Giáo án lớp 2 tuần 22 - Trường TH Trà phú

Đạo đức

 Tiết 22 : BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ / TIẾT 2 .

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu :

 - Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.

 - Lời yêu cầu đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

2.Kĩ năng : Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.

3.Thái độ : Có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh, ảnh , Phiếu học tập, các tấm bìa 3 màu.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 22 - Trường TH Trà phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Kế hoạch dạy học Tuần 22 Lớp Hai/2 BUỔI SÁNG Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2005 Hoạt động tập thể. Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN --------------------------------------------------- Đạo đức Tiết 22 : BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ / TIẾT 2 . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu : - Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau. - Lời yêu cầu đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. 2.Kĩ năng : Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày. 3.Thái độ : Có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh, ảnh , Phiếu học tập, các tấm bìa 3 màu.. 2.Học sinh : Sách, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : -Cho HS làm phiếu. c Em cảm thấy ngại ngần khi nói lời yêu cầu. c Nói lời yêu cầu đề nghị với người thân là không cần thiết. c Chỉ cần nói lời yêu cầu đề nghị với người lớn tuổi. c Biết nói lời yêu cầu đề nghị là lịch sự tôn trọng người khác. -Đánh giá. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : Tự liên hệ. Mục tiêu : Học sinh biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu đề nghị của bản thân. -Những em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ ? Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể ? -Nhận xét. Khen ngợi học sinh biết thực hiện bài học. Hoạt động 2 : Đóng vai. Mục tiêu : Học sinh thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn được người khác giúp đỡ. -Giới thiệu tình huống: -Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật. -Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen. -Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút. -Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận đóng vai theo từng cặp. -Giáo viên yêu cầu vài cặp học sinh trình bày. -Kết luận : Khi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp. Hoạt động 3 : Trò chơi “Văn minh lịch sự” Mục tiêu : Học sinh thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự. -Giáo viên nêu luật chơi. -Nếu là lời đề nghị lịch sự “tham gia”, không lịch sự thì “không thực hiện”. -Ai không thực hiện đúng luật sẽ bị phạt. -Nhận xét, đánh giá. -Luyện tập. 3. Hoạt động nối tiếp : Củng cố : -Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học. Dặn dò- Học bài. -Biết nói lời yêu cầu đề nghị/ tiết 1. -Đánh dấu x vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng. -Biết nói lời yêu cầu đề nghị/ tiết 2. -Học sinh tự liên hệ. -Trao đổi thảo luận lớp . -Đại diện nhóm cử người trình bày. -Thảo luận từng đôi một nội dung 3 tình huống. -Một vài cặp học sinh trình bày trước lớp. -Thảo luận , nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ. -Nhận xét. -Vài em đọc lại. -Quản trò nói : + Mời các bạn đứng lên. + Mời các bạn ngồi xuống. + Tôi muốn đề nghị các bạn giơ tay phải. -Nếu là lời đề nghị lịch sự thì các bạn làm theo, còn nếu lời đề nghị chưa lịch sự thì các bạn sẽ không thực hiện động tác. -Học sinh thực hiện trò chơi. -Làm phiếu/ Bài 4 trang 33 vở BT. -Chọn câu d : Hỏi mượn lịch sự và nếu bạn cho phép mới lấy dùng -Học bài. Kiểm tra phiếu Thảo luận Trình bày Đọc nội dung Trò chơi Luyện tập phiếu Củng cố -------------------------------------------------------- Toán Tiết 106 : KIỂM TRA. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh : -Củng cố việc ghi nhớ các bảng nhân bằng thực hành tính và giải bài toán. -Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó. 2. Kĩ năng : Làm tính đúng, chính xác. 3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Đề kiểm tra. 2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, bộ đồ dùng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 5’ 25’ 4’ 1’ Hoạt động 1 : Bài cũ . Mục tiêu : Củng cố phép nhân, quan hệ phép nhân và phép cộng. -Viết các tích sau dưới dạng tổng : 5 x 3 = 15 3 x 4 = 12 4 x 3 = 12 9 x 2 = 18 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 2 : Làm bài tập. Mục tiêu : Củng cố việc ghi nhớ các bảng nhân bằng thực hành tính và giải bài toán. Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó. Bài 1 : Tính. 5 x 10 – 37 3 x 9 + 24 4 x 6 + 19 2 x 9 + 16 Bài 2 : Viết thành phép nhân : 8 + 8 + 8 + 8 + 8 = 40 7 + 7 + 7 + 7 = 28 3 + 3 + 3 + 3 + 6 + 6 = 18 Bài 3 : Mỗi bạn diệt được 5 con ruồi. Hỏi 10 bạn điệt được mấy con ruồi ? Bài 4 : Vẽ một đường gấp khúc theo số đo sau : 2cm, 4cm, 3cm, 5cm và tính tổng độ dài của đường gấp khúc đó ? -Thu bài chấm, nhận xét. 3. Hoạt động nối tiếp : Củng cố : Giáo dục .Nhận xét. Dặn dò- Học bài. -Bảng con, 2 em lên bảng. 5 x 3 = 5 + 5 + 5 = 15 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12 9 x 2 = 9 + 9 = 18 -Kiểm tra. Bài 1 : Tính. 5 x 10 – 37 = 50 – 27 = 23 3 x 9 + 24 = 27 + 24 = 51 4 x 6 + 19 = 24 + 19 = 43 2 x 9 + 16 = 18 + 16 = 34 Bài 2 : Viết thành phép nhân : 8 + 8 + 8 + 8 + 8 = 8 x 5 = 40 7 + 7 + 7 + 7 = 7 x 4 = 28 3 + 3 + 3 + 3 + 6 + 6 = 3 x 6 =18 Bài 3 : Giải Số con ruồi 10 bạn diệt : 5 x 10 = 50 (con ruồi) Đáp số : 50 con ruồi. Bài 4 : HS vẽ đường gấp khúc và tính tổng độ dài : 2cm + 4cm + 3cm + 5cm = 14 (cm) Đáp số : 14 cm. -Học thuộc bảng nhân 2.3.4.5 Kiểm tra Luyện tậpCN Làm bảng con Nháp Giải toán Vẽ ĐGK tính độ dài Củng cố ----------------------------------------------------- Tiếng việt Tiết 1 : Tập đọc : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN / TIẾT 1. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Đọc. -Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. -Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật. Hiểu : Hiểu nghĩa các từ : ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời …… -Hiểu ý nghĩa truyện : Khó khăn, hoạn nạn thử thách, trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi con người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ : Giáo dục HS nên sống khiêm tốn, không nên kiêu căng hợm mình xem thường người khác. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Một trí khôn hơn trăm trí khôn. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : -Goị 3 em đọc thuộc lòng bài “Vè chim” -Kể tên các loại chim có trong bài ? -Tìm những từ ngữ để gọi các loài chim? -Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện đoc đọan 1-2 Mục tiêu: Đọc trôi chảy đoạn 1-2. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật. -Giáo viên đọc mẫu lần 1 (phân biệt lời người kể và lời nhân vật). Nhấn giọng các từ ngữ : trí khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời, thọc ….. Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu ) Đọc từng đoạn trước lớp. Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -Hướng dẫn đọc chú giải : (STV/ tr 32) -Tìm từ cùng nghĩa với : mẹo? - Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét . Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn 1-2. Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa đoạn 1-2, Gà Rừng và Chồn là đôi bạn, cả hai đang gặp khó khăn hoạn nạn. -Gọi 1 em đọc. -Trực quan :Tranh . Hỏi đáp : Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng? -Khi gặp nạn Chồn như thế nào ? -GV cho học sinh quan sát tranh ảnh của Chồn và Gà Rừng. -Nhận xét. Vì sao Chồn không nghĩ ra được kế gì ? 3. Hoạt động nối tiếp: Củng cố : Gọi 1 em đọc lại đoạn 1-2. Chuyển ý : Số phận của Chồn sẽ ra sao và Gà Rừng nghĩ ra mưu mẹo gì để cả hai thoát nạn, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp qua tiết 2. Dặn dò – Đọc bài. -3 em HTL bài và TLCH. -Sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, …. -Thím khách, bà chim sẻ, ….. -Hay mách lẻo-chim khách, …….. -Một trí khôn hơn trăm trí khôn. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. -HS luyện đọc các từ :cuống quýt, nấp,reo lên, lấy gậy, buồn bã. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. +Chợt thấy một người thợ săn/ chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.// - HS đọc chú giải: (STV / tr32) -HS nêu cùng nghĩa với mẹo là : mưu kế. -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (đoạn 1-2). -1 em đọc đoạn 1-2. -Chốn vẫn ngầm coi thường bạn. Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm. -Khi gặp nạn Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì . -Quan sát tranh “Chồn và Gà Rừng” -Vì Chồn không có trí thông minh chỉ có thói kiêu căng hợm mình. -1 em đọc đoạn 1-2. -Đọc đoạn 1-2, tìm hiểu đoạn 3-4. Kiểm tra đọc TLCH Luyện đọc câu, từđoạn Ngắt nhịp PPGiảng giải Đọc nhóm Tìm hiểu bài PPHỏi đáp TLCH Củng cố -------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU Tiếng việt Tiết 2 : Tập đọc: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN / TIẾT 2. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Đọc. -Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. -Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật. Hiểu : Hiểu nghĩa các từ : ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời …… -Hiểu ý nghĩa truyện : Khó khăn, hoạn nạn thử thách, trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi con người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ : Giáo dục HS nên sống khiêm tốn, không nên kiêu căng hợm mình xem thường người khác. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Một trí khôn hơn trăm trí khôn. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : Gọi 2 em đọc bài. -Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng ? -Khi gặp nạn Chồn như thế nào ? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Luyện đọc đoạn 3-4. Mục tiêu : Đọc trơn đoạn 3-4. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. -Giáo viên đọc mẫu đoạn 3-4. -Luyện phát âm. -Luyện ngắt giọng : -Giảng từ : (phần chú giải GK/ tr 32) Đọc từng câu. Đọc cả đoạn. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa đoạn 3-4, biết lúc nào Chồn cũng xem thường bạn. Gà Rừng đã làm cho Chồn thức tỉnh không kiêu căng hợm hỉnh nữa. Hỏi đáp : -Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn ? -Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ? -Chọn một tên khác cho chuyện ? -Luyện đọc lại : -Nhận xét. 3. Hoạt động nối tiếp : Củng cố : -Em thích con vật nào trong chuyện ? Vì sao ? -Giáo dục tư tưởng :Nhận xét Dặn dò- đọc bài. -2 em đọc đoạn 1-2 và TLCH. -Một trí khôn hơn trăm trí khôn/ tiếp. -Theo dõi đọc thầm. -Phát âm các từ : thọc, quẳng, thình lình, vùng chạy. -Luyện đọc câu dài : -Chồn bảo Gà Rừng :”Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình”/ (giọng thán phục, chân thành) -HS nhắc lại nghĩa các từ : đắn đo, thình lình. -HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết. -Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. - Đồng thanh (đoạn 3-4). -1 em giỏi đọc đoạn 3-4. Lớp theo dõi đọc thầm. -Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang. -Chồn thay đổi hẳn thái độ, nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình. -Thảo luận chọn tên đặt cho chuyện : +Gặp nạn mới biết trí khôn. +Chồn và Gà Rừng. +Gà Rừng thông minh. -Giải thích .Đại diện nhóm giải thích. -Đọc theo phân vai. -3-4 em thi đọc lại truyện. -Gà Rừng vì nó bình tĩnh thông minh lúc hoạn nạn. -Thích Chồn vì Chồn đã hiểu ra sai lầm của mình, đã biết khiêm tốn quý trọng bạn. -Đọc bài. Kể cho người thân nghe câu chuyện. Luyện đọc TLCH Luyện đọc câu, từ, đoạn Ngắt nhịp PPGiảng giải Đọc nhóm Tìm hiểu bài PPHỏi đáp TLCH Thi đọc Củng cố --------------------------------------------------------- Nhạc/NC (Giáo viên chuyên trách dạy) ---------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể Tiết 2 : SINH HOẠT VUI CHƠI : TRÒ CHƠI : “TÌM TÊN CÂY CÓ CHỮ S HOẶC X” I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Cung cấp cách viết đúng tên một số loài cây bắt đầu bằng s hay x. 2.Kĩ năng : Luyện phản xạ nhanh khi nghe đọc và viết. 3.Thái độ : Phát triển tư duy sáng tạo. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Bảng đính, phấn, bảng . 2.Học sinh : giấy bút. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 35’ Hoạt động 1: Trò chơi “Tìm tên cây có chữ s - x” Mục tiêu : Nhận biết nhanh tên một số loài cây bắt đầu bằng s hoặc x. -Giáo viên yêu cầu chia nhóm. -Phát giấy bút cho nhóm. -Dựa vào chủ đề Học tập, trong khoảng thời gian 5 phút, mỗi nhóm cố gắng tìm thật nhiều tên một số loài cây bắt đầu bằng s hoặc x vào giấy đã ghi sẵn tên nhóm, sau đó lên dán bảng. Nhóm nào tìm được nhiều tên nhất thì nhóm đó thắng cuộc. -Chấm điểm nhóm, nhận xét. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát : Hoa lá mùa xuân. Mục tiêu : Ôn tập bài hát “Hoa lá mùa xuân” đúng nhịp, lời ca. -Giới thiệu bài hát : Giáo viên đọc lời của bài hát (SGK/ tr 19). Giáo viên hát mẫu . -Hướng dẫn hát từng câu cho đến hết. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập hát lại bài. -Chia 4 nhóm. -Đại diện nhóm nhận giấy bút. -Tên cây bắt đầu bằng s : sung, sâm, súng, sấu, su su, sả, sú, so đũa, sa nhân, si. -Tên cây bắt đầu bằng x : xoan, xoài, xà cừ …. -Nhận xét. -Hoa lá mùa xuân. Nhạc và lời : Hoàng Hà. -1 em đọc lại. Học sinh hát theo. -Đồng ca, đơn ca. -Hát kết hợp vỗ tay. -Đồng ca lại toàn bài/ 2 lần. -Tập hát đúng nhịp bài hát. Trò vhơi Chia nhóm Học hát CN.Lớp Củng cố ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2005 BUỔI SÁNG Thể dục Tiết 43 : ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG. TRÒ CHƠI “NHẢY Ô” ( Giáo viên chuyên trách dạy ) --------------------------------------------------------------- Tiếng việt Tiết 3 : Kể chuyện : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. - Đặt tên được cho từng đoạn truyện . 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn phát biểu hoặc kể, nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh không nên kiêu căng, xem thường người khác. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. 2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : Gọi 4 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Chim sơn ca và bông cúc trắng” -Cho điểm từng em -Nhận xét. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. -Tranh : Bức tranh minh họa cho câu chuyện nào ? -Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. Hoạt động 1 : Đặt tên cho từng đoạn truyện . Mục tiêu : Biết đặt tên được cho từng đoạn truyện . -Gọi 1 em đọc yêu cầu bài 1. -GV giải thích : Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn. Tên đó có thể là một câu như “Chú Chồn kiêu ngạo” có thể là mộ cụm từ như “Trí khôn của Chồn”. -Vì sao tác giả lại đặt tên cho đoạn 1 là Chú Chồn kiêu ngạo ? -Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì ? -Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho truyện mà vẫn thể hiện nội dung của đoạn truyện này ? -GV yêu cầu chia nhóm . -Nhận xét, chấm điểm nhóm. Hoạt động 2 : Kể lại từng đoạn truyện. Mục tiêu : Biết nhìn tranh kể lại từng đoạn . -Bước 1. -Bước 2 . -GV gợi ý cho học sinh còn lúng túng. Đoạn 1 : Gà Rừng và Chồn là đôi bạn nhưng Chồn có tính xấu gì ? Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào ? Đoạn 2 : Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn ? -Người thợ săn đã làm gì ? -Gà Rừng nói gì với Chồn ? -Lúc đó Chồn như thế nào ? Đoạn 3 : Gà Rừng nói gì với Chồn ? -Gà Rừng nghĩ ra mưu mẹo gì ? Đoạn 4 : -Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao ? -Chồn nói gì với Gà Rừng ? -Nhận xét, chấm điểm nhóm. Hoạt động 3 : Kể toàn bộ câu chuyện. Mục tiêu : Kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ nét mặt. -Yêu cầu kể theo vai (có trang phục) -Nhận xét : giọng kể, điệu bộ, nét mặt. -Khen thưởng cá nhân, nhóm kể hay. 3. Hoạt động nối tiếp : Củng cố : Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ? -Câu chuyện nói lên điều gì ? -Nhận xét tiết học Dặn dò- Kể lại câu chuyện . -4 em kể lại câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” và TLCH. -Một trí khôn hơn trăm trí khôn -1 em nhắc tựa bài. -1 em đọc yêu cầu , đọc cả mẫu. -4 em nối tiếp nhau nêu yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm. -Đọc thầm đoạn 1-2. -Vì đoạn này kể về sự kiêu ngạo hợm hĩnh của Chồn. -Nội dung của từng đoạn truyện đó. -HS suy nghĩ và trả lời / nhiều em. -Chia nhóm thảo luận đặt tên cho 3 đoạn truyện còn lại. -Đại diện nhóm trình bày. Đoạn 2 : Trí khôn của Chồn/ Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm … Đoạn 3 :Trí khôn của Gà Rừng/ Gà Rừng thể hiện trí khôn ……. Đoạn 4 : Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng …… -Nhận xét, bổ sung. -Kể trong nhóm -Mỗi nhóm các bạn cùng nhau kể lại một đoạn của câu chuyện. -Nhận xét bổ sung. -Kể trước lớp. Các nhóm trình bày. -Nhận xét. -Chồn luôn coi thường bạn : -Cậu có bao nhiêu trí khôn ? -Mình chỉ có một trí khôn. -Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm. -Đôi bạn gặp người thợ săn, vội nấp vào hang.Reo lên chọc gậy vào hang. -Cậu có trăm trí khôn nghỉ kế gì đi. -Chồn sợ hãi buồn bã chẳng có trí khôn nào trong đầu. -Mình sẽ làm thế cậu cứ thế nhé. -Giả vờ chết….. bỗng vùng chạy ông ta đuổi theo thời cơ cho Chồn chạy trốn. -Khiêm tốn. -Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. -4 em kể nối tiếp 1 lần. -Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. -Học sinh kể theo vai : Người dẫn chuyện, thợ săn, Gà Rừng, Chồn. -Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ. -Phải có tính khiêm tốn không nên kiêu căng hợm hĩnh. -Tập kể lại chuyện. Kể chuyện Kể theođoạn Thảo luận đặt tên truyện Trình bàynhóm Kể theo nhóm Quan sát tranh kể theo đoạn Kể theo nhóm Sắm vai Kể toàn chuyện Củng cố ------------------------------------------------------- Toán Tiết 107 : PHÉP CHIA. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : - Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân, - Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia. 2. Kĩ năng : Rèn tính nhân, chia nhanh, đúng chính xác. 3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : tấm bìa 6 ô vuông. Ghi bảng bài 1-2. 2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : -Nhận xét bài kiểm tra. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Giới thiệu phép nhân , chia, mối quan hệ. Mục tiêu : Nhận biết phép nhân có mối quan hệ với phép chia. A/ Phép nhân : -Giáo viên viết : 3 x 2 = 6 -Mỗi phần có 3 ô , vậy 2 phần có mấy ô -Vậy 3 x 2 = ? B/ Phép chia cho 2 : -Trực quan : ------------------ -Giáo viên kẻ 1 gạch ngang trên hình vẽ. -Hỏi : 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần có mấy ô ? -Ta đã thực hiện một phép tính mới, đó là phép chia: “Sáu chia hai bằng ba” . -Viết là 6 : 2 = 3, dấu : gọi là dấu chia. -Nhận xét. C/ Phép chia cho 3 : -Trực quan : 6 ô vuông. -6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô ? -Viết : 6 : 3 = 2. -Nhận xét. D/ Mối quan hệ giữa phép nhân và chia. -Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có ? ô. -3 x 2 = 6. -Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phần có mấy ô ? 6 : 2 = 3 -Có 6 ô chia thành 3 phần bằng nhau mỗi phần có mấy ô ? 6 : 3 = 2 -Từ một phép nhân ta có thể lập mấy phép chia tương ứng ? 6 : 2 = 3 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2. Hoạt động 2 : Thực hành. Mục tiêu : Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia. Bài 1 : Yêu cầu gì ? -GV nhắc nhở học sinh quan sát hình vẽ và tính theo mẫu. -Nhận xét. Bài 2 : Yêu cầu HS làm bài. -Nhận xét, chấm điểm 3. Hoạt động nối tiếp : Củng cố : -Nhận xét tiết học. Dặn dò- Học bài. -Kiểm tra. -Phép chia. -2 phần có 6 ô. 3 x 2 = 6. -Học sinh viết : 3 x 2 = 6. -Mỗi phần có 3 ô. -Đọc : 6 : 2 = 3, dấu : gọi là dấu chia. -Quan sát. -Để mỗi phần có 3 ô thì chia 6 ô thành 2 phần. Ta có phép chia “sáu chia ba bằng hai” . -HS viết bảng con 6 : 3 = 2. -Có 6 ô. Viết 3 x 2 = 6 -Có 3 ô. Viết 6 : 2 = 3. -Có 2 ô. Viết 6 : 3 = 2 -2 phép chia tương ứng .HS viết : 6 : 2 = 3 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2. -1 em nêu yêu cầu : Cho phép nhân viết 2 phép chia tương ứng. a/ 3 x 5 = 15 b/ 4 x 3 = 12 15 : 5 = 3 12 : 3 = 4 15 : 3 = 5 12 : 4 = 3. c/ 2 x 5 = 10 10 : 5 = 2 10 : 2 = 5 -Vài học sinh nhắc lại. -HS làm vở. (làm tương tự bài 1). -2 em lên bảng làm. Lớp làm vở BT. a/ 4 x 5 = 20 20 : 4 = 5 20 : 5 = 4. -Học bảng nhân và tự học bảng chia. Kiểm tra Hình thành phép nhân Thực hiện với BĐD Hình thành phép chia Nêu mối quan hệ Ghi nháp Thực hành Viết phép chia Làm vở Củng cố ------------------------------------------------------- Nghệ thuật Tiết 22: Kĩ thuật : GẤP, CẮT DÁN PHONG BÌ/ TIẾT 2 . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Học sinh biết gấp, cắt, dán phong bì. 2.Kĩ năng : Gấp, cắt, dán được phong bì. 3.Thái độ : Thích làm phong bì để sử dụng. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : •- Phong bì mẫu. Mẫu thiệp chúc mừng. - Quy trình gấp, cắt, dán phong bì. -Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu. 2.Học sinh : Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. PPHÁP 35’ 1.Bài cũ : Tiết trước học kĩ thuật bài gì Trực quan : Mẫu : Phong bì. -Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt dán phong bì. -Nhận xét, đánh giá. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 :Quan sát, nhận xét. Mục tiêu : Học sinh biết quan sát, nhận xét cách gấp, cắt, dán phong bì. -Mẫu. -Phong bì có hình gì ? -Mặt trước mặt sau của phong bì như thế nào ? Hoạt động 2 : Thực hành . Mục tiêu : Biết thực hành gấp cắt dán phong bì -Giáo viên hướng dẫn mẫu. -Trực quan : Quy trình gấp , cắt, dán phong bì. -Bước 1 : Gấp phong bì. -Bước 2 : Cắt phong bì. -Bước 3 : Dán thành phong bì. -Theo dõi giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm. -Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương. -Đánh giá sản phẩm của học sinh. Hoạt động nối tiếp : Củng cố : Nhận xét tiết học. Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. -Gấp cắt dán phong bì / tiết 1. -2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.- Nhận xét. --Gấp, cắt, dán phong bì/ tiết 2. -Quan sát. -Hình chữ nhật. -Mặt trước ghi “người gửi”, “người nhận”. -Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thư, thiệp chúc mừng. Sau khi cho thư vào phong bì, người ta dán nốt cạnh còn lại. -Thực hành. Bước 1 : Gấp phong bì. Bước 2 : Cắt phong bì. Bước 3 : Dán thành phong bì. -Hoàn thành và dán vở. -Đem đủ đồ dùng. Kiểm tra Quan sát nhận xét PPHỏi đápTLCH Thực hành theo quy trình Chọn SP Củng cố MẪU: -------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU Võ thuật/TDNĐ (Giáo viên chuyên trách dạy) ------------------------------------------------------- Anh văn (Giáo viên chuyên trách dạy) ------------------------------------------------------- Tiếng việt Tiết 4: CHÍNH TẢ- (NGHE VIẾT) : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN . PHÂN BIỆT D/ R/ GI, DẤU HỎI/ DẤU NGÃ . I/

File đính kèm:

  • docKEHOACH T.22.DOC