Giáo án lớp 3 - Tuần 15 môn Mỹ thuật

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Hs nhận ra đặc điểm của con vật.

b) Kỹ năng: Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.

c) Thái độ: Yêu mến các con vật.

II/ Chuẩn bị:* GV: Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.Hình gợi ý cách nặn. Đất nặn và giấy màu.

 * HS: Đất nặn, VBT vẽ.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: (1)Hát.

2. Bài cũ: (4)Vẽ con vật quen thuộc.

- Gv gọi 2 Hs lên vẽ con vật mà mình thích .

- Gv nhận xét bài cũ.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề (1)

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

4. Phát triển các hoạt động. (28)

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 15 môn Mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ thuật Tạo nặn dáng tự do.:Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs nhận ra đặc điểm của con vật. Kỹ năng: Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích. Thái độ: Yêu mến các con vật. II/ Chuẩn bị:* GV: Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.Hình gợi ý cách nặn. Đất nặn và giấy màu. * HS: Đất nặn, VBT vẽ. III/ Các hoạt động: Khởi động: (1’)Hát. Bài cũ: (4’)Vẽ con vật quen thuộc. - Gv gọi 2 Hs lên vẽ con vật mà mình thích . - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Xem tranh. - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát tranh. - Gv cho Hs tranh, ảnh hoặc bài tập nặn để Hs nhận biết: + Tên con vật? + Các bộ phận của con vật? + Đặc điểm của con vật - Gv yêu cầu Hs chọn con vật sẽ nặn. * Hoạt động 2: Cách nặn con vật. - Mục tiêu: Giúp Hs biết các bước để nặn một con vật. - Gv dùng đất hướng dẫn. + Nặn các bộ phận chính trước (đầu, mình). + Nặn các bộ phận sau (chân, đuôi, tai). + Ghép, đính thành con vật. - Gv hướng dẫn Hs cách tạo dáng con vật. - Có thể nặn con vật bằng nhiều màu. * Hoạt động 3: Thực hành. - Mục tiêu: Hs nặn được một con vật. - Gv yêu cầu Hs chọn con vật và nặn theo trí nhớ. - Gv quan sát Hs làm bài, đưa ra những gợi ý khi cần thiết. - Gv khuyến khích Hs nặn con vật theo hóm. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Mụv tiêu: Củng cố lại cách nặn con vật cho Hs. - Gv yêu cầu HS bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : cho hai nhóm thi nặn các con vật mà mình thích. - Gv nhận xét . PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. HT:lớp, cá nhân Hs quan sát Hs trả lời. Hs chọn con vật để nặn. PP: Quan sát, hỏi đáp. HT:lớp Hs lắng nghe. Hs quan sát. PP: Luyện tập, thực hành. HT: cá nhân Hs thực hành nặn một con vật. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: nhóm Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. (1’) Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí.Nhận xét bài học. Tin học Bài 15 Giáo viên bộ môn giảng dạy Thứ 2 ngày 11 tháng 12 năm 2006 Đạo đức Biết ơn thương binh, liệt sỹ (tiết 1). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh liệt sĩ. Kỹ năng: Tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ. Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ. Thái độ: - Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu thảo luận nhóm. Tranh vẽ minh họa truyện “ Một chuyến đi bổ ích – Hà Trang”. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Bài cũ: - Gọi2 Hs làm bài tập 6 VBT. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “ Một chuyến đi bổ ích”. Giáo viên giao việc => Gv nhận xét chốt lại: Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ. * Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi - Câu hỏi: Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì? - Gv ghi các ý kiến của Hs lên bảng. - Gv nhận xét, chốt lại: + Chào hỏi lễ phép. + Thăm hỏi sức khỏe. + Giúp việc nhà. + Chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. Giáo viên giao việc Trêu đùa chú thương binh ngoài đường. Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ của các liệt sĩ. Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí và khác lạ. Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân. Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. 5.Tổng kết – dặn dò. (1’) Về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Biết ơn thương binh, liệt sỹ (tiết 2). Nhận xét bài học Hs lắng nghe – và quan sát. Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình. Nhóm khác bổ sung. 1 – 2 Hs nhắc lại. HT: nhóm đôi Hs thảo luận cặp đôi. 3 – 4 cặp Hs lên trình bày. HT: nhóm Hs lắng nghe Đại diện của nhóm làm việc nhanh nhất trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét. Thủ công Cắt, dán chữ V . I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Hs biết cách kẻ, cắt, dán chữ V. Kỹ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: Hs thích cắt, dán chữ. II/ Chuẩn bị:* GV: Mẫu chữ V.Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo ……… * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: 1.Khởi động :(1’) Hát 2.Bài cũ:(4’) Cắt dán chữ H,U -GV gọi 2 HS lên thực hiện cắt dán chữ H,U -Gv nhận xét 3.Giới thiệu và nêu vấn đề (1’) _Gv giới thiệu bài+ ghi tựa 4. Phát triển các hoạt động. (35’) * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu tìm hiểu chữ V. - Gv giới thiệu chữ V Hs quan sát rút ra nhận xét. + Nét chữ rộng 1 ô. + Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs làm mẫu. - Mục tiêu: Giúp Hs biết các bước để cắt được chữ V. Bước 1: Kẻ chữ V. - Lật mặt trái tờ giấy, kẻ 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, trên mặt trái tờ giấy thủ công. - Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu như ( H.2). Bước 2: Cắt chữ V. -Gấp đội hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài ).Cắt theo đường kẻ nửa chữ V bỏ phần gạch chéo (H.3) mở ra được chữ V theo mẫu Bước 3: Dán chữ V. -Kẻ một đường chuẩn , sắp xếp chữ cho cân đối đường chuẩn. _Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định . _đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. * Hoạt động 3: Hs thực hành cắt dán - Mục tiêu: Giúp Hs thực hành đúng cách cắt dán chữ V. - Gv yêu cầu Hs nhắc lại và thực hiện các bước cắt dán chữ V. - Gv nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán chữ V lên bảng. - Gv nhắc lại các bước thực hiện: + Bước 1: Kẻ chữ V. + Bước 2: Cắt chữ chữ V. + Bước 3: Dán chữ V. - Gv tổ chức cho Hs thực hiện cắt dán chữ V. - Gv giúp đỡ, uốn nắn những Hs làm chưa đúng. - Gv tổ chức cho Hs trưng bày các sản phẩm của mình. - Gv đánh giá sản phẩm thực hành của Hs. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. HT: lớp ,cá nhân Hs quan sát. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, thực hành. HT:lớp ,cá nhân Hs quan sát. Hs quan sát. HS thực hành trên nháp PP: Luyện tập, thực hành. HT: cá nhân Hs trả lời gồm có 3 bước. Hs thực hành lại các bước. Hs thực hành chữ V. Hs trưng bày các sản phẩm của mình làm được. 5.Tổng kết – dặn dò. (1’) Về tập làm lại bài. Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán chữ E. Nhận xét bài học. Thủ công (NC) Cắt, dán chữ V . I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Hs biết cách kẻ, cắt, dán chữ V. Kỹ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: Hs thích cắt, dán chữ. II/ Chuẩn bị:* GV: Mẫu chữ V.Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo ……… * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu tìm hiểu chữ V. - Gv giới thiệu chữ V Hs quan sát rút ra nhận xét. + Nét chữ rộng 1 ô. + Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs làm mẫu. - Mục tiêu: Giúp Hs biết các bước để cắt được chữ V. Bước 1: Kẻ chữ V. - Lật mặt trái tờ giấy, kẻ 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, trên mặt trái tờ giấy thủ công. - Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu như ( H.2). Bước 2: Cắt chữ V. -Gấp đội hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài ).Cắt theo đường kẻ nửa chữ V bỏ phần gạch chéo (H.3) mở ra được chữ V theo mẫu Bước 3: Dán chữ V. -Kẻ một đường chuẩn , sắp xếp chữ cho cân đối đường chuẩn. _Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định . _đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. * Hoạt động 3: Hs thực hành cắt dán - Mục tiêu: Giúp Hs thực hành đúng cách cắt dán chữ V. - Gv yêu cầu Hs nhắc lại và thực hiện các bước cắt dán chữ V. - Gv nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán chữ V lên bảng. - Gv nhắc lại các bước thực hiện: + Bước 1: Kẻ chữ V. + Bước 2: Cắt chữ chữ V. + Bước 3: Dán chữ V. - Gv tổ chức cho Hs thực hiện cắt dán chữ V. - Gv giúp đỡ, uốn nắn những Hs làm chưa đúng. - Gv tổ chức cho Hs trưng bày các sản phẩm của mình. Gv đánh giá sản phẩm thực hành của Hs. Nhận xét bài học. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. HT: lớp ,cá nhân Hs quan sát. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, thực hành. HT:lớp ,cá nhân Hs quan sát. Hs quan sát. HS thực hành trên nháp PP: Luyện tập, thực hành. HT: cá nhân Hs trả lời gồm có 3 bước. Hs thực hành lại các bước. Hs thực hành chữ V. Hs trưng bày các sản phẩm của mình làm được. Tự nhiên xã hội Các hoạt động thông tin liên lạc. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh. Kỹ năng: - Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống. c) Thái độ: - Giaó dục Hs yêu quê hương. II/ Chuẩn bị: * GV: Một số bì thư. Điện thoại, đồ chơi. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống.4’ - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Em hãy kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế? + Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề:1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động.28’ * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Hs kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện nêu ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống. . Cách tiến hành. Bước 1: Thảo luận nhóm. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi + Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh (thành phố) chưa? + Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện? + Ích lợi của hoạt động bưu điện? + Nếu kkhông có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Gv nhận xét câu trả lới của các nhóm. => Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình. Các bước tiến hành. Bước 1 : Thảo luận nhóm. - Gv chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 6 Hs thảo luận câu hỏi. - Câu hỏi: Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình? Bước 2: Thực hành. - Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Gv nhận xét và kết luận. =>Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước. Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi - Mục tiêu: Tập cho Hs phản ứng nhanh. Cách tiến hành. - Cho Hs ngồi thành vòng tròn, mỗi Hs một ghế. - Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư + Có thư “ chuyển thường”. Hs dịch chuyển 1 ghế. + Có thư “ chuyển nhanh”. Hs dịch chuyển 2 ghế. + Có thư “ chuyển hỏa tốc”. Hs dịch chuyển 3 ghế. PP: Thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm mình. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs lắng nghe. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Hs cả lớp nhận xét. Hs lắng nghe. PP: Trò chơi. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs chơi trò chơi. 5 .Tổng kết – dặn dò.1’ Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Hoạt động nông nghiệp. Nhận xét bài học. Tự nhiên xã hội Hoạt động nông nghiệp. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs biết: - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống. Kỹ năng: - Nêu được ích lợi của các hoạt động nông nghiệp. c) Thái độ: - ù Biết yêu hoạt động nông nghiệp. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 58, 59. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Hoạt động thông tin liên lạc.5’ - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Nhiệm vụ và ích lợi của thông tin liên lạc. + Nhiện vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề:1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động.28’ * Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. - Mục tiêu: Kể tên được một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo cặp. - Gv cho Hs quan sát hình 58, 59 SGK thảo luận các câu hỏi. + Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình? + Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số Hs lên kể trước lớp. - Gv nhận xét. - Gv giới thiệu thêm một số hoạt động ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè …… chăn nuôi trâu, bò, dê. => Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ……… được coi là hoạt động nông nghiệp. * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp. - Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv yêu cầu từng cặp Hs kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. Bước 2: - Gv yêu cầu một số cặp Hs lên trình bày. - Gv nhận xét. =>Những sản phẩm nông nghiệp đó không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn trao đổi với những vùng khác. * Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp. - Mục tiêu: Thông qua triễn lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp. Cách tiến hành. Bước 1: - Gv chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ Ao. tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm. Bước 2: - Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. - Gv chấm điểm cho các nhóm và nhận xét. PP: Quan sát, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs thảo luận theo từng cặp. Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs lần lược kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp ở nơi mình sinh sống. Một số cặp lên trình bày trước lớp. Hs cả lớp nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Hs các nhóm trình bày các bức tranh. Hs giới thiệu về các bức tranh của mình. Hs nhận xét. 5 .Tổng kết – dặn dò.1’ Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Hoạt động công nghiệp, thương mại. Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docphu.doc