Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn

+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè trên ruộng bậc thang

+ Làm các nghề thủ công:dệt, thêu, đan.

+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tit, đồng, chì,kẽm.

+ Nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công truyền thống.

+ Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao , quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa.

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 ĐỊA LÍ TRUNG DU BẮC BỘ ( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí) ************************************************* TIẾT 2 ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( Đã soạn trong KHDH môn Đạo đức) ************************************************* TIẾT 3 TOÁN ÔN TẬP: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. MỤC TIÊU : - Bước đầu hiểu biết số trung bình cộng của nhiều số. - Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số - Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: * Tìm số trung bình cộng của các số sau : a) 42 và 54 b) 36; 42 và 57 - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. - HS lắng nghe. 2.Thực hành: Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau : a) 25; 37 và 46 b) 132; 268 và 350 c) 36; 45; 53 và 86 - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Tổ Một góp được 36 quyển vở.Tổ Hai góp được nhiều hơn tổ Một 2 quyển nhưng lại ít hơn tổ Ba 2 quyển.Hỏi trung bình mỗi tổ góp được bao nhiêu quyển vở ? - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Gọi HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, chữa bài: Bài 3: Trung bình cộng của hai số bằng 15.Tìm hai số đó, biết số lớn gấp đôi số bé. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài 3.Ứng dụng: - Nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với mọi người biết về cách tìm số trung bình cộng, lấy được ví dụ minh họa. - HS làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - HS nêu - HS trả lời - HS lên bảng làm bài - Lắng nghe - HS làm bài - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận **************************************************************** Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU : - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng ; tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ vừa tìm được ; nắm được nghĩa từ “tự trọng” . - Giáo dục HS sử dụng đúng từ khi nói , viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: * Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây: a) Ngay b) Thẳng - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2.Thực hành: Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ “ trung thực” - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Tìm 3 từ ghép bắt đầu bằng tiếng tự: a) Mang nghĩa là tự bản thân b) Không mang nghĩa là tự bản thân - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Câu ca dao nào dưới đây ca ngợi tính trung thực ? A. Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. B. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà Lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng, lấy được ví dụ minh họa. - 2 HS lên bảng làm bài - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe ************************************************* TIẾT 2 LỊCH SỬ NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN ( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí) TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN VIẾT THƯ ( KIỂM TRA VIẾT ) ( Đã soạn trong KHDH môn Tiếng Việt) ************************************************* Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 KHOA HỌC ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN ( Đã soạn trong KHDH môn Khoa học) *********************************************** TIẾT 2 MĨ THUẬT CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( TIẾP) ( GV chuyên soạn và dạy) *********************************************** TIẾT 3 ĐỊA LÍ: ÔN TẬP : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè trên ruộng bậc thang + Làm các nghề thủ công:dệt, thêu, đan.... + Khai thác khoáng sản: a-pa-tit, đồng, chì,kẽm... + Nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công truyền thống... + Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao , quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là chính ? - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2.Thực hành: Bài 1: Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống : Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng ......, ........, ......., trồng rau và ......... trên nương rẫy, ruộng bậc thang .Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công như: dệt, thêu, đan, ...., ..... và khai thác khoáng sản. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Em hãy nêu quy trình sản xuất phân lân ? - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2016 TIẾT 1 KĨ THUẬT KHÂU THƯỜNG ( TIẾP) ( ( Đã soạn trong KHDH môn Kĩ thuật) *********************************************** TIẾT 2 TOÁN BIỂU ĐỒ ( TIẾP) ( Đã soạn trong KHDH môn Toán) ********************************************** TIẾT 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. MỤC TIÊU: - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 5 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 6 - HS có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm. II. LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Lớp tự sinh hoạt: - GV yêu cầu chủ tịch hội đồng tự quản điều khiển lớp. - GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt. 2. GV nhận xét lớp: - Lớp tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ có tiến bộ. - Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. - Tuyên dương những em có thành tích tốt trong học tập : - Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: - Một số em thường xuyên quên vở bài tập ở nhà: - Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. - Ngoan ngoãn lễ phép. - Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: - Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng. + Vệ sinh cá nhân chưa sạch. - Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn. 3. Phương hướng tuần tới: - Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải. - Tiếp tục thi đua học tập tốt - Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện tốt quy định của đội đề ra. - Thực hiện tốt an toàn giao thông 4. Củng cố-dặn dò: - Nhận xét giờ sinh hoạt lớp. - Nhắc HS tiếp tục phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại trong tuần tới. - Chủ tịch HĐTQ lên báo cáo - Lắng nghe - Lớp nghe nhận xét, tiếp thu. - Lớp nhận nhiệm vụ. - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 5

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2016_2017.doc