I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs
- Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
b) Kỹ năng:
- Hs kể lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của một ngày lễ hội.
c) Thái độ:
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý.
Tranh ảnh minh họa.
* HS: VBT, bút.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 26 môn Tập làm văn: Kể về một ngày hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn
Kể về một ngày hội
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs
- Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
b) Kỹ năng:
- Hs kể lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của một ngày lễ hội.
c) Thái độ:
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý.
Tranh ảnh minh họa.
* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
- Gv nhắc nhở Hs:
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội . Ví dụ: hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc.
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem tivi, xem phim.
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câuchuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung đượ quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Gv mời vài Hs đứng lên kể theo 6 gợi ý.
- Gv yêu cầu vài Hs đứng lên tiếp nối nhau thi kể.
- Gv nhận xét, bình chọn bạn nào kể tốt nhất.
* Hoạt động 2: Hs thực hành .
- Gv mời 1 em đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu các em viết vào vở những điều các em đã kể thành một đoạn văn từ 5 câu.
- Gv mời vài Hs đứng lên đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
Ví du: Quê em có hội Lim. Hội được tổ chưc hàng năm vào đầu xuân, sau ngày tết. Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và những bãi đất rộng, từng đám đông tụ hội xem hát quan họ, đấu cờ, đấu vật, hoặc chọi gà, kéo co ….. Trên những cây đu mới dựng, các cặp thanh niêm nam nữ nhún đu bay bổng. Dưới mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ trang trí rất đẹp trôi nhè nhẹ. Trên thuyền các liền anh liền chị say sưa hát quan họ. Hội Lim thật đông vui. Em rất thích hội này. Năm nào em cũng mong sớm đến ngày mở hội Lim.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs trả lời.
Hs quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
Hs đứng lên kể theo gợi ý.
Hs đứng lên thi kể chuyện.
Hs khác nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
Nhận xét tiết học.
ÔN TẬP VIẾT
CHỮ HOA: T
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: ôn lại quy trình viết chữ hoa: T
- Kĩ năng :biết viết chữ T ( hoa ) theo cỡ nhỏ và vừa . Biết viết cụm từ theo cỡ nhỏ đều nét , đúng mẫu ,nối nét đúng quy định
-Thái độ : giáo dục HS tính cẩn thận , thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ :
-GV : Mẫu chữ
-HS: vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 35’
HĐ1 : Nhắc lại quy trình viết chữ hoa T
. Cấu tạo , chiều cao , cách viết .
HĐ2 : Yêu cầu HS viết vào vở
. HS nhắc lại cách quy trình , tư thế ngồi.
. GV viết chữ mẫu từng dòng – HS viết vở
GV: theo dõi , uốn nắn.
GV :thu chấm nhận xét.
Ôn chính tả
Sự tích lễ hội Chư Đồng Tử
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Viết đoạn: đoạn 1 bài “Sự tích lễ hội Chư Đồng Tử”
2. Kỹ năng: Viết đúng: lễ hội, Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng.
3. Thái độ: Giáo dục HS rèn chữ giữ vở
II. Nội dung
* Họat động 1:
- GV đọc mẫu lần 1
- Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ?
- HS lắng nghe
- HS nêu
* Họat động 2:
- GV ghi bảng từ khó, HS phân tích tiếng khó, từ khó
- HS nêu từ khó: lễ hội, Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng.
- GV đọc từ khó, HS viết bảng con
- HS đọc từ khó – viết bảng con
* Hoạt động 3:
- GV đọc mẫu lần 2
- Nhắc nhở tư thế ngồi, cách trình bày.
- HS mở vở đọc bài.
- GV đọc bài cho HS viết.
- HS viết bài.
- HS chữa bài.
- GV chấm vở
Nhận xét – tuyên dương.
Ôn toán
Giải bài Lê Quý Đôn
A/Mục tiêu :
1.Kiến thức : Giúp Hs nhớ và nắm được nội dung đã học về :
- Tháng – năm
- Tâm, đường kính , bán kính
2.Kỹ năng : Rèn cho Hs tính toán nhanh , chính xác , thông minh
3.Thái độ : Giáo dục Hs ham học hỏi , tự giác trong học tập , độc lập suy nghĩ , óc sáng tạo
B/Chuẩn bị :
1.Thầy : bảng phụ .
2.Trò : ôn lại kiến thức đã học , vở , bảng con .
C/Các hoạt động : 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1:Ôn kiến thức đã học
MT : Giúp hs nhớ lại kiến thức đã học về :
-tháng – năm
- Tâm, đường kính , bán kính
Bài bbbbbbbbbbbbbbbbbBài
1:Viết tiếp vào chỗ chấm
Ngày 28 tháng 3 là thứ tư .Ngày 1 tháng 4 cùng năm đó là ngày……
Bài 2: Nêu tên đường kính, bán kính của đường tròn tâm I
BaØi 3: Hiên nay Hoà nhiều hơn Nam 3 tuổi .Hỏi 3 năm sau Hoà nhiều hơn Nam bao nhiêu tuổi?
Hoạt động 2: chấm bài
GV thu vở chấm bài
PP : Thi đua , trò chơi , hỏi đáp , giảng giải , quan sát
HT : Lớp , cá nhân 2
Hs đọc yêu cầu của bài .
HS làm bài vào vở
Ngày 28 tháng 3 là thứ tư .Ngày 1 tháng 4 cùng năm đó là ngày chủ nhật
Đường kính AB
Bán kính: IA,IB
-Hiên nay Hoà nhiều hơn Nam 3 tuổi, 3 năm sau Hoà vẫn nhiều hơn Nam 3 tuổi
-HS nhận xét
Hs thi đua nộp bài .
Tổng kết – dặn dò : ( 1‘)
Về ôn lại kiến thức đã học cho chắc và kỹ hơn .
Chuẩn bị : Bài báo tuần tới . Nhận xét tiết học .
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2005
Toán
Kiểm tra định kỳ – Giữa kỳ II
ÔÂn luyện từ và câu
Giải bài Lê Quý Đôn
A/Mục tiêu :
1.Kiến thức : Giúp hs nhớ và điền được :
- Phân biệt dấu hỏi và dấu ngã
- Tập làm văn nói về trí thức
2.Kỹ năng: Giúp hs mở rộng vốn từ đã học thêm phong phú
3.Thái độ : Giáo dục hs ham học , tự giác trong học tập , độc lập suy nghĩ , óc sáng tạo .
B/Chuẩn bị:
Thầy : Báo , bảng phụ , phấn màu …
Trò : Ôn lại kiến thức đã học , vở .
C/Các hoạt động : 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học
MT : Giúp hs điền đúng :
-Phân biệt dấu hỏi và dấu ngã
Câu 1: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chỗ in đậm
“Mặt trời từ từ xuống núi.Day núi từ trước đã đô một bóng râm mờ mờ xuống bờ bên kia của dòng suối và lan dần ra giưa cánh đồng.Xa xa, một cái thác nào đó ở trên nguồn đang giận dư gào thét.Nhiều đám rác bị xoáy tít dìm chìm nghim xuống lòng suối rồi lại tha nôi lên ở một chô khác.”
Gv nhận xét , bổ sung , giúp đỡ .
HĐ2: tập làm văn
MT : HS ôn lại kiến thức nói về trí thức
PP: Thi đua , hỏi đáp , giảng giải , thảo luận
HT : Lớp , cá nhân
Hs đọc yêu cầu của đề bài
Hs làm vào vở
“Mặt trời từ từ xuống núi.Dãy núi từ trước đã đổ một bóng râm mờ mờ xuống bờ bên kia của dòng suối và lan dần ra giữa cánh đồng.Xa xa, một cái thác nào đó ở trên nguồn đang giận dữ gào thét.Nhiều đám rác bị xoáy tít dìm chìm nghỉm xuống lòng suối rồi lại thả nổi lên ở một chỗ khác.”
- HS nhận xét
PP: Thực hành , thi đua .
HT : Cá nhân , lớp
-Tranh 1
a) Nghề nghiệp: Giáo viên
b) Công việc đang làm: đang dạy cho các bạn nhỏ học bài tập đọc
-tranh 2
a) Nghề nghiệp: Bác sĩ
b) Công việc đang làm:đang đo nhiệt độ cho bạn nhỏ
-tranh 3
a) Nghề nghiệp : nghiên cứu
b) Công việc đang làm:đang chăm chú bên kính hiển vi
HS làm bài vào vở
HS nhận xét
Tổng kết – dặn dò (1’)
Về làm lại các bài tập và ôn lại kiến thức dã học cho chắc chắn hơn .
Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- on tap.doc