I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn KN đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.
- Ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu chấm dấu chấm, dấu phẩy và giữa cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
2. Rèn KN đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
B. Kể chuyện:
1. Rèn KN nói: - Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật .
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn KN nghe và nhận xét bạn kể chuyện, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai, ngày 22 tháng 9 năm 2008
Tập đọc – Kể chuyện:
Người mẹ
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn KN đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo...
- Ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu chấm dấu chấm, dấu phẩy và giữa cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
2. Rèn KN đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
B. Kể chuyện:
1. Rèn KN nói: - Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật .
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn KN nghe và nhận xét bạn kể chuyện, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy, học:
Tập đọc:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài: Quạt cho bà ngủ
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1:. GV giới thiệu bài- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó: hớt hải, lạnh lẽo, nhỏ xuống, lã chã, khẩn khoản...
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
+ Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Các nhóm tiếp nối đọc đoạn 1, 2, 3, 4.
Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Một HS đọc đoạn 1.
+ HS kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1
- Một HS đọc đoạn 2 – Cả lớp đọc thầm, trao đổi:
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
- HS đọc thầm đoạn 4.
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi ghặp người mẹ?
- Người mẹ trả lời như thế nào?
- HS đọc tầm toàn bài, trao đổi chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện
-HS phát biểu, GV chốt lại.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu 1 đoạn hướng dẫn HS đọc ở các đoạn.
- HS đọc theo nhóm 4 - Sau đó mời 2 nhóm HS thi theo cách phân vai.
Kể chuyện:
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS kể lại từng đoạn câu chuyện "Người mẹ".
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện .
- GV nhắc HS chú ý:
- HS đọc thầm gợi ý trong SGK.
- Một HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Mỗi nhóm 2 HS tập kể.
- HS các nhóm tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- Bình chọn nhóm kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, giúp các em hiểu được điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
Toán:
Luyện tập chung
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Củng cố cách giải toán có lời văn
II. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên đọc bảng chia 3; 4 cả lớp nối tiếp mỗi em nêu 1 phép tính chia đã học.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập 1
-Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm kết quả cho phép tính
Bài 2 :GV yêu cầu HS
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài 3: Bài tập y/c chúng ta làm gì? GVvẽ hình và HD đánh số gọi tên hình.
Bài 4:
- HS nêu cách làm và làm bài. HS làm vào vở rồi lên bảng chữa bài.
Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.
- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
Tự nhiên và xã hội:
Tự nhiên và xã hội
Bệnh lao phổi
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm đề phòng bệnh lao phổi.
- Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám kịp thời. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Làm việc theo nhóm (nhóm trưởng điều khiển các thành viên quan sát tranh)
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
+ Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của cơ thể người bệnh và những người xung quanh?
- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV giải thích thêm và kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- HS quan sát hình vẽ SGKvà liên hệ thực tế.
+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi?
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh bệnh?
+ Tại sao không khạc nhổ bừa bãi?
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.
- Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời:
- GV kết luận:
Hoạt động 3: Củng cố.
Dặn HS về cần biết giữ vệ sinh cơ quan hô hấp,phòng chống bệnh lao phổi.
Luyện Tiếng việt:
Ôn luyện kể chuyện: Chiếc áo len
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
A/ Mục tiêu:
Rèn KN nói:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan.
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn KN nghe và nhận xét bạn kể chuyện, kể tiếp được lời kể của bạn.
B/ Lên lớp:
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS kể lại từng đoạn câu chuyện "Chiếc áo len".
Hoạt động 2:
- GV nhắc HS chú ý: kể bằng lời của bạn Lan.
- HS đọc thầm gợi ý trong SGK.Kể chuyện N2.
- Mỗi nhóm 2 HS tập kể.
- HS các nhóm tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
Bình chọn nhóm kể hay nhất.
GV nhận xét, đánh giá tiét học.
Tự học:
GV cùng HS chữa bài kiểm tra Khảo sát chất lượng đầu năm.
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
Hoạt động 1:
GV nhận xét bài làm chung của HS .
GV chỉ ra những lỗi sai cơ bản của HS .
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS làm lại.
HS chữa bài.Cả lớp và GV nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2008
Thể dục:
Bài 5: Tâp hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu:
- Ôn tập đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu HS thực hiện đ/t ở mức tương đối chủ động.
- Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu HS thực hiện đ/t ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi"Tìm người chỉ huy”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
ii. Địa điểm, phương tiện:
Trên sân trường, chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi.
iii. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Dậm chân tại chỗ: 2 phút.
- Chạy một vòng xung quanh sân: 2 phút.
2. Phần cơ bản:
- Ôn tập đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng :6 - 8 phút.
- Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số : 8- 10 phút.
- Chơi trò chơi " Tìm người chỉ huy ": 8 phút.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp vỗ tay, hát: 1 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học : 2 phút.
- Bài tập về nhà.
Chính tả :
(Nghe – viết) :Chiếc áo len
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
Mục đích,yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
1. Nghe – viết chính xác đoạn 4 trong bài Chiếc áo len .
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu tr / ch ,hoặc thanh hỏi / ngã.Ôn bảng chữ: điền đúng 9 chữ vào ô trống trong bảng chữ. Học thuộc tên 9 chữ tiếp theo.
II. Đồ dùng dạy, học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Mời 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp: rau xào, cố gắng, xinh xắn, ngày sinh, ....
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Trong đoạn vừa đọc nói điều gì? Tìm tên riêng trong bài chính tả?...
+ Vì sao Lan ân hận? Lời Lan nói với mẹ được đặt trong dấu gì?
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài theo nhóm sau đó chữa bài theo hình thức nối tiếp.
b. Bài tập 3:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
Toán:
Ôn tập về giải toán
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách giải bài toán " nhiều hơn, ít hơn".
- Giới thiệu bổ sungbài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.(tìm phần nhiều hơn, ít hơn)
II. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Ôn tập về bài toán " nhiều hơn, ít hơn".
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi nêu cách giải.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. HS nêu bài giải.
Bài 2:
- Gọi HS nêu bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Các HS tự làm bài, sau đó chữa bài làm ở trên bảng.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán phần hơn (phần kém)
Bài 3:
- Yêu cầu 1HS đọc bài 3- cả lớp quan sát hình vẽ.
+ Hàng trên có mấy quả cam?
+ Hàng dưới có mấy quả cam?
+ Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam?
+ Làm thế nào để biết được hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam?
- HS làm bài vào vở.
( Bài 3b tương tự)
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GVgợi ý :Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
- HS tự tóm tắt và giải.Gọi HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.
- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- Dặn HS về ôn lại các bảng cộng, trừ đã học.
Tập đọc:
Quạt cho bà ngủ
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục đích,yêu cầu:
1.Rèn KN đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : Lặng, vẫy quạt, thiu thiu, lim dim.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các khổ thơ. Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Rèn KN đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: thiu thiu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trng bài thơ đối với bà.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy, học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy, học:
Kiểm tra bài cũ:
- 3HS tiếp nhau đọc 3 đoạn của câu chuyện Chiếc áo len.
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng tình cảm).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc1 dòng thơ. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. HS đọc để hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
+ HS đọc theo nhóm- Thi đọc bài thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
+ Cảnh vật trong nhà ngoài vườn như thế nào?
+ Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- HS đọc toàn bài thơ:
+ Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào?
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc bài thơ.
- Một HS đọc lại toàn bài thơ.
- Nhiều HS thi đọc thuộc lòng theo từng dòng, từng khổ thơ.
Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò.
GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Luyện Toán:
Ôn luyện về giải toán.
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tiếp tục giúp HS củng cố cách giải bài toán " nhiều hơn, ít hơn".
- Giới thiệu bổ sung bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.(tìm phần nhiều hơn, ít hơn)
II.Lên lớp:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS một số bài tập trong VBT.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi nêu cách giải.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. HS nêu bài giải.
Bài 2:
- Gọi HS nêu bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Các HS tự làm bài, sau đó chữa bài làm ở trên bảng.
Hoạt động 2: GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán phần hơn,kém hơn.
Bài 3:
- Yêu cầu 1HS đọc bài 3- cả lớp quan sát hình vẽ.
+ Hàng trên có mấy quả cam?
+ Hàng dưới có mấy quả cam?
+ Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam?
+ Làm thế nào để biết được hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam?
- HS làm bài vào vở.
( Bài 3b tương tự)
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GVgợi ý :Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
- HS tự tóm tắt và giải.Gọi HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.
- GV chấm bài của HS .
GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Tự học:
Ôn luyện Chính tả,Tập đọc:
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
A/Mục tiêu:
1/ Chính tả:Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu tr / ch ,hoặc thanh hỏi / ngã. Ôn bảng chữ: điền đúng 9 chữ vào ô trống trong bảng chữ. Học thuộc tên 9 chữ tiếp theo.
2/ Tập đọc:
Giúp HS luyện đọc và học thuộc lòng tốt bài thơ Quạt cho bà ngủ.
B/ Lên lớp:
Hoạt động 1:
- GV ra một số bài tập chính tả,yêu cầu HS làm vào vở Luyện Tiếng việt.
- GV gọi một số HS chữa bài.Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng.
Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 3:GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Hoạt động tập thể:
Múa hát sân trường và ôn các bài hát về Đội - Sao
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
Thứ tư, ngày 23háng 9 năm 2008
Toán:
Xem đồng hồ
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
Củng cố biểu tựng về thời gian(chủ yếu là về thời điểm).
Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế hằng ngày.
II.Đồ dùng dạy học:
Mặt đồng hồ bằng bìa(có kim ngắn,kim dài,có ghi số,có các vạch chia giờ,chia phút).
Đồng hồ để bàn(loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài)
Đồng hồ điện tử.
III.Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
a.GV yêu cầu HS:
- Nêu lại về thời gian một ngày.
- GV giới thiệu về vạch chia phút.
b.GV giúp HS xem giờ, phút.
- HS quan sát tranh vẽ đồng hồ ở SGK để nêu các thời điểm.HS trả lời.
- GV chốt lại.
c.Thực hành:
Bài 1:
- GV cho HS tiếp nối nhau trả lời.
- Cả lớp nhận xét,GV ghi điểm.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS hoạt động N2.
- GV mời một số HS lên bảng quay đồng hồ.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 3:
HS tiếp nối nhau trả lời.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- HS tự đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
d.Củng cố và dặn dò: GV nhận xét tiét học.
Luyện từ và câu:
So sánh. Dấu chấm
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn.Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.
2/ Ôn luỵen dấu hai chấm: điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết nội dung BT 3.
- VBT Tiếng việt 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Dạy học bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn làm HS làm BT
a/ Bài tập 1:
- Một HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV yêu cầu HS hoạt động N2.
- GV mời 4 HS lên bảng làm bài.Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
b/ Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ, câu văn ở BT1,làm bài cá nhân vào giấy nháp.
- GV mời 4 HS lên bảng gạch chân những từ chỉ sự so sánh ở các câu thơ, câu văn trên.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
c/ Bài tập 3:
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS đọc kỹ để chấm câu cho đúng.
- GV yêu cầu HS hoạt động N2
GV mời 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cả lớp làm bài vào VBT.
3/Củng cố và dặn dò:
Một HS nhắc lại nội dung vừa học.
GV nhận xét,đánh giá tiết học.
Tập viết:
Ôn chữ hoa B
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I/ Mục đích yêu cầu:
Củng cố cách viết chữ hoa B thông qua BT ứng dụng:
1.Viêt tên riêng (Bố Hạ) bằng chữ cở nhỏ.
2.Viết câu tục ngữ Bâu ơi thương láy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung mọt giàn bằng chữ cở nhỏ.
II/đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ viết hoa B.
Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viét trên dòng kẻ ô li.
Vở TV,bảng ,phấn.
III/Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn viét trên bảng con
a.Luyện viết chữ hoa
- Em hãy tìm các chữ hoa có trong bài?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết chữ B và các chữ H,T trên bảng con.
b.Luyện viết từ ứng dụng(tên riêng)
- HS đọc từ ứng dụng: Bố Hạ.
- GV giới thiệu địa damh Bố Hạ:
- HS viết vào bảng con.
c.Viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng:
- GV giúp HS hiểu câu ứng dụng.
- HS viết trên bảng con các chữ : Bỗu, Tuy.
3. Hướng dẫn viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu:
- HS viết
4. Chấm, chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò:GV nhận xét,đánh giá tiết học.
Toán:
Xem đồng hồ (tiếp theo)
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ1 đến 12 .
- Biết đọc giờ hơn, giờ kém.Củng cố biểu tượng về thời điểm.
II. Đồ dùng dạy, học:
Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ.
Gọi HS đọc bảng chữa bài tập.
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Hướng dẫn xem đồng hồ.
- GV quay mặt đồng hồ 8 giờ 35 phút.
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ? Yêu cầu HS nêu vị trí kim giờ, kim phút, tính còn thiếu bao nhiêu phút thì đến 9 giờ?
+ Vì thế 8 giờ 35 phút còn có cách gọi khác như thế nào?
- GV hướng dẫn thêm 7 giờ kém 20 phút; 10 giờ kém 5 phút.
Hoạt động 2:
Luyện tập
Bài 1: - Đồng hồ Achỉ mấy giờ?
- 6 giờ 55 phút còn được gọi là mấy giờ? Nêu vị trí các kim?
Bài 2: HS thi quay đồng hồ.
Bài 3: HS đọc đồng hồ chỉ mấy giờ?
Bài 4: HS thi quay nhanh, nói đúng.
- Chia lớp thành các nhóm thi đua: một em quay một em đọc.
- Cử 3nhóm lên thi.
- HS theo dõi nhận xét phân đội thắng.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về tập xem đồng hồ.
Thứ năm, ngày 24tháng 9 năm 2008
Thể dục:
Bài 6: Đội hình đội ngũ- Trò chơi "Tìm người chỉ huy".
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, điểm số. Yêu cầu HS thực hiện đ/t tương đối đúng.
- Ôn động tác đi đều từ 1- 4 hàng dọc đi theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu HS thực hiện đ/t tương đối đúng.
- Chơi trò chơi " Tìm người chỉ huy". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
ii. Địa điểm, phương tiện:
Trên sân trường, còi.
iii. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Giậm chân tại chỗ và khởi động : 1 phút.
- Chơi trò chơi “Chui qua hầm”: 1 - 2 phút.
2. Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng ngang, điểm số : 7- 8 phút.
+ GV hô cho lớp tập, lần sau cán sự điều khiển.
- Ôn đi theo1- 4 hàng dọc theo vạch kẻ thẳng,: 5 - 7 phút.
- Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy ”: 8 phút.
Trước khi chơi GV cho HS khởi động kỹ khớp cổ chân, đầu gối và hướng dẫn cách chơi, khi HS chơi, GV cần giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp v à hát: 2 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút.
- GV nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà.
Toán:
Luyện tập
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân. Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng xếp ghép hình đơn giản.
II. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS tự làm bài vào VBT rồi chữa bài ở trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép tính: 85
+
72 * 5 cộng 2 b ng 7,viết 7.
____ * 8 cộng 7 bằng 15, viết15.
157
Bài 2:
- HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính.
Bài 3:
- HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu thành bài toán rồi giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải
Số lít dầu ở cả hai thùng là:
125 + 135 = 260 (l)
Đáp số:260 lít dầu.
Bài 4: Yêu cầu HS tính nhẩm rồi điền ngay kết quả.
Bài 5: Cho HS tự vẽ hình theo mẫu, rồi chữa bài trên bảng lớp.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện cộng, trừ cho thành thạo.
Chính tả
(Nghe – viết): Chị em
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục đích,yêu cầu: Rèn kỹ năng viết chính tả:
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát: " Chị em"
2. Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn (ăc/oăc); âm đầu( tr / ch).
II. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2HS viết trên bảng cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực...
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách trình bày các câu thế nào?
- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài:Trải chiếu, lim dim, luống rau...
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2,3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
Thứ 6 ngày 25 tháng9 năm 2008
Tập làm văn:
Kể về gia đình . Điền vào giấy tờ in sẵn.
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu:
- Kể đợc về gia đình với một ngời bạn mới quen.
- Viết đúng đơn xin nghỉ học , theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học.
Mẫu đơn xin nghỉ học . Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ :
HS đọc bài tập làm văn tuần trớc.
Gv cho điểm.
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Hớng dẫn HS giới thiệu về gia đình mình.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gv hớng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi ý ở SGK để giới thiệu về gia đình mình.
- HS làm việc theo nhóm2,kể cho nhau nghe về gia đình mình.
- Gọi một số học sinh trình bày trớc lớp.
- Gv theo dõi, hớng dẫn học sinh kể thành câu.
Hoạt động 2: Hớng dẫn học sinh viết đơn xin phép nghỉ học.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn , yêu cầu HS đọc .
+ Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì ?
- Gọi một vài HS làm miệng trớc lớp, chú ý nội dung xin nghỉ học phải đúng theo sự thật.
- Gvnhận xét bổ sung .
- HS viết bài vào vở, Gv thu chấm một số bài.a
IV. Cũng cố - dặn dò.
+ Hôm nay ta học bài gì ?
Về nhà luyện viết một đoạn văn kể về gia đình em.
Toán:
Luyện tập
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu:
Cũng cố về xem đồng hồ; cũng cố về các phần bằng nhau của đơn vị.
So sánh giá trị của hai biểu thức đơn giản.
Giải bài toán bằng một phép tính nhân đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học .
A. Bài cũ :
GV dùng đồng hồ quay các thời điểm cho HS đọc giờ.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành
- HS thực hành làm bài tập 1,2,3,4,5. VBT.
- Gv theo dõi , hớng dẫn thêm.
Hoạt động 2: chấm chữa bài.
- GV chấm một số bài , gọi hS chữa bài.
Bài 1; 1 HS đọc giờ ở mô hình đồng hồ.
Bài 2: 1 HS lên giải.
bài giải
Số ngươi có tất cả là;
5 x 4 = 20 ( người)
Đ / S : 20 người
Bài 4: 1 HS lên điền dấu.
III. Cũng cố- dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung đã luyện tập.
- Về nhà làm thêm bài tập SGK.
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp.
Người soạn: phan Thị Hồng Hải – Lớp 3B
I. Mục tiêu:
Đánh giá nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua về các hoạt dộng: vệ sinh ,trực nhật, nề nếp ăn ngủ , học tập...
HS rút đợc kinh nghiệm từ tuần này để khắc phục ở tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: Tiến hành sinh hoạt .
- Các tổ trởng lên nhận xét tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trởng tổng hợp báo cáo chung.
* GV theo dõi.Nhận xét chung trong tuần .
+ H S đi học chuyên cần ( chỉ có em Khánh nghỉ ốm), vệ sinh
File đính kèm:
- tuan 4 l3.doc