Giáo án lớp 2 tuần 30 đến 35

TUẦN 30

 TOÁN Tiết :143

So sánh các số có ba chữ số

Sgk :148 / tgdk: 40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết so sánh các số có ba chữ số.

- Nắm được thứ tự các số ( không quá 1000). So sánh các số có ba chữ số thành thạo.

- Vận dụng kiến thức đã học vào so sánh trong thực tế.

B. Đồ dùng day-học:

GV: Các tấm bìa hình vuông, hình chữ nhật như trong sgk. Bảng phụ bài tập.

HS: Bảng con.

C. Các hoạt động dạy-học:

1. Bài cũ: GV đọc các số có ba chữ số - HS viết số vào bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 30 đến 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 TOÁN Tiết :143 So sánh các số có ba chữ số Sgk :148 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết so sánh các số có ba chữ số. - Nắm được thứ tự các số ( không quá 1000). So sánh các số có ba chữ số thành thạo. - Vận dụng kiến thức đã học vào so sánh trong thực tế. B. Đồ dùng day-học: GV: Các tấm bìa hình vuông, hình chữ nhật như trong sgk. Bảng phụ bài tập. HS: Bảng con. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: GV đọc các số có ba chữ số - HS viết số vào bảng con. - Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số. - GV treo trên bảng các dãy số viết sẵn cho HS đọc. - HS lần lượt đọc. GV chú ý uốn nắn HS đọc dãy số. - GV đọc số có ba chữ số - HS nghe, viết số vào bảng con. - Nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: So sánh các số - GV đưa số ô vuông, HS nêu số có ba chữ số và so sánh số. - GV nhận xét, hướng dẫn HS so sánh số có ba chữ số. ( so sánh theo thứ tự : từ trái sang phải, so sánh từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị) - HS nhắc lại cách so sánh. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: - HS so sánh và điền dấu >, <, hoặc dấu = vào vbt. - HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu so sánh số. - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 2: HS đọc các số đã cho và nêu miệng số lớn nhất; số bé nhất. - Nhận xét, sửa sai. Bài 3: Số ? - GV gắn bảng phụ - Hướng dẫn HS nhận xét điền số. - HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. - HS đọc dãy số đã hoàn thành và nêu nhận xét: * Số liền sau hơn số liền trước 1 đơn vị. ( cộng thêm 1) Hoặc ( muốn viết số liền sau ta lấy số liền trước và cộng thêm 1) 3. Củng cố dặn dò: - GV cho số có ba chữ số và HS so sánh 2 số đã cho. - HS nhắc lại cách so sánh số có ba chữ số. BTVN: 1/sgk Tiết sau: Luyện tập D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 29 Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? Sgk: 95/ tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Mở rộng vốn từ về cây cối (các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả…) - Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?. Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi cho HS. - Giáo dục HS biết yêu quí và chăm sóc cây cối. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Tranh bài tập 3 C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng hỏi-đáp theo kiểu câu: Để làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. - HS nêu tên cây ăn quả HS biết và nói về các bộ phận của cây. - HS nêu miệng, cả lớp nhận xét. GV kết: Các loài cây đều có 3 bộ phận chính : rễ, thân và lá. Có một số loài cây có hoa và quả. Bài 2: Viết những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây. - GV hướng dẫn mẫu ở vbt – HS làm bài theo cặp. - GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài. - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét bài trên bảng, sửa sai. Ví dụ: * Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, xù xì… * Gốc cây: đen xì, to đùng, thô ráp, chắc nịch…. - HS làm vở bài tập, GV chấm, giúp học sinh làm. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3 - GV gắn tranh phóng to sgk – HS nêu nội dung từng tranh. - HS hỏi - đáp theo cặp theo kiểu câu có cụm từ Để làm gì? - GV gợi ý cho HS yếu đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì? - Từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp lần lượt các tranh – Nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt câu hỏi và câu trả lời của HS. - Tuyên dương nhóm biết đặt và trả lời câu hỏi. 3. Củng cố dặn dò: - HS nêu lại các bộ phận của cây cối. - Về nhà xem lại các bài tập. Thực hành đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. THỦ CÔNG Tiết 29 Làm vòng đeo tay ( tiết 1) Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS biết cách làm vòng đeo tay. - Làm được vòng đeo tay. - Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Qui trình làm vòng đeo tay. HS : Giấy màu, kéo, hồ dán. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. - Nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu vòng đeo tay và gợi ý HS nhận xét về hình dáng, màu sắc của vòng. - GV chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - GV gắn qui trình làm vòng đeo tay - Hướng dẫn các bước: Bước 1: Cắt thành các nan giấy Bước 2: Dán nối các nan giấy Bước 3: Gấp các nan giấy Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - GV hướng dẫn kết hợp làm mẫu từng bước – HS theo dõi. Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS thực hành tập làm vòng đao tay. - GV hướng dẫn HS yếu - Nhận xét sản phẩm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 4 bước làm vòng đeo tay. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học. Tiết sau: thực hành làm vòng đeo tay. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 59 Hoa phượng Sgk: 97/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ Hoa phượng. - HS làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu dễ lẫn: s/x . - HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết đúng. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ bài tập. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2 C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS lên bảng viết: mịn màng, bình minh, củ sâm, xâm lược… - HS dưới lớp viết nháp – GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1. - 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV nêu tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự than phục trước vẻ đẹp của hoa phượng. - HS viết bảng con các từ khó: chen lẩn, lửa thẫm, mắt lửa, rừng rực… - GV nhận xét, sửa sai. Bước 3: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV đọc bài lần 2 – GV đọc từng câu thơ ( 2 -3 lần)- HS nghe- viết. - Đọc bài lần 3 – HS nghe dò lại bài. Bước 4: HS tự đổi vở nhìn sgk soát lại bài - GV thu vở chấm bài – nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 a : Điền vào chỗ trống s hay x? - GV hướng dẫn HS làm bài – HS làm vbt. - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Làm lại bài tập 2a. - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung:............................................................................................................. ................................................................................................................................. TOÁN Tiết: 145 Mét Sgk: 150 /tgdk: 40’ A. Mục tiêu :Giúp HS: - Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét. Làm quen với thước m. Nắm được quan hệ giữa dm, cm và m. - Làm quen các phép tính cộng ( có nhớ) trên số đo với đơn vị là m. Bước đầu tập đo độ dài (các đọan thẳng dài đến khoảng 3m) và tập ước lượng theo đơn vị m. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Thước 1m “( có chia vạch từng cm). Một sợi dây dài khoảng 3m. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 3/sgk-149. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài m và thước m Bước 1: Ôn tập kiểm tra Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học – GV nhận xét, chốt: cm, dm. - Yêu cầu HS vẽ trên giấy đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm - Nhận xét, sửa sai. Bước 2: GV giới thiệu thước 1m - GV nói mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là m. - GV giới thiệu: 1m = 10dm; 10dm = 1m; 1 m = 100cm. - HS nhắc lại nhiều lần. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - HS nhớ lại quan hệ giữa cm, dm và m – HS làm bài vào vbt. - HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài -Lớp đồng thanh Bài 2: Tính. - Học sinh làm vbt – GV kèm HS yếu tính toán đúng. - HS lên bảng làm bài - lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Giải toán. - HS đọc đề toán – GV tóm tắt đề toán lên bảng. - HS nêu dạng toán và cách giải bài toán. - HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu giải toán. - Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 4: Điền dm, cm, m vào chỗ chấm thích hợp: - Lần lượt HS đọc và nêu miệng đơn vị cần điền. - Lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 1m =…dm; 1m = …...cm; - Đơn vị m thường được sử dụng khi nào? - Về nhà ôn và làm bài 1,2 /sgk. - Tiết sau: Km D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TẬP LÀM VĂN Tiết 29 Đáp lời chia vui – Nghe-trả lời câu hỏi Sgk: 98 /tgdk: 40’ A. Mục tiêu: -Rèn kĩ năng biết rèn cách đáp lời chia vui. Rèn kĩ năng nghe-hiểu: + Nghe GV kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương, nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện. + Hiểu nội dung câu chuyện. Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ tỏa hương thơm vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây dạ hương lan biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó. - Giáo dục HS biết ghi nhớ và biết ơn những người giúp đỡ mình. B. Đồ dùng dạy-học: Tranh bt2, Phiếu rời bài tập 1. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: GV đưa tình huống, HS đáp lời chia vui. - Nhận xét, ghi điểm. 2 Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: - HS thực hành nói lời đáp theo cặp - Thừng cặp HS nói lời đáp trước lớp. - Nhóm khác nhận xét, có ý kiến. - GV chốt: Cần đáp lời chia vui với thái độ cởi mở, vui vẻ và thể hiện lòng biết ơn chân thành nhất. Bài 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi: Sự tích hoa dạ lan hương Bước 1: 1 HS đọc yêu cầu và các câu hỏi cuối tranh sgk. - GV yêu cẩu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh vẽ. - GV kể câu chuyện 1,2 lần – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi trong sgk. - Các nhóm trả lời câu hỏi – Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý trả lời đúng. - GV nêu nội dung chính của câu chuyện – GV giáo dục HS biết ơn những ai đã giúp đỡ mình. 3. Củng cố, dặn dò: - Thực hành đáp lời chia vui. Ghi nhớ và kể câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 29 Một số loài vật sống dưới nước SGK : 60 / tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nói tên một số con vật sống ở dưới nước. Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn - Hình thành kỹ năng quan sát,nhận xét, mô tả. - Giáo dục HS yêu quí và bảo vệ các loài vật. B. Đồ dùng dạy-học: GV: sưu tầm tranh, ảnh một số loài vật sống dưới nước. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: Kể tên một số loài vật sống trên cạn. - Nêu lợi ích của một số loài vật sống trên cạn. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Làm việc với Sgk. * Mục tiêu: HS biết nói tên 1 số con vật sống dưới nước. Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn. * Cách tiến hành: - HS làm việc theo cặp.Tự quan sát và nêu tên con vật, lợi ích và nơi sống của chúng ( nước ngọt hay nước mặn). - Từng cặp HS hỏi và trả lời tên một số con vật sống dưới nước. - Nhóm khác có ý kiến, bổ sung. - GV kết luận : Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, có loài vật sống ở nước ngọt, có loài vật sống ở nước mặn. Chúng ta cần giữ sạch nguồn nước để bảo vệ chúng. Hoạt động 2: sưu tầm tranh * Mục tiêu: Hình thành cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả. * Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về một số loài vật sống dưới nước. - GV chia nhóm – yêu cầu: Nói tên các loài vật trong tranh và phân loại nơi sống của chúng. - Các nhóm phân loại – Các nhóm trình bày. - Nhóm khác có ý kiến, bổ sung. - GV chốt kết quả đúng, tuyên dương nhóm trình bày đúng. Hoạt động 3: Trò chơi: Thám hiểm đại dương * Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài. * Cách tiến hành: - GV nêu tên trò chơi, cách chơi – GV chia lớp thành nhóm 6, phát phiếu cho các nhóm. - HS thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, các con vật sống ở nước mặn. - Các nhóm trình bày lên bảng – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. * GV giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ các loài vật sống dưới nước. 3. Củng cố, dặn dò. - Sư tầm tranh, ảnh các con vật sống dưới nước. - Nhận xét tiết học. Tiết sau: Nhận biết cây cối và các con vật MỸ THUẬT Tiết 30 Vẽ tranh: đề tài vệ sinh môi trường Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS hiểu về vệ sinh môi trường. - HS biết cách vẽ tranh. Vẽ được tranh đề tài vệ sinh môi trường. - Giáo dục HS giữ gìn vệ sinh môi trường. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh, ảnh về vệ sinh môi trường. HS: vở tập vẽ, màu… C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - GV cho HS xem tranh ảnh phong cảnh. - HS nêu vẻ đẹp của tranh, sự cần thiết phải giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp. - GV yêu cầu HS nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường. - GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh. - GV gợi ý cho HS chọn nội dung tranh vẽ. - GV gợi ý cho HS tìm những hình ảnh cần vẽ cho từng nội dung tranh. - HS nêu đề tài đề sẽ vẽ. Hoạt động 3: Thực hành - GV nêu yêu cầu vẽ tranh – HS vẽ vào vở tập vẽ. - GV theo dõi, gợi ý thêm cho HS yếu, lúng túng. - GV gợi ý HS cách tô màu cho bức tranh. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài vẽ của HS. - GV nêu tiêu chí đánh giá bài vẽ. - HS nhận xét bài vẽ của nhau - Cùng lớp nhận xét, xếp loại bài vẽ. - Tuyên dương những HS có bài vẽ đẹp, sáng tạo. 3. Củng cố, dặn dò: - HS chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục hoàn thành. - Giáo dục HS ý thức giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................ TOÁN Tiết :146 KI-LÔ-MÉT Sgk: 151/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: -Nắm được tên gọi, ký hiệu của đơn vị km - Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng km. - Nắm được quan hệ giữa km và mét. - Biết làm quen với phép cộng, trừ (có nhớ ) trên các số đo với đơn vị là km. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Bảng phụ làm bài tập. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: HS nêu lại: 1m =… dm ; 1m = … cm. - 1 HS lên bảng làm bài tập 3/sgk-150 - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài ki-lô-mét - Để đo khoảng cách lớn hơn, ta dùng đơn vị là km. - GV : ki-lô-mét viết tắt là km – HS viết bảng con. - 1km = 1000m - HS nhắc lại nhiều lần. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: số? - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài. - GV kèm HS yếu làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : - HS nhìn hình vẽ trên bảng – GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài vào vbt – 1 HS làm bảng phụ. - GV kèm HS yếu làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3: Đọc bảng rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm - GV hướng dẫn HS đọc bảng. - GV hướng dẫn cách làm bài – HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - HS đọc đáp án từng câu. - Lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại 1km=… m . - Các em thường hay nghe nói đến km khi nào? - Tiết sau: Milimét D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TẬP ĐỌC Tiết 88 +89 Ai ngoan sẽ được thưởng Sgk: 100/ tgdk: 40’ TIẾT 1 ( Soạn giáo án rời – Phòng thanh tra) TIẾT 2 A. Mục tiêu: Rèn HS yếu đọc đúng đoạn 3 của bài tập đọc và cả bài. - Rèn kỹ năng đọc lưu loát, trôi chảy đoạn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật( Bác Hồ, Các cháu học sinh) - Hiểu các từ khó trong bài :trìu mến, mừng rỡ. - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm về việc ăn, ở, học tập của thiếu nhi. Bác khen những em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. - Giáo dục có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. B. Đồ dùng dạy - học: C. Các hoạt động day- học: 1. Bài cũ: Cây đa quê hương. - HS đọc đoạn và TLCH -HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu GV đọc mẫu đoạn 3 - HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV theo dõi rút từ khó ghi bảng và hướng dẫn HS đọc đúng từ khó. - HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. Bước 2: - HS nối tiếp đọc đoạn 3 nhiều lần. - GV Ghi bảng các từ mới: trìu mến, mừng rỡ – HS giải nghĩa từ mới. - Luyện đọc đoạn 3 trong nhóm 2 - GV kèm HS yếu đọc đúng đoạn 3. - đại diện các nhóm - Lớp nhận xét, tuyên dương. Bước 3: Cả lớp đồng thanh đoạn 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - HS đọc câu hỏi 4, 5 và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn giọng đọc – GV đọc mẫu. - HS hướng dẫn các nhóm phân vai đọc trong nhóm. - GV mời một vài nhóm đọc phân vai trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò: Câu chuyện này cho em biết được điều gì? – GV giáo dục HS khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi, vậy mới xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung:………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. KỂ CHUYỆN Tiết 30 Ai ngoan sẽ được thưởng Sgk :102/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: 1-Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng câu chuyện . - Kể lại được toàn bộ câu chuyện . - Biết kể lại đoạn cuối câu chuyện bằng lời của nhân vật Tộ . 2. Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe bạn kể chuyện để nhận xétlời kể của bạn hoặc kể tiếp lời kể của bạn. 3. giáo dục HS yêu thích kể chuyện. B. Đồ dùng dạy-học: C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: HS kể lại câu chuyện :Những quả đào. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Họat động 1: Hướng dẫn kể chuyện. - GV hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh. -GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh. -HS dựa vào tranh, kể lại từng đoạn trong nhóm. - Đại diện 3 nhóm nối tiếp nhau kể 3 đoạn. - GV và HS nhận xét. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cho 3 HS đại diện 3 nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp, lớp nhận xét. -Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời kể của Tộ. -GV giúp HS hiểu yêu cầu bài. -1 HS kể mẫu, HS tiếp nhau kể trước lớp. - HS nhận xét bình chọn nhóm, bạn kể câu chuyện hay. 3. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện này em học được gì ở Tộ. - 1 HS kể lại câu chuyện. - Về nhà kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… CHÍNH TẢ ( Nghe-viết) Tiết 59 Ai ngoan sẽ được thưởng Sgk : 102/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS nghe viết chính xác, trình bày đúng nội dung 1đoạn văn trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng. - Làm đúng bài tập phân biệt các cặp vần dễ lẫn êt/êch. - Giáo dục HS cẩn thận khi viết bài. Chăm chỉ rèn chữ viết. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Bảng phụ bài tập. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2 B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ bài tập. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2 C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS lên bảng viết: xuất sắc, sóng biển, xanh xao… - HS dưới lớp viết nháp – GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1. - 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV nêu nội dung chính của đoạn viết. - HS tìm tên riên trong bài. - HS viết bảng con các từ khó: buổi sang, quay quanh, dắt, hồng hào. - GV nhận xét, sửa sai. Bước 3: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV đọc bài lần 2 – GV đọc từng câu, cụm từ ( 2 -3 lần)- HS nghe- viết. - Đọc bài lần 3 – HS nghe dò lại bài. Bước 4: HS tự đổi vở nhìn sgk soát lại bài - GV thu vở chấm bài – nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 b: HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài – HS làm vbt. - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. ngồi bệt trắng bệch chênh chếch đồng hồ chết 3. Củng cố, dặn dò: - Làm lại bài tập 2b. - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung:............................................................................................................. ................................................................................................................................. SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 30 Tuần 30 1. Đánh giá hoạt động tuần 30 a. Nề nếp: - Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đều, đi học đúng giờ. - Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn. b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ. c. Học tập: Vẫn chưa chú ý bài: Mai Tuấn, Thắm. - Quên mang đồ dùng học tập, sách vở: V.Tuấn, Thắm. 2. Phương hướng hoạt động tuần 31: * Khắc phục những nhược điểm tuần qua: a. Nề nếp: - Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, không xô đẩy nhau trong giờ thể dục, tập thể dục đều các động tác. - Xếp hàng ra về trật tự. Không đi học trễ. b. Vệ sinh: - Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học. - Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ. - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. c. Học tập: - Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. - Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ. - Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học. * Đi học đầy đủ ở lớp buổi chiều. - Hoạt động khác: - Tham gia lao động đầy đủ. - Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà. * Tiếp tục thu gom bao ni lông và giấy vụn. TUẦN 32 KỂ CHUYỆN Tiết 31 CHIẾC RỄ ĐA TRÒN Sgk: 109 / Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: 1-Rèn kĩ năng nói: -Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 3 tranh Sgk theo đúng diễn biến trong câu chuyện. -Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên. - Rèn HS yếu kể liên tiếp 2 đoạn câu chuyện. 2, Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe bạn kể chuyện để nhận xét đúng, có thể kể tiếp lời bạn. 3. Giáo dục HS yếu thích môn kể chuyện. B. Đồ dùng dạy-học: C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: 3 HS kể lại câu chuyện :Những quả đào . 2. Bài mới: Giới thiệu bài Họat động 1: Hướng dẫn kể chuyện. - Sắp xếp lại các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện. - HS suy nghĩ và xếp lại từng tranh theo đúng diễn biến. -Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh. - Yêu cầu HS kể theo nhóm - Đại diện các nhóm thi kể. - Nhóm khác nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm – GV hướng dẫn HS yếu kể lien tiếp 2 đoạn câu chuyện. - Đại diện 3,4 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện – gọi HS yếu kể chuyện. - Lớp nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào? - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… TOÁN Tiết : 152 Phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 10000 Sgk: 158 / Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách đặt tính rồi tính trừ các số có ba chữ số theo cột dọc. - Rèn kĩ năng đặt tính ( cột dọc), tính nhẩm, giải toán có lời văn các số trong phạm vi 1000. - Rèn tính cân thận, chính xác khi làm bài. B. Đồ dùng dạy-học: - Hình vuông.Bảng phụ giải bài tập. C. Các hoạt động đay-học: 1. Bài cũ: Sửa bài 1,4- sgk 2. Bài mới: Hoạt động 1: Trừ các số có 3 chữ số. Bước 1: - GV viết 653 - 214= ? - GV gắn các tấm bìa hình vuông lên bảng như trong sgk – HS theo dõi, nhận xét. Bước 2: GV hướng dẩn HS đặt tính và thực hiện phép tính từ phải sang trái. - HS nhắc lại cách thực hiện phép tính. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính. - HS làm bài bảng con. GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - HS làm vào vở- GV kèm HS yếu đặt tính rồi tính. - HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Tính nhẩm: - GV hướng dẫn bài mẫu – HS làm và nêu miệng kết quả. - Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 4: Giải toán - HS đọc đề toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng. - HS nêu cách giải bài toán – HS làm bài vào vbt. - GV kèm HS yếu giải bài toán – 1 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại cách thực hiện phép trừ số có 3 chữ số đã học. -Về nhà làm bài 2/ Sgk. - Tiết sau: Luyện tập D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… CHÍNH TẢ ( nghe -viết) Tiết 61 Việt Nam có Bác Sgk : 109 / Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ thể lục bát Việt Nam có Bác. - HS làm đúng các bài tập phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã. - Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy-học: GV:Bảng phụ bài tập. HS: Bảng con, vở chính tả. C. Các hoạt động day-học: 1. Bài cũ:

File đính kèm:

  • docgiao an 2 tuan 3035.doc
Giáo án liên quan