Giáo án lớp 2 tuần 6 - Trường tiểu học Đông Lễ

Toán: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ 7 + 5

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Giúp học sinh

- Biết thực hiện phép cộng dạng 7+5, từ đó lập và thuộc các công thức 7 cộng với một số.

- Củng cố giải bài toán về nhiều hơn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: 20 que tính và bảng gài que tính

HS: 20 que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A-Kiểm tra bài cũ:

1 HS lên bảng giải bài 3, GV chấm vở BT (5 em)

GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS

- > Nhận xét

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 6 - Trường tiểu học Đông Lễ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 08/10/2006 Ngày giảng: 09/10/2006 Toán: 7 cộng với một số 7 + 5 I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - Biết thực hiện phép cộng dạng 7+5, từ đó lập và thuộc các công thức 7 cộng với một số. - Củng cố giải bài toán về nhiều hơn II. Đồ dùng dạy học: GV: 20 que tính và bảng gài que tính HS: 20 que tính III. các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên bảng giải bài 3, GV chấm vở BT (5 em) GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS - > Nhận xét B - Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi để b. Giới thiệu phép cộng: 7+5 GV nêu thành bài toán: - Có 7 que tính, GV gài 7 que tính lên bảng, viết 7 vào cột đơn vị, HS lấy 7 que tính. - Thêm 5 que tính nữa. GV gài 5 que tính, viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 7, HS lấy 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính. HS thao tác trên que tính, tìm ra kết quả 7+5 = 12 (có nhiều cách cộng khác nhau) GV nhận xét, ghi kết quả lên bảng: 7 + 5 = 12 - 1 HS lên bảng đặt tính, tính kết quả. Lớp làm vào bảng con -> HS nêu cách đặt tính và tính. c. HS tự lập bảng 7 cộng với một số. HS học thuộc các công thức C- Thực hành Bài 1,2: 1 HS đọc yêu cầu HS dựa vào bảng cộng để tính rồi ghi kết quả HS nối tiếp nhau đọc bài làm -> Lớp nhận xét, sửa lỗi Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm HS tính nhẩm, ghi ngay kết quả 2 HS lên bảng làm Lớp nhận xét, nêu cách làm Bài 4: 1 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS tự giải bài toán vào vở - HS đọc bài làm của mình -> Nhận xét, sửa lỗi. Bài 5: HS đọc yêu cầu: HS tự nhẩm và điền dấu phép tính để được kết quả đúng GV chấm, chữa bài D - Cũng cố, dặn dò GV và HS hệ thống lại bài Dặn: Học thuộc các công thức 7 cộng với một số Xem trước các bài tập ở vở bài tập Nhận xét giờ học. Tập đọc: mẫu giấy vụn I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng; - Đọc trơn toàn bài: Đọc đúng, rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào... - Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu câu - Đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới: Xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ bài học HS: SGK III. các hoạt động dạy học: Tiết 1: A-Kiểm tra bài cũ: -2 HS đọc bài " Mục lục sách" trả lời câu hỏi 1,2. - GV nhận xét ghi điểm B - Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. Luyện đọc: * GV đọc mẫu: GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ * Đọc từng câu GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng Đọc từng đoạn trước lớp GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng đọc nhấn giọng ở từ gợi tả, gợi cảm. GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc ĐT Tiết 2: c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài Câu 1: Mẫu giấy vụn nằm ở đâu ? Có dễ thấy không Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? Câu 3: Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì. GV hỏi: Có thật là tiếng của mẫu giấy không ? Vì sao? Câu 4: Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở H điều gì? GV chốt: Muốn trường học sạch đẹp, mỗi HS phải có ý thức giữ vệ sinh chung. d. Thi đọc truyện theo vai: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV nhận xét chung HS chú ý lắng nghe HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn: Rộng rãi, sáng sủa, giữa cửa, sọt rác... HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. HS đọc phần chú giải HS luyện theo N4 Thi cá nhân, nhóm (từng đoạn, cả bài) Lớp đọc ĐT đoạn 4 - HS đọc câu hỏi - HS đọc Đ1 => trả lời - 1 HS đọc câu hỏi - 1 HS đọc Đ4 - ? trả lời - HS phát biểu ý kiến - HS phát biểu ý kiến tự do Nhóm tự phân vai: Người dẫn chuyện, cô giáo, 1 HS nam, 1 HS nữ, số HS còn lại nói lời cả lớp đồng thanh. - Các nhóm thi đọc. -> Lớp nhận xét D - Cũng cố, dặn dò GV: Tại sao cả lớp lại cười rộ thích thú khi bạn gái nói?. HS phát biểu ý kiến ? Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao? HS phát biểu ý kiến tự do Dặn: Đọc bài, chuẩn bị cho tiết KC bằng cách quan sát trước các tranh minh hoạ trong SGK GV nhận xét giờ học. Đạo đức: gọn gàng ngăn nắp (tiết2) I. Mục đích yêu cầu: - Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. - GV kiểm tra việc HS thực hiện giữ gòn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. II. lên lớp: A. ổn định tổ chức: Hát B. Kiểm tra bài cũ: - Hôm trước học đạo đức bài gì? - GV nhận xét ghi điểm C. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Gọn gàng ngăn nắp Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống - GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ + Nhóm 1 - 2: Tìm cách ứng xử trong tình huống. Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ ... (thể hiện cách ứng xử qua trò chơi sám vai) + Nhóm 3 - 4: Tìm cách ứng xử (thể hiện qua trò chơi) trong tình huống nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ... + Nhóm 5-6: Tình huống: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ... * HS làm việc theo nhóm. GV mời 3 nhóm đại diện cho 3 tình huống lên đóng vai. Các nhóm khác nhận xét. Tình huống 1: Em cần dọn mâm trước khi đi chơi. Tình huống 2: Em cần quét nhà xong rồi xem phim Tình huống 3: Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình. b. Hoạt động 2: Tự liên hệ GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp (nơi ở của mình) chỗ học, chỗ chơi. * GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a, b, c a. Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi b. Chỉ làm khi được nhắc nhở c. Thường nhờ người khác làm hộ GV đếm số HS, ghi lên bảng số liệu vừa thu được. Lớp so sánh ở nhóm a, động viên và nhắc nhở các bạn ở nhóm khác học tập nhóm a. - GV đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luôn được mọi người quý mến. D. Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống lại bài Dặn dò: Thực hiện tốt những điều đã học - GV nhận xét giờ học. BUổI CHIềU Mĩ thuật: (GV phụ trách bộ môn dạy ) Âm nhạc: VậN ĐộNG PHụ HOạ THEO BàI: XOè HOA I. Mục đích yêu cầu: - HS hát đúng và thuộc giai điệu của bài hát. - Biết vận động phụ hoạ theo lời của bài hát II. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: B - Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Ôn tập bài hát - HS ôn lại bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân 3. Vận động múa phụ hoạ theo lời của bài hát - Gv chia lớp thành nhóm 6 ôn bài hát và tự tìm ra những động tác phụ hoạ phù hợp với ND và lời của bài hát - Vận động phụ hoạ trong nhóm -Các nhóm lần lượt lên bảng biểu diển - Gv cùng HS nhận xét tuyên dương D - Cũng cố, dặn dò - Ôn lại bài hát - GV nhận xét giờ học tuyên dương HĐNG: GIáO DụC THựC HàNH Vệ SINH RĂNG MIệNG I. Mục đích yêu cầu: -Rèn luyện ý thức giữ gìn VS răng miệng - Nắm được cách đánh răng đúng cách - Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh răng miệng II-ĐDDH -Mô hình răng ,bàn chải đánh răng,ca nước, khăn lau,xô đựng nưíơc III. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: B - Bài mới: 1,Giới thiệu bài. 2, Thực hành vệ sinh răng miệng. - GV nêu câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để giữ VS răng miệng? - HS thảo luận theo nhóm 5 - Trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày. + Thực hành đắnh răng đúng cách sau khi ngủ dậy và sau các bữa ăn. + Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. + Sau khi ăn cần phải súc miệng cho sạch. + Không dùng răng cắn các vật cứng. - GV hỏi : Đánh răng như thế nào là đúng cách? - HS trả lời - GV nhắc lại cách đánh răng và thực hành trên mô hình răng. - HS chia nhóm ở sân trườn thực hành đánh răng. - GV giúp HS đánh răng đúng yêu cầu và đảm bảo vệ sinh. - GV hỏi HS : Giữ gìn vệ sinh răng miệng có lợi gì? - HS suy nghĩ trả lời - GV kết luận D - Cũng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn học sinh thực hiện theo những điều đã học. Ngày soạn: 08/10/2006 Ngày giảng: 10/10/2006 Kể chuyện: mẫu giấy vụn I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện "Mẫu giấy vụn" với giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Biết dựng lại câu chuyện theo vai (Người dẫn chuyện, cô giáo, học sinh nam, học sinh nữ) 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể chuyện, biết đánh giá lời của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ trong SGK III. lên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện "Chiếc bút mực" và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Mẫu giấy vụn b. Hướng dẫn HS kể chuyện. - HS sinh hoạt nhóm 4 - Kể chuyện trong nhóm (mỗi HS đều kể toàn bộ câu chuyện) - Đại diện các nhóm thi nhau kể chuyện trước lớp * Phân vai dựng lại câu chuyện - GV nêu yêu cầu của bài: Hướng dẫn HS thực hiện 4 HS đóng vai (Người dẫn chuyện, cô giáo, HS nam, HS nữ,) mỗi vai kể với một giọng riêng. Người dẫn chuyện nói thêm lời của "Cả lớp" - Cách dựng lại chuyện - Lần đầu: GV làm người dẫn chuyện, 3 HS nói lời 3 nhân vật (có thể nhìn SGK) - Lần 2: Từng nhóm 4 HS dựng lại chuyện theo vai (không nhìn sách) - Lớp bình chọn những HS, nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện. Toán: 47+5 I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - HS biết thực hiện phép cộng dạng 47 + 5 (cộng qua 10 có nhớ, sang hàng chục) - Củng cố giải bài toán "nhiều hơn " và làm quen loại toán "Trắc nghiệm" II. đồ dùng dạy học: GV: 12 que tính rời và 4 bó 1 chục que tính, bảng gài HS: 12 que tính và 4 bó 1 chục que tính III. các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: GV kiểm rta phần chuẩn bị của HS -> Nhận xét B - Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu phép cộng 47 + 5 GV nêu thành bài toán: Có 47 que tính (đính 47 que tính), thêm 5 que tính (đính thêm 5 que tính ). Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? HS thao tác trên que tính để tìm kết quả, chẳng hạn 7 que tính với 5 que tính được 12 que tính (bó thành 1 chục và 2 que tính), 4 chục que tính thêm 1 chục que tính được 5 chực que tính, thêm 2 que tính nữa được 52 que tính. ? 47 + 5 = ? (47 + 5 = 52) HS đặt tính và nêu cách tính C. Thực hành Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm HS tự tính rồi điền kết quả GV lưu ý HS cộng qua 10 có nhớ 1 sang hàng chục và ghi các số đơn vị cho thẳng cột. HS đổi chéo vở, kiểm tra bài. Bài 2: HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm HS cộng nhẩm (hình dung các số hạng đã viết trong bảng như là đặt tính dọc để thực hiện phép tính) điền số thích hợp vào ô tổng. HS làm bài vào vở Bài 3: 1 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? HS dựa vào tóm tắt của bài, nêu thành bài toán (2,3 em) HS giải bài toán vào vở GV chấm, chữa bài Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu HS lựa chọn 1 kết quả đúng là có 9 em rồi khoanh vào chữ Đ GV vẽ hình lên bảng, HS lên bảng chỉ D. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống lại bài - Nhận xét giờ học. - Dặn: Ôn bài, xem lại các bài tập Chính tả: mẫu giấy vụn I. mục đích yêu cầu: - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Mẫu giấy vụn - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần (âm chính), làm dúng bài tập, phân biệt tiếng có âm đầu. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần chép Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.3 III. các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con GV lần lượt đọc: Mỉm cười, tìm kiếm, lỡ hẹn, gõ kẻng. B - Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đề b. Hướng dẫn HS tập chép GV đọc đoạn chính tả đã chép ở bảng phụ, 2 HS đọc lại. ? Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy? ? Tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả H S viết bảng con: Bỗng, mẫu giấy, sọt rác HS chép bài trên bảng vào vở GV chấm bài, sửa lỗi c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con Nhận xét bài làm ở bảng -> sửa lỗi (nếu có) Những HS làm trên bảng đọc kết quả Bài 2: GV nêu yêu cầu 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở Những HS làm bài ở bảng đọc kết quả. Lớp, GV nhận xét về chính tả, về phát âm. GV chấm một số bài làm ở vở => nhận D. Củng cố, dặn dò: - GV Nhận xét giờ học. - Dặn: Về nhà viết lại những từ còn mắc lỗi. Mĩ thuật: (GV phụ trách bộ môn dạy) BUổI CHIềU Bồi dưỡng tiếng việt:LUYệN đọC, VIếT BàI: MUA KíNH I. Mục đích yêu cầu: - HS đọc trơn được toàn bài. Nghĩ hơi đúng chỗ. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật -Nắm được ND của câu chuyện -Nghe viết được đoạn 3 của câu chuyện II-ĐDDH Tranh minh hoạ bài tập đọc III. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài "Mẫu giấy vụn" + TLCHSGK - GV nhận xét ghi điểm B - Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.HD đọc - GV đọc mẫu lần 1- HS lắng nghe - HS luyện đọc nối tiếp từng câu - Luyện đọc từ khó - HS luyện đọan - GV kết hợp giải nghĩa 1số từ mới - HS luyện đọc đoạn, bài(CN, N,L) - Lớp đồng thanh 3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài và TL câu hỏi SGK - GV nhận xét- tổng kết 4.Luyện Viết - HS nghe viết đoạn 2 của bài - GV đọc cho HS dò bài,KT lỗi chính tả - GV Chấm bài tổ 2- nhận xét D - Cũng cố, dặn dò -Nhận xét giờ học - tuyên dương Thực hành:GấP MáY BAY ĐUÔI RờI I. Mục đích yêu cầu: -HS gấp được gấp được 1 chiếc máy bay theo đúng yêu cầu - Biết giữ VS lớp học sau khi học thủ công III. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: - KT dụng cụ học thủ công của HS B - Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2. HD học sinh thực hành - Gv nhắc lại các bước gấp máy bay - 3HS nhắc lại - HS thực hành gấp máy bay - GV theo giỏi giúp HS xếp đúng 3. Đánh giá sản phẩm - Hs trình bày sản phẩm - GV cùng HS nhận xét chọn bài đẹp nhất tuyên dương C - Cũng cố, dặn dò - HS vệ sinh lớp học sau tiết học thủ công - Nhận xét giờ học- tuyên dương HĐN :HOạT ĐộNG làm SạCH ĐẹP TRƯờNG LớP I. Mục đích yêu cầu: - HS chủ động làm tốt VS trường lớp học trường học - Hiểu được ý nghĩa của việc giử gìn VS, làm sạch đẹp trường lớp. III. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: -KT dụng cụ làm VS của HS B - Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn HS làm vệ sinh ?Để giữ cho lớp học luôn sạch đẹp em cần phải làm gì? - Hs suy nghỉ trả lời +LàmVS lớp học +không viết bậy vẽ bậy lên tường ,lên bàn ghế +Không vứt rác ,khạc nhổ bừa bãi +Bỏ rác đúng nơi qui định 3.Thực hành làm VS lớp học GV giao nhiệm vụ cho từng tổ HS - Tổ 1: Tưới nước cho cây và quét nhà - Tổ 2: Làm VS khu vực được phân công ở sân trường -Tổ3:Lau cửa kính ,quét mạng nhện -Lớp trưởng và các tổ trưởng theo giỏi các tổ viên làm VS, nhận xét. -Gv nhận xét tuyên dương -HS rửa tay chân vào lớp D - Cũng cố, dặn dò ? Được ngồi học trong 1lớp học sạch sẽ thoáng mát các em cảm thấy như thế nào? - Nhiều HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét kết luận - Dặn HS thực hiện theo những điều đã học. Ngày soạn: 09/10/2006 Ngày giảng: 11/10/2006 Toán: 47+25 I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - Thực hiện phép cộng dạng 47 + 25 (cộng qua 10 có nhớ sang hàng chục) - Củng cố giải bài toán "nhiều hơn" và làm quen loại toán "Trắc nghiệm" II. đồ dùng dạy học: GV: 6 bó 1 chục que tính và 12 que tính rời, bảng gài HS: 6 bó 1 chục que tính và 12 que tính rời. III. các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên bảng giải bài 3 -> Nhận xét, ghi điểm GV: kiểm tra phần chuẩn bị của HS B - Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Giới thiệu phép cộng 47 + 25 GV nêu thành bài toán: Có 47 que tính (đính 47 que tính, 4 bó 1 chục que tính và 7 que tính) thêm 25 que tính (đính 2 bó 1 chục que tính và 5 que tính). Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? HS theo tác trên que tính để tìm kết quả (72 que tính) ? 47 + 25 bằng bao nhiêu ? HS đặt tính và nêu cách tính 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con c: Thực hành Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm HS tự làm bài vào vở, ghi kết quả vào phép tính HS đổi chéo vở, kiểm tra bài GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS chậm Bài 2: HS đọc yêu cầu bài GV hướng dẫn HS trình bày miệng, VD phần b ghi S vì đặt tính sai, 5 phải đặt dưới 7. Bài 3: HS đọc bài toán ?Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS chậm HS đọc bài giải -> lớp, GV nhận xét, sữa lỗi Bài 4: HS đọc yêu cầu -> HS tính nhẩm và ghi kết quả GV gợi ý HS cách làm C. Củng cố, dặn dò: - GV chấm, chữa bài - GV hệ thống lại bài - Nhận xét giờ học. - Dặn: Ôn bài Tập viết: chữ hoa đ I. mục đích yêu cầu: - Rèn kỹ năng viết chữ - Viết chữ hoa D theo cở vừa và nhỏ - Viết đúng mẫu câu ứng dụng II. Đồ dùng: GV: - Mẫu chữ cái hoa Đ đặt trong khung chữ - Bảng phụ viết sẵn đẹp (dòng 1). Đẹp trường đẹp lớp (dòng2) HS: Vở tập viết III. các hoạt động dạy - họC A-Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: D - Dân - Nhận xét B - Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đề b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ Đ GV: giới thiệu chữ mẫu, HS quan sát, nhận xét GV viết mẫu chữ Đ lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết HS tập viết bảng con : Đ c. Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng HS đọc: Đẹp trường đẹp lớp HS hiểu đưa ra lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp GV viết mẫu HS quan sát, nhận xét GV: Lưu ý HS nét khuyết của chữ e chạm vào nét cong phải của chữ Đ. Hướng dẫn HS viết chữ "Đẹp " vào bảng con d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết GV: Nêu yêu cầu viết HS: Luyện viết, GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS chậm C-Chấm chữa bài GV chấm 5- 7 bài : Nhận xét D - Cũng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Dặn HS hoàn thành nốt bài tập viết. Luyện từ và câu: kiểu câu ai là gì? khẳng định phủ định mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng học tập I. Mục đích, yêu cầu: - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu (ai, cái gì, con gì, là gì) - Biết đặt câu phủ định (chú ý không dạy A thuật ngữ này) - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng học tập II. Đồ dùng dạy học : GV: Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK III. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: - Đặt câu nói về môn học em yêu thích -> Nhận xét, ghi điểm. B - Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đề: b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: (miệng), 1 HS đọc yêu cầu (đọc cả mẫu) GV nhắc HS chú ý đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong 3 câu văn đã cho. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến -> GV ghi bảng những câu đúng Bài 2: (miệng) : 2 HS lần lượt đọc yêu cầu, lớp đọc thầm HS nối tiếp nhau nói các câu có nghĩa giống 2 câu b và o GV nhận xét, viết nhanh lên bảng đủ 6 câu Bài 3: (Viết) : HS đọc yêu cầu: - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ bức tranh, thảo luận N2, làm bài vào vở nháp - HS tiếp nối nhau chỉ các đồ vật và nêu rõ tác dụng -> Lớp nhận xét - HS làm bài vào vở - GV chấm bài, nhận xét D - Cũng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Dặn: Thực hành nói, viết các câu theo mẫu vừa học để lời nói thêm phong phú, giàu khả năng biểu cảm. Âm nhạc: MUA VUI (GV phụ trách bộ môn dạy) BUổI CHIềU BD toán: LUYệN BảNG CộNG 7 VớI MộT SốDạNG 47+5, 47+25 I. Mục đích yêu cầu: - HS học thuộc công thức cộng 7 với một số - Biết làm tính và đặt tính dạng 47+5,47+25 II. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: KT học sinh học thuộc bảng cộng 7 với một số(3em) Lớp đồng thanh B - Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dấn HS làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 37 + 28 23 + 27 48 + 7 27 + 9 67 + 18 29 + 7 53+17 37 + 47 - HS nêu cách và tính - HS làm bài vào vở- 4 HS lên bảng làm bài - GV cùng HS nhận xét -Chữa bài Bài 2: Tính nhẩm 27 +60 43+50 20 + 7 19 + 70 10+77 40 + 7 -Nêu cách tính nhẩm - Làm bài vào vở- 3 HS lên bảng làm - Hs nhận xét -chữa bài Bài3: Giải bài toán theo tóm tắt Đàn1: 37 con Đàn2 hơn đàn 1: 9 con Đàn 2 :…..Con? -HS đọc tóm tắt bài toán - HS đọc bài toán theo tóm tắt - Lớp giải bài vào vở-1Hs lên bảng giải - Gv nhận xét chữa bài- chấm bài 10 em D - Cũng cố, dặn dò -Cho HS chơi trò chơi"Điền đúng điền nhanh" - Gv phổ biến cách chơi - 2 nhóm lên bảng thi đua -Lớp và GV nhận xét - Tuyên dương nhóm làm đúng ,làm nhanh -Nhận xét giờ học BDPD:RèN LUYệN Từ Và CÂU I. Mục đích yêu cầu: - HS phân biệt được tên chỉ sự vật nói chung với tên của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng. - Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu: Ai( Cái gì , con gì) - Là gì? II. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: B - Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn Hs làm bài tập ? Khi viết tên riêng của người , sông , núi… ta phải viết như thế nào? - Phải viết hoa - Hs luyện viết tên 2bạn trong lớp, tên 1 dòng sông ở địa phương - Gv nhận xét Bài 2. Đặt câu theo mẫu:( Ai, cái gì ,con gì) - là gì? - GV ghi bảng: Lan là HS lớp 2B - HS đọc mẫu - 4 đến 5 em nói theo mẫu trên - Hs giới thiệu trường em, môn học em yêu thích, giới thiệu tên địa phương em ở. -HS nối tiếp nhau giới thiệu theo yêu cầu của GV Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được ghạch dưới -GV ghi bảng - HS thảo luận, đặt câu hỏi - GV nhận xét - Tuyên dương Bài 4. Nêu tên 1 số đồ dùng học tập và tác dụng của các đồ vật đó - HS hoat động theo nhóm 6 thảo luận. Các nhóm Nêu tên đồ vật và tác dụng của các đồ vật đó. - GV nhận xét tuyên dương C- Cũng cố, dặn dò -Nhận xét tuyên dương Thực hành: CƠ QUAN TIÊU HOá I. Mục đích yêu cầu: - HS vị trí và tên của các cơ quan tiêu hoá - Chỉ được đường đi của thức ăn trong óng tiêu hoá - Nhận biết được vị trí và nói tên 1 số tuyến tiêu hoá II. Đồ DùNG DạY HọC Tranh vẽ óng tiêu hoá ,các cơ quan tiêu hoá đã được cắt rời III. Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: B - Bài mới: 1. HD học sinh thực hành - Hs quan sát mô hình ? Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đi đâu? - HS nhiều em chỉ đường đi của thức ăn trong óng tiêu hoá - HS chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận - HS lần lượt lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá -Gv kết luận III. DặN Dò Mhận xét giờ học , tuyên dương Ngày soạn: 09/10/2006 Ngày giảng: 12/10/2006 Tập đọc: ngôi trường mới I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ, lợp lá, lấp ló, bỡ ngỡ, quen thân, nổi vân. - Biết nghỉ ngơi đúng sau dấu câu - Đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của em học sinh. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Nắm được nghĩa các từ mới, lấp ló, bỡ ngỡ, rung động, trang nghiêm, thân thương. - ý nghĩa của bài: bài văn tả ngôi trường mới thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của em học sinh với ngôi trường mới, với cô giáo, bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: GV: tranh minh hoạ bài tập đọc III. các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ 2 HS nối tiếp nhau đọc "Mẫu giấy vụn" (đoạn 3,4) ? Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì? ? Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì? - > Nhận xét ghi điểm B - Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đề b. Luyện đọc GV đọc mẫu toàn bài GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ Đọc từng câu GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó. Đọc từng đoạn trước lớp GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ, nhấn giọng GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câi 1: Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau:... -> GV kết luận GV: Bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa -> gần Câu 2: Tìm những từ ngữ tả vẽ đẹp của ngôi trường ? Câu 3: Dưới mái trường mới, bạn H cảm thấy có những gì mới? Câu 4: GV hỏi Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn H với ngôi trường mới như thế nào? d. Luyện đọc lại. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: ? Ngôi trường của em đang học cũ hay mới? Em có yêu mái trường của mình không ? GV chốt: Dù trường mới hay cũ, ai cũng yêu mến, gắn bó với trường của mình. GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chú ý lắng nghe HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài Lấp ló, trang nghiêm... HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài HS đọc phần chú giải HS đọc theo N4 Thi đọc cá nhân, đồng thanh (từng đoạn, cả bài) Lớp đọc đồng thanh 1 HS đọc câu hỏi HS đọc thầm bài văn -> phát biểu ý kiến -> Lớp trao đổi - 1 HS đọc câu hỏi - HS đọc đoạn 1,2 -> trả lời - HS đọc câu hỏi HS đọc thầm Đ3 -> trả lời Nhiều HS phát biểu ý kiến HS thi đọc lại bài Lớp nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất - HS phát biểu tự do Toán: Luyện tập I. mục đích yêu cầu: - Giúp HS củng cố và rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng dạng 47 + 25; 47 + 5; 7+5 (cộng qua 10 có nhớ dạng tính viết) II. Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc các công thức 7 cộng với một số -> Nhận xét, ghi điểm. B - Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi đề b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu HS dựa vào bảng 7 cộng với một số hoặc tính chất giao hoán của phép cộng mà ghi ngay kết quả phép tính. HS: làm xong, lần lượt đọc kết quả Bài 2: HS đọc yêu cầu HS: Tự làm bài GV lưu ý HS viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau HS đổi chéo vở, kiểm tra bài Bài 3: 1 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? HS tóm tắt và giải bài toán vào vở GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS chậm Một số HS đọc bài giải -> nhận xét chữa bài Bài 4: HS đ

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 6(1).doc