Giáo án lớp 2 tuần 22, 23

TẬP ĐỌC

Vè chim

Sgk:28 /Tgdk: 40’

 A. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng nhịp câu vè. Biết đọc với giọng vui, nhí nhảnh.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ: lon xon, tếu, nhấp nhem nhận biết các loài chim trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Chim chóc cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người.

3. Thuộc lòng bài vè.

B. Đồ dùng dạy - học:

GV: Bảng phụ ghi bài vè hướng dẫn học thuộc lòng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 22, 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Môn Tiết Tên bài dạy Ba 12/2 Thể dục 42 Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông ( dang ngang) Tập đọc 63 Vè chim Toán 104 Luyện tập chung ( bài 2/ tr 105) Tập Viết 21 Chữ hoa R Tư 13/2 Chính tả 42 Nghe-viết: Sân chim Toán 105 Luyện tập chung ( cột 2 bài 3/ tr 106) TLV 21 Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim Âm nhạc 21 Học hát: Hoa lá mùa xuân TN-XH 21 Cuộc sống xung quanh Năm 14/2 Mĩ thuật 22 Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm Đạo đức 22 Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( tiết 2) Toán 106 Kiểm tra Tập đọc 64+65 Một trí khôn hơn trăm trí khôn Sáu 15/2 Thể dục 43 Ôn một số bài tập Đi theo vạch kẻ thẳng Kể chuyện 22 Một trí khôn hơn trăm trí khôn Toán 107 Phép chia Chính tả 43 Nghe-viết: Một trí khôn hơn trăm trí khôn SHTT Qui ước viết tắt trong giáo án: HS : Học sinh GV : Giáo viên sgk : Sách giáo khoa sgv : ( SGV): sách giáo viên vbt : Vở bài tập TLCH: Trả lời câu hỏi. BTVN: bài tập về nhà TẬP ĐỌC Vè chim Sgk:28 /Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng nhịp câu vè. Biết đọc với giọng vui, nhí nhảnh. 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ: lon xon, tếu, nhấp nhem…nhận biết các loài chim trong bài. - Hiểu nội dung bài: Chim chóc cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người. 3. Thuộc lòng bài vè. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ ghi bài vè hướng dẫn học thuộc lòng. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi HS đọc từng đoạn và TLCH bài Chim sơn ca và bông cúc trắng. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc bài vè giọng vui tươi, nhí nhảnh - HS nghe, theo dõi sgk. - HS quan sát tranh và nhận biết một số loài chim có trong bài. - HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ- GV rút từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng. Bước 2: Luyện đọc đoạn - GV chia bài thành 5 đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2- 3lần) - GV theo dõi, sửa sai. - HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong bài ( sgk/28) Bước 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đại diện một vài nhóm thi đọc bài vè. - GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm đọc đúng. Bước 4: Lớp đồng thanh cả bài Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - HS đọc câu hỏi, đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt ý đúng từng câu trả lời của HS. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn giọng đọc – HS luyện đọc theo nhóm. - HS luyện đọc thuộc lòng bài vè: + HS luyện đọc thuộc lòng đoạn, cả bài. - HS thi đọc thuộc lòng. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc thuộc bài vè. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS chơi trò chơi: đối – đáp VD: HS1: Hay chạy lon xon HS 2: Là gà mới nở. - Nhận xét trò chơi – Tuyên dương HS đối-đáp đúng. - Về nhà học thuộc lòng bài vè và TLCH. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TẬP VIẾT Chữ hoa R Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ : - Viết chữ cái viết hoa R ( theo cỡ vừa và nhỏ). - Biết viết câu ứng dụng Ríu rít chim ca (theo cỡ nhỏ). Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. - Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Mẫu chữ hoa R. Phiếu viết chữ Ríu, cụm từ Ríu rít chim ca trên dòng kẻ ô li. HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS viết bảng con chữ Q. - Viết chữ Quê - 1 HS đọc và giải nghĩa câu: Quê hương tươi đẹp - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa R Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa R Bước 1: GV gắn chữ mẫu R. - Chữ R cao 5 li, gồm 2 nét. Nét 1 giống nét 1 của chữ B và P, nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên và nét móc ngược phải - nối vào nhau tạo vòng xoắn giữa thân chữ. - GV hướng dẫn cách viết chữ hoa R – HS viết trên không. Bước 2: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ R ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV hướng dẫn HS viết chữ R cỡ nhỏ - HS viết bảng con. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Ríu rít chim ca. - 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: + Các chữ cao 2, 5 li là: R, h + chữ cao 1,25 li: r + Chữ cao 1,5 li : t + Các chữ còn lại cao 1 li. + Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết 1 chữ o. Bước 2: GV viết mẫu chữ Ríu rít và hướng dẫn HS viết - HS viết bảng con – GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 3: HS viết vở tập viết - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ. - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa R - GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp. - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. D. Bổ sung:.................................................................................................................. ..................................................................................................................................... TOÁN Luyện tập chung Sgk: 105/ vbt: 18/ Tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Ghi nhớ các bảng nhân 2, nhân 3 và nhân 5 bằng thực hành tính và giải toán có lời văn. - Thực hành tính độ dài đường gấp khúc. - Rèn tính cẩn thận khi học toán. B. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi bài tập C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: - HS đọc lại các bảng nhân đã học. - Nhận xét, sửa sai. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1/vbt:Tính nhẩm - HS nhìn từng cột phép tính và nêu miệng kết quả. - HS khác nhận xét, sửa sai. Bài 3/ vbt: - HS đọc yêu cầu bài toán – GV vẽ đường gấp khúc lên bảng lớp - HS đọc tên đường gấp khúc. - HS nêu nhận xét về độ dài từng đoạn của đường gấp khúc. - HS tự làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài ( mỗi HS làm 1 cách). - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài 4/ vbt: Tính - HS nêu lại cách tính của phép tính – GV nhận xét, hướng dẫn lại. - HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhắc nhở HS ghi nhớ cách thực hiện phép tính của bài tập 4. - nhận xét tiết học. - Tiết sau: Kiểm tra 1 tiết. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… MỸ THUẬT Trang trí đường diềm Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. - HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Một số mẫu trang trí đường diềm. HS: Màu vẽ, vở tập vẽ, bút chì… C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu một số đồ vật hoặc hình ảnh có trang trí đường diềm và gợi ý để HS nhận xét về cách trang trí. - HS nêu tác dụng của trang trí đường diềm. - HS nêu một số đồ vật có trang trí đường diềm. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí đường diềm. - GV cho HS xem một số mẫu trang trí với nhiều họa tiết khác nhau. - GV hướng dẫn cách họa tiết thường đối xứng với nhau. - Họa tiết giống nhau tô màu giống nhau. - GV hướng dẫn cách vẽ - HS theo dõi. Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS thực hành vẽ trên vở tập vẽ. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng. - HS tô màu tùy thích sao cho phù hợp. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài vẽ của HS. - HS nhận xét về: cách vẽ các họa tiết, vẽ màu… - Cùng lớp nhận xét, xếp loại bài vẽ đẹp, vẽ cân đối. 3. Củng cố, dặn dò: - HS chưa vẽ xong về nhà hoàn thành bài vẽ. - Nhận xét tiết học. - Tiết sau: Sưu tầm tranh ảnh về mẹ và cô giáo. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................ ĐẠO ĐỨC Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( tiết 2) Sgk:31 / tgdk: 35’ A. Mục tiêu: HS biết: - Tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. - Thực hành lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. - HS có thái độ quí trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ bài tập 4. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS lên bảng làm bt3/sgk-33. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tự liên hệ * Mục tiêu: HS tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS kể vài trường hợp cụ thể mà em đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị khi cần giúp đỡ. - HS tự liên hệ bản thân - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn biết nói lời yêu cầu đề nghị. Hoạt động 2: Đóng vai ( bài tập 5) * Mục tiêu: HS thực hành lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. * Cách tiến hành: - Chi nhóm – nêu nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. - Các nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống. - GV gọi một vài nhóm lên đóng vai – Nhóm khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét cách đóng vai của các nhóm. GV kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp. * GV kết luận chung: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. - Vài HS đọc ghi nhớ cuối bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị trong giao tiếp hằng ngày. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN Kiểm tra 1 tiết Tgdk:35’ A. Mục tiêu: - Thông qua bài kiểm tra củng cố lại kiến thức các bảng nhân, cách đặt tính và giải toán. - HS làm được bài kiểm tra. - Nghiêm túc, trật tự khi làm bài. B. Đồ dùng dạy học: GV: đề kiểm tra HS : giấy trắng làm bài. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1: Tính nhẩm ( 4 đ) 2 x 5 = 3 x 7 = 4 x 5 = 5 x 7 = 3 x 2 = 7 x 3 = 5 x 4 = 2 X 5 = 2 x 9 = 3 x 4 = 7 x 4 = 5 x 7 = 9 x 2 = 3 x 9 = 6 x 4 = 6 x 5 = Bài 2: Tính ( 3 đ) 5 x 6 + 23 = 7 x 4 + 52 = = = 9 x 4 – 18 = 5 x 9 – 25 = = = Bài 3: ( 1 đ) Mỗi tuần Lan đi học 5 ngày. Hỏi 8 tuần Lan đi học bao nhiêu ngày? Bài 4: ( 2 đ) Tính độ dài đường gấp khúc sau bằng 2 cách: B D F A C E * Biểu điểm và cách chấm: Bài 1 ( 4 đ) : Mỗi kết quả đúng : 0, 25 đ Bài 2: ( 3 đ): Phép tính đúng, kết quả đúng ( 0, 75 đ) - Phép tính đúng, kết quả cuối cùng sai ( trừ 0,25 đ) Bài 3 ( 1 đ): Số ngày 8 tuần Lan đi học được là: ( 0, 25 đ) 5 x 8 = 40 ( ngày) ( 0, 5 đ) Đáp số: 40 ngày ( 0, 25 đ) Bài 4: ( 2 đ) : Cách 1( 1 đ): Độ dài đường gấp khúc ABCDEF là: 2 + 2+ 2+ 2+ 2 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm Cách 2( 1 đ): Độ dài đường gấp khúc ABCDEF là: 2 x 5 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết kiểm tra. - Tiết sau: Phép chia. D. Bổ sung: ……………………………………………………………………... ………………………………………………………………………… TẬP ĐỌC Một trí khôn hơn trăm trí khôn Sgk: 31/ tgdk: 80’ A. Mục tiêu: Rèn HS yếu đọc đúng bài tập đọc và trả lời được ½ câu hỏi của bài. Rèn kĩ năng đọc trơn toàn bài. Giọng đọc rõ ràng. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể. - Đọc đúng từ khó: cuống quýt, quẳng, vọt, thọc gậy… - Hiểu nghĩa các từ: cuống quýt, quẳng, coi thường, đắn đo… - Đọc hiểu được ý nghĩa bài: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng xem thường người khác. B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng và TLCH bài Vè chim. Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc mẫu toàn bài - HS nghe, theo dõi sgk. - HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu - GV theo dõi rút từ khó ghi bảng và hướng dẫn HS đọc đúng. Bước 2: Luyện đọc đoạn - GV chia bài thành 4 đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2- 3lần) - GV theo dõi, sửa sai. - GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. - HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong bài ( sgk/32) Bước 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đại diện một vài nhóm thi đọc đoạn 3. - GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm đọc đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - HS đọc câu hỏi, đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt ý đúng từng câu trả lời của HS. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn giọng đọc – HS luyện đọc theo nhóm. - Các nhóm phân vai đọc bài văn: Gà Rừng, Chồn, thợ săn và người dẫn truyện. - Thi đọc giữa các nhóm - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: - Em thích con vật nào nhất trong bài? - Về nhà đọc lại bài và TLCH. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. TUẦN 23 Môn Tiết Tên bài dạy Hai 18/2 Chào cờ Toán 108 Bảng chia 2 LT& C 22 Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy Thủ công 22 Gấp, cắt, dán phong bì ( tiết 2) GDSK 3 Phòng chống bệnh giun sán Ba 19/2 Thể dục 44 Đi kiễng gót, hai tay chống hông. Trò chơi: nhảy ô Tập đọc 66 Cò và Cuốc Toán 109 Một phần hai (bài 2/ tr 110) Tập Viết 22 Chữ hoa S Tư 20/2 Chính tả 44 Nghe-viết: Cò và Cuốc Toán 110 Luyện tập ( bài 4/ tr 111) TLV 22 Đáp lời xin lỗi. tả ngắn về loài chim. Âm nhạc 22 Ôn tập bài hát: Hoa lá mùa xuân TN-XH 22 Cuộc sống xung quanh ( tt) Năm 21/2 Mĩ thuật 23 Vẽ tranh đề tài Mẹ hoặc cô giáo. Đạo đức 23 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại Toán 111 Số bị chia - Số chia - Thương Tập đọc 67+68 Bác sĩ Sói Sáu 22/2 Thể dục 45 Trò chơi: Kết bạn Kể chuyện 23 Bác sĩ Sói Toán 112 Bảng chia 3 Chính tả 45 Tập chép: Bác sĩ Sói SHTT Qui ước viết tắt trong giáo án: HS : Học sinh GV : Giáo viên sgk : Sách giáo khoa sgv : ( SGV): sách giáo viên vbt : Vở bài tập TLCH: Trả lời câu hỏi. BTVN: bài tập về nhà TOÁN Bảng chia 2 Sgk: 109/ vbt: 22/ Tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Lập bảng chia 2 và học thuộc lòng bảng chia 2. - Thực hành bảng chia 2 bằng cách tính nhẩm và giải bài toán. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán. B. Đồ dùng dạy học: GV: 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.Phiếu ghi bài tập. HS: Bộ đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ:- 2 S lên bảng thực hiện phép tính: 5 x 3 = 4 x 6 = 15 : 3 = 24 : 4 = 15 : 5 = 24 : 6 = - HS dưới lớp tính nhẩm - Nhận xét, sửa bài. – GV ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Hình thành bảng chia 2 Bước 1: Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2. - GV gắn 4 tấm bìa lên bảng, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn – GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân – GV ghi bảng : 2 x 4 = 8. - Có 8 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, vậy có mấy tấm bìa? ( 4 tấm bìa) - HS nêu phép chia và GV ghi bảng 8 : 2 = 4 - GV kết: Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8, ta có phép chia 2 là : 8 : 2 = 4. Bước 2: GV làm tương tự với 5, 6 tấm bìa để hình thành phép chia. - HS tự thao tác trên bộ đồ dung và lập nên bảng chia. - HS học thuộc lòng bảng chia theo lớp, tổ, cá nhân. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1/vbt:Tính nhẩm - HS nhìn từng cột phép tính và nêu miệng kết quả. - HS khác nhận xét, sửa sai. Bài 2/ vbt: - HS đọc đề bài bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng. - HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS tự làm bài – GV kèm HS yếu giải bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3/ vbt: Nối phép tính với kết quả đúng: - GV hướng dẫn làm bài – Phát phiếu bài tập cho các nhóm chơi trò chơi - Các nhóm trình bày bài – Lớp nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng. 3.Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng chia 2. - Về nhà học thuộc lòng bảng chia 2. - Tiết sau: Một phần hai. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ ngữ về chim chóc. Dấu chấm, dấu phẩy Sgk:35 / vbt:15 / tgdk: 40’ A.Mục tiêu : Giúp HS : - Mở rộng vốn từ về chim chóc; biết thêm tên một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim. - Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.Dùng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu. - Yêu quí và bảo vệ các loài chim. B.Đồ dùng dạy - học : GV: - Tranh phóng to các loài chim bài tập 1- thẻ từ bài tập 1 + 2 bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. + Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. - Bảng phụ cho HS làm bài tập 3. HS : Vở bài tập C.Các hoạt động dạy - học : 1.Bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng : - HS1 : đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu? - HS2: Đáp lại câu hỏi – và đổi ngược lại nhiệm vụ. - HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/sgk: ( miệng)Nói tên các loài chim trong những tranh sau : - 1 HS đọc yêu cầu bài tập và tên 7 loài chim trong ngoặc đơn. - HS trao đổi theo cặp nói đúng tên các loài chim trong tranh. - GV đến từng bàn giúp HS nói đúng tên loài chim. - GV gọi HS nêu tên loài chim trong từng tranh- GV mời 2-3 HS nhận xét, GV gắn thẻ từ tên loài chim dưới tranh. Bài tập 2/vbt: Hãy Chọn tên loài chim thích hợp ghi vào mỗi chỗ trống dưới đây : - 1 HS đọc yêu cầu bài tập và đọc tên 5 loài chim. - GV giúp HS hiểu tên của các loài chim : - vẹt( hay bắt chước tiếng người), quạ ( có bộ lông màu đen), khướu (hay hót), cú mèo ( mắt tinh, cơ thể hôi hám), cắt( bay rất nhanh). - GV giải thích : 5 cách ví von, so sánh nêu trong bài tập đều dựa theo đặc điểm của các loài chim trên.Em hãy chọn tên loài chim thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng với cách ví von đó. - HS làm bài vbt – 2 HS lên bảng làm bảng phụ. - HS nhận xét bài làm trên bảng - sửa bài. - GV giải thích các câu thành ngữ - 1 - 2 HS đọc lại kết quả bài làm trên bảng. Bài tập 3/vbt: HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc thầm đoạn văn – HS tự làm bài vào vbt. - GV gọi 1 HS lên bảng làm bảng phụ. - HS nhận xét – GV nhận xét, chốt bài. - GV giải thích: Kết thúc câu phải đặt dấu chấm cuối câu. Sau dấu chấm phải viết hoa chữ cái đầu câu (Chúng; Hai). - HS viết lại đoạn văn vào vbt – 1 HS viết bảng phụ. - GV cùng HS nhận xét, sửa bài. * Chúng ta phải biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng khi viết câu. 3. Củng cố, dặn dò: Phải biết yêu quí và bảo vệ các loài chim: không săn bắt chim, chọc phá tổ chim. Học thuộc lòng các câu thành ngữ bài tập 2. Sưu tầm tranh ảnh một số con thú em biết. Bổ sung :…………………………………………………………………………… .................................................................................................................................... THỦ CÔNG gấp, cắt, dán phong bì( tiết 2) Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS nhắc lại cách gấp, cắt, dán phong bì. - Gấp, cắt, dán được phong bì đẹp. - HS hứng thú làm phong bì để sử dụng. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Mẫu phong bì. Qui trình gấp, cắt, dán phong bì cho từng bước. HS : Giấy màu ( đỏ và xanh, loại giấy khác), kéo, hồ dán. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì Bước 1: HS nhắc lại qui trình 3 bước gấp, cắt, dán phong bì: Bước 1: Gấp phong bì Bước 2: cắt phong bì. Bước 3: Dán thành phong bì Bước 2: 1 HS lên bảng thực hành - Lớp quan sát, theo dõi. Bước 3: HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm. - HS tự đổi bài, nhận xét lẫn nhau. - GV chọn một số phong bì của HS - Nhận xét, xếp loại. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu tác dụng của phong bì. - Gấp phong bì sử dụng khi cần thiết. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (nghe-viết) Cò và Cuốc Sgk: 38/ vbt: 16 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Cò và Cuốc - Làm đúng các bài tập phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã - HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: GV: phiếu bài tập 1b, 2b /vbt. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2 C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: giữ gìn, giã gạo, ngõ xóm… - HS dưới lớp viết nháp. - Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. Bước 1: GV đọc bài chính tả lần 1. - 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV giúp HS nắm nội dung đoạn chính tả. - GV đặt câu hỏi để HS nắm cách trình bày đoạn chính tả. - GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: bắt tép, bụi rậm, vất vả, bùn bẩn, … Bước 3: - GV đọc từng câu, cụm từ - HS nghe, viết bài. - GV đọc lại toàn bài cho HS soát bài. Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV thu vở chấm bài – sửa bài. * GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS cách làm bài. - GV làm mẫu: rẻ: rẻ tiền, rẻ rúng / rẽ: đường rẽ, rẽ trái… - HS làm bài theo cặp – GV phát phiếu cho 3 nhóm làm bài. - Các nhóm trình bày bài làm – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn. - GV chia bảng lớp thành 3 phần – Các tổ chơi trò chơi tiếp sức tìm tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã. - GV cùng lớp nhận xét bài của các tổ. - Tuyên dương tổ tìm tiếng nhanh, đúng và nhiều nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - Làm lại các bài tập - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung:............................................................................................................. ................................................................................................................................. TOÁN Luyện tập Sgk: 111/ vbt: 24/ Tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Học thuộc bảng chia 2 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 2. - Thực hành các bài tập về bảng chia 2: kĩ năng tính nhẩm, giải toán có lời văn. Nhận biết ½. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. B. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu bài tập kiểm tra bài cũ. Phiếu ghi bài tập. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: GV gắn hình vẽ – 1 HS lên khoanh tròn vào số phần chỉ ½. - Nhận xét, sửa bài. – GV ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1/vbt:Tính nhẩm - HS nhìn từng cột phép tính và nêu miệng kết quả. - HS khác nhận xét, sửa sai. Bài 2/ vbt: cách làm tương tự bài tập 1 Bài 3/ vbt: - HS đọc đề bài bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng. - HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS tự làm bài – GV kèm HS yếu giải bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 5/ vbt: HS đọc đề toán – GV gắn tranh lên bảng - HS nhìn tranh và nhận biết tranh có ½ số con vịt đang bơi. - 1 HS lên bảng đánh dấu x - Lớp nhận xét, sửa sai - HS tô màu vào tranh đã đánh dấu. 3.Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng chia 2. - Về nhà học thuộc lòng bảng chia 2. - Tiết sau: Số bị chia - Số chia- Thương. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TẬP LÀM VĂN Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim Sgk: 39/ vbt: 17 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản. - Biết sắp xếp các câu đã cho thành bài văn hợp lí. - Ý thức nói lời xin lỗi lịch sự, tế nhị. B. Đồ dùng dạy – học: GV: phiếu rời ghi các câu bài tập 2. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 2 HS thực hành hỏi-đáp ( nói lời cảm ơn ) theo tình huống GV đưa ra. - Lớp theo dõi, nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1/ sgk: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây: - HS quan sát tranh và đọc lời trong tranh theo cặp. + Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi. + Nói lời xin lỗi với thái độ như thế nào? + Nên đáp lại lời xin lỗi của ngưòi khác với thái độ như thế nào? - HS trình bày – GV chốt ý đúng. Bài tập 2/sgk: ( Miệng ) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập và các tình huống bài tập. - GV yêu cầu HS thực hành theo cặp. - GV theo dõi, hướng dẫn them cho HS còn lúng túng. - từng cặp HS thực hành nói lời xin lỗi. - GV cùng lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt: Cần đáp lời xin lỗi với thái độ cởi mở, vui vẻ, lịch sự và đặc biệt biết thông cảm, kiềm chế bực tức vì người mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi mình. Bài tập 2/vbt: (viết) - HS đọc yêu cầu bài tập và các ý của bài tập. - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập: đọc kĩ từng câu và ghi nhớ các ý chính của câu. - HS làm bài theo nhóm 4 - sắp xếp lại các câu theo trật tự cho phù hợp để thành đoạn văn. - HS nêu các ý theo thứ tự đã sắp xếp – Nhóm khác nhận xét, sửa sai. - 1 HS lên b

File đính kèm:

  • docGiaoAn Lop 2 Tuan 2223.doc