Giáo án lớp 3 (chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 20 năm 2014

I/. Mục tiêu:

A. TẬP ĐỌC:

 Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi)

 Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được các CH trong SGK)

 GDKNS:Đảm nhận trách nhiệm;Tư duy sáng tạo,bình luận nhận xét;Lắng nghe tích cực

B.Kể chuyện:

 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.

 GDKNS: -Thể hiện sự tự tin; Giao tiếp.

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 (chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 20 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 —&– THỨ/NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY HAI 6/1/2014 Chào cờ 20 Sinh hoạt đầu tuần Tập đọc 58 Ở lại với chiến khu TĐ-KC 59 Ở lại với chiến khu Toán 96 Điểm ở giữa trung điểm của đoạn thẳng. Tập viết 20 Ô chữ hoa :N (tt) BA 7/1/2014 Toán 97 Luyện tập Thủ công 20 Ôn tập chủ đề.Cắt dán chũ cái đơn giản(T2) Rèn Tập đọc Aâm nhạc 20 Học:Em yêu trường em (lơi2).Ôn tập tên nốt nhạc Chính tả 39 N-V: Ở lại với chiến khu Chính tả TNXH 39 Ôn tập :xã hội TƯ 8/1/2014 Thể dục 39 Ôn đội hình đội ngũ Tập đọc 60 Chú ở bên bác hồ Toán 98 So sánh các số trong pạm vi 10.000 Đạo đức 20 Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (t2) NĂM 9/1/2014 TNXH 40 Thực vật Mĩ thuật 20 VT:Đề tài ngày tết hoặc lễ hội Rèn Toán Toán 99 Luyện tập LTVC 20 Tn về Tổ quốc .Dấu phẩy SÁU 10/1/2014 Thể dục 40 Trò chơi :Lò cò tiếp sức Toán 100 Phép cộng các số trong … vi 100.000 Chính tả 40 N-V:Trên đường mòn Hồ Chí Minh TLV 20 Báo cáo hoạt động Sinh hoạt 20 Sinh hoạt cuối tuần. Ngày soạn: 3/1/2014 Ngày dạy : 6/1/2014 Thứ hai, ngày 6 tháng 01 năm 2014 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết 58, 59: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I/. Mục tiêu: A. TẬP ĐỌC: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi) Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được các CH trong SGK) GDKNS:Đảm nhận trách nhiệm;Tư duy sáng tạo,bình luận nhận xét;Lắng nghe tích cực B.Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. GDKNS: -Thể hiện sự tự tin; Giao tiếp. II/Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/.Hoạt động dạy-học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4-5’ 70’ 4’ 1/ Ổn định: 2/ KTBC: Báo cáo kết quả tháng thi đua “noi gương chú bộ đội”. - GV gọi hs lên bảng đọc bài và TLCH: +Bản báo cáo gồm những ND nào? + Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì? -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu: -Ghi tựa. b. Hướng dẫn luyện đọc: -Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm xúc động. Nhấn giọng các từ: trìu mến, nghẹn lại, lặng đi, rung lên, thà chết, nhao nhao, .... * Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. + Hướng dẫn phát âm từ khó: -Đọc từng đọan . -HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -YC lớp đọc đồng thanh. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. Đoạn 1. -Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? Đoạn 2. -Vì sao khi nghe thông báo “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”? -Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? -Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? Đoạn 3. -Trung đoàn trưởng có thái độ như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn nhỏ? -Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài? * Luyện đọc lại: -GV đọc đoạn 2 & hướng dẫn hs đọc. -Cho HS luyện đọc theo vai. -T/C thi đọc theo vai -Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. Kể chuyện a.Xác định yêu cầu: -Gọi 1 HS đọc YC SGK. b. Kể mẫu: - Các câu hỏi gợi ý chỉ là điểm tựa để các em dựa vào đó nhớ nội dung chính của câu chuyện. Các em không trả lời câu hỏi. -GV cho HS kể mẫu. -GV nhận xét nhanh phần kể của HS. c. Kể theo nhóm: -YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. d. Kể trước lớp: -Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố-Dặn dò: -Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy các chiến sĩ nhỏ tuổi là những người như thế nào? -Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. -Nhận xét tiết học. - Hát. -2 học sinh lên bảng trả bài cũ. +Nhận xét các mặt (học tập, lao động, CT khác ) & Đề nghị khen thưởng CN, tập thể tốt nhất. -Để tổng kết thành tích của lớp, của tổ. Để biểu dương những tập thể và cá nhân xuất sắc. -HS lắng nghe và nhắc tựa. -Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. -Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(1 – 2 vòng) -HS đọc theo HD của GV: trìu mến, một lượt, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, .... - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đọan trong bài (2 lượt). -4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu. VD: Giọng của Lượm cương quyết: Em xin được ở lại. // Em thà chết trên chiến khu cịn hơn về ở chung, / ở lộn với tụi Tây, / tịu Việt gian...// -HS đặt câu với từ thống thiết, bảo tồn. -Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2-3 nhóm thi đọc nối tiếp. -HS đồng thanh cả bài. -1 HS đọc, lớp theo dọi SGK. 1 HS đọc -Để thông báo: Các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu rất gian khổ. 1 HS đọc -Vì quá bất ngờ, quá xúc động, không muốn rời xa chiến khu. -Vì không sợ gian khổ/ Vì không muốn bỏ chiến khu/ Vì không muốn sống chung với Tây, với bọn Viết gian. -Lời nói thể hiện Mừng rất ngây thơ, chân thật. Mừng tha thiết xin ở lại chiến khu. 1 HS đọc - Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt... 1 HS đọc đoạn 4. -Câu: “Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối”. -HS theo dõi GV đọc & đọc lại đoạn 2. -HS đọc theo vai trong nhóm. -1 vài nhóm thi đọc theo vai. -1 HS đọc YC: Dựa vào các câu hỏi gợi ý, hãy tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. -1 HS đọc lại các câu hỏi gợi ý (đã viết trên bảng phụ) -2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 2 -HS kể theo YC. Từng cặp HS kể. -HS nhận xét cách kể của bạn. -4 HS thi kể trước lớp. -Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất. -Là người yêu thương nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. -Lắng nghe. ************************************************************ TOÁN Tiết 96 ĐIỂM Ở GIỮA TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I/ Mục tiêu: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng. HS nhận biết nhanh, chính xác II/ Chuẩn bị: Vẽ sẵn hình BT1 vào bảng phụ. Phiếu bài tập, BP II/ Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 32’ 3’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS lên bảng viết số: +Viết số tròn trăm từ 9100 đến 9900 +Viết số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000 - Nhận xét-ghi điểm. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng. b.Giới thiệu điểm ở giữa: -GV vẽ hình A O B -Ba điểm A,O,B như thế nào với nhau? -GV:Theo tứ tự, từ điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). -Điểm O đứng ở vị trí nào so với hai điểm A và B? -O là điểm ở giữa 2 điểm A&B -GV nêu thêm vài ví dụ khác để HS hiểu thêm khái niệm trên. c. GT trung điểm của đoạn thẳng: -GV đưa hình đã vẽ theo SGK A 2cm M 2cm B -YC HS tìm điểm ở giữa của đoạn thẳng trên. -Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B như thế nào? GV viết bảng: AM=MB -Như vậy ta nói rằng điểm M là trung điểm của đoạn AB. -Vậy để xác định M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải có mấy điều kiện? -Gọi 5 học sinh nhắc lại. d. Luyện tập: Bài 1: -Xác định YC của bài, sau đó cho HS tự làm bài. Bài 2:Mời 1 HS đọc YC bài. -YC HS làm bài Chấm- chữa bài. YC 1 vài HS giải thích Bài 3.Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK(HS khá giỏi) - Thu 1 số vở chấm. - GV nhận xét, ghi điểm. 4 Củng cố – Dặn dò: -YC học sinh nêu tên điểm ở giữa & trung điểm của các đoạn thẳng sau: -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. -YC HS về nhà luyện tập thêm về cách tìm điểm ở giữa và xác định trung điểm của đoạn thẳng. Chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng làm BT. +9100; 9200; 9300; 9400; 9500; 9600; 9700; 9800; 9900 +1000; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000;7000; 8000; 9000; 10 000 -Nghe giới thiệu. HS quan sát, nhận xét: - A,O, B là ba điểm thẳng hàng. -Điểm O ở trong đoạn AB -HS nhắc lại -HS nêu điểm ở giữa của các hình sau: M VD: P C O D N -Quan sát hình vẽ -Điểm M là điểm ở giữa hai điểm A và B -Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B bằng nhau và bằng 2cm. -HS nhắc lại: AM=MB -Có 2 điều kiện: + M là điểm ở giữa hai điểm A và B. +AM = MB. (Độ dài đt AM bằng độ dài đt MB). -1 HS nêu YC bài tập. -HS làm miệng a. Ba điểm thẳng hàng: A,M,B M,O,N C,N, D b. M là điểm ở giữa hai điểm A và B. N là điểm ở giữa hai điểm C và D. O là điểm ở giữa hai điểm M và N. -1 HS nêu yêu cầu bài: Câu nào đúng, câu nào sai? -HS làm VBT a/O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Đ b/ M là trung điểm của đoạn thẳng CD. S c/ H là trung điểm của đoạn thẳng EG. S d/M là điểm ở giữa hai điểm C và D. S e/ H là điểm ở giữa hai điểm C và G Đ - HS làm vở. + I là trung điểm của đoạn thẳng BC + O là trung điểm của đoạn thẳng AD + K là trung điểm của đoạn thẳng GE + O là trung điểm của đoạn thẳng IK 1-2 HS nêu: A H B C O D ************************************************************ TẬP VIẾT Tiết 20: Ôn chữ hoa: N (tt) I/ Mục tiêu: Viết đúng và tương đối nhanh chư hoa N, (1 dòngNg) V,T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng : (1 lần) bằng chữ cở nhỏ. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa: N, (Ng) Tên riêng và câu ứng dụng. Vở tập viết 3/2. III/ Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4-5’ 32’ 5’ 1/Ổn định: 2/ KTBC: Ôn chữ hoa : N -Thu chấm 1 số vở của HS. - Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. -HS viết bảng : Nhà Rồng,Nhớ . - Nhận xét – ghi điểm. 3/ Bài mới: a. Gtb+ ghi tựa. b. Hướng dẫn viết bảng: * HD viết chữ hoa -GV gắn chữ mẫu: Ng - Chữ Ng có mấy chữ cái? Chữ nào viết hoa? Độ cao của chữ? -Viết mẫu kết hợp nhắc cách viết : ĐBgiữa dòng 1 viết hoa chữ N như đã HD ở tiết trươcù, lia bút, khoảng cách nhỏ viết chữ g, kết thúc giữa dòng 1. -Gọi 1 HS lên bảng viết -Nhận xét sửa chữa. * Tiến hành tương tự với chữ hoa V,T * Hướng dẫn viết tên riêng -GV giới thiệu tên riêng. G: : Nguyễn Văn Trỗi (1940 -1964), là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ. Quê anh ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Trỗi đặt bom trên cầu Công Lí (Sài Gòn), mưu giết bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mắc Na-ma-ra. Việc không thành anh bị địch bắt, tra tấn dã man, vẫn giữ vững khí tiết. Trước khi bị bọn giặc bắn, anh vẫn hô to: “Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. -Tên riêng được viết ntn? -GV viết mẫu kết hợp HD điểmđặt bút, độ cao , cách nối nét, đặt dấu. -Gọi 1 HS lên bảng viết -Nhận xét *Hướng dẫn viết câu ca dao: Giải thích: Nhiễu điều (mảnh vải đỏ). Người xưa thường dùng vải đỏ để phủ lên giá gương trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau. -Trong câu ca dao, chữ nào có chữ cái viết hoa? -GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết Nhận xét. c. HD viết vở -GV nêu y/c viết: +1 dòng chữ Ng +1 dòng chữ V,T +2 dòng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi +2 lần câu ca dao Nhắc nhở tư thế viết -GV thu vở chấm.Nhận xét 4./ Củng cố - Dặn dò: -Tuyên dương những em viết đẹp, những em có tiến bộ -Về nhà luyện viết thêm các phần còn lại. -Giáo viên nhận xét chung giờ học. - HS nộp vở. - 1 HS đọc: Nhà Rồng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con. - HS nhắc lại. -HS đọc: chữ hoa en-nờ giê - Có 2 chữ cái, viết hoa chữ N. Cao 2,5 ô li, -HS chú ý theo dõi. -Dưới lớp viết bảng con -HS viết bảng lớp, bảng con: -1 học sinh đọc: Nguyễn Văn Trỗi. -HS nghe -Viết hoa chữ cái đầu :Ng, V,Tr -HS chú ý theo dõi -Học sinh viết bảng lớp, b. con. -Học sinh đọc : Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Nhiễu, Người ( đầu câu) -HS viết bảng lớp, bảng con -Học sinh mở vở viết bài. ************************************************************* Ngày soạn: 4/1/2014 Ngày dạy : 7/1/2014 Thứ ba, ngày 7 tháng 1 năm 2014 Tiết 9 TOÁN Tiết97: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước. GDHS làm toán nhanh, chính xác II/Dồ dùng dạy-học Thước có chia vạch cm Tờ giấy III/ Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 30’ 5’ 1. Ổn định: 2.KTBC:Điểm ở giữa.Trung điểm của đ.thẳng -Kiểm tra VBT của 3-5 em. Gọi 1-2 HS lên bảng làm miệng BT3. - Nhận xét-ghi điểm. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng. b. Luyện tập: Bài 1: BT yêu cầu gì? - GV hướng dẫn các bước xác định: +Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng AB +Bước 2: Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB +Bước 3: Đặt thước sao cho vạch O trùng với điểm A. Đánh dấu M trên AB ứng với vạch 2cm -KL: M là trung điểm của đoạn thẳng AB. -Áp dụng phần a, HS tự làm phần b vào vở. Bài 2: Gọi 1 HS đọc YC. -Cho mỗi HS chuẩn bị trước một tờ giấy HCN rồi làm như phần thực hành SGK (có thể gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB để đánh dấu trung điểm của đoạn thẳng AD và BC). - Chữa bài và cho điểm. 4 Củng cố – Dặn dò: -Gọi 1-2 HS lên xác định trung điểm của 1 đoạn dây, của thước thẳng có độ dài 50cm. -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau. -YC HS về nhà luyện tập thêm cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. - 2 HS lên bảng làm BT3/VBT. -Nghe giới thiệu. -Xác định trung điểm của đoạn thẳng -HS tiến hành từng bước theo HD của GV + AB= 4cm + 4:2=2 (cm) + Đặt thước: vạch O trùng điểm A, đánh dấu M trên AB ứng với vạch 2cm( AM=1/2 AB) +M là trung điểm của đoạn thẳng AB -HS nhắc lại các bước, sau đó thực hành xác định câu b. b/Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD. + Đo độ dài đt CD: CD = 6cm +Chia đôi độ dài dt CD: 6:2=3( cm) +Xác định & đặt tên trung điểm ( I là trung điểm của đoạn thẳng CD) C I D -Đại diện 1vài HS nêu cách xác định trước lớp, lớp nghe và nhận xét. -1 HS nêu yêu cầu SGK. -HS thực hành theo HD của GV. ********************************************************** ******************************************************************* THỦ CÔNG Tiết 20: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CẮT, DÁN CHỮ ĐƠN GIẢN (T2) I. Mục tiêu: Kẻ , cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng , nét đối xứng đã học. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ qua năm bài học trong chương II. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, …… III.Hoạt động: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh 1’ 4’ 30’ 5’ 1.Ổn định: 2.KTBC: -KT đồ dùng của HS. -Nhận xét tuyên dương. 3. Bài mới: a.GTB: Tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập tiếp cắt dán chữ đơn giản. GV ghi tựa. b. Thực hành: Hoạt động 1: GV ghi yêu cầu bài tập: “Em hãy cắt lại các chữ cái đã học ở chương II trong học kì I”. -GV yêu cầu HS nhắc lại cách kẻ hoặc cách gấp các chữ để cắt cho nhanh. -GV giải thích YC của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm cần phải đẹp hơn, sắc sảo hơn. -YC HS thực hành. -GV quan sát HS làm bài. Có thể gợi ý cho những HS kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm. -Đánh giá SP thực hành của HS theo hai mức. -Hoàn thành A: +Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước. +Dán chữ phẳng, đẹp. -Những em đã hoàn thành và có SP đẹp, trình bày, trang trí SP sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+) -Chưa hoàn thành B: +Không kẻ, cắt, dán được các chữ đã học. 4. Củng cố – dặn dò: -GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS. -Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, … chuẩm bị học bài Đan nong mốt. -HS mang đồ dùng cho GV kiểm tra. -HS nhắc. -Lắng nghe. -HS trả lời: VD: Cách gấp chữ H, sau khi đã cắt được hình chữ nhật có chiều dài 5 ô và chiều rộng 3 ô, chúng ta gấp đôi hình chữ nhật theo chiều dài (mặt màu vào trong), sau đó ta hình dung và cắt chữ H. -Lắng nghe rút kinh nghiệm. -HS thực hành. -HS mang sản phẩm lên cho GV đánh giá. -Lắng nghe rút kinh nghiệm. -Ghi vào vở chuẩn bị cho tiết sau. CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Tiết 39 Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU Phân biệt: s/x – uôt/uôc. I/ Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng bài tập (2)a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. Gdhs rèn chữ. II/ Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn bài chính tả và các BT. III/Hoạt động dạy-học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 32’ 3’ 1/ Ổn định: 2/ KTBC:Trần Bình Trọng - GV đọc 1 số từ khó: giặc Nguyên, dụ dỗ, tước vương - Nhận xét, tuyên dương. 3/ Bài mới: a/ GTB: - Ghi tựa: b/ HD viết chính tả: * Trao đổi về ND đoạn viết: -GV đọc đoạn văn 1 lần. Hỏi: Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì? * HD cách trình bày: -Đoạn văn có mấy câu? -Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? -Lời bài hát trong đoạn văn được viết như thế nào? - Có những dấu câu nào được sử dụng? * HD viết từ khó: - YC HS tìm từ khó rồi phân tích. - GV đọc từ khó. *Viết chính tả: -GV đọc lần 2, nhắc nhở tư thế viết. - GV đọc bài cho HS viết vào vở. - Đọc lại toàn bài * Soát lỗi: Treo BP, HD sửa lỗi * Chấm bài: -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét . c/ HD làm BT: Bài (2) a:Gọi HS đọc YC. GV nêu từng câu đố -Nhận xét. 4/ Củng cố – Dặn dò: -Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả. Học thuộc các câu đố và các thành ngữ đã học để vận dụng vào cuộc sống. - Viết lại bài và viết trước bài mới. - Nhận xét tiết học. - HS viết bảng lớp + bảng con. - Theo dõi GV đọc. 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm. -Nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu, không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân. -3 câu. -Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa: Bỗng, Đoàn, Vệ, Vào, Ra, Tiếng. - Sau dấu hai chấm, xuống dòng, đặt trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li. - Dấu chấm, d/hai chấm, d/ phẩy, d/ ngoặc kép. - HS: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ,... - HS viết bảng lớp + bảng con. -HS nghe viết vào vở. -HS dò lại bài -HS tự dò bài và sửa ra lề bằng bút chì -HS nộp bài. - 1 HS đọc YC trong SGK: Viết vào vở lời giải câu đố sau -HS làm miệng: sấm và sét; sông. -HS chữa vào VBT ********************************************************* TỰ NHIÊN Xà HỘI Tiết 39: ÔN TẬP: Xà HỘI I/. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội. Biết kểvới bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh. II/. Chuẩn bị: Giấy (khổ to), bút viết cho các nhóm. Tranh ảnh về các hoạt động, nội dung các bài đã học ở chương xã hội. Bảng phụ, phấn màu. III/. Hoạt động dạy-học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 30’ 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: -YC các nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo lại những nội dung chuẩn bị của nhóm mình. -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Ghi tựa. Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề xã hội: -YC các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung nhóm mình thảo luận. * 5 nội dung phân cho các nhóm thảo luận: +Gia đình và họ hàng. +Một số hoạt động ở trường. +Một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. + Hoạt động về bảo vệ môi trường. +Giới thiệu hoạt động đặc trưng của địa phương. -Tổ chức cho HS trao đổi cặp. -Sau mỗi báo cáo, các nhóm khác được quyền đưa ra những câu hỏi để tìm hiểu rõ hoặc tìm hiểu thêm nội dung báo cáo. -Tổng hợp ý kiến của HS. Nhận xét. - Các nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. -Lắng nghe và nhắc tựa. -Tiến hành thảo luận. -Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. -VD: +Nhóm 1: Giới thiệu những người trong bức ảnh gia đình. Kết hợp cả vẽ và giải thích sơ đồ họ hàng của gia đình. +Nhóm 2: Giới thiệu về một số hoạt động ở trường, kể tên một số môn học và các hoạt động vui chơi chính ở trường. +Nhóm 3: Giới thiệu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc qua các tranh ảnh sưu tầm được. +Nhóm 4: Giới thiệu và nêu lên một vài biện pháp xử lí nước thải ở một số nơi công cộng. +Nhóm 5: Giới thiệu về cuộc sống và những hoạt động đặc trưng ở địa phương mình đang sinh sống. -Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. -Các nhóm tiến hành trao đổi. Nêu thêm câu hỏi để lớp cùng thảo luận. VD: Hãy nêu thêm những trò chơi nguy hiểm không nên chơi ở trường học....... -Các nhóm được hỏi thảo luận, đại diện nhóm trả lời. 5’ Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ kì diệu: -GV phổ biến luật chơi: GV sẽ đưa ra một ô chữ gồm 10 ô chữ hàng ngang. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã được học và kèm theo lời gợi ý của GV. +Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời. Nhóm nào tr

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 20 CKTKN GDBVMT.doc