Tập đọc:
CHUYỆN BỐN MÙA 2 TIET
I- MUC TIÊU:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Vườn bưởi , rước , tựu trường , nảy lộc , tinh nghịch , cỗ , thủ thỉ , ấp ủ .
- Biết đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật : Bà Đất , 4 nàng : Xuân , Hạ , Thu , Đông
2-Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Đâm chồi nảy lộc , Đơm , Bập bùng , Tựu trường .
- Hiểu nội dung bài : Chuyện bốn mùa : Xuân , Hạ , Thu , Đông , mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng , đều có ích cho cuộc sống .
3.Lồng ghép: Môi trường khai thác gián tiếp nội dung
-Đọc rành mạch toàn bài ; biết ngắt,nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
- Hiểu ý nghĩa : Bốn mùa xuân ,hạ ,thu , đông ,mỗi mùa mỗi vẽ đẹp riêng đều có ích cho cuộc sống
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 19 - Trường TH Trà phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Kế hoạch dạy học Tuần 19
Từ ngày 27 đến ngày 31 / 12 năm 2010
THỨ
MÔN
TÊN BÀI GIẢNG
ÐỒ DÙNG
LỒNG GHÉP
2
Chaøo côø
Taäp ñoïc 2
Toaùn
TNvaø XH
Chuyện bốn mùa
Tổng của nhiều số
Đường giao thông
Bảng phụ
Tranh
VSMT
ATGT
3
Theå duïc
Keå chuyeän
Toaùn
Chính tả
Chuyện bốn mùa
Phép nhân
T –C Chuyện bốn mùa
Tranh
Bảng nhân
Bảng phụ
4
Taäp ñoïc
LT vaø caâu
Toaùn
Myõ thuaät
Thể dục
Thư trung thu
Từ ngữ về các mùa . . .
Thừa số tích
Tranh
Bảng phụ
5
Đaïo ñöùc
Toaùn
Chính taû
Âm nhạc
Trả lại của rơi (t1)
Bảng nhân 2
NV: Thư trung thu
Tranh
Chấm tròn
Bảng phụ
6
Tập LVăn
Tóan
Tập vieát
Thủ coâng
Đáp lời chào lời tự giới thiệu
Luyện tập
Chữ hoa P
Gấp,gián, trang, trí thiếp chúc mừng
Tranh
Bảng phụ
Mẫu chữ
Giấy màu
Thöù 2 ngaøy 27 thaùng 12 naêm 2010
Tập đọc:
CHUYỆN BỐN MÙA 2 TIET
I- MUC TIÊU:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Vườn bưởi , rước , tựu trường , nảy lộc , tinh nghịch , cỗ , thủ thỉ , ấp ủ .
- Biết đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật : Bà Đất , 4 nàng : Xuân , Hạ , Thu , Đông
2-Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Đâm chồi nảy lộc , Đơm , Bập bùng , Tựu trường .
- Hiểu nội dung bài : Chuyện bốn mùa : Xuân , Hạ , Thu , Đông , mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng , đều có ích cho cuộc sống .
3.Lồng ghép: Môi trường khai thác gián tiếp nội dung
-Đọc rành mạch toàn bài ; biết ngắt,nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
- Hiểu ý nghĩa : Bốn mùa xuân ,hạ ,thu , đông ,mỗi mùa mỗi vẽ đẹp riêng đều có ích cho cuộc sống
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc
+ Học sinh : SGK , vở ghi .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1/ ổn định : (5’)
- Kiểm tra tư thế ngồi của học sinh , cho lớp hát .
2/ kiểm tra bài cũ : (5’)
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả việc học môn tập đọc ở học kì 1 .
3/ bài mới : (25’)
1- Giới thiệu bài đọc :
2- Hướng dẫn luyện đọc :
- Gv đọc mẫu toàn bài .
-Qua bài văn naỳ các em cần đọc với giọng ..
a) Đọc từng câu :
- cac em dọc nối tiếp từng câu bắt đầu em
- Giáo viên theo dõi uốn nắn .
-Qua bài các em đ đọc cô thấy các em hay nhầm các từ khó
+ Vườn bưởi , rước , tựu trường , nảy lộc , tinh nghịch , cỗ , thủ thỉ , ấp ủ .
b) Đọc từng đoạn: trước khi dọc từng đoạn các em cần đọc ngắt giọng đúng đoạn văn sau
-GV đưa bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn
+ Các em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn , có giấc ngủ ấm trong chăn .
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc
- Giáo viên rút từ ngữ nghi bảng giải nghĩa từ
-Bai này chia làm mấy đoạn
-Mời 2 em đọc nối tiếp
Đọc theo nhóm nhỏ
Thi đọc giữa các nhóm
- Gọi 1 -2 nhóm đọc
- Giáo viên nhận xét
-2 tổ đọc nối tiếp đoạn bắt đầu từ tổ 1
- HS đọc đồng thanh toàn bài
- Học sinh ổn định theo yêu cầu .
- Học sinh lắng nghe .
Học sinh lắng nghe , theo dõ
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu cho dến hết bài
-học sinh luyện dọc từ khó
-Học sinh luyện dọc đoạn văn
+ Học sinh từng dọc từng đoạn theo sự hướng dẫn của giáo viên
- 2 doạn
- 2 học sinh đọc nối tiếp đoạn cho đến hết bài
- học sinh phân đoạn trong nhóm đọc
-thi đọc giữa các nhóm
- các nhóm theo di nhận xét
tiết 2
Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc bài và HS khác nêu câu hỏi trong SGK :
+ Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho bốn mùa nào trong năm ?
+ Tìm đặc điểm các nàng tiên : Xuân , Hạ , Thu , Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người ?
+ Em hãy cho biết mùa Xuân có gì hay theo lời của nàng Đông ?
+ Mùa xuân có gì hay theo lời của bà Đất ?
+ Theo em lời của bà Đất và lời của nàng Đông nói về mùa xuân có gì khác nhau ?
+ Mùa Hạ , mùa Thu, mùa Đông có gì hay ?
+ Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?
Qua bài nói lên điều gì
-GV dây chính là nội dung bài học hôm nay
-GV đính nội dung lên bảng
* Để môi trường xanh, sạch, đẹp ta cần phải biết làm gì?
+ Bài văn ca ngợi điều gì ?
- Luyện đọc lại :
- Các nhóm thi đọc theo vai toàn truyện .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt nhất .
3 / củng cố , dặn dò : (2 ’)
? Qua câu chuyện này , em hiểu điều gì ?
- Giáo dục HS bảo vệ cảnh quang môi trường.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết sau : “ THƯ TRUNG THU” .
- Học sinh lắng nghe , theo dõi và đọc thầm SGK .
HS thảo luận tìm phần trả lời.
Tượng trưng cho mùa xuân, hạ, thu, đông
Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
-Xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc
HS trả lời
Cả lớp và Gv nhận xét , bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt .
Chuyện bốn mùa : Xuân , Hạ , Thu , Đông , mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng , đều có ích cho cuộc sống .
- HS trả lời
-HS đọc nội dung
+ Học sinh trả lời , cả lớp nhận xét , bổ sung .
…Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Toán:
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I- MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh :
+ Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và tính tổng của nhiều số .
+ Chuẩn bị học phép nhân .
+ Nhận biết tỏng của nhiều số
+ Biết cách tính tổng của nhiều số
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
* Giáo viên : Bảng phụ
* Học sinh : SGK , bảng con , phấn màu . Vở bài tập .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ kiểm tra bài cũ : (5’)
- Giáo viên nhận xét về kết quả học tập môn toán ở học kì 1 .
2/ bài mới : (25’)
1.Giới thiệu, ghi đề:
* Tổng của nhiều số
2) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 = … . Gv yêu cầu học sinh tính kết quả .
- GV giới thiệu 9 là tổng của các số 2 , 3 , 4 . Đọc là : “ Tổng của 2 , 3 , 4 ” hay “ Hai cộng ba cộng bốn” .
- Gv giới thiệu cách viết theo cột dọc :
2 + 3 + 4 ( như SGK ) .
- Gv hướng dẫn cách đặt tính và cách tính của 12,34,40 và cách tính của 15,46,29,8.
- GV chốt lại : Muốn tính tổng của nhiều số ta làm thế nào ?
+ Nêu cách đặt tính và tính tổng của nhiều số ?
3) Luyện tập thực hành :
Bài 1 :Tính
- Gv yêu cầu học sinh làm bài tập ,
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
Bài 2 : Tính
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
Bài3:Gv cho học sinh quan sát hình tranh vẽ . Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài tập .
Tổng 5l + 5l + 5l có các số hạng như thế nào ?
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
3- củng cố , dặn dò : (2 ’)
- Gv tổng kết giờ học , dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau : “” .
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu .
+ Học sinh theo dõi . Lắng nghe .
- Học sinh lắng nghe giới thiệu.
yêu cầu của giáo viên .
+ HS tính kết quả.
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn cách đặt tính và tính .
- Học sinh theo dõi .
- Học sinh nhắc kết luận của giáo viên
- Học sinh trả lời theo yêu cầu .
- HS yếu làm 2 phép tính đầu
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
- HS làm như bài tập 1.
- HS yếu làm 2 phép tính đầu
- Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
HS thi điền nhanh số vào chỗchấm.
Học sinh trả lời các câu hỏi .
…Rut kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………
Tự nhiên và xã hội:
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I- MỤC TIÊU : - Sau bài học , học sinh biết :
+ Có 4 loại đường giao thông : Đường bộ , Đường sắt , Đường thuỷ , Đường hàng không .
+ Kể tên các phương tiện giao thông trên từng loại đường giao thông .
+ Biết được một số biển báo giao thông trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt đi qua
+ Có ý thức chấp hành Luật lệ giao thông .
+ Kể được tên các loại đường giao thong và một số phương tiện giao thông .
+Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông
+ Lồng ghép ATGT
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Tranh ảnh SGK . Một số đồ dùng dạy học cho hoạt động 2 .
+ Học sinh : SGK .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ bài mới : (25’)
1) Giới thiệu, ghi đề:
2) Hoạt động 1 : Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông
* Bước 1 :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
* Bước 2 : Các nhóm lên trình bày.
- Gv gọi học sinh nhận xét kết quả làm việc của các bạn
- Gv kết luận : Có 4 loại đường giao thông : Đường bộ , Đường thuỷ , Đường sắt , Đường hàng không . ( Trong đường thuỷ có đường biển và đường sông ) .
3) Hoạt động 2 : Làm việc SGK
* Bước 1 : Làm việc thep cặp
- Gv hướng dẫn học sinh quan sát các hình trang 40 , 41 trong SGK và trả lời câu hỏi với bạn .
* Bước 2 :
- Gv gọi học sinh trả lời trước lớp .
- Gv yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét và bổ sung
* Bước 3 :
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi sau :
+ Ngoài các phương tiện giao thông trong các hình , em còn biết những phương tiện giao thông nào khác ?
+ Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông có ở địa phương em ?
- Gv kết luận : Đường bộ dành cho xe ngựa , xe đạp , ô tô , xe máy , … Đường sắt dành cho tàu hoả , Đường thuỷ dành cho thuyền , phà , canô , tàu thuỷ , … Đường hàng không dành cho máy bay .
4) Hoạt động 3 : Trò chơi biển báo nói gì ?
* Bước1 : Làm việc theo cặp
- Gv hướng dẫn học sinh quan sát 6 biển báo được giới thiệu trong SGK .
- Gv yêu cầu học sinh chỉ và nói tên từng loại biển báo . Hướng dẫn Hs đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo
* Bước 2 :
- Gv gọi học sinh trả lời trước lớp .
- Đối với biển báo giao thông với đường sắt , không có rào chắn , Gv hướng dẫn học sinh cách ứng xử khi gặp biển báo này .
+ Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt …
+ Nếu có xe lửa đi tới thì mọi người phải đứng cách xa đường sắt ít nhất 5 mét để đảm bảo an toàn …
- Gv kết luận .
- liên hệ –giáo dục.
- Ta phải biết lm gì để tránh tai nạn khi đi qua đường sắt
3/Củng cố-Dặn dò: (2’)
- Gv tổng kết tiết học .
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết học sau :
- Học sinh quan sát tranh thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày-Các nhóm nhận xét bổ sung
- Học sinh làm việc theo cặp
- Học sinh chất vấn nhau
- HS trả lời.
- HS kể tên
- Học sinh nhắc lại kết luận .
.
HS làm việc theo cặp
----rut kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm2010
Kể chuyện :
CHUYỆN BỐN MÙA
I- MỤC TIÊU:
1- Rèn kĩ năng nói :
+ Kể lại được câu chuyện đã học , biết phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung .
+ Dựng lại được câu chuyện theo vai : Người dẫn chuyện , Xuân , Hạ , Thu , Đông và Bà Đất .
2- Rèn kĩ năng nghe :
+ Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể , biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn ( Đúng hay sai , thiếu hay đủ , chi tiết … ) , kể tiếp được lời kể của bạn .
+ Dựa theo tranh v gợi ý mỗi tranh ,kể lại được đoạn 1;biết kể nối tiếp từng đoạncủacâu chuyện
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK ( phóng to ) . Một vài trang phục đơn giản để học sinh đóng vai các nhân vật dựng lại câu chuyện .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1/ kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ bài mới : (25’)
1) Giới thiệu bài đọc :
2) Hướng dẫn kể chuyện :
a- Kể đoạn 1 theo tranh :
- Gv yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 1 .
- Gv treo tranh và yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh hoạ để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe . Mỗi nhóm 6 học sinh .
- Gv khuyến khích học sinh kể ngôn ngữ tự nhiên , tránh đọc thuộc lòng theo SGK .
- Gv và học sinh cả lớp nhận xét .
- Gv yêu cầu học sinh kể trong nhóm .
b- Kể toàn bộ câu chuyện :
- Gv yêu cầu học sinh các nhóm cử đại diện kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Gv có thể gợi ý theo các câu hỏi .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
c- Dựng lại câu chuyện theo các vai :
+ Thế nào là dựng lại câu chuyện theo các vai ?
- Gv yêu cầu học sinh thực hành dựng lại câu chuyện với nội dung 4 dòng đầu ( Từ đầu đến … đâm chồi nảy lộc ) .
- Gv nhập vai kể , một em là Đông , em kia là Xuân
- Gv hướng dẫn cách thi .
- Gv và học sinh nhận xét , bình chọn nhóm kể hay nhất
3/ Củng cố , dặn dò : (5’)
- Gv nhận xét kết quả thực hành kể trên lớp . Khen ngợi những học sinh kể chuyện hay , những học sinh nghe bạn kể chăm chú , có nhận xét chính xác .
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . Tập dựng lại hoạt cảnh theo nhóm tổ và chuẩn bị bài tiết sau : “ ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ” .
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc yêu cầu 1 .
- Học sinh quan sát và kể chuyện theo yêu cầu của giáo viên .
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
+ Học sinh trả lời theo các câu hỏi của giáo viên .Cả lớp theo dõi , nhận xét , bổ sung .
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh nhận xét sau mỗi lần kể và bình chọn nhóm kể hay nhất .
+ Cả lớp theo dõi giáo viên nhận xét
----rut kinh nghiệm -----------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
Toán:
PHÉP NHÂN
I- MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh :
+ Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối hệ với một tổng các số hạng bằng nhau .
+ Biết đọc , viết và cách tính kết quả của phép nhân .
+ Biết vận dụng phép nhân vào thực tế cuộc sống hàng ngày .
+ Nhận biết tổng của nhiều số hạnh bằng nhau
+ Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân .
+Biết đọc viết kí hiệu của phép nhân .
+Biết kết tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
* Giáo viên : Bảng phụ . 5 tấm bìa chấm tròn như SGK .
* Học sinh : SGK , bảng con , phấn màu . Vở bài tập .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1/ kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ bài mới : (25’)
1) Giới thiệu, ghi đề:
2) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a- Nhận biết về phép nhân :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo sách giáo khoa , rút ra nội dung về cách thực hiện phép nhân .
- Giáo viên kết luận : Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau thì mới chuyển thành phép nhân .
3) Luyện tập thực hành :
Bài 1 : Chuyển thành phép nhân
-Gv hướng dẫn học sinh xem tranh vẽ .
+ Có mấy đĩa cam ? Mỗi đĩa có mấy quả cam ?
+ Vậy 4 được lấy mấy lần ?
+ Ta chuyển thành phép nhân thế nào ?
- Gv yêu cầu học sinh đọc phép nhân .
- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài tương tự như phần trên .
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
Bài 2 : Viết phép nhân
- Giáo viên hướng dẫn mẫu :
4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 4 x 5 = 20 .
- Gv yêu cầu học sinh làm bài .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
Bài 3 : Viết phép nhân
- Giáo viên giúp học sinh quan sát tranh vẽ , nêu bài toán rồi viết phép nhân phù hợp với bài toán .
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
3/ củng cố , dặn dò : (2 ’)
- Gv tổng kết giờ học , dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lắng nghe giới thiệu.
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn tìm nội dung bài học theo SGK .
- Học sinh nhắc lại kết luận
- Học sinh theo dõi giáo viên .
-HS yếu chuyển 1 phép tính.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung .
- có 4 đĩa ,mỗi đĩa có 4 quả cam
- 4 được lấy 2 lần
4 x 2
- Học sinh đọc phép nhân 4 x 2
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS lên bảng thực hiện ,dưới lớp theo di
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài .
- HS yếu làm câu a và b
- Học sinh quan sát tranh vẽ và nêu bài toán theo yêu cầu.
- Học sinh làm bài theo nhóm .
-Các nhóm nhận xét.
---rút kinh nghiệm --------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
………………………………………………………………………………….
Chính tả –tập chép:
CHUYỆN BỐN MÙA
I- MỤC TIÊU:
- Chép lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài : Chuyện bốn mùa Biết viết hoa đúng các tên riêng .
- Luyện viết đúng quy tắc chính tả và làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu : l / n dấu hỏi / dấu ngã .
-Chép chính xách bài chính tả ,trình bày đúng đoạn văn xuôi
-Làm được bài tập 2 a, b hoặc bài tập 3 a/b
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Bảng chép bài chính tả , bảng phụ .
+ Học sinh : Vở bài tập , vở chính tả , bảng con .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
.1/ kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ bài mới : (25’)
A. Giới thiệu bài :.
B. Dạy bi mới
-GV dọc đoạn chép
- Giáo viên đọc bài chép trên bảng .
-Qua đdoạn văn nói lên điều gì
-Trong đoạn văn có những dấu câu gì ?
-GV nhận xét tuyên dương
-GV rút từ khó nghi bảng và phân tích
-HS đọc CN ĐT
+ Đoạn chép ghi lời của ai trong truyện bốn mùa ?
+ Bà Đất nói gì ?
- Gv nhận xét , bổ sung .
- Hướng dẫn học sinh nhận xét :
+ Bài tập chép có những tên riêng nào ?
+ Những tên riêng ấy phải viết thế nào ?
- Hướng dẫn tập viết từ khó :
- Giáo viên cho học sinh viết từ :
Cho học sinh viết bài vào vở :
-Chấm , chữa bài :
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe và nhìn bảng để soát lại bài viết , tự chữ lỗi .
- Thu 10 vở chấm
- Nhận xét bài viết của học sinh .
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2 :
- Gv gọi 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập .
- Gọi học sinh nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
Bài 3 :
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập .
- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập .
- Gọi 2 học sinh lên bảng thi làm nhanh , làm đúng kết quả và đọc kết quả .
3/ củng cố, dặn dò : (2 ’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà viết lại các từ viết sai vào vở . Học sinh nào viết chưa đẹp , sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau : “ THƯ TRUNG THU” .
- Học sinh theo dõi đọc thầm .
- 2 học sinh đọc lại .
-HS trả lời
- HS trả lời
-HS đdọc
+ Lời của bà Đất .
+ Bà Đất khen các nàng tiên , mỗi người một vẻ , đều có ích , đều đáng yêu .
+ Xuân , Hạ , Thu , Đông
+ Viết hoa chữ cái đầu .
- 2 học sinh lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con .
-HS nhìn bảng viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài .
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và 2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở bài tập , theo dõi và nhận xét bài làm của bạn .
- Kiến cánh vỡ tổ bay ra . Bão táp mưa sa gần tới . Muốn cho lúa nảy bông to cày sâu , bừa kĩ , phân gio cho nhiều .
- Học sinh theo dõi .
- Học sinh tự làm bài .
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh lắng nghe .
---rut kinh nghiệm -----------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------
……………………………………………………………..
Thứ 4 ngày 29 tháng 12 năm 2010
Tập đọc:
THƯ TRUNG THU
I- MỤC TIÊU:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Ngoan ngoãn , tuổi nhỏ , việc nhỏ , kháng chiến , hoà bình .
- Biết đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ .
- Biết đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi : Vui , đầm ấm , đầy tình thương yêu .
2-Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Thi đua , kháng chiến , hoà bình , Nhi đồng , Thư , thơ .
- Hiểu nội dung bài : Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi . Nhớ lời khuyên của Bác . Yêu thương Bác
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí
-Hiểu ND: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam .
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK . Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .
+ Học sinh : SGK , vở ghi .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
2/ Bài mới: (25’)
1- Giới thiệu bài đọc :
2- Hướng dẫn luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
-Qua bài văn này các em cần đọc với giọng …..
+ Đọc từng câu
-Các em đọc nối tiếp từng câu bắt đầu từ em
-Qua bài các em đ đọc cô thấy các em hay nhầm các từ khó
+Đọc từng đoạn :Trước khi đọc từng đoạn các em cần đọc nghắt giọng đúng đoạn văn sau
-GV đưa bảng phụ viết đoạn văn
-GV rút từ ngữ nghi bảng giải nghĩa từ
-Bài này chia làm mấy đoạn
-Mời học sinh đọc nối tiếp đoạn
Đọc từng đoạn trong nhóm nhỏ
-Thi đọc giữa các nhóm
-Gọi 1,2 nhóm đọc
-GV nhận xét
- 3 tổ dọc nối tiếp bắt dầu từ tổ 1
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài :
+ Mỗi tết Trung thu , Bác Hồ nhớ tới ai ?
+ Câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi
+ Bác Hồ đã khuyên các em làm những điều
gì ?
+ Kết thúc lá thư , Bác Hồ đã viết lời chào các cháu như thế nào ?
- Gv chốt lại các ý đúng .
? nội dung bài
4- Luyện đọc lại :
- Gv hướng dẫn thi đọc lại từng đoạn , cả bài . Học thuộc lòng bài thơ .
- Cả lớp theo dõi nhận xét cách đọc của mỗi nhóm và cá nhân .
3/ Củng cố-Dặn dò: (2 ’)
- Gv cho cả lớp hát bài : Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh
- Giáo viên chốt lại bài học .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết sau : “ ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ” .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong bài.
-HS luyện đọc từ khó
-Học sinh luyện dọc đoạn văn
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài
-HS trả lời
-HS dọc nối tiếp
- HS phân đoạn trong nhóm
- các nhóm thi đọc
-Các nhóm khác theo di nhận xét
-Bác nhớ đến các cháu nhi đồng
-Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. . .
-Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành
-Hôn các cháu .
Nêu nội dung
Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi . Nhớ lời khuyên của Bác . Yêu thương Bác
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Học thuộc lịng bi thơ
- Học sinh trả lời , cả lớp nhận xét và bổ sung .
--rút kinh nghiệm --------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu :
TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA
Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi : KHI NÀO ?
I- MỤC TIÊU:
+ Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu , kết thúc của từng mùa .
+ Xếp được các ý theo lời của bà Đất trong truyện : Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm
+ Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : Khi nào ?
+ Biết gọi tên các tháng tronh năm .Xếp được các ý theo lời Bà Đất trong :Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa tronh năm
+ Biết và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ Giáo viên : Bút dạ + 3 , 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2 .
+ Học sinh : SGK , vở ghi .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1/ kiểm tra bài cũ : (5’)
2/ Bài mới: (25’)
1- Giới thiệu :
2- Hướng dẫn luyện tập :
a- Bài 1 : Miệng
- Gv yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Gv yêu cầu học sinh đại diện nhóm nêu ý kiến trước lớp 3 tháng liên tiếp theo thứ tự trong năm .
- Gv hướng dẫn cả lớp nhận xét , giáo viên ghi tên tháng trên bảng lớp theo cột dọc .
- Gv yêu cầu học sinh đại diện các nhóm nói trước lớp tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa trong năm . Gv ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng .
- Sau đó Gv che bảng .
- Giáo viên nói thêm : Cách chia mùa như trên chỉ là cách chia theo lịch . Trên thực tế thời tiết mỗi vùng một khác nhau .
- Giáo viên nêu ví dụ .
b- Bài 2 : Viết
- Gọi học sinh đọc thành tiếng bài tập 2 .
- Gv nhắc học sinh : Mỗi ý a , b , c , d , e nói về điều hay của mỗi người . Các em hãy sắp xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất .
- Gv phát bút dạ và giấy khổ to đã viết sẵn nội dung bài tập cho học sinh làm bài .
- Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh .
c- Bài 3 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi
- Gv cho từng cặp học sinh thực hành hỏi đáp .
- Gv khuyến khích học sinh trả lời chính xác theo nhiều cách khác nhau .
File đính kèm:
- TUAN 19.doc