Giáo án lớp 3 - Tuần 5

I. Mục đích, yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 1. Rèn KN đọc thành tiếng:

 - Chú ý các từ ngữ: hạ lệnh, loạt đạn, nứa tép, thủ lĩnh, ngập ngừng, buồn bã,.

 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo).

 2. Rèn KN đọc – hiểu: - Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.

 - Hiểu nội dung truyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

 B. Kể chuyện:

 1. Rèn KN nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ SGK, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Người lính dũng cảm.

 2. Rèn KN nghe và nhận xét bạn kể chuyện, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai, ngày 29 tháng 9 năm 2008 Tập đọc – Kể chuyện Người lính dũng cảm Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục đích, yêu cầu: A. Tập đọc: 1. Rèn KN đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: hạ lệnh, loạt đạn, nứa tép, thủ lĩnh, ngập ngừng, buồn bã,... - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo). 2. Rèn KN đọc – hiểu: - Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài. - Hiểu nội dung truyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. B. Kể chuyện: 1. Rèn KN nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ SGK, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Người lính dũng cảm. 2. Rèn KN nghe và nhận xét bạn kể chuyện, đánh giá đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy, học: Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Ông ngoại. + Bài văn ca ngợi điều gì? 2. Dạy bài mới: Hoạt động1:. GV giới thiệu bài- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Hoạt động 2: Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. + Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài + GV h/dẫn HS đặt câu với từ : thủ lĩnh, quả quyết. - Đọc từng đoạn trong nhóm. + Bốn nhóm tiếp nối đọc4 đoạn. + Một HS đọc lại toàn truyện. Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Một HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi: + Các bạn nhỏ chơi trò chơi gì ? ở đâu? Một HS đọc đoạn 2. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi: +Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? + Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì? - Một HS đọc đoạn 3 – Cả lớp đọc thầm, trao đổi: + Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp? + Vì sao chú lính nhỏ "run lên" khi nghe thầy giáo hỏi? - Một HS đọc đoạn 4 - Cả lớp đọc thầm. +Phản ứng của chú lính nhỏ như thế nào khi nghe lệnh "Về thôi!"của viên tướng? + Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? + Ai là người dũng cảm trong truyện này? Vì sao? + Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và dám sửa lỗi như bạn nhỏ không? - HS phát biểu, GV chốt lại. Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - GV đọc mẫu 1 đoạn hướng dẫn HS đọc ở các đoạn. - HS đọc theo nhóm - Sau đó mời 2 nhóm HS thi theo cách phân vai. Kể chuyện Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện Người lính dũng cảm , HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS từng đoạn câu chuyện . - GV nhắc HS chú ý: kể bằng lời của em. - HS quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK. - Một HS khá kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1. - Mỗi nhóm 4 HS tập kể. - 4 HS của 4 nhóm tiếp nối nhau kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Bình chọn người kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV hỏi: Qua câu chuyện này, các em hiểu được điều gì? - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. --------------------------------------****------------------------------------ Toán nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ). - Củng cố về giải toán có lời văn và tìm số bị chia chưa biết. II. Các hoạt động dạy, học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên đặt tính rồi tính; cả lớp làm vào vở nháp. HS1: 12 x 4 HS2: 13 x 3 21 x 3 24 x 2 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - GV nêu phép tính rồi cho HS đặt tính 26 x 3 = ? 26 - HD cách nhân từ trái sang phải. x . - Giới thiệu phép nhân 56 x 6 =? (tương tự các bước trên) 26 *3 nhân 6 bằng18, - HS nêu lại cách nhân. 3 viết8, nhớ1; 78 * 3 nhân 2 bằng 6, Hoạt động2: Thực hành thêm1 bằng 7, viết 7 Bài 1: HS đọc yêu cầu bài. GV ghi một số phép tính rồi cho HS nêu cách tính. - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. Bài 2 Yêu cầu HS đọc đề bài : Bài tập y/c chúng ta làm gì? GVvẽ sơ đồ và HD. - HS nêu cách làm và làm bài. Bài giải: Độ dài của 2 cuộn vải là: 35 x 2 = 70 ( m ) Đáp số: 70 mét. Bài 3: HS làm vào vở rồi lên bảng chữa bài. * Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS - Dặn HS về ôn lại phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. -------------------------------------****------------------------------- Đạo đức Tự làm lấy việc của mình Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Thế nào là tự làm lấy việc của mình, ích lợi của việc tự làm. - Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình. 2. HS biết tự làm lấy việc của mình trong học tập lao động sinh hoạt ở trường ở nhà. 3. HS có thái độ tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức. III. Các hoạt động dạy, học: Hoạt động 1: Xử lí tình huống ở bài 1 trong VBT. - GV nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết. - HS nêu cách giải quyết, thao luận phân tích. - GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng cónhững công việc nên tự làm. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Cho HS nêu yêu cầu bài . - HS thảo luận nhóm 4 về nội dung và hoàn thành bài tập: - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV kết luận chung. Hoạt động 3: Xử lí tình huống ở bài 3 trong VBT. - GV nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết. - HS nêu cách giải quyết, thao luận phân tích. - GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn nên tự làm lấy của mình. Hướng dẫn thực hành: - Thực hiện làm lấy những công việc của mình. -----------------------------****------------------------------ Buổi chiều Luyện tiếng việt Luyện đọc: Người lính dũng cảm Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục đích, yêu cầu: A. Tập đọc: 1. Rèn KN đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: hạ lệnh, loạt đạn, nứa tép, thủ lĩnh, ngập ngừng, buồn bã,... - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo). 2. Rèn KN đọc – hiểu: - Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài. - Hiểu nội dung truyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. II. Các hoạt động dạy, học: 1. Dạy bài mới: Hoạt động1:. GV giới thiệu bài- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Hoạt động 2: Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. + GV h/dẫn HS đặt câu với từ : thủ lĩnh, quả quyết. - Đọc từng đoạn trong nhóm. + Bốn nhóm tiếp nối đọc4 đoạn. + Một HS đọc lại toàn truyện. Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Một HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi: + Các bạn nhỏ chơi trò chơi gì ? ở đâu? - Một HS đọc đoạn 2. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi: +Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? + Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì? - Một HS đọc đoạn 3 – Cả lớp đọc thầm, trao đổi: + Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp? + Vì sao chú lính nhỏ "run lên" khi nghe thầy giáo hỏi? - Một HS đọc đoạn 4 - Cả lớp đọc thầm. +Phản ứng của chú lính nhỏ như thế nào khi nghe lệnh "Về thôi!"của viên tướng? + Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? + Ai là người dũng cảm trong truyện này? Vì sao? + Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và dám sửa lỗi như bạn nhỏ không? - HS phát biểu, GV chốt lại. Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - GV đọc mẫu 2 đoạn hướng dẫn HS đọc ở các đoạn. - HS đọc theo nhóm - Sau đó mời 2 nhóm HS thi theo cách phân vai. -------------------------------***---------------------------------- Luện toán nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ). - Củng cố về giải toán có lời văn và tìm số bị chia chưa biết. II. Các hoạt động dạy, học: 1. Bài mới: Hoạt động1: Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính. - HS đọc yêu cầu bài. GV ghi một số phép tính rồi cho HS nêu cách tính. 45 x 2 23 x 4 34 x 3 25 x 6 - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. Bài 2 : Mỗi cuộn vải dài 26m. Hỏi 2 cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét? - HS nêu cách làm và làm bài. Bài giải: Độ dài của 2 cuộn vải là: 26 x 2 = 52( m ) Đáp số: 52 mét. Bài 3: Tìm x x : 6 = 10 x : 5 = 15 - HS làm vào vở rồi lên bảng chữa bài. * Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS - Dặn HS về ôn lại phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. Hoạt động tập thể Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục tiêu: Sau khi học , HS biết: - Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con ngời. - Thực hiện những hành vi đúng để tranh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trờng sống ở địa phơng. - Phòng chông một số loại bệnh. II. Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS biết đợc sự ô nhiễm do tác hại củ rác thải đối với sức khoẻ con ngời. Cách tiến hành: - Các tổ thảo luận theo gợi ý của GV. - Rác có tác hại nh thế nào ? - Nêu cảm giác của bạn khi đi qua rác thải HĐ2: Thảo luận cả lớp. - GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sun - GV kết luận. - GV nêu câu hỏi: - Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? - Sau đó GV nêu 1 số bệnh thơng gặp và cách phòng chống. HĐ3: Củng cố, dặn dò. -----------------------------***--------------------------- Thứ ba, ngày 30 tháng 9 năm 2008 thể dục Bài 9: Đi vượt chướng ngại vật thấp. Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu HS thực hiện đ/t ở mức tương đối chính xác. - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu HS thực hiện đ/t ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi" Thi xếp hàng”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. ii. Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường, chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi. iii. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút. - Dậm chân tại chỗ: 1 phút. - Chơi trò chơi" Có chúng em".2 phút. 2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái :6 - 8 phút. - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp : 8- 10 phút. - Chơi trò chơi " Thi xếp hàng ":6 - 8 phút. 3. Phần kết thúc: - Đi thường theo nhịp vỗ tay, hát: 1 phút. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học : 2 phút. - Bài tập về nhà: Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. ---------------------------------------****-------------------------------------- Tập đọc Cuộc họp chữ viết Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục đích,yêu cầu: 1.Rèn KN đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: chú lính, lấm tấm, lắc đầu, dõng dạc, ẩu thế, … - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc đúng các kiểu câu. - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 2. Rèn KN đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài. - Hiểu nội dung bài: + Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười. + Hiểu cách tổ chức một cuộc họp. II. Đồ dùng dạy, học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy, học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2HS tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện Người lính dũng cảm. 2. Dạy bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc1 câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. + Đọc từng đoạn trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. Đọc đúng các kiểu câu. + HS đọc theo nhóm- Thi đọc bài. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Các chữ cái và dấu câu họp lại để bàn chuyện gì? - HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? + HS làm bài 3 vào nháp. Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Bình chọn nhóm đọc hay. Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò. GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài. -----------------------------------****------------------------------------ Toán Luyện tập Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ). - Ôn tập về xem thời gian. II. Các hoạt động dạy, học: Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số. Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu cả lớp làmvào vở. HS lần lượt nêu cách nhân và kết quả. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu và một phép tính. - HS nhắc lại cách đặt tính và tính. - Các HS khác tự làm bài, sau đó chữa bài làm ở trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép tính. Bài 3: Yêu cầu HS nêu: Mỗi ngày có bao nhiêu giờ?. - GVgợi ý :Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? - HS tự tóm tắt và giải.Gọi HS lên bảng chữa bài. Bài 4: HS tự nêu nhiệm vụ rồi làm bài và chữa bài. Bài 5: Tổ chức trò chơi: Nêu nhanh 2 phép nhân có kết quả bằng nhau. Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. ---------------------------------****------------------------------ Chính tả :(Nghe – viết) Người lính dũng cảm Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục đích,yêu cầu: 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn: " Viên tướng khoát tay.... ngườichỉ huy dũng cảm" trong bài Người lính dũng cảm. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn (en/eng); âm đầu(l/n). II. Các hoạt động dạy, học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2HS viết trên bảng cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, giáo dục. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. + Đoạn văn này kể chuyện gì? + Đoạn văn có mấy câu? Cách trình bày lời của các nhân vật như thế nào? - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay... b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Mời 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS nối tiếp điền 9 chữ cái và tên chữ. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. --------------------------------****-------------------------------- Buổi chiều Luyện toán Luyện tập Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ). - Ôn tập về xem thời gian. II. Các hoạt động dạy, học: Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số. Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. HS lần lượt nêu cách nhân và kết quả. Bài 2: Tính theo mẫu a. 6 x 7 – 10 = 42 – 10 = 32 b. 70 – 6 x 6 = 70 - 36 = 34 6 x 5 – 20 68 – 6 6 x 2 – 7 94 – 6 x 9 Bài 3: Yêu cầu HS nêu: Mỗi ngày có bao nhiêu giờ?. a. 13 tuần lễ có bao nhiêu ngày? b. Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi 5 ngày có bao nhiêu giờ? - HS tự tóm tắt và giải.Gọi HS lên bảng chữa bài. Bài 4: Tổ chức trò chơi: Thi nêu kết quả phép nhân trong bảng nhân 6 Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, c ----------------------------***----------------------------- Luyện tự nhiên và xã hội: vệ sinh cơ quan tuần hoàn Người soạn :Phạm Thị Thọ - Lớp 3A I. Mục tiêu: Giúp HS: - Sau bài học học sinh có thể nêu những việc nên làm và những việc không nên lamđể bảo vệ cơ quan tuần hoàn - Tập thể dục đều đặn ,vui chơi vừa sức... III. Các hoạt động dạy, học: Hoạt động 1 Quan sát và thảo luận. Hd học sinh chơi trò chơi’’Con thỏ ăn cỏ ,uống nớc ,vào hang’’ HD học sinh chơi- học sinh sai sẽ phải hát một bài Sau khi chơi :Khi chơi các em có thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn không? GV nhận xét kết luận. Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim nhanh hơn bình thờng.Vì vậy lao động và vui chơI rất có lợi cho sức khoervaf hoạt động của tim mạch… Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Quan xát H19 hai bạn hỏi đáp qua nội dung một số câu hỏi Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo đi giày dép quá chật? Kể tên một số thức ăn có lợi cho tim mạch? HS thảo luận trả lời câu hỏi Yêu cầu học sinh lên trình bày kết quả thảo luận GV nhận xét kết luận ------------------------------****----------------------------- Tự học Luyện đọc :Cuộc họp chữ viết Người soạn: phạm Thị Thọ- Lơp 3A I. Mục đích,yêu cầu: 1.Rèn KN đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: chú lính, lấm tấm, lắc đầu, dõng dạc, ẩu thế, … - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc đúng các kiểu câu. - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 2. Rèn KN đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài. - Hiểu nội dung bài: + Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười. + Hiểu cách tổ chức một cuộc họp. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. II. Các hoạt động dạy, học: 2. Dạy bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc1 câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. + Đọc từng đoạn trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. Đọc đúng các kiểu câu. + HS đọc theo nhóm- Thi đọc bài. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Các chữ cái và dấu câu họp lại để bàn chuyện gì? - HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? + HS làm bài 3 vào nháp. Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Bình chọn nhóm đọc hay. Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò. GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc Buổi chiều Luyện tiếng việt Viết đơn Người soạn: Phan Thị Hồng HảI - Lơp 3B I. Mục đích, yêu cầu: 1. Dựa theo mẫu đơn của bài tập Đơn xin vào Đội mỗi HS viết đợc một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. II. Đồ dùng dạy, học: - Mẫu đơn xin vào Đội.Giấy viết đơn. III. Các hoạt động dạy, học: 1. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1:- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan đọc thầm theo. - Gọi 1HS đọc bài tập đã học. + Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải theo mẫu? Vì sao? - HS nêu lại những nội dung chính của đơn Hoạt động 3: Tập nói theo nội dung đơn. GV mời 1 HS khá, giỏi làm. - Cả lớp và GV nhận xét. Hoạt động 4: Thực hành viết đơn. - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Chấm chữa bài. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. ---------------------------------****----------------------------------- Luyện thể dục Bài 9: Đi vượt chướng ngại vật thấp. Người soạn: Phan Thị Hồng HảI - Lơp 3B I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu HS thực hiện đ/t ở mức tương đối chính xác. - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu HS thực hiện đ/t ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi" Thi xếp hàng”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. ii. Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường, chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi. iii. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút. - Dậm chân tại chỗ: 1 phút. - Chơi trò chơi" Có chúng em".2 phút. 2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái :6 - 8 phút. - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp : 8- 10 phút. - Chơi trò chơi " Thi xếp hàng ":6 - 8 phút. 3. Phần kết thúc: - Đi thường theo nhịp vỗ tay, hát: 1 phút. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học : 2 phút. - Bài tập về nhà: Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. uổi chiều Dạy vào chiều thứ 4 Thứ tư, ngày 1 tháng 10 năm 2008 Luyện từ và câu Tiết 5: So sánh. Người soạn: Phan Thị Hồng HảI - Lơp 3B I. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém. - Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. II. Các hoạt động dạy, học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. - Đặt câu theo mẫu Ai là gì? về người mẹ trong truyện Người mẹ. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1:- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm vào nháp. - Gọi 3 HS lên gạch dưới những hình ảnh đưốc sánh với nhau trong từng khổ thơ. - HS và GV nhận xét,GV ghi bảng. - Giúp HS phân biệt 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sáh hơn kém. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ. - HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. Bài tập 3:- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. - HS làm bài vào nháp, sau đó 1HS lên bảng làm bài. GVcùng cả lớp nhận xét. - HS làm bài vào VBT. Bài tập 4:- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV nhắc HS có thể tìm nhiều từ sóánh thay cho dấu gạch nối. - HS làm bài vào VBT. - Gọi 1 HS lên điền nhanh các từ so sánh. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập, tìm thêm các hình ảnh so sánh. -----------------------------****------------------------------ Toán Tiết 26: bảng chia 6 Người soạn: Phan Thị Hồng HảI - Lơp 3B I. Mục tiêu: Giúp HS: - Lập bảng chia 6 dựa vào bảng nhân6. - Thực hành chia cho 6 ( chia trong bảng) - áp dụng bảng chia 6 để giải bài toán liên quan. II. Các hoạt động dạy, học: 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Lập bảng chia 6 - Cho HS thực hành lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy 1 lần được mấy? - HS nêu phép nhân. - GV nêu: các tấm bìa đều có 6 chấm tròn biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa? - HS viết phép tính tương ứng 6 : 6 = 1 Gọi HS đọc lại. - Các phép tính còn lại lập tương tự. Hoạt động 2: Học thuộc bảng chia 6. - Hướng dẫn HS học thuộc: Số chia là 6; số bị chia là dãy số đếm thêm 6. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài - GV hướng dẫn HS tính nhẩm rồi chữa bài. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài - Củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia. - Cả lớp làm vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. Bài 3: GV hướng dẫn HS thực hiện tóm tắt,rồi giải bài toán. - HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài. Bài 4: (Tương tự bài 3). - Cả lớp làm bài-1HS lên bảng làm bài. Hoạt động 4: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. -------------------------------***--------------------------------- Tập viết Ôn chữ hoa C (tiếp theo) Người soạn: Phan Thị Hồng HảI - Lơp 3B i. Mục đích,yêu cầu: Củng cố cách viết chữ hoa C (Ch) thông qua các bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng : Chu Văn An bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng : Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe bằng chữ cỡ nhỏ. ii. Đồ dùng dạy, học: - Mẫu chữ viết hoa C . - Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy, học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở tập viết của HS , chấm một số bài. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài : Ch, V, A, N. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Chu Văn An. - HS đọc tên riêng - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng:

File đính kèm:

  • docTUAN 5 LOP 3.doc
Giáo án liên quan