Giáo án lớp 3 (chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 28

I/ Mục tiêu :

*Tập đọc :

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa cha và Ngựa con.

- Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo.( trả lời được các câu hỏi SGK)

* Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II/ Chuẩn bị :

1. GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

2. HS : SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc26 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 (chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013 T 1: CHÀO CỜ T 2: Tập đọc –kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu : *Tập đọc : - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa cha và Ngựa con. - Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo.( trả lời được các câu hỏi SGK) * Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ: Bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài + Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ? + Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi + Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? + Ngựa Con rút ra bài học gì ? Hoạt động 3 : luyện đọc lại Giáo viên chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. Học sinh lắng nghe. Cá nhân Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. HS trả lời Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất. Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Học sinh phân vai: Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con. Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ……………………………………………… T 4: Toán So sánh các số trong phạm vi 100 000 B1,2,3,4a I/ Mục tiêu : Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 mà các số các là số có 5 chữ . II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ : Các hoạt động : Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 So sánh hai số có số các chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 999 … 1012 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9790 và 9786 Vậy: 9790 > 9786 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có bốn chữ số. Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000 So sánh hai số có số các chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 100 000 … 99 999 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. 100 000 có sáu chữ số, 99 999 có năm chữ số, Vậy 100 000 > 99 999 Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với 99 999 … 100 000 Ví dụ 1: so sánh 937 với 20 351 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với các cặp số: Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 76 200 và 76 199 + Hai số cùng có năm chữ số. + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải : Vậy: 76 200 > 76 199 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có năm chữ số. Hoạt động 3: thực hành Bài 1: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3a: Khoanh vào số lớn nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3b: Khoanh vào số bé nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu phần a Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên nhận xét. Giáo viên nhận xét. Giáo viên cho lớp nhận xét Học sinh điền dấu < và giải thích. Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Học sinh điền dấu > và giải thích. Học sinh điền dấu < và giải thích. 937 có ba chữ số, 20 351 có năm chữ số, mà ba chữ số ít hơn năm chữ số. Vậy 937 < 20 351 Học sinh đếm số chữ số trong từng cặp số cần so sánh Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Vì chữ số hàng chục nghìn giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng nghìn, 3 > 1 nên 73 250 > 71 699 Học sinh nêu HS làm bài HS đọc HS làm bài HS đọc HS làm bài Vì số 48 650 là số có hàng chục nghìn bé nhất trong các số đó. HS đọc: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 20 630 ; 30 026 ; 36 200 ; 60 302 HS đọc: Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 65 347 ; 47 563 ; 36 574 ; 35 647 HS đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài: Khoanh câu B Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập. ………………………………………………………………………………………………. Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013 T 1: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tự nhiên xã hội THÚ A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Biết chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của loài thú nhà được quan sát. Nêu được lợi ích của thú. - Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà em yêu thích. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : Các hình SGK trang 104, 105. - Học sinh : Tranh ảnh sưu tầm về loài thú nuôi trong nhà, giấy A4, bút chì màu, hồ dán, giấy khổ tp. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HĐ1- Quan sát - Thảo luận - Chia lớp thành 4 nhóm, phát tranh cho các nhóm, 2 nhóm có cùng 1 loại tranh . - Yêu cầu HS thảo luận: + Nêu tên một số bộ phận bên ngoài của loài thú em quan sát. + Nêu một vài điểm giống nhau và khác nhau giữ chúng. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, vừa mô tả vừa chỉ vào từng bộ phận. - GV so sánh kết quả của 2 nhóm thảo luận cùng 1 loại tranh để giúp HS đưa ra kết luận chung về thú. - Kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông măng, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. 3. HĐ2- Thảo luận cả lớp - GV đặt vấn đề cho các nhóm thảo luận với nhau: + Nêu lợi ích của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo, ... + Đối với những em có nuôi thú trong nhà, các em có tham gia vào việc chăm sóc, chăn thả không ? Nếu có, em thường cho chúng ăn gì - GV nhận xét. - Kết luận: 4. HĐ3- Làm việc cá nhân - Yêu cầu HS lấy giấy, bút ghi hay bút màu để vẽ 1 con thú nhà mà em ưa thích. - Yêu cầu nhóm trưởng tập hợp các tranh của các bạn trong tổ lại, dán vào giấy khổ to và trưng bày trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét, đánh gía các bức tranh và khen thưởng. III. Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị :Thú (tt) - Nhận xét tiết học. - Các nhóm thảo luận. - Gợi ý: + Kể tên các loài thú nhà mà em biết. + Trong đó: . Con nào có mọm dài, tai vểnh, mắt híp ? . Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ? . Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ? . Con nào đẻ con ? . Thú mẹ nuôi thú con bằng gì ? - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS phát biểu tự do. - HS thực hiện vẽ, tô màu, ghi tên con vật và ghi các bộ phận của con vật trên hình. - 1 vài HS tự trình bày tác phẩm của mình. T 2: Tập đọc Cùng vui chơi I/ Mục tiêu : - Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ: Bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên: các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ GV kết hợp giải nghĩa từ khó: quả cầu giấy . Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi + Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ? + Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? + Em hiểu “Chơi vui học càng vui” là thế nào ? Hoạt động 3: Học thuộc lòng Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Bài thơ tả trò chơi đá cầu của học sinh trong giờ ra chơi. Học sinh trả lời theo suy nghĩ Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét 4-Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Tin thể thao. …………………………………………….. T 2: Toán Luyện tập B1,2b, 3,4,5 I/ Mục tiêu : - Đọc và biết thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm. - Biết so sánh các số. - Biết làm tính các số trong phạm vi 100 000 ( tính viết và tính nhẩm) II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ : Các hoạt động : Giới thiệu bài: Hướng dẫn thực hành: Bài 1: Viết số: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3: Tính nhẩm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 4 : Điền số: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Giáo viên nhận xét. Bài 5 : Đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 65 000 ; 66 000 ; 67 000 ; 68 000 ; 69 000 ; 70 000 ; 71 000 85 700 ; 85 800 ; 85 900 ; 86 000 ; 86 100 ; 86 200 ; 86 300 Học sinh nêu HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài HS nêu Học sinh làm bài HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài. 8473 – 3240 - 8473 3240 5233 2078 + 4920 + 2078 4920 6998 Lớp Nhận xét Học sinh nêu Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. ……………………………………………. T 3: Chính tả Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu : Nghe - viết đúng bài CTc, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Làm đúng bài tập 2a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ : Bài mới : Giới thiệu bài :. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn trên có mấy câu ? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? + Ngựa Con rút ra bài học gì ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: + Bạn nào viết sai chữ nào? Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn trên có 3 câu Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật – Ngựa Con. Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống l hoặc n: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm: Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. ………………………………………………………………………………………………. Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013 T 1: Luyện từ và câu Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than I/ Mục tiêu : - Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa ( BT1). - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi để làm gì ( BT2). - Đặt đúng dấu chấm hỏi , dấu chấm than vào ô trống ( BT3). II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ : Bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động 1: Nhân hoá Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ lăn bằng thẳng tắp. Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ Giáo viên hỏi: + Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? + Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên kết luận: để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tư xưng của người như tôi, tớ, mình,… là một cách nhân hoá. Khi đó, chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè. Hoạt động 2: Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Hoạt động 3: Ôn luyện về cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cá nhân Bèo lục bình tự xưng là tôi ; xe lu tự xưng là tớ Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm thấy bèo lục bình và xe lu như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta Học sinh làm bài Ghi vào ô trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?” Học sinh làm bài Đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống trong truyện vui Nhìn bài của bạn: Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy. ………………………………………………… 2. ÂM NHẠC ……………………………………………… T 3: Toán Luyện tập B1,2,3 I/ Mục tiêu : - Đọc, viết số, viết số trong phạm vi 100 000. - Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. - Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có lời văn. II/ Chuẩn bị : 1.GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập 2.HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Bài cũ : Luyện tập 2.Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập Hướng dẫn thực hành: Bài 1: Viết (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ trống: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Giáo viên nhận xét Bài 3: Tìm x: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: 10l xăng : 100km 8l xăng : … km? + Bài toán thuộc dạng gì ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Bài giải Số km xe chạy hết 1l là : 100 : 10 = 10 ( km ) Số km xe chạy hết 8l là: 10 x 8 = 80 ( km ) Đáp số: 80 km Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Diện tích của một hình. …………………………………………………… 4. THỦ CƠNG ………………………………………………………………………………………………. Thứ năm, ngày 21 tháng 03 năm 2013 1. MĨ THUẬT ……………………………………… T 2: Toán Diện tích của một hình I/ Mục tiêu : - Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu cóù biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. - Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau. - Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia một hình được tách thành hai hình thì diện tích đó bằng tổng diện tích hai hình đã tách. II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ : Luyện tập Các hoạt động : * Giới thiệu bài: Diện tích của một hình * Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về diện tích Ví dụ 1: Giáo viên đưa ra hình tròn và hỏi: Giáo viên tiếp tục đưa ra hình chữ nhật và hỏi: Giáo viên đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn Ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. Giáo viên cho học sinh lặp lại Ví dụ 2: Giáo viên đưa ra hình A và hỏi: + Hình A có mấy ô vuông ? Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông Giáo viên đưa ra hình B và hỏi: Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông, diện tích hình B có 5 ô vuông. Vậy diện tích hình A bằng diện tích hình B Giáo viên cho học sinh lặp lại. Ví dụ 3: Giáo viên đưa ra hình P và hỏi: + Diện tích hình P có mấy ô vuông? Giáo viên dùng kéo cắt hình P thành hai hình M và N vừa thao tác vừa nêu: Giáo viên: ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N Giáo viên cho học sinh lặp lại. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành Bài 1: Điền các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện le

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 hai buoi CKTKN TUAN 28.doc