Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Đào Thị Loan

a. Giới thiệu bài:

 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.

b. Ôn luyện tập đọc:

 - Cho học sinh lên bốc thăm chọn bài và đọc

- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

- Nhận xét.

c. Hướng dẫn viết chính tả bài: Cân voi.

- Giáo viên đọc mẫu bài viết.

- Giải nghĩa từ: Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.

- Bài viết ca ngợi trí thông minh của ai?

- Lương Thế Vinh đã làm gì?

- Cho học sinh nêu từ khó viết – giáo viên gạch dưới: Sứ thần, Trung Hoa, dắt, xuống thuyền, mức chìm,

- Giáo viên che bảng- đọc từng từ khó.

- Giáo viên đọc bài viết lần 2.

- Đọc cho học sinh sinh viết vào vở.

- Đọc cho học sinh soát lỗi.

- Giáo viên chấm bài, nhận xét

 

doc29 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Đào Thị Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018 BUỔI 1: Tiết 1: GDTT ------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán Tiết 41: LÍT I. MỤC TIÊU: - Biết sử dụng ca 1 lít, chai 1 lít để đong, đo nước, dầu - Biết ca 1 lít, chai 1lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên và ký hiệu của lít. - Biết tính cộng, trừ và các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, xô nước, PBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu hs làm bài tập 3. Bài mới a. Giới thiệu bài : b. Giới thiệu ca 1 lít, chai 1 lít. Đơn vị lít. - Giáo viên giới thiệu ca 1 lít, rót đầy ca ta được 1 lít nước. Tương tự với chai 1 lít. - Giáo viên: Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca, cái thùng, ta dùng đơn vị đo là lít. - Lít viết tắt là: l - Giáo viên viết lên bảng: 1l, 2l, 4l, 6l, rồi cho học sinh đọc. 4. Thực hành. Bài 1: Đọc, viết theo mẫu (PBT) - HD h/s đọc- viết tên gọi đơn vị là lít, theo mẫu. - Tổ chức cho HS làm bài trên bảng lớp - Nhận xét, chữa bài Bài 2: Tính theo mẫu. (bảng con) - Giáo viên hướng dẫn mẫu. - Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con + bảng lớp. - Nhận xét sửa sai Bài 3: Còn bao nhiêu lít? - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn mẫu: Mẫu: 18l – 5l = 13l - Tổ chức cho 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh. - GV nhận xét. Bài 4: Giải toán (vở) - Gọi học sinh đọc đề bài. - Gv cùng HS lập kế hoạch giải + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết cả 2 lần cửa hàng bán được bao nhiêu l ta phải làm ntn? - Cho học sinh làm bài vào vở - GV nhận xét 5. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên viết: 3l, 7l - Giáo viên đọc: mười lít, năm lít. - Giáo viên nhận xét giờ học. Hoạt động của HS - Hs làm bảng con, bảng lớp 65 – 23 = - Học sinh theo dõi. - Học sinh đọc: lít viết tắt là l - Học sinh đọc: Một lít, hai lít, bốn lít, sáu lít, - 1,2 HS đọc yêu cầu - Học sinh làm PBT + Mười lít Hai lít Năm lít + 10 l 2 l 5 l - 1,2 HS đọc yêu cầu - Học sinh làm bài. a/ 15l + 5l = 20l 2l+2l+6l=10l b/ 17l - 6l = 11l 18l - 5l = 13l - HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên thi. b. 10l – 2l = 8l c. 20l – 10l = 10l - 1,2 HS đọc đề bài - HS suy nghĩ trả lời - Ta làm phép tính cộng 12+15 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. Bài giải Cả hai lần cửa hàng bán được: 12 + 15 = 27 ( l ) Đáp số: 27 l. - Học sinh đọc: ba lít, bảy lít. - Học sinh viết bảng con: 10l, 5l. Tiết 3: Tập đọc Tiết 25: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). - Bước đầu thuộc bảng chữ cái. Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật. - Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học. ND ôn tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b. Ôn luyện tập đọc: - Cho HS lên bốc thăm chọn bài và đọc. - GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. c. Ôn bảng chữ cái: - Cho học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Nhận xét d. Ôn về từ chỉ sự vật: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của BT3. + Sếp các từ trong ngoặc đơn vào bảng - Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm 4 trên phiếu. - Lớp cùng GV n/x - Gọi học sinh đọc yêu cầu của BT4. + Tìm thêm từ có thể xếp vào trong bảng. - Lớp cùng GV n/x 4. Củng cố - Dặn dò - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học – tuyên dương. Hoạt động của HS - Từng HS lên bốc thăm chọn bài và đọc. - Học sinh trả lời câu hỏi. - Lần lượt học sinh nối tiếp đọc . - Học sinh đọc yêu cầu của BT3 - Học sinh làm bài theo nhóm Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối bạn bè Hùng xàn Xe đạp thỏ mèo chuối xoài - Các nhóm trình bày KQ - 1,2 HS đọc YC - Trình bày - Nhận xét. + Học sinh, thầy giáo, ông, cha, mẹ, + Ghế, tủ, giường, ô tô, xe đạp, + Gà, bò, trâu, ngựa, dê, voi, vịt, + Cam, mít, na, chanh, quýt, bưởi, ---------------------------------------------------- Tiết 4: Tập đọc Tiết 26: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 2). I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Biết đặt câu theo mẫu: Ai( cái gì, con gì) là gì ? - Biết xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học. ND ôn tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. Hướng dẫn ôn tập. b. Ôn luyện tập đọc: - Cho học sinh lên bốc thăm chọn bài và đọc - GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. c. Ôn về đặt câu theo mẫu: - Gọi học sinh đọc yêu cầu BT3. - Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu cá nhân - Sửa bài. - Nhận xét d. Ôn xếp tên người theo bảng chữ cái: - Gọi học sinh đọc yêu cầu BT4. - Chia nhóm 4 học sinh . - Yêu cầu các nhóm tìm tên các nhân vật trong các bài tập đọc ở tuần 7 và tuần 8 sau đó xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái. - Giáo viên và cả lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - Giáo viên hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học . Hoạt động của HS - Học sinh lên bốc thăm chọn bài, đọc bài - trả lời câu hỏi. Học sinh làm bài . Ai (con gì, cái gì) Là gì ? M: Bạn Lan - Chú Nam - Bố em - Em trai em là học sinh giỏi. là nông dân. là bác sĩ. là học sinh mẫu giáo. - HS làm việc theo nhóm - Học sinh mở mục lục sách tìm tuần 7, 8 ghi lại tên nhân vật trong những bài tập đọc đã học theo thứ tự bảng chữ cái – Trình bày : Kết quả sắp xếp: An, Dũng, Khánh, Minh, Nam. ---------------------------------------------------- BUỔI 2: Tiết 1: Tăng cường Tiếng Việt LUYỆN ĐỌC : SƯ TỬ VÀ KIẾN CÀNG I. MỤC TIÊU * Nhóm HS CHT: - Luyện đọc nối tiếp câu, đọc đúng rõ ràng. - Trả lời được câu hỏi 1,2 - Biết được ý nghĩa của tình bạn. * Nhóm HS CHT: - Đọc đúng, đọc rõ ràng, trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí. - Tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / 1phút. Trả lời được câu hỏi 3,4,5,6. - Biết được ý nghĩa của tình bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu - Đọc từng câu - Hướng dẫn đọc từ khó: - Cho học sinh đọc đoạn lần 1,2 - Giải nghĩa từ - Đọc theo nhóm. - Thi đọc đọan trước lớp - Cho hs đọc đồng thanh toàn bài c: Tìm hiểu bài: - Gọi 1 hs đọc toàn bài - Sư tử chỉ muốn kết bạn với những loài vật nào? - Sư tử đánh giá thế nào về những con vật nhỏ bé? - Khi Sư tử bị đau tai, bạn bè đã đối sử với Sư tử ntn? - Ai đã giúp Sư Tử khỏi đau? - Ai mới đúng là người bạn tốt của Sư Tử? - Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách đối xử với bạn bè? (HTH) d. Luyện đọc lại. - Cho học sinh luyện đọc lại toàn bài - Giáo viên nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại bài- nêu nội dung bài. - Giáo viên n/x giờ học Hoạt động của HS - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. - Học sinh đọc theo hướng dẫn. - Hs đọc nối tiếp từng đoạn - HS đọc đoạn theo nhóm 4 - Cả lớp đọc ĐT cả bài - Với các con vật to khỏe như mình. - Con vật nhỏ bé không có ích. - Bạn bè đến thăm - Kiến Càng đã giúp Sư Tử khỏi đau - Không nên coi thường kẻ yếu đuối hơn mình. - Vài học sinh luyện đọc lại từng đoạn của bài - Học sinh đọc lại bài- nêu nội dung bài. --------------------------------------------------- Tiết 2: Tập viết Tiết 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1 - Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nói về sự vật ( BT2, BT3 ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc. ND ôn tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b. Ôn luyện tập đọc: - Cho học sinh lên bốc thăm chọn bài và đọc - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. c. Ôn về từ chỉ hoạt động của người và vật: - Giáo viên chia nhóm 4HS - Gọi HS đọc yêu cầu của BT2 và đọc bài tập đọc Làm việc thật là vui. - Yêu cầu các nhóm thảo luận – Trình bày- Nhận xét. d. Ôn tập đặt câu kể về một con vật, đồ vật, cây cối: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn - Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - Giáo viên tổng kết nội dung vừa ôn - Nhận xét giờ học. Hoạt động của HS - Học sinh lên bảng bốc thăm - đọc bài. - Học sinh đọc theo yêu cầu - Học sinh thảo luận nhóm- Trình bày Từ chỉ người, vật Từ chỉ hoạt động - Đồng hồ - Con gà trống - Con tu hú - Chim - Cành đào - Bé báo phút, báo giờ gáy vang, báo trời sáng kêu, báo mùa vải chín bắt sâu bảo vệ mùa màng nở hoa đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài vào vở - Đọc bài. VD: Con chó trông nhà rất giỏi. Bóng đèn chiếu sáng suốt đêm. Cây xoài đang ra hoa. --------------------------------------------------------- Tiết 3: Chính tả Tiết 17: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1 - Nghe - viết chính xác trình bày đúng bài CT Cân voi ( BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ /15 phút II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc. ND ôn tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b. Ôn luyện tập đọc: - Cho học sinh lên bốc thăm chọn bài và đọc - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. c. Hướng dẫn viết chính tả bài: Cân voi. - Giáo viên đọc mẫu bài viết. - Giải nghĩa từ: Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh. - Bài viết ca ngợi trí thông minh của ai? - Lương Thế Vinh đã làm gì? - Cho học sinh nêu từ khó viết – giáo viên gạch dưới: Sứ thần, Trung Hoa, dắt, xuống thuyền, mức chìm, - Giáo viên che bảng- đọc từng từ khó. - Giáo viên đọc bài viết lần 2. - Đọc cho học sinh sinh viết vào vở. - Đọc cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên chấm bài, nhận xét 4. Củng cố, dặn dò. - G/viên nhận xét bài viết – sửa chữa lỗi - Nhận xét tiết học. Hoạt động của HS - Học sinh bốc thăm rồi đọc bài. - HS trả lời câu hỏi - 2 Học sinh đọc lại. - Học sinh đọc phần chú giải trong SGK. - Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh. - Dùng trí thông minh để cân voi. - Mỗi học sinh nêu 1 từ - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Tự soát lỗi. ------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018 BUỔI 1: Tiết 3: Toán Tiết 42: LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - PBT, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đọc: Hai mươi ba lít, Bốn lít. Giáo viên viết: 15l, 20l. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 4. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính (PBT) 2 l + 1 l = 16 l + 5l = 15 l – 5 l = 35 l – 12 l = 3 l + 2 l – 1l = 16 l – 4l+15 l = - Cho HS nhắc lại cách thực hiện - Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 2 trên phiếu. - Lớp cùng GV nhận xét Bài 2: Số? (PBT) - Cho học sinh quan sát hình vẽ- thảo luận nhóm 4 điền KQ trên PBT. - Lớp cùng GV nhận xét Bài 3: Giải toán (Vở) - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài. - GV h/d học sinh lập kế hoạch giải. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết thùng dầu thứ 2 có bao nhiêu lít ta làm ntn? - Yêu cầu hs làm bài - GV nhận xét Bài 4: Thực hành: Đổ 1l nước từ chai 1l sang các cốc như nhau. - GV và học sinh cùng thực hành. 5. Củng cố, dặn dò - Chốt lại nội dùg bài - Giáo viên nhận xét giờ học. Hoạt động của HS - HS viết bảng con: 23l, 4l - HS đọc: Mười lăm lít, Hai mươi lít. - HS nêu yêu cầu bài - vài HS nhắc lại cách thực hiện - HS làm bài tập theo nhóm 2 trên phiếu. - Đại diện các nhóm trưng bày KQ 2 l + 1 l = 3 l 16 l + 5l = 21 l 15 l – 5 l = 10 l 35 l – 12 l = 23 l 3 l + 2 l – 1l = 4 l 16 l – 4l+15 l = 27 l - HS nêu yêu cầu bài - HS làm BT theo nhóm trên phiếu. - Đại diện các nhóm trưng bày KQ - 6l, 8l, 30l - 1,2 HS đọc đề bài - HS suy nghĩ trả lời + Thùng thứ nhất có 16 l dầu, thùng thứ 2 có ít hơn thùng thứ nhất 2 l dầu. - Thùng thứ 2 có bn l dầu? - Ta làm phép tính trừ 16-2 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ Bài giải Số lít dầu thùng thứ hai có là: 16 - 2 = 14 (l): Đáp số: 14 l - HS thực hành. -------------------------------------------------------- BUỔI 2 Tiết 1: Tăng cường Toán ÔN TẬP: LÍT I. MỤC TIÊU: * Nhóm HS CHT: - Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên và ký hiệu của lít. - Biết tính cộng, trừ và các số đo theo đơn vị lít đơn giản - Bài 1,2 * Nhóm HS HT, HTT: - Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên và ký hiệu của lít. - Biết tính cộng, trừ và các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít. - Bài 2,3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - PBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu hs làm bài tập 3. Bài mới a. Giới thiệu bài : 4. Thực hành. Bài 1: Tính . (PBT) (CHT) a/ 7l + 8l = 2l + 6l= b/ 15l - 5l = 28l + 14l = - Cho HS nhắc lại cách thực hiện - Tổ chức cho HS làm bài - Nhận xét sửa sai Bài 2: Điền số thích hợp vài chỗ chấm - Cho HS quan sát hình vẽ rồi điền số thích hợp (HT) - Nhận xét sửa sai Bài 3: Giải toán (vở) (HTT) Lần thứ nhất cửa hàng bán được 15l dầu, lần thứ hai cửa hàng bán được 13l, lần thứ 3 của hàng bán được 14l dầu. Hỏi cả ba lần cửa hàng bán được bn l dầu? - Gv cùng HS lập kế hoạch giải + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết cả 2 lần cửa hàng bán được bao nhiêu l ta phải làm ntn? - Cho học sinh làm bài vào vở - GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học. Hoạt động của HS - Hs làm bảng con, bảng lớp 65 – 23 = - 1,2 HS đọc yêu cầu -1,2 em nhắc lại cách làm - Học sinh làm PBT a/ 7l + 8l = 15l 2l + 6l= 8l b/ 15l - 5l = 10l 28l + 14l = 32l - 1,2 HS đọc đề bài - 2 HS lên bảng điền 10l; 15 l - 1,2 HS đọc đề bài - HS suy nghĩ trả lời - Ta làm phép tính cộng 15+13+14 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. Bài giải Cả ba lần cửa hàng bán được số l dầu là: 15 + 13+14 = 42 ( l ) Đáp số: 42 l --------------------------------------------------------- Tiết 2 Luyện Tiếng Việt LUYỆN VIẾT: SƯ TỬ VÀ KIẾN CÀNG I. MỤC TIÊU: * Nhóm HS CHT: - Viết đoạn 3 - Viết được từ chứa tiếng bắt đầu bằng n/l/, hoặc tiếng có vần ao/au. * Nhóm HS HT,HTT: - Viết đoạn 3,4 - Viết đúng độ cao độ rộng, khoảng cách các chữ. - Viết được từ chứa tiếng bắt đầu bằng n/l/, hoặc tiếng có vần ao/au. - Làm được bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động của HS - GV đọc cho HS viết: trèo cao, con dao. - Cả lớp viết bảng con. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích yêu cầu. b. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc bài chính tả 1 lần. - 2 HS đọc lại bài. - Ai đã giúp Sư tử khỏi đau tai? - Kiến Càng đã giúp Sư tử - Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa ? - Chữ đầu câu và tên của Sư tử , Kiến Càng. - Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào ? - Viết lùi vào 1 ô. - Viết tiếng khó - HS viết bảng con. c. GV đọc cho HS viết bài. - HS viết bài. - Đọc cho HS soát lỗi. - GV nhận xét bài. - HS tự soát lỗi ghi ra lề vở. d. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: Điền vào chỗ trống ao hay au? - 1 HS đọc yêu cầu - Trời c...; trước s...; ch..`. nh... - Lớp cùng GV n/x, chữa bài - HS đọc bài suy nghĩ tìm vần thích hợp để để điền. - Trời cao; trước sau; chào nhau 4. Củng cố dặn dò. - Nhận xét chung giờ học. ---------------------------------------------------------- Tiết 3: Kể chuyện Tiết 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 5). I. MỤC TIÊU - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1 - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh ( BT2 ) * Quyền được bố mẹ quan tâm, chăm sóc (đưa đón đi học hàng ngày) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. ND ôn tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b. Ôn luyện tập đọc: - Cho học sinh lên bốc thăm chọn bài và đọc - GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. c. Dựa theo tranh trả lời câu hỏi: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Cho học sinh quan sát tranh để trả lời câu hỏi. + Hàng ngày ai đưa Tuấn đến trường ? + Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đi học được? + Tuấn làm gì giúp mẹ? + Tuấn đến trường bằng cách nào? - Nhận xét 4. Củng cố - Dặn dò - Giáo viên tổng kết nội dung vừa ôn cho hs thấy được * QuyÒn ®îc bè mÑ quan t©m, ch¨m sãc (®a ®ãn ®i häc hµng ngµy) - Nhận xét giờ học. Hoạt động của HS - Học sinh lên đọc bài. - HS trả lời câu hỏi - Học sinh quan sát tranh – Làm việc theo cặp. + Hàng ngày mẹ đưa Tuấn tới trường. + Hôm nay mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm. + Tuấn rót nước cho mẹ uống. + Tuấn tự mình đi bộ đến trường. - Một số học sinh đọc lại các câu trả lời. - Lớp theo dõi, nhận biết ------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2018 BUỔI 1: Tiết 2: Toán Tiết 43: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị kg, l - Biết số hạng, tổng. - Biết giải bài toán với một phép cộng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - PBT. Bảng viết sẵn bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu hs làm bài tập 38 + 16 = 66 + 27 = - Nhận xét. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 4. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Tính (miệng) - Cho học sinh tính và nối tiếp nêu kết quả - Nhận xét chữa bài Bài 2: Số? (miệng) - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi: nhìn hình vẽ tính nhẩm nêu kết quả. - Nhận xét Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (PBT). - Muốn tính tổng ta làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm vào phiếu theo nhóm - Nhận xét Bài 4: Giải bài toán theo TT sau (Vở) - Gọi học sinh đọc yêu cầu. + HD h/s lập kế hoạch giải + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết cả 2 lần bán được bn kg gạo ta làm ntn? - Yêu cầu HS giải – Trình bày. - Nhận xét. Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - YC học sinh quan sát tranh trả lời miệng. - GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học - Tuyên dương. Hoạt động của HS - 1,2 HS đọc yêu cầu - Nối tiếp nêu kết quả 5 + 6 = 11 8 + 7 = 15 9 + 4 = 13 16 + 5 = 21 27 + 8 = 35 44 + 9 = 53 - 1,2 HS đọc yêu cầu - Học sinh nêu kết quả: 45 kg, 45 lít. - 1,2 HS đọc yêu cầu - Cộng hai số hạng lại với nhau. - Học sinh làm PBT - Đại diện các nhóm trình bày KQ Số hạng 34 45 63 Số hạng 17 48 29 Tổng 51 93 92 - 1,2 HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ trả lời - Lần đầu bán 45 kg gạo, lần sau bán 38 kg gạo. - Cả 2 lần bán được bn kg gạo? - Thực hiện phép cộng. 45+38 - Học sinh giải - Trình bày. Bài giải: Số kg gạo cả hai lần bán được là: 45 + 38 = 83 (kg): Đáp số: 83 kg gạo. - HS đọc yêu cầu bài. - HS trả lời miệng - Đáp án C. 3kg - HS lắng nghe ------------------------------------------------------ Tiết 2: Tập đọc Tiết 27: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (T6) I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. - Ôn luyện cách tra mục lục sách. - Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, đề nghị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi các bài học thuộc lòng. ND ôn tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1 - Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể ( BT2); đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện (BT3) *Quyền được tham gia (đọc sách, tra mục lục sách). - Quyền được tham gia ( nói lời mời, nhờ, đề nghị) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc. ND ôn tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b. Kiểm tra lấy điểm đọc. - Giáo viên cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài rồi đọc. - GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. c. Ôn luyện nói lời cảm ơn, xin lỗi: - Gọi học sinh đọc yêu cầu BT1. - Cho học sinh thảo luận nhóm đôi- trình bày - Giáo viên ghi những câu học sinh nói lên bảng. - Nhận xét chung. d. Ôn cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Nhận xét cách làm đúng sai. 4. Củng cố, dặn dò - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Hoạt động của HS - Học sinh lên bốc thăm đọc bài. - HS trả lời -1,2 HS đọc - Học sinh thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi. a) Cảm ơn bạn đã giúp mình. b) Xin lỗi bạn nhé. c) Tớ xin lỗi vì không đúng hẹn. d) Cảm ơn bác cháu sẽ cố gắng hơn nữa. -1,2 HS đọc - Học sinh làm vào phiếu cá nhân - Lên bảng điền dấu. Câu 1: 1 dấu chấm, 1 dấu phẩy. Câu 2: 1 dấu phẩy. ----------------------------------------------------------- Tiết 3: Thủ công Tiết 9: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI ( tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng . - Khi di chuyển thuyền ta có thể dùng sức gió hoặc gắn thêm mái chèo, Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu (GDSDTKNL&HQ) . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, mẫu gấp. - Giấy thủ công, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra : việc chuẩn bị của HS qua trò chơi “ Hãy làm theo tôi “ 3. Bài mới : a)Giới thiệu: Gấp thuyền phẳng đáy có mui. b)Hướng dẫn các hoạt động Hoạt động 1 : - Hướng dẫn HS quan sát vật mẫu và nhận xét. - Thuyền có những bộ phận nào? (đáy thuyền, mạn thuyền, 2 mũi thuyền nhọn và có mui). - Cho HS so sánh giữa thuyền phẳng đáy có mui và không mui. - Giữa 2 thuyền có điểm nào giống nhau (đáy thuyền phẳng hình dáng thân thuyền, các nếp gấp). - Có điểm nào khác nhau ? (1 loại không mui và 1 loại có 2 mui ở 2 đầu). - Hướng dẫn HS mở thuyền mẫu ra. Hoạt động 2 : - Hướng dẫn lần 1 vừa gấp vừa nêu qui trình. Hoạt động 3 : - Hướng dẫn mẫu lần 2 kết hợp với qui trình đặt câu hỏi. - Dựa vào quy trình HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui. Bước 1 : Gấp tạo mui thuyền. - Đặt ngang tờ giấy màu HCN lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp hai đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như H1 sẽ được H2, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng. - Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền PĐKM Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều. - Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp H2 đượcH3 - Gấp đôi mặt trước của H3 được H4. - Lật H4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được H5. Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui. - Lách hai ngón tay cái vào trong hai mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như H11. - Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên các em sẽ được thuyền PĐCM - Hướng dẫn hai lần : Lần một : chậm, lần hai : nhanh. - Nhắc nhở : mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng. - Cho HS thực hành gấp theo nhóm. - Đánh giá kết quả. - Chọn sản phẩm đẹp, tuyên dương trước lớp. 3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Hoạt động của HS - Hát. - HS lần lượt giơ các dụng cụ theo yêu cầu. - HS nêu tên bài. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. HS trả lời - HS trả lời - 1 HS lên mở thuyền và nhận xét. - HS chú ý xem GV gấp. - HS trả lời. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 10 Hình 11 - HS thực hành gấp theo nhóm, cá nhân. - HS trang trí, trưng bày sản phẩm. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm ---------------------------------------------------------- Tiết 4: Chính tả Tiết 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 7) I.MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Biết cách tra mục lục sách (BT2) - Nói đúng lời mời, nhờ,đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài mới : a. Ôn luyện tập đọc: - Cho học sinh lên bốc thăm chọn bài và đọc - GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét. b.Tìm các bài tập đọc ở tuần 8 theo mục lục sách : - GV theo dõi và thống nhất kết quả đúng. c.Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị - GV viết lại những lời hay 3.Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Học sinh lên bốc thăm chọn bài, đọc bài - trả lời câu hỏi. - HS đọc bài tập 2 và nêu cách làm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_9_nam_hoc_2018_2019_dao_thi_loan.doc