Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Đào Thị Loan

I. MỤC TIÊU:

* Nhóm CHT:

- Đọc nối tiếp câu, đọc đúng và rõ ràng.

- Hiểu nội dung bài. Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một loài chim. TLCH 1,2

* Nhóm HT, HTT:

- Đọc nối tiếp đoạn, đọc trơn cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Tốc độ đọc khoảng 45 tiếng / 1phút

- Hiểu nội dung bài. Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một số loài vật. TLCH 3,4.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc28 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Đào Thị Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b . Về học tập: - Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, giành nhiều điểm tốt. - Phụ đạo số HS còn yếu về viết và đọc, làm tính chậm. - Hoàn thành chương trình tuần học thứ 21. c. Về Thể dục - vệ sinh: - Hầu hết các em tham gia tốt việc tập luyện TD, múa hát tập thể. - Vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ, đúng quy định. e. Các phong trào hoạt động khác: - Lớp tham gia đầy đủ các phong trào thi đua do nhà trường phát động. *Tồn tại: - Một số em ý thức học tập chưa cao, không chú ý nghe giảng, nghỉ học không xin phép GV: Xênh. 2. Phương hướng tuần tới: - Củng cố và duy trì tốt các nề nếp. - Duy trì tỉ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng dạy và học. - Giữ vệ sinh môi trường, vs cá nhân. - Phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi. - Tiếp tục thi đua tuần học tốt, giành nhiều điểm tốt lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân. ---------------------------------------------------- TUẦN 22 Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2019 BUỔI 1 Tiết 1: GDTT : CHÀO CỜ ----------------------------------------------- Tiết 2: Toán: Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Củng cố và làm được tính nhẩm bảng nhân 2,3,4,5 - Năm chắc cách tính độ dài đường gấp khúc - Giải toán có lời văn bàng một phép nhân. II. CHUẨN BỊ : Phiếu BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5 - GV nhận xét 3. Bài mới: Bài 1: Tính nhẩm - GV h/d, tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức 5 x 3 = 4 x 2 = 2 x 6 = 3 x 9 = 4 x 5 = 2 x 7 = - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Tính a, 5 x 7 – 15 = b , 4 x 8 + 14 = - GV hỏi cách tính của học sinh. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3 - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Nhận xét, chữa bài 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. Hoạt động của HS - 2 HS ®äc HS nối tiếp nhau đọc kết quả. 5 x 3 = 15 4 x 2 = 8 2 x 6 = 12 3 x 9 = 27 4 x 5 = 20 2 x 7 = 14 - Đọc yêu cầu - HS làm bảng con a, 5 x 7 – 15 = 35 – 15 = 20 b, 4 x 8 + 14 = 32 + 14 = 46 - Mỗi đĩa đựng 5 quả cam. - Hỏi 8 đĩa đựng bao nhiêu quả cam? - 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vở Bài giải 8 đĩa đựng được số quả cam là: 5 x 8 = 40 (quả) Đáp số: 40 quả cam --------------------------------------------------- Tiết 3 + 4: Tập đọc Tiết 64+65: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I. MỤC TIÊU: - Đọc tương đối lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. - Hiểu nghĩa của truyện: Ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta chớ kiêu căng, coi thường người khác. - Quyền được kết bạn. - Quyền được tham gia (đáp lời cảm ơn) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa bài đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 3 Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng bài: Vè chim Hoạt động của HS - 2 HS đọc 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài - hướng dẫn giọng đọc. - HS nghe. - Luyện đọc từ khó: - Cuống quýt, nấp, reo lên, lấy gậy, thình lình - GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp - Gọi HS đọc chú giải - Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn phân chia như thế nào? - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - Bài chia 4 đoạn - GV hướng dẫn cách đọc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu trên bảng phụ. + Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân/ nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.// + Cậu có trăm trí khôn,/ nghĩ kế gì đi.// (Giọng hơi hoảng hốt) + Lúc này,/ trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.//(Giọng thất vọng, buồn bã) - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - Cho học sinh đọc đoạn trong nhóm. - HS đọc theo nhóm 4- NTĐH: phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm luyện đọc và góp ý cho nhau về cách đọc. - Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm CN đọc tốt nhất. - Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. - Đọc đồng thanh Tiết 4 c. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm Câu 1: - 1 HS đọc yêu cầu - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm 4 - Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng ? - GV gọi đại diện các nhóm trình bày - NTĐH: phân công 1 bạn đọc câu hỏi, các thành viên thảo luận đưa ra ý kiến, thư ký tổng hợp viết câu trả lời của nhóm vào PBT. - Đại diện các nhóm trình bày: Chồn vẫn ngầm coi thường bạn ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm. Câu 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Khi gặp nạn Chồn như thế nào ? - Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì ? Câu 3: - Gà Rừng nghĩ ra điều gì ? để cả hai thoát nạn ? - Gà Rừng giả chết rồi bỏ chạy để đánh lạc hướng người thợ săn tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang. Câu 4: - 1 HS đọc yêu cầu - Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ? - Chồn thay đổi hẳn thái độ. Nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình. Câu 5: - 1 HS đọc yêu cầu - Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý ? - Chọn Gà Rừng thông minh vì đó là tên của nhân vật đang được ca ngợi. d. Luyện đọc lại: -Trong chuyện có những nhân vật nào ? - Người dẫn chuyện, Gà Rừng, Chồn. - Các nhóm đọc theo phân vai - 3, 4 em đọc lại chuyện 4. Củng cố, dặn dò: - Em thích nhân vật nào trong truyện ? vì sao ? -Thích Gà Rừng vì nó bình tĩnh, thông minh có thể thích Chồn vì đã hiểu ra sai lầm của mình. - Chồn và Gà Rừng là đôi bạn như thế nào? + Các con đều có quyền kết bạn - Khi được Gà Rừng cứu sống Chồn sẽ nói với Gà Rừng như thế nào? + Đó là quyền được tham gia (đáp lời cảm ơn) - Đôi bạn thân - Chồn cảm ơn Gà Rừng - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------- BUỔI 2 Tăng cường Tiếng Việt: LĐ: CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: * Nhóm CHT: - Đọc nối tiếp câu và TLCH 1 * Nhóm HT, HTT: - Đọc nối tiếp đoạn, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả gợi cảm và TLCH 1, 2 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những tiếng khó: y-rơ-pao, rung động, ríu rít, kơ púc, rướn, ngắt, nghỉ hơi đúng. Hiểu nội dung bài: Chim rừng Tây Nguyên rất nhiều loài, với bộ lông nhiều màu sắc, tiếng hót hay. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ trong bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài: - HS nghe - Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - GV theo dõi uốn nắn cách đọc. - Đọc từng đoạn trước lớp. - GV hướng dẫn đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu trên bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Giải nghĩa từ: - Chú giải - Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Quanh hồ y-rơ-pao có những loài chim nào ? - Có đại bàng chân vàng mỏ đỏ, thiên nga, kơ púc và nhiều loài chim khác. - Tìm từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của chim đại bảng, thiên nga, kơ púc. - HS suy nghĩ trả lời - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn tả 3 loài chim. - HS đọc bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------- Tiết 2: Tập viết Tiết 22: CHỮ HOA S I. MỤC TIÊU: - Viết đúng chữ hoa S( 1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Sáo (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa ( 3 lần). * TCTV: GV giải nghĩa từ Sáo tắm thì mưa II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mẫu chữ S III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - KT học sinh viết bảng con : R, Ríu - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa * HD quan sát và nhận xét chữ S - GT chữ S, cho HS quan sát - Chữ S cao mấy li ? - Được cấu tạo mấy nét ? - GV nêu cách viết chữ S: Đặt bút tại giao điểm của ĐKN 5 và ĐKN 3, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút tại ĐKN5. Từ điểm trên, đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐKN 1. * GV viết mẫu lên bảng chữ S lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - Cho HS nêu lại cách viết * HDHS viết trên bảng con - Cho HD viết bảng con 2 – 3 lượt - GV nhận xét uốn nắn. c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. * Giới thiệu từ và câu ứng dụng: Sáo tắm thì mưa - Em hiểu câu trên ntn ? - GV giải nghĩa câu ứng dụng: Hễ thấy có sáo tắm là sắp có mưa. *HDHS Quan sát và nêu nhận xét cụm từ ứng dụng: - Những chữ nào có độ cao 2,5 li ? - Chữ nào có độ cao 1 li ? - Những chữ cái nào cao 1,5 li ? - Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ? - GV viết mẫu chữ Sáo * HD học sinh viết chữ Sáo vào bảng con - GV uốn nắn HS ngồi viết đúng tư thế, sửa sai . d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. GV uốn nắn HS ngồi viết đúng tư thế. - GV sửa chữa và nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét đánh giá giờ học. - HS về viết tiếp phần còn lại vào vở tập viết. Hoạt động của HS - HS viết - Học sinh quan sát và nhận xét độ cao của con chữ. - 5 li. - Gồm 1 nét, 1 nét viết liền, là kết hợp giữa 2 nét cơ bản, cong dưới ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. - HS lắng nghe. - Học sinh theo dõi giáo viên viết mẫu. - HS nêu lại cách viết chữ hoa S. - HS viết bảng con chữ S - HS đọc cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa - HS nêu ý hiểu - Ghi nhớ - Quan sát và nêu nhận xét: - S; h - a,o,ă,m,i,m,ư,a. - t. - Dấu sắc đặt trên chữ a và ă. Dấu huyền đặt trên chữ i. - Khoảng cách bằng viết 1 chữ o. - Quan sát - HS viết 2 – 3 lượt - HS viết vào vở Tập viết theo yêu cầu của GV : chữ hoa S( 1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Sáo (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa ( 3 lần). - Lắng nghe – ghi nhớ ------------------------------------------------------------------ Tiết 3: Chính tả (nghe - viết) Tiết 43 : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I. MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nghe – viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Luyện viết các chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - PBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết 2 tiếng bắt đầu bằng: ch - Cả lớp viết bảng con 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. b. Hướng dẫn nghe viết - Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV đọc bài chính tả - HS nghe - 2 HS đọc lại bài - Sự việc gì xảy ra với gà rừng và chồn trong lúc dạo chơi ? - Chúng gặp người đi săn, cuống quýt nấp vào một cái hang. Người thợ săn phấn khởi phát hiện thấy chúng lấy gậy thọc vào hang bắt chúng. - Tìm câu nói của người thợ săn ? - Câu nói đó được đặt trong dấu gì ? - Viết chữ khó - Có mà trốn bằng trời. - Câu nói đó được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu chấm. - HS tập viết trên bảng con - GV đọc bài chính tả - HS chép bài - Đọc cho HS chép bài - Đọc cho HS soát lỗi - HS tự soát lỗi đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. c. Hướng dần làm bài tập: Bài 2: Lựa chọn - 1 HS đọc yêu cầu - GV chia lớp thành các nhóm 4 HD HS cách thực hiện. - HS làm bài trên phiếu HT theo nhóm 4 a. reo – giật – gieo b. giả – nhỏ – hẻm (ngõ) - Lớp cùng GV Nhận xét, chữa bài. Bài 3: Lựa chọn - Đại diện các nhóm trình bày KQ trước lớp. - 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn học sinh làm vào vở a. .mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim. .tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 12 tháng 2 năm 2019 BUỔI 1 Tiết 3: Toán Tiết 107: PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được phép chia - Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành 2 phép chia. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - * Nhắc lại phép nhân 2 x 3 = 6. - Mỗi phần có 3 ô. Hỏi hai phần có mấy ô ? - GV viết phép tính và cho HS đọc. 2 x 3 = 6 2 x 3 = 6 b. Giới thiệu phép chia cho 2 - GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ) - 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô ? - Ta đã thực hiện một phép tính mới đó là phép chia ? - Cho HS đọc. - Có 3 ô. - Vậy là 6 : 2 = 3, dấu ( : ) gọi là dấu chia. - HS đọc. c. Giới thiệu phép chia cho 3: - GV vẫn dùng 6 ô như trên. - 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô ? - Vậy ta có phép chia sau 6 : 3 = 2 - 6 ô chia thành 2 phần. - HS đọc 2,3 lần (Sáu chia ba bằng hai viết 6 : 3 = 2) d. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô. - 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. - Từ phép nhân ta có thể lập được mấy phép chia ? 2 x 3 = 6 6 : 2 = 3 - 2 phép chia 6 : 2 = 3 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2 e. Thực hành: Bài 1: Cho phép nhân viết thành hai phép chia. - GV hướng dẫn làm mẫu: 4 x 2 = 8 8 : 4 = 2 8 ; 2 = 4 - HS nêu yêu cầu HS nhẩm nêu KQ a) 3 x 5 = 15 b, 4 x 3 = 12 15 : 3 = 5 12 : 3 = 4 15 : 5 = 3 12 : 4 = 3 - GV chữa bài. c) 2 x 5 = 10 10 : 2 = 5 10 : 5 = 2 Bài 2: Tính - GV gọi HS đọc - Bài YC gì ? - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào phiếu lớn. - HS làm bài - GV chữa bài. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét đánh giá tiết học. 3 x 4 = 12 12 : 3 = 4 12 : 4 = 3 4 x 5 = 20 20 : 4 = 5 20 : 5 = 4 --------------------------------------------------------------------------- BUỔI 2 Tiết 1: Tăng cường Tiếng Việt Luyện đọc: GÀ TRỐNG VÀ ĐÀN NGAN I. MỤC TIÊU: * Nhóm CHT: - Đọc nối tiếp câu, đọc đúng và rõ ràng. - Hiểu nội dung bài. Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một loài chim. TLCH 1,2 * Nhóm HT, HTT: - Đọc nối tiếp đoạn, đọc trơn cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Tốc độ đọc khoảng 45 tiếng / 1phút - Hiểu nội dung bài. Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một số loài vật. TLCH 3,4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài: - Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu - GV theo dõi uốn nắn cách đọc. - Đọc từng đoạn trước lớp. - GV hướng dẫn đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu trên bảng phụ. - Giải nghĩa từ: - Đọc từng đoạn trong nhóm. - GV theo dõi các nhóm đọc. - Thi đọc giữa các nhóm c. Tìm hiểu bài: Câu 1: - Chú ngan con thán phục Gà Trống ở điểm nào ? Câu 2: - Gà Trống chê mẹ con nhà ngan điều gì ? Câu 3: Theo em, vì sao Gà Trống lại dám bay qua ao? Câu 4: - Em đoán xem Gà Trống rút ra bài học gì từ sự việc này ? d. Luyện đọc lại: 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại những điều rút ra được từ bài học. - Nhận xét tiết học. Hoạt động của HS - HS nghe - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. - 1 HS đọc chú giải - HS đọc theo nhóm 3, - Đại diện các nhóm thi đọc - Bay giỏi. - Chậm chạp. - Vì Gà Trống nghĩ mình bơi giỏi. - HS suy nghĩ trả lời. - 3, 4 HS thi đọc toàn bộ câu chuyện ------------------------------------------------------------------- Tiết 3: Kể chuyện Tiết 22: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I. MỤC TIÊU: - Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. - Kể lại từng đoạn của câu chuyện. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh MH III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng kể lại từng đoạn câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” - Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì ? - GV nhận xét, đánh giá 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học. b. Hướng dẫn kể chuyện: Bài 1: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. Mẫu: + Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo + Đoạn 2: Trí khôn của Chồn - Gọi HS đọc bài. - GV gọi HS đọc câu mẫu. - Bài YC gì ? - Vì sao tác giả SGK lại đặt tên cho đoạn 1 của truyện là Chú Chồn kiêu ngạo ? - Theo em tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì ? - GV yêu cầu HS đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện này. - Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi nhóm 4 để đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. - GV nhận xét – chữa bài Bài 2: Kể lại từng đoạn câu chuyện - Dựa vào tên các đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện. - Gọi HS đọc. Bước 1: Kể trong nhóm - Chia HS thảo luận theo nhóm 4 Bước 2: Kể trước lớp - Gọi đại diện các nhóm kể lại nội dung từng đoạn, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV gợi ý cho HS. Đoạn 1: + Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì ? + Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào ? Đoạn 2: - Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn ? - Người thợ săn đã làm gì ? - Gà Rừng nói gì với Chồn ? - Lúc đó Chồn như thế nào ? Đoạn 3: - Gà Rừng nói gì với Chồn ? Đoạn 4: - Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao ? - Chồn nói gì với Gà Rừng ? - GV nhận xét –khen ngợi HS Bài tập 3: Kể toàn bộ câu chuyện - GV yêu cầu HS kể nối tiếp nhau. - HD HS Kể lại theo hình thức phân vai. - Gọi 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét – khen ngợi. 4. Củng cố - dặn dò: - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ? - GV nhận xét đánh giá tiết học Hoạt động của HS - Lớp hát - HS thực hiện - Lắng nghe - Lắng nghe - 1HS đọc - HS đọc câu mẫu - Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. - Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà Rừng là nó có 1 trăm trí khôn . - Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó. - Thực hiện. - HS thảo luận nhóm 4, - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu. + Đoạn 3: Trí khôn của Gà rừng/ Gà Rừng và Chồn đã thoát nạn như thế nào?/ Một trí khôn hơn trăn trí khôn. + Đoạn 4: Gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng/Sau khi thoát nạn/ Chồn xin lỗi Gà Rừng/ - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu - HS kể chuyện trong nhóm - Mỗi HS trong nhóm tập kể lại từng đoạn câu chuyện. - HS thực hiện kể theo nhóm. + Chồn luôn ngầm coi thường bạn. + Hỏi Gà Rừng: “Cậu có bao nhiêu trí khôn?” khi Gà Rừng nói: “Mình chỉ có một trí khôn” thì Chồn kiêu ngạo nói: “ít thế sao? Mình thì có hàng trăm” - HS nhận xét- bình chọn. - Đôi bạn gặp một người thợ săn, chúng vội nấp vào một cái hang. - Reo lên và lấy gậy thọc vào hang. - Cậu có trăm trí khôn , nghĩ kế gì đi. - Chồn sợ hãi, buồn bã nên chẳng còn một trí khôn nào. - Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé. - Nó giả vờ chết. Người thợ săn tưởng gà chết thật liền quẳng nó xuống đám cỏ. Nó vùng chạy, ông ta đuổi theo, tạo cơ hội cho Chồn chạy biến vào rừng. - Khiêm tốn - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. - HS nhận xét. - 4 HS trong nhóm kể nối tiếp. - Nhận xét. - HS kể theo 4 vai: người dẫn chuyện, Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn. - HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS nêu. -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 13 tháng 2 năm 2019 BUỔI 1: Tiết 1: Toán Tiết 108: BẢNG CHIA 2 I. MỤC TIÊU: - Lập được bảng chia2. - Nhớ được bảng chia 2 - Biết giải bài toán có một phép chia (Trong bảng chia2) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các tấm bìa có chấm tròn III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của HS - Từ một phép nhân viết 2 phép chia - 1 HS lên bảng lớp làm bảng con - Nhận xét, chữa bài. 2 x 4 = 8; 8 : 2 = 4; 8 : 4 = 2 3. Bài mới: a. Giới thiệu chia 2 từ phép nhân 2. b. Nhắc lại phép nhân 2. - Gắn bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 2 chấm tròn. - Bốn tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn. - 8 chấm tròn - Viết phép nhân - 2 x 4 = 8 + Nhắc lại phép chia. - Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? 8 : 2 = 4 - Nhận xét - Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8 ta có phép chia là 8 : 2 = 4 - Lập bảng chia 2: - Tương tự như trên cho HS tự lập bảng chia hai - Cho HS học thuộc bảng chia 2. - HS lập bảng chia 2 2 : 2 = 1 12 : 2 = 6 4 : 2 = 2 14 : 2 = 7 6 : 2 = 3 16 : 2 = 8 8 : 2 = 4 18 : 2 = 9 10 : 2 = 5 20 : 2 = 10 c. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm - Lần lượt HS nêu KQ - Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu KQ - Lớp cùng GV n/x chữa bài. 6 : 2 = 3 2 : 2 = 1 4 : 2 = 2 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 12 : 2 = 6 Bài 2: - HS đọc đề toán - Bài toán cho biết gì ? - Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn - Bài toán hỏi gì ? - Mỗi bạn được mấy cái kẹo - Yêu cầu HS tóm tắt và giải - 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở. Tóm tắt: Có : 12 cái kẹo Chia : 2 bạn Mỗi bạn :. cái kẹo ? - Lớp cùng GV n/x chữa bài. Bài giải: Mỗi bạn được số kẹo là: 12 : 2 = 6 (cái) Đáp số: 6 cái kẹo 4. Củng cố, dặn dò: - NX giờ học. ------------------------------------------------------------------ Tiết 2: Tập đọc Tiết 66: CÒ VÀ CUỐC I. MỤC TIÊU: - Đọc được toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. - Biết đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng. * Quyền và bổn phận tham gia lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài: Một chí khôn hơn trăm chí khôn - HS đọc bài 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu cả bài: - HS nghe - Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - GV theo dõi uốn nắn cách đọc cho học sinh. - Đọc từng đoạn trước lớp: - GV hướng dẫn một số câu trên bảng phụ. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Giải nghĩa từ: - 1 HS đọc chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 2 - GV theo dõi các nhóm đọc. - Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc ĐT, CN từng đoạn cả bài. - Nhận xét bình điểm cho các nhóm. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào ? - Cuốc hỏi: Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bẩn hết áo sao ? Câu 2: - Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy. - Vì cuốc nghĩ rằng áo cò trắng phau, cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao. - Cò trả lời cuốc thế nào ? - Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao Câu 3: - Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì ? - Khi lao động không phải ngại vất vả khó khăn. - Mọi người ai cũng phải lao động - Phải lao động mới sung sướng ấm no. - Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. * Qua bài học chúng ta có Quyền và bổn phận gì? - Quyền và bổn phận tham gia lao động - Câu chuyện có những nhân vật nào? - Người kể, cò, cuốc - Thi đọc truyện. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------ BUỔI 2 Tiết 3: Tăng cường Tiếng Việt Luyện viết: GÀ TRỐNG VÀ ĐÀN NGAN I. MỤC TIÊU *Nhóm HS CHT: - Tập chép đúng một đoạn của bài Gà trống và đàn ngan. Biết viết hoa chữ đầu tên đầu bài, đầu câu. Chữ viết sạch đẹp rõ ràng. *Nhóm HS HT, HTT: - Nghe – viết đúng một đoạn của bài Gà trống và đàn ngan. Biết viết hoa chữ đầu tên đầu bài, đầu câu. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp, đúng độ cao độ rộng của con chữ. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, hoặc tiếng có dấu hỏi/dấu ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ cho phần bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của HS a. Giới thiệu bài b. Luyện viết - GV đọc đoạn cần luyện viết, đoạn 2 .Từ “ Bác Gà Trống ... Nhìn đây.” - GV cùng HS tìm hiểu nội dung đoạn viết. - Tất cả các chữ đầu câu được viết như thế nào ? - Yêu cầu hs nhìn bảng viết bài vào vở - GV bao quát lớp, uốn nắn HS viết kém. 4. Luyện tập Bài 1: Em và bạn cùng đánh dấu X vào ô trống trước câu viết đúng chính tả. - GV h/d HS cách thực hiện - Tổ chức cho HS làm bài vào phiếu cá nhân. - GV bao quát, giúp đỡ. - Lớp cùng GV n/x, chữa bài 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS - HS lắng nghe - 2 HS đọc lại bài viết. - HS nêu lại nội dung đoạn viết - Các chữ đầu câu được viết hoa. - HS thực hành viết vào vở. - 1,2 HS đọc yêu cầu - HS theo dõi - HS làm phiếu cá nhân - Đánh dấu và viết đúng chính tả là: Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. Em như dòng nước, dữ như chăn tinh. - HS lắng nghe -------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Chính tả (nghe- viết) Tiết 44: CÒ VÀ CUỐC I. MỤC TIÊU: 1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Cò và Cuốc. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, thanh hỏi, thanh ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - PBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của HS - GV đọc cho HS viết: reo hò, giữ gìn, bánh dẻo. - HS viết bảng con. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. b. Hướng dẫn nghe – viết: *. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - GV đọc bài chính tả một lần - HS nghe - 2 HS đọc lại bài. - Đoạn viết nói chuyện gì ? - Cuốc thấy Cò lội ruộng hỏi cò có ngại b

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_dao_thi_loan.doc