ở lớp, trường và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí( có liên quan đến năng lượng) cho bảo vệ, giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.
- Một trong các yêu cầu giữ vệ sinh nơi công cộng là giảm thiểu việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, công nghệ sản xuất, … có liên quan đến sử dụng các loại năng lượng có nguy cơ gây tổn hại việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng(ôtô, xe máy dùng xăng, …) xả khí thải làm ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
------------------------------------------------------
Chính tả - tiết33
Nghe - viết: Tìm ngọc
I/ Mục tiêu:
1. Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
2. Làm đúng bài tập 2; BT3(a/b)
II/ Chuẩn bị:
- Bảng viết nội dung bài tập 2,3
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
30'
2'
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con từ ngữ do GV đọc
- GV nhận xét
a.Giới thiệu bài
b.Tiến hành các hoạt động
* HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết
- GV đọc đoạn viết, 2 HS đọc lại.
- Giảng nội dung
Hỏi:
- Đoạn trích này nói về những nhân vật nào?
- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
- Nhờ đâu mà Chó, Mèo lấy được ngọc quý?
- Chó và Mèo là những con vật thế nào?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài có những chữ nào cần viết hoa?
- HS tìm và tập viết chữ khó
- GV đọc bài cho HS viết và soát lỗi.
- GV chấm, chữa một số bài
* HĐ2: HDHS làm BT
* HS đọc yêu cầu rồi tự làm trong VBT
GV chữa bài
- 1 HS đọc lại bài sau khi đã điền
* GV chọn bài cho HS làm rồi chữa bài
* GV nhận xét tiết học
- Giao BTVN
A.Tổ chức:
B. Bài cũ:
Các từ khó của tiết trước
C.Bài mới
Nghe viết:Tìm ngọc
1. Hướng dẫn chính tả
Đọc đoạn viết
Tìm hiểu nội dung
- Chó, Mèo và chàng trai
- Long Vương
- Nhờ sự thông minh, nhiều mưu mẹo
- Rất thông minh và tình nghĩa
- Có 4 câu
- Các chữ tên riêng và các chữ cái ở đầu câu phải viết hoa
2.Luyện tập
* Bài 2: Điền vào chỗ trống ui hay uy?
- thuỷ cung, ngọc quý
- ngậm ngùi, an ủi
- chui vào, vui lắm
* Bài 3:(lựa chọn) Điền vào chỗ trống:
a) r, d hay gi?
rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm
b) et hay ec?
lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét
D. Củng cố , dặn dò
------------------------------------------------------
Toán - tiết 82
Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu :
Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
Thực hiện được phép cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Biết giải toán về ít hơn.
HS cả lớp thực hiện các BT1; BT2; BT3(a, c); BT4
HS khá, giỏi thực hiện hết các BT .
II/ Chuẩn bị:
GV: THDC : Bảng phụ, viết sẵn nội dung bài tập 3.
HS : Vở , SGK
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
1'
3'
30'
1'
2 HS lên bảng chữa bài tập : 4, 2 (tr 82)
- Nhận xét cho điểm.
1) Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập về phép cộng và phép trừ. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn ôn tập
* GV nêu lượng BT
HS đọc yêu cầu từng bài.
GV cho HS làm các BT và nói: Em nào làm nhanh xong bài trước thì chuyển làm luôn bài sau.
- Gọi HS đọc chữa bài .
- Nêu cách nhẩm phép tính 8 + 7 ; 12 - 6.
* Yêu cầu HS chữa bài, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 68 + 27 ;
71 – 25.
- Muốn cộng, trừ hai số ta làm thế nào?
(Ta làm theo 2 bước :
+ Bước 1: Đặt tính theo cột dọc sao cho các hàng thẳng cột với nhau kể từ hàng đơn vị.
+ Bước 2 : Tính từ phải sang trái).
*Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 16 - 9 bằng mấy?
- Hãy so sánh 16 - 9 và 16 - 6 - 3 ?
- Vậy khi đã biết 16 - 9 = 7 có cần nhẩm 16 - 6 - 3 không? Vì sao?
* Kết luận : Khi một số trừ đi một tổng cũng bằng lấy số ấy trừ đi từng số hạng của tổng.
* Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
* Đọc thuộc lòng bảng cộng, bảng trừ.
- Nhận xét tiết học.
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ
C. Bài mới :
Ôn tập về phép cộng và phép trừ( tiếp)
* Bài 1 . Tính nhẩm:
12 - 6 = 6 + 6 = ...
9 + 9 = 13 - 5 = ...
14 - 7 = 8 + 7 = ...
17 - 8 = 16 - 8 = ...
* Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a) 68 + 2 ; 56 + 4 ; 82 - 48
b) 90 - 32 ; 71 - 25 ; 100 - 7
* Bài 3: Số?
17 - 9 =
c) 16 - 9 =
16 - 6 - 3 =
* Bài 4: Giải bài toán
Bài giải
Thùng bé đựng được số lít dầu là:
60 - 22 = 78(l)
Đáp số: 78 l
* Bài 5
D. Củng cố, dặn dò :
-------------------------------------------------------
Kể chuyện - tiết 17
Tìm ngọc
I/ Mục tiêu :
+ Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
* HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu(BT2).
II/ Chuẩn bị :
GV: Tranh minh hoạ SGK
HS : Đọc kĩ câu chuyện
III/ Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
30'
1'
- Gọi 3HS kể lại chuyện Con chó nhà hàng xóm.
- Nhận xét cho điểma) Giới thiệu bài : Tiết tập đọc hôm qua, các em đã học bài tập đọc Tìm ngọc. Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này.
b) Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể lại từng đoạn theo tranh:
- Treo tranh minh hoạ, yêu cầu HS dựa vào tranh, nêu nội dung từng tranh:
* Tranh 1:
- Do đâu chàng trai có được viên ngọc quý ?
- Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng ngọc ?
* Tranh 2 :
- Chàng trai mang ngọc về và ai đã đến nhà chàng ?
- Anh ta đã làm gì với viên ngọc ?
- Thấy mất ngọc Chó và Mèo đã làm gì ?
* Tranh 3:
-Tranh vẽ hai con gì ?- Mèo đã làm gì để tìm được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn ?
* Tranh 4 :
- Tranh vẽ cảnh ở đâu ?
- Chuyện gì đã xảy ra với Chó và Mèo ?
* Tranh 5 :
- Chó và Mèo đang làm gì ?
- Vì sao Quạ lại bị Mèo vồ ?
* Tranh 6 :
- Hai con vật mang được ngọc về, thái độ của chàng trai ra sao ?
- Theo em, hai con vật đáng yêu ở điểm nào ?
- Yêu cầu HS dựa vào tranh tập kể trong nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể chuyện.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Gọi HS xung phong kể
- Yêu cầu HS nhận xét.
* Câu chuyện khen gợi nhân vật nào?
Vì sao?
* Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể cho người thân nghe.
A. ổn định tổ chức
B.Bài cũ:
Tìm ngọc
1 . Kể từng đoạn theo tranh
+ Tranh 1
+ Tranh 2
+ Tranh 3
+ Tranh 4
+ Tranh 5
+ Tranh 6
2. Kể toàn bộ câu chuyện
- Khen ngợi Chó và Mèo vì chúng thông minh và tình nghĩa.
D. Củng cố, dặn dò :
Ngày soạn : 22/11/2012
Ngày dạy: 12/12/2012
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
Âm nhạc
Học hát: tự chọn
(Đ/c Dự dạy)
-----------------------------------------------------
Tập đọc - tiết 50
Gà tỉ tê với gà
I/ Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Loài gà cũng có tình cảm với nhau: che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người.
- Trả lời được các CH trong SGK
II/Chuẩn bị:
GV: THTC 2003 : Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS : SGK
III/ Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
30'
1'
- Gọi 3 HS đọc bài Tìm ngọc, trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn .
- Nhận xét cho điểm .
a) Giới thiệu bài : Bài đọc hôm nay các em sẽ đọc một văn bản khoa học có tên Gà “tỉ tê” với gà. Với bài đọc này, các em sẽ thấy loài gà cũng biết nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng của chúng, chúng cũng có tình cảm, biết thể hiện tình cảm với nhau chẳng khác gì con ngời. Ghi đầu bài.
b) tiến hành các hoạt động
Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc :
* Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể tâm tình, nhịp chậm rãi khi đọc lời gà mẹ đều đều “cúc ... cúc ... cúc” báo tin cho các con không có gì nguy hiểm ; nhịp nhanh hơn khi gà mẹ báo cho các con biết tin có mồi ngon, lại mau ;giọng căng thẳng khi gà mẹ báo tin có tai hoạ.
- 1 HS khá đọc
b, Hướng dẫn luyện phát âm
- HS đọc tiếp nối từng câu.
- Cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu cho đến hết - Hướng dẫn ngắt giọng :
- Giới thiệu các câu cần luyện cách đọc, cách ngắt giọng yêu cầu HS tìm cách đọc đúng và luyện đọc .
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn
- HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải sau bài đọc.
* Đọc từng đoạn theo nhóm .
* Thi đọc giữa các nhóm .
Hoạt động2: HDHS tìm hiểu bài
HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
- Khi đó gà mẹ và gà con nói chuyện với nhau bằng cách nào ?
- Nói lại cách gà mẹ báo cho gà con biết “không có gì nguy hiểm” ?
- Nói lại cách gà mẹ báo cho gà con biết “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm” ?
- Nói lại cách gà mẹ báo cho gà con biết “Tai hoạ ! Nấp mau !” ?
Hoạt động3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS thi đọc toàn truyện. Cả lớp bình chọn người đọc đúng và hay nhất.
* Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà đọc lại bài
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
C. Bài mới :
Tìm ngọc
1. Luyện đọc
* Luyện đọc các từ : gấp gáp, roóc roóc, nũng nịu, liên tục, nói chuyện.
* Tìm cách đọc và đọc các câu :
- Từ khi gà con còn nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng / bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/còn chúng / thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.
- Đàn con đang xôn xao / lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
2. Tìm hiểu bài :
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi chúng còn nằm trong trứng.
- Gà mẹ gõ mỏ lên vỏ trứng, gà con phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.
- Gà mẹ kêu đều đều “cúc, cúc, cúc”.
- Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “cúc, cúc, cúc”.
- Gà mẹ xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc roóc”.
3. Luyện đọc lại
D. Củng cố, dặn dò :
- Gà cũng biết nói bằng ngôn ngữ của riêng chúng.
------------------------------------------------------
Toán - tiết 83
Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu :
Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
Thực hiện được phép cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Biết giải toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
HS cả lớp thực hiện các BT1(cột 1,2,3); BT2(cột 1, 2); BT3; BT4
HS khá, giỏi thực hiện hết các BT.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ, viết sẵn nội dung bài tập 5.
III/ Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
30'
1’
- 2HS lên bảng chữa bài tập : 4, 2 (tr 83)
- GV nhận xét cho điểm.
a) Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập về phép cộng và phép trừ. Ghi đầu bài.
b) Hướng dẫn ôn tập
*Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài, lớp đổi vở kiểm tra.
- 2HS trả lời.
- Gọi HS đọc chữa bài .
- Nêu cách nhẩm phép tính 8 + 6 ; 17 - 8.
* Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 48 + 48 ; 100 - 2.
- Muốn cộng, trừ hai số ta làm thế nào?
* Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài, 3HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta làm thế nào ?( Lấy tổng trừ đi số hạng kia)
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?((Lấy hiệu cộng với số trừ)
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? (Lấy số bị trừ trừ đi hiệu)
* Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
* Yêu cầu HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Hình tứ giác có đặc điểm gì ? (Hình tứ giác là hình có bốn cạnh và bốn đỉnh).
* Đọc thuộc lòng bảng cộng, bảng trừ.
- Nhận xét tiết học.
A. ổn định
B. Bài cũ
C. Bài mới :
Ôn tập về phép cộng và phép trừ tiếp
* Bài 1 : Tính nhẩm:
a) 5 + 9 = 8 + 6 = 3 + 9 =
9 + 5 = 6 + 8 = 3 + 8 =
b)14 - 7 = 12 - 6 = 14 - 5 =
16 - 8 = 18 - 9 = 17 - 8 =
* Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a) 36 + 36 ; 100 - 48
b) 100 - 2 ; 45 + 45
* Bài 3. Tìm x:
a) x + 14 = 20 b) x - 28 = 14
c) 35 - x = 15
* Bài 4: Giải bài toán
Em cân nặng số ki lô gam là:
50 - 16 = 34(kg)
Đáp số: 34 kg
* Bài 5 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
D. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - tiết 17
Từ ngữ về vật nuôi - câu kiểu ai thế nào?
I/ Mục tiêu:
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm loài vật vẽ trong tranh(BT1); bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh.
II/ Chuẩn bị:
GV: - Tranh phóng to;bảng phụ viết các từ ở bài tập2 và nội dung bài tập 3.
HS : - SGK; Vở BT
III/ Các hoạt động dạy học.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
30'
1'
- HS làm lại bài tập 1, 2 tuần trước.
- GV nhận xét - ghi điểm.
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 1HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm và quan sát tranh làm việc theo cặp.
- HS tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về các loài vật.
- GV chốt lại bài 1.
* 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc mẫu - Gọi HS khác nói câu so sánh.
- Cả lớp và GV nhận xét .
* HS đọc yêu cầu HS làm vào vở BT
- Gọi nhiều HS đọc bài làm
- GV nhận xét, chữa bài.
* GV chốt lại nội dung kiến thức.
- Nhận xét tiết học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
C. Bài mới
Từ ngữ về vật nuôi - Câu kiểu Ai thế nào?
* Bài 1:(miệng) Chọn từ chỉ đặc điểm của vật
1. trâu khoẻ 2. rùa chậm
3. thỏ nhanh 4. chó trung thành
- Khoẻ như trâu ;
- Nhanh như thỏ
- Chậm như rùa
* Bài 2.(miệng) Thêm hình ảnh so sánh vào các từ.
- Đẹp như tranh ( hoa, tiên, mơ, mộng).
- Cao như sếu(sào).
- Khoẻ như trâu( bò mộng, voi, vâm, hùm).
- Nhanh như chớp(cắt).
- Chậm như sên(rùa).
- Hiền như đất(bụt).
- Trắng như tuyết ( trứng gà bóc, bột lọc).
- Xanh như tàu lá.
- Đỏ như gấc.
* Bài 3.(viết)Viết tiếp câu theo mẫu.
- Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve( hạt nhãn).
- Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro mượt như nhung(tơ).
- Hai tai nhỏ xíu như hai búp lá non(như hai cái mộc nhĩ tí hon) .
D. Củng cố - dặn dò:
------------------------------------------------------
Tự nhiên và Xã hội - tiết 17
Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
I/ Mục tiêu :
+ Kể tên những hoạt động dễ ngã nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở
trường.
+ Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
*GDKNS: Các KN cơ bản được GD:
- KN kiên định: từ chối không tham gia vào trò chơi nguy hiểm.
- KN ra quyết định: nên và không nên làm gì để pòng tránh té ngã.
- Phát triển KN giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh sgk, thẻ từ.
HS : SGK
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1'
3'
30'
File đính kèm:
- GA - TUAN 17.doc