Giáo án lớp 2 tuần 26 - Trường Tiểu học Đức Tài 1

Tôm càng và cá con

Thời gian:35’-37’/tiết

I. Mục đích – yêu cầu:

- Đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó: vật lạ, óng ánh, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, ngách đá, áo giáp, lao tới.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt được lời các nhân vật qua lời đọc.

- Hiểu nghĩa các từ :búng càng, nhìn trân trân trân, nắc nỏm, khen, quẹo, bánh lái, mái chèo .

- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm càng và Cá con .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.

- Tranh vẽ mái chèo.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 26 - Trường Tiểu học Đức Tài 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 09 tháng 03 năm 2009 Tập đọc: (Tiết76,77) Tôm càng và cá con Thời gian:35’-37’/tiết I. Mục đích – yêu cầu: Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó: vật lạ, óng ánh, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, ngách đá, áo giáp, lao tới. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết phân biệt được lời các nhân vật qua lời đọc. Hiểu nghĩa các từ :búng càng, nhìn trân trân trân, nắc nỏm, khen, quẹo, bánh lái, mái chèo . Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm càng và Cá con . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc. Tranh vẽ mái chèo. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động đầu tiên: + 3 HS lên bảng đọc bài Bé nhìn biển và trả lời các câu hỏi. + Nhận xét ghi điểm 2. Hoạt động dạy bài mới: Hoạt động 1: G thiệu : GV giới thiệu gián tiếp qua tranh minh họa và ghi bảng. Hoạt động 2: Luyện đọc: a/ Đọc mẫu + GV đọc mẫu lần 1, tóm tắt nội dung bài. b/ Luyện phát âm + Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ. + Yêu cầu đọc từng câu.Theo dõi nhận xét . c/ Luyện đọc đoạn + GV treo bảng phụ hướng dẫn . + Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào? + Khen nắc nỏm có nghĩa là gì? + Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài + Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu: như phần mục tiêu. d/ Đọc theo đoạn, bài + Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp + Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm e/ Thi đọc giữa các nhóm + Tổ chức thi đọc cá nhân, đọc phân vai g/ Đọc đồng thanh + HS 1: câu hỏi 1 + HS 2: câu hỏi cuối bài. + HS 3: nêu ý nghĩa bài tập đọc Nhắc lại tựa bài + 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. + Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu, đọc cá nhân sau đó đọc đồng thanh + Nối tiếp nhau đọc từng câu theo bàn, mỗi HS đọc 1 câu. + Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: + Bài tập đọc chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Một hôm. . . có loài ở biển cả. Đoạn 2: Thấy đuôi cá . . .phục lăn . Đoạn 3: Cá con sắp . . . tức tối bỏ đi Đoạn 4: Đ oạn còn lại . + Nghĩa là khen liên tục, có ý yhán phục. Cá con . . .lên/thì tôm càng . . .cá to/mắt đỏngầu,/nhằm cá con lao tới.// Tôm càng ..vọt tới,/xô bạn vào một ngách đá nhỏ.//Cú xô . . . .tức tối bỏ đi.// + Nối tiếp nhau đọc đoạn cho đến hết bài. + Luyện đọc trong nhóm. + Từng HS thực hành đọc trong nhóm. + Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét Cả lớp đọc đồng thanh. * GV chuyển ý để vào tiết 2. TIẾT 2 : Hoạt động 3: Tìm hiểu bài : * GV đọc lại bài lần 2 * 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. + Tôm càng đang làm gì dưới đáy sông ? + Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dáng ntn? + Cá con làm quen với Tôm càng ntn ? + Đuôi của cá con có ích lợi gì ? + Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá con? + Tôm càng có thái độ ntn với Cá con? + Khi Cá con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra? Yêu cầu HS thảo luận câu: + Em thấy Tôm càng có gì đáng khen? + Câu truyện muốn nói lên điều gì? Hoạt động 4: Luyện đọc lại bài + Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai . + Nhận xét ,tuyên dương các nhóm đọc bài tốt. + Tôm càng đang tập búng càng. + Con vật thân dẹp, trên đầu có hai mắt tròn xoe, người phủ một lớp bãc óng ánh. + Bằng lời chào và tự giới thiệu tên mình: “Chào . . . .họ nhà tôm các bạn”. + Đuôi của cá con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái. + Lượn nhẹ nhàng, ngoắt sang trái, vút cái, quẹo phải, quẹo trái, uốn đuôi.. + Tôn càng nắc nỏm khen, phục lăn . + Tôm càng thấy một con cá to, mắt đỏ ngầu nhằm cá con lao tới. + HS thảo luận theo 4 nhóm báo cáo và nhận xét . + Như phần mục tiêu + Luyện đọc cả bài và đọc thi đua giữa các nhóm 3. Hoạt động cuối cùng: Gọi 1 HS đọc bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. *** Toán: (Tiết 126) Luyện tập SGK: 127 Thời gian:35’-37’ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Tiếp tục rèn kĩ năng xem giờ đúng và giờ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. Củng cố biểu tượng về thời gian, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim. III. Các hoạt động: 1. Hoạt động đầu tiên Bài cũ (4’): Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài. 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu (1’): Trong giờ học toán này, các em sẽ tiếp tục rèn luyện cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6. * Hoạt động 1: Bài 1 - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: C. 5 giờ rưỡi. - Nhận xét và cho điểm học sinh. * Hoạt động 2: Bài 2 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài D. 12 giờ 15 phút - Gọi 1 học sinh lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 12 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ này lên bảng. - 1 học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút? - Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút. - Tiến hành tương tự với phần b. * Hoạt động 3: Bài 3 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. Ngọc đến muộn giờ Ngọc đến đúng giờ - Suy nghĩ và làm bài cá nhân. Bài 4:Viết giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp: a. Mỗi trận thi đấu bóng đá kéo dài trong 90… b. Mỗi ngày người thợ làm việc trong 8… c. Một người đi Hà Nội đến TPHCM bằng máy bay hết khoảng gần 2… a. Phút b. Giờ c. Giờ - Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân, chia đã *** Mĩ thuật: (Tiết 26) VẼ TRANH ĐỀ TÀI CON VẬT( VẬT NUÔI ) Thời gian:35’-37’ I .Mục tiêu: -HS biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc . -HS biết vẽ con vật . - Vẽ được con vật theo ý thích . -Yêu quí vật nuôi . II .Đồ dùng dạy học : -Tranh ảnh về một số vật nuôi có hình dạng, kích thước khác nhau . -Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh . - Một số bài vẽ con vật của HS . -Vở tập vẽ, bút chì, thươc, gôm . III .Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ :Hỏi tựa -Thu một số vở để đánh giá bài vẽ tuần trước . -Giới thiệu một số bài vẽ đẹp . 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa . * Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài . -GV giới thiệu một số con vật quen thuộc . + Nêu tên con vật . + Hình dáng và các bộ phận chính của con vật . + Đặc điểm và màu sắc của chúng . + Kể tên một vài con vật mà em biết ? * Hoạt động 2 :Cách vẽ con vật . -Vẽ hình các bộ phận lớn của co vật trước : mình, đầu -Vẽ các bộ phận nhỏ sau : chân, đuôi, tai ... -Vẽ các con vật ở các dáng khác nhau : đi, chạy ... -Vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động hơn -Vẽ màu theo ý thích . Nên vẽ màu kín mặt tranh và có màu đậm, màu nhạt . -Vẽ hình phù hợp với phần giấy hay vở tập vẽ . Hoạt động 3 : Thực hành . -Chọn con vật định vẽ . -Yêu cầu HS vẽ vào vở . -GV quan sát hướng dẫn HS yếu . 3. Hoạt động cuối cùng: Hỏi tựa . -GV nhận xét đánh giá về hình dáng màu sắc con vật HS vừa vẽ . -Nhận xét , tuyên dương những HS có bài vẽ đẹp . - HS nhắc lại tựa bài . -HS quan sát và nhận xét . - Đầu , mình , chân , đuôi . -Con mèo, con hươu, con bò, con trâu ... - HS chọn con vật yêu thích để vẽ bài . -HS vẽ vào vở và tô màu theo ý thích . *** Thứ ba ngày 10 tháng 03 năm 2009 Thể dục: (Tiết 51) ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB TRÒ CHƠI : KẾT BẠN Thời gian: 35’-37’ I. MỤC TIÊU : - Bước đầu hoàn thiện một số bài tập RLTTCB . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác . - On trò chơi “ Kết bạn “ . Yêu cầu nắm vững cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động nhanh nhẹn II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Địa điểm : Trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập . - Phương tiện : một cái còi và kẻ sẵn vạch để tập RLTTCB III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG ĐINH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Phần mở đầu : - Phổ biến nội dung và yêu cầu - ôn bài thể dục các động tác : tay , chân , lường , bụng , toàn thân , chạy 2. Phần cơ bản : - Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông - Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang - Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và khiểng gót -Đi nhanhchuyển sang chạy - Trò chơi “ Kết bạn “ 3. Phần kết thúc :- Hệ thống bài học - dặn dò và nhận xét 5-7 phút 4 phút 4 phút 4 phút 4 phút 5phút 3 phút * GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học -Cho cả lớp dang hàng một dang tay ( cả hàng dọc và hàng ngang ) , rồi sau đó xoay các khớp tay , chân , hông , vai , bụng , cổ - Cho chạy tai chỗ nhẹ và hít thở sâu - On lại các động tác : tay ,chân, lườn , bụng , toàn thân và nhảy ( mỗi động tác 2 x 8 nhịp ) - Cho lớp trưởng hô , GV theo dõi và uốn nắn những em sai - GV nhận xét , tuyên dương những em thực hiện tốt và cho các em làm chưa tốt làm lại * Đi theo vạch hai tay chống hông : - GV cho lớp di chuyển tời chỗ kẽ vạch và lần lượt cho từng tổ đi theo thứ tự từng em . Cứ vậy hết tổ này sang tổ khác ( mỗi tổ đi 2 lần ) - GV theo dõi và nhắc nhở những em đi gót bị rơi ra ngoài , rồi nhận xét * Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang : - GV cũng làm tương tư như hai tay chống hông và nhận xét * Đi khiểng gót hai tay chống hông : - GV cho các em chạy tại chỗ vài lần sau đó cho đi vào vạch kẻ thẳng - GV uốn nắn những em đi chưa đúng hoặc gót chân rơi ra ngoài * Đi nhanh chuyển sang chạy : - GV cho các em đi nhanh 2 lần , rồi sau đó chuyển sang chạy cũng hai lần - GV theo dõi và uốn nắn những em chạy chưa đúng hoặc bàn chân rơi ra ngoài - GV nhận xét * Trò chơi “kết bạn” : - GV cho HS nêu lại cách chơi trò chơi này - GV và cả lớp nhận xét và bổ sung - GV cho lớp chuyển thành hình tròn và vừa đi vừa hát khi nào lớp thành 1 vòng tròn - GV cho HS thực hiện chơi , vừa hô vừa quan sát và bắt những em không kết bạn được , sau trò chơi cho các em chạy theo vòng tròn của lớp - GV nhận xét và tuyên dương những em thực hiện chủ động và nhanh nhẹn - GV cho lớp chuyển đội hình thành 4 hàng dọc , sau khi thành 4 hàng dọc , rồi thả lỏng người và hít thở sâu , GV hỏi + Bài học hôm nay ta học bài gì ? - Dặn dò HS về nhà thực hiện lại các tư thế cơ bản này cho học bài sau tốt hơn . NXTH - HS dãn hàng và xoay các khớp của cơ thể - HS thực hiện bài thể dục - Những em làm chưa tốt làm lại - Lớp di chuyển t7ì vạch và đi RLTTCB - HS tham gia trò chơi sau khi nêu cách chơi của trò chơi - Những em bị lẻ bạn cò 1 vòng theo hình trò lớp - Lớp chuyển đội hình thành 4 hàng dọc - HS trả lời *** Chính tả: (Tiết51) Vì sao cá không biết nói? Thời gian:40’-42’ I. Mục tiêu: Chép lại chính xác đoạn truyện vui: Vì sao cá không biết nói? Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d; ưt/ưc. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn truyện vui. Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ 4’: - Gọi 2 học sinh lên viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết bảng con các từ do giáo viên đọc. - Học sinh viết các từ: MB: cái chân, con trăn; cá trê, chê bai. MN: mứt dừa, day dứt, bực tức; tức tưởi. - Nhận xét, cho điểm học sinh. 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu 1’ bài: Trong bài Chính tả này, các em sẽ tập chép câu chuyện vui: Vì sao cá không biết nói và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d; ưt/ưc. * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn - Treo bảng phụ và đọc bài chính tả. - Theo dõi giáo viên đọc, sau đó 2học sinh đọc lại bài. - Câu chuyện kể về ai? - Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt. - Việt hỏi anh điều gì? - Việt hỏi anh: “Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?” - Lân trả lời em như thế nào? - Lân trả lời em: “Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?” - Câu trả lời ấy có gì đáng buồn cười? - Lan chê Việt ngớ ngẩn nhưng thực ra Lân cũng ngớ ngẩn khi cho rằng cá không biết nói được vì miệng nó ngậm đầy nước. b) Hướng dẫn cách trình bày - Câu chuyện có mấy câu? - Có 5 câu. - Hãy đọc câu nói của Lân và Việt? - Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ? - Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không? - Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào? - Dấu hai chấm và dấu gạch ngang. - Trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao? - Chữ đầu câu: Anh, Em, Nếu và tên riêng: Việt, Lân. c) Hướng dẫn viết từ khó - say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng. - Học sinh đọc cá nhân, nhóm. - Đọc cho học sinh viết. - Học sinh viết bảng con do giáo viên đọc. d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh đọc đề bài trong SGK. - Treo bảng phụ. - 2 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đáp án: - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh. - Lời ve kêu da diết./ Khâu những đường rạo rực. - Sân hãy rực vàng./ Rủ nhau thức dậy. * Hoạt động 3: Củng cố - Theo em vì sao cá không biết nói? - Vì nó là loài vật. - Cá giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của nó. 3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà đọc lại truyện và chuẩn bị bài sau. *** Toán: (Tiết 127) Tìm số bị chia SGK:128 Thời gian:35’-37’ I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách tìm số bị chia trong phép chia khi biết các thành phần còn lại. II. Chuẩn bị: 2 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 hình vuông (tròn, tam giác,...). Các thẻ ghi: Số bị chia Số chia Thương III. Các hoạt động: 1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ (4’): Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà. Nhận xét. 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu bài mới (1’): - Yêu cầu học sinh nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. - Các thành phần của phép chia là số bị chia, số chia, kết quả của phép chia gọi là thương. - Trong bài học này, các em sẽ được học cách tìm số bị chia chưa biết của một thương khi biết số chia và thương đó. * Hoạt động 1: Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia a) Thao tác với đồ dùng trực quan - Gắn lên bảng 6 hình vuông thành 2 hàng như phần bài học trong SGK. - Nêu bài toán 1: Có 6 hình vuông, xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông? - Học sinh suy nghĩ và trả lời: Mỗi hình có 3 hình vuông. - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong mỗi hàng (Nghe học sinh trả lời và viết phép tính lên bảng). - Phép chia 6 : 2 = 3. - Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên. - 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương. - Gắn các thẻ từ lên bảng để định danh tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên như phần bài học trong SGK. 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương - Nêu bài toán 2: Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông? - Hai hàng có 6 hình vuông. - Hãy nêu rõ phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong cả 2 hàng. - Phép nhân 3 x 2 = 6 - Viết lên bảng phép tính nhân 3 x 2 = 6. b) Quan hệ giữa phép nhân và phép chia - Yêu cầu học sinh đọc lại 2 phép tính vừa lập được trong bài và hỏi: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là gì? - 6 là số bị chia. - Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 là gì? - 6 là tích của 3 và 2. - 3 và 2 là gì torng phép chia 6 : 2 = 6? - 3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 2 = 3. - Vậy chúng ta thấy, trong một phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia (hay bằng tích của thương và số chia). - Học sinh nhắc lại: Số bị chia bằng thương nhân với số chia. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết - Viết lên bảng phép tính x : 2 = 5 và yêu cầu học sinh đọc phép tính trên. - Đọc: x chia 2 bằng 5. - Giải thích: x là số bị chia chưa biết trong phép chia x : 2 = 5. Chúng ta sẽ học cách tìm số bị chia chưa biết này. - Hỏi: x là gì trong phép chia x : 2 = 5? - Là số bị chia. - Muốn tìm số bị chia x trong phép chia này ta làm như thế nào? - Ta lấy thương (5) nhân với số chia 2. (Ta tính tích của thương 5 với số chia 2). - Hãy nêu phép tính để tìm x. (Nghe học sinh trả lời và ghi phép tính lên bảng). - Nêu: x = 5 x 2. - Vậy x bằng mấy? - x bằng 10. - Viết tiếp lên bảng: x = 10. - Yêu cầu học sinh đọc lại cả bài toán. - Đọc bài toán: x : 2 = 5 x = 5 x 2 x = 10 - Như vậy chúng ta đã tìm được x bằng 10 để 10 : 2 = 5. - Vậy: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. - Nhiều học sinh nhắc lại kết luận. * Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu tính nhẩm. - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 học sinh đọc bài làm của mình để cả lớp theo dõi. - Tự làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn để nhận xét và kiểm tra bài của mình. - Hỏi: Khi đã biết 6 : 3 = 2, có thể nêu ngay kết quả của 2 x 3 không? Vì sao? - Có thể nêu ngay kết quả của 2 x 3 là 6 vì 2 và 3 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 3 = 2, còn 6 là số bị chia trong phép chia này. Mà ta biết, tích của thương và số chia chính bằng số bị chia. Bài 2 - Hãy nêu yêu cầu của bài tập. - Tìm x. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - 3 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Yêu cầu học sinh giải thích cách làm của từng phần. - Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích. - Nhận xét và cho điểm học sinh. Bài 3 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Có một số bao xi măng, xếp đều lên 4 xe, mỗi em được 5 bao. Hỏi tất cả có bao nhiêu bao xi măng? - Mỗi xe xếp được mấy bao? - Mỗi xe xếp được 5 bao. - Có bao nhiêu xe được xếp? - Có 4 xe - Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu bao xi măng ta làm như thế nào? - Ta thực hiện phép nhân 5 x 4. - Yêu cầu học sinh làm bài. - 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. Tóm tắt 1 xe: 5 bao 4 xe: ... bao? Giải Số bao xi măng có tất cả là: 5 x 4 = 20 (bao) Đáp số: 20 bao. - Chữa bài và cho điểm học sinh. * Hoạt động 4: Củng cố - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. 3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh về nhà học thuộc quy tắc tìm số bị chia, làm thêm các bài tập tìm số bị chia, chuẩn bị bài sau. *** Kể chuyện: (Tiết26) Tôm Càng và Cá Con Thời gian:40’-42’ I. Mục tiêu: Dựa vào tranh minh họa và gợi ý của giáo viên kể lại từng đoạn và nội dung câu chuyện. Biết kể lại truyện theo vai, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, lời nói cho thật sinh động. Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. Mũ Tôm, Cá để dựng lại câu chuyện (nếu có). III. Các hoạt động: 1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ (4’): “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Gọi 3 học sinh lên bảng. - 3 học sinh lên bảng. Mỗi học sinh kể nối tiếp nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì có thật? - Nhân dân ta kiên cường chống lại lũ lụt. - Nhận xét, cho điểm học sinh. 3. Hoạt động dạy bài mới; Giới thiệu bài (1’): - Trong bài tập đọc Tôm Càng và Cá Con kể với chúng ta điều gì? - Kể về tài riêng và tình bạn của Tôm Càng và Cá Con - Hôm nay, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Tôm Càng và Cá Con. * Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn truyện Bước 1: Kể trong nhóm. - Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm trình bày trước lớp. - Kể lại trong nhóm. Mỗi học sinh kể 1 lần. Các học sinh khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn. Bước 2: Kể trước lớp. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Đại diện lên trình bày. Mỗi học sinh kể một đoạn. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. - Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung. - Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. - Truyện được kể 2 lần. - 8 học sinh kể trước lớp. Chú ý: Với học sinh khi kể còn lúng túng, giáo viên có thể gợi ý: Tranh 1: - Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp nào? - Chúng làm quen với nhau khi Tôm Càng đang tập búng càng. - Hai bạn đã nói gì với nhau? - Họ tự giới thiệu và làm quen. Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con. Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng. Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn. - Cá Con có hình dáng bên ngoài như thế nào? - Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh. Tranh 2: - Cá Con khoe gì với bạn? - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. - Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem như thế nào? - Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn. Tranh 3: - Câu chuyện có thêm nhân vật nào? - Một con cá to đỏ ngầu lao tới. - Con cá đó định làm gì? - An thịt Cá Con. - Tôm Càng đã làm gì khi đó? - Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ. Tranh 4: - Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao? - Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không? - Cá con nói gì với Tôm Càng? - Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một bộ áo giáp nên tôi không bị đau. - Vì sao cả hai bạn kết bạn thân với nhau? - Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể trọng và quý mến nhau. * Hoạt động 2: Kể câu chuyện theo vai - Giáo viên gọi 3 học sinh xung phong lên kể lại. - 3 học sinh lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con. - Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể. - Mỗi nhóm kể một lần. Mỗi lần 3 học sinh mặc trang phục để thể hiện. - Gọi các nhóm nhận xét. - Nhận xét bạn kể. - Cho điểm từng học sinh. 3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà kể lại truyện và chuẩn bị bài sau. *** Thủ công: (Tiết 26) LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (T2). Thời gian:35’-37’ A/ MỤC TIÊU HS biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công. Làm được dây xúc xích để trang trí. Có hứng thú làm dây xúc xích để sử dụng . B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC Mẫu dây xúc xích bằng giấy . Qui trình làm dây xúc xích có hình vẽ minh họa . Giấy thủ công đủ màu,hồ kéo , bút chì , thước kẻ . C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học I/ Hoạt động đầu tiên: + Kiểm tra sự chuẩn bị của HS + GV nhận xét. II/ Hoạt động dạy bài mới: 1. G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2.Hoạt động 1:Hướng dẫn quan sát nhận xét: + Các vòng xúc xích làm bằng gì? + Dây xúc xích có hình dáng, màu sắc, kích thước như thế nào? Nhắc lại tựa bài + Bằng giấy màu thủ công. + Hình tròn và có rất nhiều màu sắc. Hoạt động 2:Hướng dẫn mẫu Bước 1: Gấp, cắt. + Gấp và cắt các nan đều nhau , độ dài của các nan tuỳ ý thích. + Sử dụng nhiều màu nan khác nhau để làm tăng vẻ đẹp màu sắc cho dây xúc xích. Bước 2: Dán. + Dán nan 1, từ nan thứ hai trở đi phải lồng vào nan trước rồi mới dán . + Số lượng nan các màu cần bằng nhau để khi thực hiện trang trí sẽ đẹp và có tính thẩm mĩ cao hơn. * Thực hành: + Cho HS thực hành dán các nan cho thành sản phẩm.Nhắc HS dán theo tính tuần hoàn của các màu cho đẹp + Thu sản phẩm + Nhận xét sửa chữa + Nghe hướng dẫn và có thể tự chọn kích thước. + Chọn lựa các màu ưa thích nhất + Thực hành theo hướng dẫn. + Đếm lại các màu . + HS thực hành dán các nan và số lượng các màu nan bằng nhau tuỳ theo ý thích. + Nộp sản phẩm. III. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét về tinh thần học tập của HS. Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà tập luyện thêm và chuẩn bị để học tiết sau. *** Thứ tư ngày 11 tháng 03 năm 2009 Đạo đức: (Tiết 26) THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ II Thời gian: 35 phút A/ MỤC TIÊU: -Cho học sinh cần biết phải trả lại của rơi khi nhặt được. -Biết nói lời yêu cầu đề nghị khi cần thiết. -Phải biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại hay đến chơi nhà bạn, nhà ngưới khác. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu bài tập cho bài tập 1 C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh trả lời tình huống, gio vin đưa ra. Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( nêu mục tiêu ) Hoạt động 3:Xử lý tình huống . -Mục tiêu:Giúp HS khi nhặt đượi của rơi thì trả lại người mất. Biết cách nói lời yêu cầu đề nghị. Biết lịch sự khi đến nhà người khác hay nhận và gọi điện thoại. -Cách tiến hành :GV đưa ra tình huống. -HSdựa theo tình huống GV đưa ra xử lý. -K luận: Các em cần trả lại của rơi, lịch sự khi nhận và gọi điện thoại và khi đến nhà người khác. Hoạt động 4:Đóng vai MT: Giúp học sinh hiểu, ứng xử đúng trong việc nhận và gọi điện thoại hay đến nhà bạn chơi, cả khi nhặt được của rơi. -HS thảo luận nhóm để sắm vai trong tình huống. Lớp ch ý, nhận xt, bình chọn. -GV kết luận:Cc em cần dựa trn tình huống để sắm vai và làm tốt việc trả lại của rơi khi nhặt được, lịch sự khi nhận và gọi điện thoại hay đến nhà người khác chơi. Hoạt đông 5:Củng cố, dặn dị. -Khi đến nhà người khác chơi em cần chú ý điều gì? -Em cần làm gì khi nhặt được của rơi? -Về nhà thực hiện như đ học. -Nhận xét tiết học. *** Tập đọc: (Tiết 78) Sông Hương Thời gian:40’

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 26(2).doc