Giáo án lớp 4 - Tiết 1, 2: Tấm cám

 

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 1. Hiểu được mâu thuẫn giữa thiện và ác, ước mơ ở hiền gặp lành thể hiện tinh thần lạc quan và tinh thần nhân đạo của nhân dân.

 2. Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo, lời kể chuyện hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc của nghệ thuật truyện Tấm cám nói riêng và cổ tích thần kỳ nói chung.

B. Phương tiện thực hiện:

 - Giáo viên: SGK, SGV , máy chiếu, bảng phụ, phấn màu.

 - Học sinh: tìm hiểu, chuẩn bị trước bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

C. Cách thức tiến hành

 Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề với hình thức trao đổi, thảo luận (giao cho học sinh tìm những tài liệu có liên quan đến bài học, đọc trước phần tri thức đọc - hiểu trong SGK tr.83).

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tiết 1, 2: Tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tấm cám (SGK Ngữ văn 10 - nâng cao , tập 1) Hà Thị Vinh Tâm, GVTHPT Anh Sơn II, Nghệ An Tiết 1 : A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Hiểu được mâu thuẫn giữa thiện và ác, ước mơ ở hiền gặp lành thể hiện tinh thần lạc quan và tinh thần nhân đạo của nhân dân. 2. Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo, lời kể chuyện hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc của nghệ thuật truyện Tấm cám nói riêng và cổ tích thần kỳ nói chung. B. Phương tiện thực hiện: - Giáo viên: SGK, SGV , máy chiếu, bảng phụ, phấn màu. - Học sinh: tìm hiểu, chuẩn bị trước bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên. C. Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề với hình thức trao đổi, thảo luận (giao cho học sinh tìm những tài liệu có liên quan đến bài học, đọc trước phần tri thức đọc - hiểu trong SGK tr.83). D. Tiến hành dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là truyện cổ tích? 2.Giới thiệu bài mới : Truyện cổ tích là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu nhân vật : người mồ côi, người em, người lao động giỏi… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lý tưởng, mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội . Để thấy được điều đó, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu truyện Tấm cám- một trong những truyện đặc sắc của kho tàng cổ tích Việt Nam. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung. * Qua phần tiểu dẫn và phần tri thức đọc-hiểu, em cần lưu ý những nội dung chính nào? * Hướng dẫn học sinh đọc văn bản trong SGK. - Lưu ý : + Đọc to, rõ ràng, chậm rãi, mạch lạc. + Giải nghĩa từ khó. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề, bố cục của văn bản. - Em hiểu thế nào là chủ đề? - Chủ đề của truyện Tấm cám là gì? - Truyện Tấm Cám có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của mỗi phần là gì ? - Dựa vào tiểu dẫn và phần tri thức đọc-hiểu sau truyện để trả lời. - Học sinh mở SGK, tr.76 - Học sinh dựa vào SGK. - Học sinh dựa vào bài “Văn bản văn học” để trả lời: Chủ đề là vấn đề cơ bản xuyên suốt trong văn bản văn học. - Học sinh dựa vào SGK và bài soạn ở nhà để trả lời . I. Tìm hiểu chung. 1.Tiểu dẫn * Ba nội dung chính: - Phân loại truyện cổ tích : có 3 loại: + Truyện cổ tích về loại vật. + Truyện cổ tích thần kỳ. + Truyện cổ tích sinh hoạt. - Đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ : + Nội dung: Phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện. + Nghệ thuật: sử dụng yếu tố kỳ ảo trong cốt truyện , làm cho truyện hấp dẫn và thường kết thúc có hậu . - Tấm cám thuộc truyện cổ tích thần kỳ. Đây là loại truyện phổ biến ở nhiều nước trên thế giới (564 kiểu truyện “Tấm cám”). 2. Văn bản :Tấm cám a. Chủ đề : Miêu tả cuộc đời bất hạnh và con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm. Đồng thời thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Thể hiện quan niệm: thiện thắng ác, ở hiền gặp lành và triết lý về hạnh phúc của nhân dân. b. Bố cục : truyện chia làm 2 phần: - Phần I : Từ đầu đến “ở đâu ra mà đẹp thế” Miêu tả thân phận và con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm . - Phần II: Phần còn lại: miêu tả cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. * GV dẫn dắt : Để hiểu rõ bố cục đó của truyện, chúng ta đi sang phần Đọc - hiểu . II. Hướng dẫn đọc- hiểu - Ngay từ đầu truyện, thân phận của Tấm đã được miêu tả như thế nào ? Gợi cho em suy nghĩ gì về Tấm ? -Mâu thuẫn trong gia đình giữa Tấm và mẹ con Cám được phản ánh như thế nào ? Hãy phân tích. (Dùng bảng phụ, hoặc máy chiếu để minh họa). -Trong phạm vi gia đình, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn trên bình diện gì ? GV diễn giảng : Mẹ con Cám không chỉ ức hiếp, bóc lột về vật chất ( bắt làm lụng vất vả, bị tước đoạt yếm đỏ ) mà còn bóc lột Tấm về tinh thần (không cho đi xem hội). - Suy rộng ra, phản ánh mâu thuẫn xung đột gì của xã hội ? Xung đột ấy trong truyện cổ tích thường được giải quyết theo hướng nào ? * GV diễn giảng : và như vậy, nhân vật Tấm dù trải qua nhiều khó khăn vất vả nhưng cuối cùng sẽ giành được hạnh phúc. - Vậy, con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm ra sao ? - Em hiểu thế nào là yếu tố kì ảo ? Đây là đặc trưng của loại truyện cổ tích gì ? Đặc trưng đó thể hiện như thế nào trong truyện Tấm Cám ? -Em có nhận xét gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm ? - Từ việc phân tích trên em hãy về nhà tìm hiểu tiếp phần hai và nhận xét xem: Từ phần một đến phần hai, thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám có sự chuyển biến gì? -Dựa vào văn bản trong SGK để trả lời. - HS dựa vào văn bản trong SGK để trả lời câu hỏi . - HS căn cứ vào các chi tiết để suy luận. - HS suy nghĩ trả lời . - HS dựa vào SGK để suy luận. -Trả lời khái niệm : là những yếu tố siêu nhân , hư cấu, phi hiện thực do trí tưởng tượng của con người sáng tạo nên. - Suy nghĩ, theo dõi cả phần một của truyện để trả lời. - Lắng nghe và ghi câu hỏi. - Về nhà đọc những kiểu truyện cổ tích tương tự: Truyện Cô Tro Bếp, Lọ Lem. II. Đọc và hiểu : 1.Thân phận và con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm. * Thân phận : + Mồ côi + ở với dì ghẻ. + Phận gái + Làm lụng vất vả Là một người con gái bất hạnh , hiền lành, chăm chỉ. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám: Tấm Mẹ con Cám - Làm lụng vất vả - Chăm chỉ, chịu khó (chi tiết bắt tép). - Chân thật, cả tin (bị Cám lừa, nghe lời dì ghẻ ) - Cam chịu, phụ thuộc (bắt nhặt thóc gạo) -Bị khinh bỉ, hắt hủi (chi tiết thử giày) - Cám được nuông chiều rong chơi . - Cám lười biếng,láu cá -Mưu mẹo (mụ dì ghẻ lừa Tấm đi chăn Trâu đồng xa) -Đày đoạ, bóc lột. - Coi thường Tấm. Trong phạm vi gia đình, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn, xung đột trên bình diện đạo đức (có sự phân biệt trong gia đình). - Suy rộng ra, là mâu thuẫn : thiện - ác, tốt – xấu trong xã hội . Mâu thuẫn đó trong truyện cổ tích sẽ được giải quyết theo hướng thiện thắng ác, ở hiền sẽ gặp lành. - Nhờ các yếu tố kỳ ảo. - Là đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kỳ. -Thể hiện trong truyện Tấm Cám: Mỗi lần Tấm khóc đều có Bụt giúp đỡ để vượt qua khó khăn : cho cá bống, cho hy vọng đổi đời khi mất bống, cho đàn chim sẻ đến giúp, có quần áo đẹp đi hội. III. Củng cố: - Từ cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu. hạnh phúc này của Tấm là do Bụt đem lại. Thể hiện triết lý: “ở hiền gặp lành” của nhân dân lao động. IV. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Về nhà chuẩn bị tốt bài học cho tiết sau. Tấm cám (SGK ngữ văn 10 - nâng cao , tập 1) Tiết 2: A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu được : 1. Cuộc đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng giữa thiện và ác. Ước mơ thiện thắng ác, ở hiền gặp lành của nhân dân lao động được giải quyết và thực hiện triệt để trong truyện cổ tích thần kỳ (cụ thể là trong truyện: Tấm Cám). 2. Nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo - đặc trưng quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn của truyện Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung . B. Phương tiện thực hiện : - GV : SGK, SGV, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu. - HS : tìm hiểu, chuản bị trước bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên . C. Cách thức tiến hành : GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề với hình thức trao đổi và thảo luận nhóm (chuẩn bị chia lớp học sinh thành 4 nhóm) ; giao cho học sinh tìm những tài liệu có liên quan đến bài học . D. Tiến hành dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : nêu tóm tắt truyện Tấm Cám và nêu nội dung mà tiết trước đã học ở phần đọc hiểu văn bản này ? 2. Chuyển tiếp từ tiết 1 sang tiết 2: ở phần 1, các em đã được tìm hiểu về thân phận và con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm. Hạnh phúc đã đến với Tấm - Tấm được làm hoàng hậu nhưng mẹ con Cám lại đang tâm cướp mất : “ Dịu dàng là thế Tấm ơi Mà sao em phải thiệt thòi vì sao ? “ Liệu Tấm có cam chịu mãi không ? Và hạnh phúc của Tấm có phải do Bụt đem lại nữa hay không ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phần 2. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Tìm hiểu phần hai * Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2: Cuộc đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của Tấm . * Lưu ý HS : Từ “Đến khi quân lính đem kiệu rước Tấm về cung “ … đến hết . - Sau khi Tấm về cung, có sự kiện gì xảy ra ? - Sau khi Tấm chết, Tấm đã trải qua mấy kiếp hồi sinh ? - Phân tích cụ thể những kiếp hồi sinh đó trong tương quan với hành động của mẹ con Cám ? * GV sử dụng máy chiếu (hoặc bảng phụ ) để minh họa . - Tấm đại diện cho lực lượng nào ? Mẹ con Cám đại diện cho lực lượng nào? Những kiếp hồi sinh đó của Tấm thể hiện điều gì về cái thiện ? Những hành động của mẹ con Cám thể hiện điều gì về cái ác ? * GV : Sử dụng máy chiếu (hoặc bảng phụ ) minh họa - Sự chết đi sống lại của Tấm có ý nghĩa gì ? - HS theo dõi SGK. - HS dựa vào SGK trả lời . - HS trình bày - Làm việc độc lập, trình bày cụ thể. - Suy nghĩ, thảo luận để trả lời. - Độc lập suy nghĩ. 2. Cuộc đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. - Tấm xin về nhà giỗ bố, mụ dì ghẻ sai Tấm trèo lên cây cau để lập mưu hại cô. Tấm ngã xuống ao chếtMụ dì ghẻ đưa Cám vào cung vua thay chị . -Trải qua bốn kiếp hồi sinh : Chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị. Những kiếp hồi sinh của Tấm Mẹ con Cám - Chim vàng anh - Cây xoan đào - Khung cửi - Quả thị hoàng hậu - Bóp chết - Bị chặt - Bị đốt Bị chết Cái thiện >< Cái ác Không chịu chết một cách oan ức trong im lặng . Tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện - ý nghĩa : + Phản ánh tính chất quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. + Thể hiện sức sống mãnh liệt của cái thiện. - Để tái hiện sự chêt đi sống lại đó của Tấm, tác giả dân gian đã sử dụng những chi tiết nghệ thuật gì ? - Nhắc lại hiểu biết của em về chi tiết kỳ ảo đã được tìm hiểu ở tiết trước ? - So sánh các chi tiết kỳ ảo ở phần 2 với các chi tiết kỳ ảo ở phần 1 ? *GV :dùng máy chiếu hoặc bảng phụ để trình bày . -Sự khác nhau trong việc sử dụng các yếu tố kỳ ảo thể hiện điều gì về cuộc đấu tranh của Tấm ? - Sự đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn của Tấm thể hiện cụ thể như thế nào từ đầu đến cuối truyện ? * GV gợi dẫn : ở phần I, khi mất giỏ tép, Tấm đã làm gì ? Khi mất bống, Tấm làm gì ? Khi bị mụ dì ghẻ bắt ở nhà trộn gạo và thóc, Tấm làm gì ? Để Tấm vuợt qua khó khăn và có hạnh phúc, ai giúp đỡ ? ở phần II thì như thế nào ? - Nhận xét về cuộc đấu tranh của Tấm ở từng phần ? GV diễn giảng : Chính vì Tấm phải tự mình trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gay go để giành lại hạnh phúc cho mình, Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh. Có người cho rằng: Đó là ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của nhà Phật. Nhưng thực ra, nếu chỉ có mượn thuyết luân hồi thì đó chỉ là cái cớ, là phương tiện nghệ thuật để thực hiện ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. Theo thuyết luân hồi của Đạo Phật, kiếp này chịu đau khổ do tội lỗi của kiếp trước, sau đó tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn cực lạc. Còn cô tấm trải qua đau khổ để giành hạnh phúc ở cõi trần – về cung vua, làm hoàng hậu: “Gai hồng gửi lấy hoa hồng Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa “ (ánh Tuyết) -Thảo luận, trình bày,bổ sung … - HS nhắc lại : +Là đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ . + Là những yếu tố siêu nhiên, phi hiện thực do con người tưởng tượng, hư cấu nên. -Một HS liệt kê các chi tiết kỳ ảo -Một vài HS thảo luận đưa ra nhận xét điểm giống và khác nhau . - Độc lập suy nghĩ . - Thảo luận, trình bày, phân tích cụ thể . - Suy nghĩ và trả lời . -Sử dụng các chi tiết kỳ ảo . Phần I Phần II - Cá bống - Con gà biết nói tiếng người . - Chim sẻ - Trang phục đi hội - Chim vàng anh - Xoan đào - Khung cửi - Quả thị Giống Khác -Đều là những nhân vật dân dã, bình dị. - Tạo ấn tượng thẩm mỹ cho câu chuyện. - Đều là những yếu tố phù trợ cho Tấm Phần I Phần II - Do Bụt đem lại - Linh hồn của Tấm gửi gắm vào. Thể hiện sự chuyển biến trong cuộc đấu tranh của Tấm : ngày càng quyết liệt hơn . - Sự đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn của Tấm được thể hiện cụ thể : Phần I Phần II + Tấm khóc. + Có Bụt giúp đỡ. Sự phản kháng, đấu tranh còn yếu đuối . + Tấm không khóc. + Không có Bụt giúp đỡ. Tấm tự đấu tranh và đấu tranh mạnh mẽ hơn. - Vậy qua đó, nhân dân ta muốn gửi gắm quan niệm gì về hạnh phúc ? - Kết thúc truyện có hậu đã phản ánh ước mơ gì của nhân dân ? Hãy phân tích ? * GV có thể minh họa thêm bằng thơ . Chính vì vậy Nguyễn Khoa Điềm đã viết : “ Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu “ - Đồng thời kết thúc này hé lmở cho các em biết điều gì về tâm hồn của nhân dân lao động ? *GV dẫn dắt : - Sau khi học xong truyện Tấm Cám, em rút ra được những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật của truyện ? - Suy nghĩ , thảo luận , trình bày, bổ sung . - Suy nghĩ, thảo luận, trình bày, bổ sung . - Độc lập suy nghĩ , trả lời . - Trình bày , bổ sung . - Quan niệm của người xưa về hạnh phúc: +Để có được hạnh phúc thì con người phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài hết sức gian lao, vất vả . + Muốn có hạnh phúc lâu bền thì con người phải có ý thức tự đấu tranh giữ lấy hạnh phúc +Hạnh phúc không phải ở đâu xa mà ở ngay chính cõi đời này. - ước mơ của nhân dân : + ước mơ đổi đời (cô Tấm từ đứa trẻ mồ côi bị hắt hủi, hành hạ, bị tước đoạt cả vật chất lẫn tinh thần, từ cái nhỏ nhất (cái yếm đỏ) đến cái lớn nhất ( là sinh mệnh) đã vụt đứng lên đấu tranh quyết liệt để giành hạnh phúc cho mình cuối cùng làm hoàng hậu) + Thiện thắng ác, ở hiền gặp lành ước mơ thực hiện lẽ công bằng xã hội . Thể hiện tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời của nhân dân ta . III . Củng cố : 1. Nội dung : + Truyện phản ánh cuộc đời đáng thương, bất hạnh và cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc của Tấm . + Phản ánh quan niệm về hạnh phúc, ước mơ đổi đời, thực hiện lẽ công bằng xã hội, tinh thần lạc quan yêu đời của nhân dân . 2. Nghệ thuật : +Lời kể chuyện hấp dẫn , sử dụng yếu tố kỳ ảo khác nhau ở hai phần thể hiện sự chuyển biến trong thái độ hành động của Tấm Là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam . * GV : chia HS thành bốn nhóm, chiếu 4 câu hỏi .Yêu cầu thời gian suy nghĩ : 5 phút. Nhóm 1 : - Nêu ý nghĩa của tên gọi nhân vật Tấm , Cám (liên quan đến nhan đè truyện) Nhóm 2 : - Nhận xét về đời sống mà Tấm trải qua và hóa kiếp từ đầu đến cuối truyện ? Nhóm 3: - Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ thể hiện như thế nào trong truyện Tấm Cám ? - So sánh yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền thuyết qua truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ và trong thể loại cổ tích qua truyện Tấm Cám. - HS thảo luận, cử đại diện đứng dậy trình bày .Thời gian: 5 phút. - HS thảo luận, cử đại diện của nhóm trình bày bằng miệng . - HS thảo luận, cử đại diện nhóm đứng dậy trình bày. - Hiểu rõ khái niệm yếu tố kỳ ảo, liệt kê chính xác, cụ thể. - Nhớ lại khái niệm “truyền thuyết” và “ cổ tích IV. Bài tập nâng cao: * Tên gọi nhân vật Tấm, Cám có hai ý nghĩa : - Thể hiện đời sống dân dã, bình dị, gợi sự gần gũi , quen thuộc với nhân dân lao động. - Gợi nhắc thân phận con người : nhỏ bé, hết sức trần thế . Ngay từ đầu, tên của hai nhân vật chính cũng là nhan đè truyện đã gợi không gian trần thế, không gian đồng ruộng mang không khí cổ tích . *Đời sống của Tấm có hai điều đáng lưu ý : - Quyền sống của Tấm luôn luôn bị tước đoạt . + Từ cái nhỏ nhất (cái yếm đỏ) đến cái lớn nhất (tính mạng) Sự tước đoạt của Tấm lên đến đỉnh điểm , khác với người em trong Cây khế. + Tần số bị tước đoạt: nhiều lần. - Sức sống bền bỉ của cái thiện . Qua các yếu tố kỳ ảo để thực hiện ước mơ thiện thắng ác, ở hiền gặp lành Bộc lộ lòng yêu đời, lạc quan của nhân dân lao động . *a) Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ là sử dụng các yếu tố kỳ ảo .Các yếu tố kỳ ảo trong truyện Tấm Cám: Nhân vật kỳ ảo: ông Bụt; Động vật kỳ ảo : con gà, chim sẻ, chim vàng anh; Đồ vật, vật thể kỳ ảo: cây xoan đào (khung cửi ), cây thị ( quả thị ); Sự biến hóa kỳ ảo. b) So sánh : + Giống: Có tác dụng làm cho câu chuyện hấp dẫn, sinh động . Nhóm 4: - Suy nghĩ của em về nhân vật Bụt, vua trong truyện Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích nói chung ? - Ra bài tập cho cả lớp : Bài tập 2: Phần nâng cao . Bài tập ô chữ : theo hướng tích hợp và tích cực: Phát cho mỗi em một đề sẵn . - Em hãy dùng kiến thức của mình để giải ô chữ này khi học xong chuyện Tấm Cám . Sau khi điền chính xác các ô hàng ngang ,em sẽ tìm được một từ ở hàng dọc. Đó là từ gì ? - Thảo luận, tư duy … -Phải nắm được đặng trưng truyện cổ tích . -liên tưởng các truyện cổ tích khác. -Theo dõi . - Nhận đề . + Khác : Truyền thuyết Cổ tích Các yếu tố kỳ ảo ở thì quá khứ Nhằm bất tử hóa nhân vật,nhân vật ở cõi vĩnh hằng (nhân vật lịch sử) . Các yếu tố kỳ ảo ở thì hiện tại Giúp nhân vật vượt qua khó khăn để giành hạnh phúc nơi trần thế . *Nhân vật: - Bụt : có vai trò giúp đỡ người tốt. - Vua : phần thưởng cho người tốt. Cả hai nhân vật đều không có tâm lý, tính cách. Đó là kiểu nhân vật chức năng là đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam (Cây tre trăm đốt , Thạch Sanh…). V . Bài tập về nhà : - SGK Ngữ Văn 10, tr 83, sách nâng cao 1             2                 2                 4           5                 6               7             8             9             10                   11                   12               13       14                               15                   16           17                 18                   1. Những yếu tố kỳ ảo được sử dụng trong truyện cổ tích Tấm Cám có vai trò như thế nào đối với nhân vật Tấm ? (6 chữ) 2.Tấm Cám là một tác phẩm tự sự . Cốt truyện Tấm Cám có năm phần . Vậy, đoạn giới thiệu hoàn cảnh của Tấm là thuộc phần nào trong năm phần đó ? (8 chữ) 3. Vị trí cao sang nhất mà Tấm đã xứng đáng được hưởng là gì ?( 8 chữ) 4. Ngay tư đầu truyện, Tấm đã bị Cám tước đoạt mất phần thưởng gì? (5 chữ) 5.Tấm đại diện cho lực lượng nào trong xã hội ? (8 chữ) 6.Kiếp hồi sinh thứ hai, Tấm hóa thành cái gì ? (7 chữ) 7.Khi Tấm mất giỏ tép, Bụt đã ban tặng cho Tấm con vật gì ?( 6 chữ) 8. Một trong những ước mơ mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua truyện Tấm Cám là gì ? (khi mà Tấm từ một cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu ) (6 chữ) 9. Truyện cổ tích nào mà nhan đề của truyện lấy tên hai nhân vật chính , là hai chị em cùng cha khác mẹ ? (6 chữ) 10. Tấm đã ướm thử cái gì khi đi hội ? (9 chữ) 11. Bụt đã sai loài vật gì đến giúp Tấm nhặt thóc gạo ?(9 chữ) 12. Sau khi chết , Tấm đã hóa kiếp thành con vật gì đầu tiên ?(7 chữ) 13. Ai là người luôn xuất hiện ở phần một của truyện để giúp đỡ Tấm mỗi khi Tấm gặp khó khăn ?(3 chữ) 14. Nhân vật Bụt và vua thuộc kiểu nhân vật gì trong truyện cổ tích ?(15 chữ) 15.Khi vua ở quán nước bà cụ, hình ảnh nào đã khiến vua nghĩ đến người vợ khi xưa của mình ? (9 chữ) 16 . Con vật gì đã giúp Tấm tìm xương bống ?(5 chữ) 17 . Kiếp hồi sinh thứ ba, Tấm hóa thành cái gì ?(8 chữ) 18. Đặc sắc nhất của truyện Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung là sử dụng các yếu tố nghệ thuật gì ?(9 chữ). p h ù t r ợ t r i n h b à y   h o  à n  g   h ậ  U y ế  m đ  ỏ c  á  i   t h  i  ệ n   x o  a  n đ  à  o  c á  b ố  n  g  đ ổ i  đ  ờ  i  t ấ  m  c  á  m   c  h í ê c  g  i  à  y  đ  à  n  c h  i  m  s  ẻ   v à  n  g  a  n  h  b ụ  t  n  h â  n  v  ậ  t  c  h ứ  c  n  ă  n  g  m  i  ế  n  g  t  r  ầ u   c  o n  g à  k h  u  n  g  c  ử  i   y ế  u  t  ố  k  ỳ ả  o 

File đính kèm:

  • docgiao an tam cam.doc