Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thời gian:40’-42’
I. Mục đích – yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Vua Hùng).
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,.
- Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ (câu hỏi 3):
+ Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?
+ Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
+ Cuối cùng ai thắng?
+ Người thua đã làm gì?
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 25 - Trường Tiểu học Đức Tài 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 02 tháng 03 năm 2009
Tập đọc: (Tiết 73,74)
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thời gian:40’-42’
I. Mục đích – yêu cầu:
Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Vua Hùng).
Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,...
Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc.
Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ (câu hỏi 3):
+ Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?
+ Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
+ Cuối cùng ai thắng?
+ Người thua đã làm gì?
III. Các hoạt động 35’:
Tiết 1
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’): Voi nhà
2 học sinh đọc bài “Voi nhà”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu (1’): Sơn Tinh, Thủy Tinh
* Hoạt động 1: Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Giọng đọc:
Đoạn 1: Thong thả, trang trọng; lời vua Hùng - dõng dạc; đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh - hào hùng. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh (trang 60), nói về cuộc chiến tranh giữa Thủy Tinh (dưới nước) và Sơn Tinh (trên núi): Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, cùng quân sĩ dâng nước lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh cùng nhân dân và các loài vật trên núi ném đá xuống sông, đánh lại Thủy Tinh, ngăn nước lũ.
* Hoạt động 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. Chú ý các từ: tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, ván, dàng, lũ...
- Học sinh luyện đọc từ.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giáo viên hướng dẫn cách đọc một số câu.
+ Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.//
- Học sinh luyện đọc câu.
+ Thủy Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//
- Học sinh đọc các từ được chú giải cuối bài. Giáo viên giải nghĩa thêm từ “kén”.
- Học sinh nêu.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Câu 1:
- Sơn Tinh - chúa miền non cao. Thủy Tinh - vua vùng nước thẳm.
- Hỏi thêm: Em hiểu chúa miền non cao là thần gì? Vua vùng nước thẳm là thần gì?
- Thần núi và thần nước.
Câu 2:
- Vua giao hẹn: Ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.
- Hỏi thêm: Lễ vật gồm những gì?
- Học sinh nêu ra.
Câu 3:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các câu hỏi nhỏ:
- Học sinh trả lời.
+ Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?
+ Thần hô mưa, gọi gió, dâng nước lên ngập nhà cửa, ruộng vườn.
+ Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
+ Thần bốc từng quả đồi, dời từng quả núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao.
+ Cuối cùng ai thắng?
+ Sơn Tinh thắng.
+ Người thua đã làm gì?
+ Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi.
Câu 4:
- Học sinh thảo luận để tìm ra câu trả lời đúng.
- Giáo viên kết luận: Câu chuyện nói lên một điều có thật: Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Giáo viên hướng dẫn 3, 4 học sinh thi đọc lại truyện.
- Học sinh thi đọc truyện.
3. Hoạt động cuối cùng (3’):
Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc lại truyện.
***
Toán: (Tiết 121)
Một phần năm
SGK:122 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được “Một phần năm”.
Nhận biết,viết và đọc 1/5.
II. Chuẩn bị:
Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’):
3 học sinh đọc bảng chia 5.
2 HS sửa bài 1, 1 HS sửa bài 3.
Nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu (1’): Một phần năm.
* Hoạt động 1: Giới thiệu Một phần năm
- Giáo viên gắn hình vuông lên bảng.
1/5
- Học sinh quan sát và nhận xét: hình vuông được chia thành 5 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu.
- Giáo viên khẳng định: Như thế là đã tô màu “Một phần năm”: hình vuông.
- Hướng dẫn học sinh viết: 1/5; đọc: Một phần năm,
- Kết luận: Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/5 hình vuông.
- Vài học sinh nhắc lại.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Học sinh tự kẻ thêm các đoạn thẳng để chia mỗi hình thành 5 phần bằng nhau rồi tô màu 1/5 hình đó
- Đại diện 3 dãy thi đua sửa bài.
Bài 2:
- Giáo viên hỏi ý nghĩa của 1/5 số ô vuông ở hình thứ nhất.
- Học sinh tự làm bài.
- Vài học sinh lên bảng sửa bài.
Bài 3:
- HS tự khoanh vào 1/5 số con vật ở mỗi bức tranh.
- Vài học sinh lên bảng thi đua sửa bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (3’):
Giáo viên hỏi ý nghĩa của 1/5 số quả xoài (Giáo viên treo hình lên bảng).
Nhận xét tiết học.
Về nhà: làm bài 2, 3.
***
Mĩ thuật: (Tiết25)
VẼ TRANG TRÍ :VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG , HÌNH TRÒN
Thời gian:35’-37’
I .Mục tiêu:
-HS nhận biết được một số hoạ tiết dạng hình vuông , hình tròn .
- Biết cách vẽ hoạ tiết .
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý .
II .Đồ dùng dạy học :
-Một số đồ vật hình vuông có hoạ tiết hình vuông , hình tròn .
- Vẽ to hoạ tiết hình vuông , hình tròn .
- Một số bài vẽ hình vuông , hình tròn đẹp .
- Vở tập vẽ, bút chì , màu vẽ .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động đầu tiên: Hỏi tựa
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS .
-GV nhận xét bài vẽ trước của HS .
-GV nhận xét chung .
2. Hoạt động dạy bài mới :
Giới thiệu bài ghi tựa .
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét .
- GV giới thiệu 1 số đồ vật có hoạ tiết hình vuông, hình tròn và hỏi :
+ Hoạ tiết được trang trí ở đâu ?
+ Hoạ tiết có dạng hình gì ?
+ Màu sắc và độ dài các hoạ tiết như thế nào ?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tiếp hoạ tiết hình vuông , hình tròn .
- Vẽ hình vuông, hình tròn .
- Kẻ trục chia hình thành nhiều phần để vẽ hoạ tiết cho đều .
Có thể vẽ được nhiều hoạ tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn
- Vẽ màu theo ý thích( các hình giống nhau thì vẽ cùng 1 màu và có cùng độ đậm nhạt ) . Có thể vẽ hai màu xen kẽ nhau ở một hoạ tiết .
* Hoạt động 3 : Thực hành .
-GV nêu yêu cầu :
-Vẽ hoạ tiết dạng hình tròn vào cái túi và vẽ màu theo ý thích . Chú ý vẽ màu của cả túi, quai xách hoặc dây đeo .
-GV nhắc HS không nên dùng quá nhiều màu.
Màu nền đậm thì màu hoạ tiết sáng, nhạt và ngược lại .
3.Hoạt động cuối cùng :
-Nhận xét đánh giá sản phẩm .
- Giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành cho lớp cùng quan sát .
-Yêu cầu HS nhận xét một số bài và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích .
-Nhận xét, tuyên dương .
Nhận xét dặn dò :
-Về nhà hoàn thiện bài vẽ .
-GV nhận xét đánh giá tiết học .
-Vẽ theo mẫu : Vẽ con vật .
-HS quan sát và nhận xét .
- Hoạ tiết được trang trí ở đĩa, bát, áo, túi ...
-Có dạng hình vuông, hình tròn .
-HS quan sát và trả lời .
- HS mở vở tập vẽ thực hành vẽ các hoạ tiết vào vở .
- Tự tìm màu cho mỗi hoạ tiết thích hợp .
- HS giới thiệu bài vẽ .
***
Thứ ba ngày 03 tháng 03 năm 2009
Thể dục: (Tiết 49)
ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB
- TRÒ CHƠI : NHẢY ĐÚNG , NHẢY NHANH
Thời gian:35’-37’
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục ôn tập một số bài tập RLTTCB . Yêu cầu thực hiện đúng động tác và tương đối chính xác .
- On trò chơi “ Nhảy đúng , Nhảy nhanh “ . Yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chủ động .
II. ĐẠI ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
- D9ịa điểm : Trên san và vệ sinh an toàn nơi tập .
- Phương tiện : Kẻ sẵn các vạch RLTTCB và kẻ ô chơi trò chơi Nhảy đúng và nhảy nhanh .
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP :
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Phần mở đầu :
- Phổ biến nội dung và yâu cầu bài học
- On lại bài thể dục
2. Phần cơ bản :
- RLTTCB
+ Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông , dang ngang , đi nhanh chuyển sang chạy
- Trò chơi : Nhảy đúng , nhảy nhanh
3.phần kết thúc:
- Hệ thống lại bài
- Dặn dó và nhận xét
1 phút
4phút
8 –10 phút
6- 8 phút
5-7 phút
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
- Cho cả lớp dàng hàng theo một dang tay và sau đó khởi động các khớp tay , chân , hông , bụng …và hít thở sâu vài lần .
* On lại bài thể dục phát triển chung : Cho lớp trưởng điều khiển ( mỗi động tác 2 x 8 nhịp )
- GV theo dõi và uốn nắn những em chưa đúng tư thế của động tác , sau đó cho các em đó tập lại những động tác sai ( mỗi động tác 8 nhịp ) .
* RLTTCB : GV cho lớp chuyển thành hai hàng dọc
+GV gọi vài em làm mẫu lại cách đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông , sau đó cho cả lớp đi lần lượt từng em
- GV cùng các em còn lại quan sát và bắt những em đi mắt lỗi , sau đó cho các em đó đi lại ( mỗi em đi 2 lần )
+ Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang : Cho vài em đi mẫu và sau đó cho ả lớp lần lượt đi
- GV cùng các em khác quan sát và bắt những em đi sai , sau đó cho đi lại ( Mỗi em đi 2 lần )
+ Đi nhanh chuyển sang chạy : HD tương tự như hai động tác trên ( làm 3 lần mỗi em )
+ Trò chơi “ Nhảy đúng , nhảy nhanh” :
- GV cho lớp chuyễn thành vóng tròn và HD trò chơi : Vừa làm vửa giảng giải : Từ vạch ngang ta nhảy chụm chân vào ô số 1 , tiếp nhảy chân trái vào ô số 2 , tiếp nhảy chân phải vào ô số 3 , sau cùng chụm hai chân vào ô số 4 , cuối cùng nhảy hai chân lên vạch ngang ( đích )
- GV cho cả lớp chơi thử một lần , GV quan sát và nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng
- GV chia lớp thhành nhóm thi đua nhảy nhóm nào nhiều em nhảy được và nhanh là thắng .
- GV cùng các nhóm còn lại làm giám sát và chọn nhóm hay tuyên dương . Sau đó cho HS nhảy nhanh , Cách thực hiện tương tự như nhảy đúng và tuyên dương những nhóm đúng và nhanh
- GV cho lớp chuyển thành 4 hàng dọc và khi chuyển đổi đội hình thì các em hít thở sâu
- GV hỏi : Hôm nay ta học bài gì và chơi trò chơi gì ?Trò chơi nhảy đúng , nhảy nhanh như thế nào
- Dặn dò : Về nhà tập lại RLTTCB và tự vẽ lại hình của trò chơi và tập nhảy
- HS xếp hàng và chuyển đổi theo hiệu lệnh và khởi động các khớp cơ thể
- HS tập bài thể dục theo lớp trưởng hô
- Lớp chuyển thành hai hàng
- HS đi thử và đi chính thức thi đau giữa các nhóm : Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông , hai tay dang ngang và đi nhanh chuyển sang chạy
- Nhóm tham gia trò chơi thi đua
- Các nhóm lần lượt nhảy thử và sau đó thi đua
- Cả lớp nhận xét và tuyên dương nhóm chiến thắng
- Lớp chuyển thành 4 hàng dọc và hít thở sâu
- HS trả lời
***
Chính tả: (Tiết 49)
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Nhìn bảng và chép lại chính xác đoạn từ Hùng Vương mười tám… cầu hôn công chúa trong bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trình bày đúng hình thức.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ 4’:
Yêu cầu học sinh viết các từ sau: huơ, quặp, sâu bọ, xâu kim, xinh đẹp, sinh sống, … (MB); lụt lội, lục đục, rụt rè, sút bóng, cụt, … (MN).
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu 1’ bài:
Trong bài Chính tả này, các em sẽ nhìn bảng và chép lại chính xác đoạn đầu trong bài Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sau đó, chúng ta sẽ cùng làm một số bài tập chính tả phân biệt âm ch/tr, phân biệt dấu dấu hỏi/ dấu ngã.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Gọi 3 học sinh lần lượt đọc lại đoạn viết.
- 3 học sinh lần lượt đọc bài.
- Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì?
- Giới thiệu về vua Hùng Vương thứ mười tám. Ông có một người con gái xinh đẹp tuyệt vời. Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì đã có hai chàng trai đến cầu hôn.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Y/c học sinh quan sát kĩ bài viết mẫu trên bảng và nêu cách trình bày một đoạn văn.
- Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào một ô vuông.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- Các chữ đứng đầu câu văn và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Hãy tìm trong bài các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi, ch, tr; các chữ có dấu hỏi/ dấu ngã.
- tuyệt trần, công chúa, chồng, chàng trai, non cao, nước, …
- giỏi, thẳm, …
- Đọc lại các tiếng trên cho học sinh viết vào bảng con. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho học sinh, nếu có.
d) Viết chính tả
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài.
- HS viết bài.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc đề bài, sau đó tổ chức cho học sinh thi làm bài nhanh. 5 học sinh làm xong đầu tiên được tuyên dương.
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đáp án:
Trú mưa, chú ý; truyền tin, chuyền cành, chở hàng, trở về.
số chẵn, sổ lẻ; chăm chỉ, lỏng lẻo; mệt mỏi, buồn bã.
Bài 1:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, sau đó tổ chức cho học sinh thi tìm từ giữa các nhóm. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng hơn thì thắng cuộc.
- Học sinh chơi trò tìm từ.
Một số đáp án:
+ chổi rơm, sao chổi, chi chít, chang chang, cha mẹ, chú bác, chăm chỉ, chào hỏi, chậm chạp,…; trú mưa, trang trọng, trung thành, truyện, truyền tin, trường học,…
+ ngủ say, ngỏ lời, ngẩng đầu, thăm thẳm, chỉ trỏ, trẻ em, biển cả,…; ngõ hẹp, ngã, ngẫm nghĩ; xanh thẫm, kĩ càng, rõ ràng, bãi cát, số chẵn,…
3. Hoạt động cuối cùng:
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các học sinh viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng và sạch, đẹp bài.
***
Toán : (Tiết 122)
Luyện tập
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Học thuộc bảng chia 5 và rèn luyện kỹ năng vận dụng bảng chia đã học.
Nhận biết 1/5.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, VBT.
HS: SGK, Vở bài tập, xem trước bài, học thuộc bảng chia 5.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’):
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bảng chia 5.
Giáo viên đọc bất cứ phép tính nào trong bảng chia 5 để học sinh trả lời.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới (1’): “Luyện tập”
* Hoạt động 1: Bài 1, bài 2
- PP: Luyện tập, đàm thoại.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm.
-> Học sinh làm bài.
- Giáo viên đọc từng phép tính -> yêu cầu học sinh đọc nhanh kết quả.
10 : 5 = 2 15 : 5 = 3
30 : 5 = 6 45 : 5 = 9
20 : 5 = 4 25 : 5 = 5
35 : 5 = 7 50 : 5 = 10
-> Lớp nhận xét + sửa bài.
Bài 2:
“Tính nhẩm”
-> Học sinh làm bài.
- Giáo viên viết tự bài lên bảng để học sinh sửa:
5 x 2 = 10 5 x 3 = 15 5 x 4 = 20 5 x 1 = 5
10 : 2 = 5 15 : 5 = 3 20 : 4 = 5 5 : 1 = 5
10 : 5 = 2 15 : 3 = 5 20 : 5 = 4 5 : 5 = 1
- Học sinh sửa bài.
* Hoạt động 2:
- PP: Luyện tập.
Bài 3:
- HS đọc tựa bài.
Số quyển vở mỗi bạn có:
35 : 5 = 7 (quyển vở)
Đáp số: 7 quyển vở
- Giáo viên nhận xét + sửa bài.
- Học sinh sửa bài. Học sinh đọc tựa bài -> làm bài.
Số đĩa xếp được:
25 : 5 = 5 (đĩa)
Đáp số: 5 đĩa
- GV nhận xét + sửa bài.
-> Học sinh sửa bài.
* Hoạt động 3: Bài 5
- PP: Trò chơi.
- Giáo viên treo một số tranh: đã khoanh vào 1/5 số con voi, khoanh chưa đúng vào 1/5 số con voi.
- Giáo viên lưu ý luật chơi: nhóm sẽ đánh dấu x vào tranh nào đã khoanh vào 1/5 số con voi.
- Học sinh lắng nghe -> Các nhóm lên thi đua.
-> Giáo viên nhận xét + tuyên bố nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động cuối cùng: (3’)
Nhận xét tiết học.
CBB: Luyện tập chung.
***
Kể chuyện: (Tiết 25)
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Biết kết hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cho phù hợp.
2. Rèn kĩ năng nghe:
Nghe và ghi nhớ lời kể của bạn, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa truyện.
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (4’): “Quả tim Khỉ”
- Cho 3 học sinh nối tiếp nhau kể chuyện.
- 3 học sinh thực hiện.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Lớp nhận xét.
2.Hoạt động dạy bài:
Giới thiệu bài (1’):
Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe và tập kể lại câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh.
* Hoạt động 1: Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của BT1.
- 1 học sinh thực hiện.
- Treo 3 tranh và yêu cầu học sinh quan sát.
- Học sinh thực hiện.
- Bức tranh minh họa điều gì?
- Đó là trận đánh của 2 vị thần Thủy Tinh đang hò mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bôc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ.
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
- Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương.
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
- Đây là nội dung thứ hai: Sơn Tinh đem ngựa đến đón Mị Nương về núi.
- Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3?
- 2 vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
- Hã sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện.
- Lớp thực hiện. Một học sinh lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh 3, 2, 1.
* Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp lại
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm. Mỗi nhóm có 3 em. Các em tập kể lại từng đoạn truyện trong nhóm.
- 3 học sinh mỗi nhóm tiếp nối nhau kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể theo đoạn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên cho học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Mỗi nhóm 1 đại diện thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng:
- Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nói lên điều gì có thật ở cuộc sống?
- Nhân dân ta chiến đấu chống lũ lụt rất kiên cường từ nhiều năm nay.
- VN: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- CBB: Tôm càng và cá con.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Thủ công: (Tiết 25)
LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ
Thời gian:35’-37’
I/Mục tiêu :
-HS biết cách làm dây xúc xích bằng giáy thủ công
-Làm được dây xúc xích để trang trí
-Thích làm đồ chơi , yêu thích sản phẩm lao động của mình
II/Chuẩn bị :
-Dây xúc xích mẫu bằng giáy thủ công
-Quy trình lm dy xc xích trang trí cĩ hình vẽ minh họa cho từng bước
-Giấy thủ cơng, ko , bìa dn
III/Các hoạt động dạy học :
Tiết 1
1/Ổn định :
2/Bài mới :
-Giới thiệu bài – ghi tựa
+Họat động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
-GV giới thiệu dây xúc xích mẫu
Hỏi: cc vịng của dây xúc xích làm bằng hình gì ?
-Để có được dây xúc xích trang trí ta làm thế nào ?
-GV KL: Để có dây xúc xích trang trí ta phải cắt nhiều nan giấy mùa dài bằng nhau . Sau đó dán lồng các nan giấy thành những vịng trịn nối tiếp nhau
+Hoạt động 2:
-GV hướng dẫn mẫu
*Bước 1: Cắt thành các nan giấy
-Lấy 3,4 tờ giấy thủ côngcắt thành các nan rộng 1 ô, dài 20 ô, mỗi tờ giấy cắt thành 4-6 nan
*Bước 2:Dán các nan giấy thành dây xúc xích
-Bôi hồ vịa 1 đầu nan và dán nan thứ nhất thnh vịng trịn
-Luồn nan thứ 2 khc mu vo vịng nan thứ nhất sau đó bôi hồ vào 1 đầu nan và dán tiếp thnh vịng trịn nan thứ 2
-Luồn tiếp nan thứ 3 khc mu vo vịng nan thứ 2 bôi hồ vào 1 đầu nan v dn thnh vịng trịn thứ 3
-Làm giống như vậy với cc vịng nan cịn lại
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm dây xúc xích
-Tổ chức cho học sinh tập cắt các nan giấy
-GV theo di nhắc nhở
3/Củng cố :
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-Nhận xét tiết học
-HS nhắc lại
-Hình trịn
-Cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau
-HS ch ý theo di
-2 HS nhắc lại
-HS thực hành cắt các nan giấy
-Tiết sau thực hành
***
Thứ tư ngày 04 tháng 03 năm 2009
Đạo đức: (Tiết 25)
Lịch sự khi đến nhà người khác (T1)
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
1. Học sinh biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.
2. Học sinh biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè người quen.
3. Học sinh có thái độ đồng tình quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Chuẩn bị:
Truyện đến chơi nhà bạn.
Tranh ảnh hoặc bằng hình minh họa truyện Đến chơi nhà bạn.
Đồ dùng để chơi đóng vai.
VBT.
III. Các hoạt động:
Hoạt động đầu tiên:
Kiểm tra bài cũ 3’:
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
Gọi 2 học sinh lên đối thoại một đoạn ngắn qua điện thoại (tình huống: Tìm và rủ bạn sang nhà mình chơi).
Nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Lịch sự khi đến nhà người khác (T1).
* Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện Đến chơi nhà bạn (Sách GV)
- Giáo viên kể chuyện có kết hợp tranh minh họa.
- Giáo viên dán câu hỏi lên bảng yêu cầu học sinh thảo luận:
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Mẹ bạn Toàn nhắc nhở Dũng điều gì?
- Vài nhóm trình bày.
+ Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung.
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
- Nhận xét.
- Kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà...
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Giáo viên chi nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu làm bằng những miếng bìa nhỏ, mỗi phiếu có ghi một hành động, việc làm khi đến nhà người khác và yêu cầu các nhómthảo luận rồi dán theo 2 cột: Những việc nên làm và nhưng việc không nên làm.
* Nội dung phiếu có thể là:
- Gõ cửa hoặc bấn chuông trước khi vào nhà.
- Học sinh thảo luận.
- Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
- Đại diện các nhóm trình bày (có thể dán lên bảng).
- Tự mở cửa vào nhà.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Tự do chạy nhảy đi lại khắp nơi trong nhà.
- Tự do hái quả trong vườn...
- Xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà.
- Giáo viên nhận xét - liên hệ:
Trong các việc trên viêc nào em đã thực hiện được, việc nào em chưa thực hiện được? Vì sao?
* Hoạt đông 3: Bảy tỏ thái độ
- Giáo viên nêu lần lượt từng ý kiến (có thể dán các câu ghi sẵn lên bảng).
- Học sinh tán thành giơ hoa đỏ, không tán thành giơ hoa vàng.
Nội dung:
a/ Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- Học sinh giải thích lý do sau mỗi ý kiến.
b/ Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
c/ Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà giàu.
d/ Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh.
Giáo viên kết luận:
Ý kiến: a, d là đúng (tán thành).
b, c là sai vì đến nhà ai cũng cần phải lịch sự.
3. Hoạt động cuối cùng:
Về nhà ôn bài.
Chuẩn bị tiết sau thực hành.
Nhận xét tiết.
***
Tập đọc: (Tiết 75)
Bé nhìn biển
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Ngắt đúng nhịp thơ.
Biết đọc bài thơ với giọng vui, nhỉ nhảnh, hồn nhiên.
Hiểu các từ ngữ khó: bễ, còng, sóng lừng.
Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa bài thơ trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ 4’:
3 HS đọc bản tin dự báo thời tiết và trả lời các câu hỏi:
+ Em sẽ làm gì nếu biết trước ngày mai trời nắng?
+ Em sẽ làm gì nếu biết trước ngày mai trời mưa?
+ Dự báo thời tiết có ích lợi gì?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới 1’:
GV giới thiệu bài: Bé nhìn biển.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài: giọng vui tươi, hồn nhiên, đọc đúng nhịp 4. Nhấn giọng ở các từ ngữ: tưởng rằng, to bằng trời, sông lớn, giằng, kéo co, phì phò, thở rung, giơ, khiêng, lon ta lon ton, to lớn, trẻ con.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc dòng thơ:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ cho đến hết bài.
- Giáo viên nêu từ ngữ khó phat âm và rèn đọc cho học sinh.
- Học sinh: sóng lừng, lon ton, bễ, khiêng, tưởng rằng, giơ, gọng vó, bãi giằng.
b) Giáo viên cho học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- Giáo viên lưu ý học sinh đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
* Giải thích thêm từ:
- Học sinh đọc chú thích.
+ Phì phò: Tiếng thở to của người hoặc vật.
+ Lon ta lon ton: Dáng đi của trẻ em nhanh nhẹn và vui vẻ.
+ Đặt cấu với từ: Lon ta lon ton
- Học sinh đặt câu.
c) Giáo viên cho học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Học sinh rèn đọc trong nhóm.
d) Thi đọc trước lớp (cả bài).
- Học sinh thi đọc -> Nhận xét.
- Giáo viên cho lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Học sinh đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- PP: Hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
Câu 1: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng?
Học sinh:
+ Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to bằng trời.
+ Như con sông lớn/ Chỉ có một bờ.
+ Biển to lớn thế.
Câu 2: Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi
File đính kèm:
- giao an lop 2 tuan 25.doc