Giáo án lớp 5 tuần 1 - Trường tiểu học Lăng Tô

Tiết 1: Tập đọc

Thư gửi các học sinh

I.Mục tiêu.

 1. Đọc trôi chảy bức thư.

-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài,với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.

 2. Hiểu các từ ngữ :Tám mươi năm giới nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu

-Hiểu nội dung chính cuả bức thư. Bác Hồ rất tin tưởng hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

II Đồ dùng dạy học.

-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

-Bảng phụ viết sẵn đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 1 - Trường tiểu học Lăng Tô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 04 tháng 09 năm 2006 Môn: Tiếng Việt Tiết 1: Tập đọc Thư gửi các học sinh I.Mục tiêu. 1. Đọc trôi chảy bức thư. -Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài,với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng. 2. Hiểu các từ ngữ :Tám mươi năm giới nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu… -Hiểu nội dung chính cuả bức thư. Bác Hồ rất tin tưởng hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. II Đồ dùng dạy học. -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. -Bảng phụ viết sẵn đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Giới thiệu bài 2' HĐ1:Giáo viên đọc cả bài một lượt. 2' HĐ2: Học sinh đọc nối tiếp 2' 2 Luyện đọc HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc cả bài. 12-13' 3 Tìm hiểu bài. 9-10' HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung. HĐ2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2. HĐ3: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 3. 4 Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. 8-9' HĐ1: Đọc diễn cảm. HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng. 5 Củng cố dặn dò (2') Trong môn Tiếng việt lớp 5, các em sẽ được học về 5 chủ điểm: -Việt Nam tổ quốc em. -Cánh chim hoà bình. -Con người với thiên nhiên. -Giữ lấy màu xanh. -Vì hạnh phúc ngày mai. Tiết học đầu tiên hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em bài Thư gửi các học sinh. Nội dung thư như thế nào? Bác Hồ đã khuyên nhủ, trông mong những gì ở các em học sinh? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào bài học. -Cần đọc với giọng thân ái xúc động thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh. -Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Khai trường, tưởng tượng, sung sướng, hoàn toàn Việt Nam…. -Ngắt giọng: Cần nghỉ một nhịp {\} ở dấu phẩy, hai nhịp {\\} ở các dấu chấm câu. -Giáo viên chia đoạn: 3 đoạn. -Đoạn 1: Từ đầu đến.. vậy các em nghĩ sao? -Đoạn 2: Tiếp theo đến… công học tập của các em. -Đoạn 3: Đoạn còn lại. -Cho học sinh đọc trơn từng đoạn nối tiếp. -Hướng dẫn học sinh luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Tựu, trường, sung sướng… -GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm , giải nghĩa từ. -GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ học sinh lớp mình không hiểu mà SGK không giải nghĩa cho các em. -Giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn ở mục a. -GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung. H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? H: Sau cách mạng tháng tám nhiệm vụ của toàn dân là gì? H: Học sinh có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đất nước. H: Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào? -GV hướng dẫn HS giọng đọc {như đã hướng đẫn ở trên}. -Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc lên. GV gạch dới những từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt đoạn… -Đoạn 1: Luyện đọc từ Nhưng sung sướng hơn… đến các em nghĩ sao? -Đoạn 2: Luyện đọc từ sau 80 năm… đến của các… em. -Học đoạn thư { từ sau 80 năm giới nô lệ… đến … ở công học tập của các em}. -Cho học sinh thi đọc thuộc lòng đoạn thư. -GV nhận xét và khen những học sinh đoạ hay và thuộc lòng nhanh. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ. -Dặn học sinh về nhà đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. -Học sinh lắng nghe. -Học sinh nghe. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướg dẫn. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn. -1-2 Học sinh đọc cả bài. -Cả lớp đọc thầm chú giải trong SGK. -Một vài em giải nghĩa từ. -HS nghe. -1 HS đọc thành tiếng đoạn 1. -Cả lớp đọc thầm đoạn 1. -Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…. -Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. -HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, góp phần đưa đất nước đi lên. -1 HS đọc to. -Cả lớp đọc thầm. -Bác chúc học sinh có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc. -HS nghe GV hướng dẫn cách đọc và luyện đọc. -Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. -Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng. -Khoảng 2 đến 4 học sinh thi đọc. -Lớp nhận xét. Môn :Toán Tiết 1: Bài : Ôn tập: Khái niệm về phân số. I/Mục tiêu - Giúp HS: + Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc , viết phân số. + Ôn tập cách viết thương của phép chia hai số tự nhiên, cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số. + Học sinh đọc được phân số đã cho, viết được phân số khi nghe đọc, viết được thương phép chia hai số tự nhiên và biểu diễn được số tự nhiên dưới dạng phân số. +Tích cực và ham thích học tập môn Toán, có ý thức rèn luyện các phẩm chất để học tốt môn Toán… II/ Đồ dùng học tập +Các tấm bìa cắt sẵn như SGK, bộ đồ dùng học tập. III/ Các hoạt động dạy - học Hoạt động Giáo viên Học sinh 1: Ổ định lớp 2: Bài mới GTB HĐ 1: Ôn tập cách đọc viết phân số HĐ 2: Ôn tập mối liên hệ giữa phân số với phép chia hai số tự nhiên và giữa phân số với số tự nhiên. HĐ 3: Thực hành. Bài 1: Tính Bài 2:Viết các thương dưới dạng phân số. Bài 3 Bài 4: 3: Củng cố- dặn dò - Ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. -Dẫn dắt ghi tên bài học. - Giới thiệu phiếu học tập. Viết phân số biểu thị phần tô đậm. Nêu cách đọc. Viết ……………. Đọc: …………… - Nêu ý nghĩa của mẫu số, tử số. Viết …………… Đọc ……………. - Nêu ý nghĩa của mẫu số, tử số - HD học sinh kiểm tra kết quả thực hiện phiếu học tập. -Gọi một vài học sinh đọc lại các phân số vừa nêu. -GV nhắc lại: là các phân số. Viết lên bảng các chú ý. 1. Viết kết quả phép chia hai số tự nhiên dưới dạng phân số. 1 : 3 = … 4 : 10 = … 9: 2 = … - Trong những trường hợp trên ta dùng phân số để làm gì? -Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia hai số tự nhiên đã cho. 2. Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số theo mẫu. 3 = 3: 1 = ; 12 = …… 128 = ……; 2001 = …… - Số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số là. 3. Số 1 có thể viết thành phân số nào? - Em có nhận xét gì về những phân số bằng 1. 4. Số 0 có thể viết thành những phân số nào? - Em có nhận xét gì về những phân số bằng 0? Đọc các phân số và nêu tử số, mẫu số. 3 : 5= … ; 75 : 100 = … ; 9: 17= -Cho học sinh làm vào vở. -Nhận xét chữa bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhận xét sửa bài. -Nhận xét chốt ý. -Nhận xét tiết học. -Nhắc HS làm bài và chuẩn bị bài sau. -Nhắc lại tên bài học. -HS thực hiện phiếu học tập và phát biểu. Băng giấy được chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần tức là tô màu hai phần 3 băng giấy, ta có phân số: đọc là hai phần ba. Băng giấy được chia làm 10 phần bằng nhau, tô màu 5 phần tức là tô màu 5 phần 10 băng giấy. Ta có phân số đọc là năm phần mười. - HS thực hiện tương tự vào phiếu học tập. -Thực hiện. Đọc theo yêu cầu. -Nghe. -HS chú ý. 1 : 3 = ; 4 : 10 = … - Ghi kết quả của một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. , …….. - Phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1. - HS có thể viết , , … - Phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. - HS viết , … - Tử số bằng 0 và mẫu số khác 0. - Nối tiếp nêu. -Nhận xét sửa sai cho bạn. , ……. - HS viết bảng con. 1 HS lên bảng viết. -Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -HS tự làm vào vở tương tự cách làm như bài 2. -1HS lên bảng làm. -Nhận xét sửa bài. - Tự làm bài, đổi vở kiểm tra chéo. a) 1 = b) 0 = Môn: Chính tả( Nghe viết) Tiết 1 : Việt Nam thân yêu Quy tắc viết c\k, g\gh, ng\ngh I.Mục tiêu: -Nghe viết đúng, trình bày đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi. -Nắm vững quy tắc viết chính tả. II.Đồ dùng dạy – học. -Bút dạ và một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2,3, cho HS làm việc theo nhóm hoặc chơi thi tiếp sức. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Giới thiệu bài. 2 Hướng dẫn HS nghe viết HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt. HĐ2: GV đọc cho HS viết. HĐ3: Chấm, chữa bài. 3 Làm bài tập chính tả. HĐ1: Hướng dẫn HS làmbài tập 2. HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3. 4 .Củng cố , dặn dò. -Để có được đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, phải đổ biết bao xương máu. Giờ đây, đất nước ta có những biển rộng mênh mông, những dòng sông đỏ nặng phù sa, những cánh cò bay lả dập dờn… Đó là nội dung bài chính tả Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mà hôm nay các em được viết. -GV đọc thong thả, rõ ràng với giọng thiết tha, tự hào. -Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả. Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó… kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp. -Luyện viết những từ học sinh dễ viết sai: dập dờn, Trường Sơn… -Nhắc nhở học sinh quan sát cách trình bày theo thể lục bát. -GV nhắc học sinh về tư thế ngồi viết. mỗi dòng thơ đọc 1 đến 2 lượt. -GV đọc từng dòng cho HS viết. Mỗi dòng thơ đọc 1-2 lượt. -Uốn nắn, nhắc nhở những học sinh ngồi sai tư thế. -GV đọc lại toàn bài cho HS kiểm soát lỗi. -GV chấm 5-7 bài. -GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm. -Cho HS đọc yêu cầu của bài. -GV giao việc: Các em có 3 việc như sau: -Một là: Chọn tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh để điền vào chỗ ghi số 1 trong bài văn sao cho đúng. -Hai là: Chọn tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh để điền vào chỗ ghi số 2 trong bài văn. -Ba là: Chọn tiếng bắt đầu bằng c hoặc k để điền vào chỗ ghi số 3 -Tổ chức cho HS làm bài. -Gv dán BT2 {đã chuẩn bị trước} lên bảng, chia nhóm, đặt tên nhóm. -GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm 3 em. 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em điền một tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. Thời gian là 2', tính từ khi có lệnh. -Tổ chức cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. -Thứ tự các số 1 được điền như sau: ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày -Thứ tự các số 2 được điền như sau: ghi, gái. -Thứ tự các số 3 được điền như sau: có, của, kiên, kì. -GV giao việc: các em có 3 việc cụ thể: -Một là phải chỉ rõ đứng trước i,e,ê thì phải viết k hay e? -Hai là: Đứng trước i,e, ê phải viết g hay gh. -Ba là: Đứng trước i,e,ê phải viết g hay ngh. -Tổ chức cho HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. -Đứng trước i, e, ê viết k. Đứng trước các âm còn lại viết là c. -Đứng trước i, e, ê viết là gh. Đứng trước các âm còn lại viết g. -Đứng trước i, e, ê. viết là ngh đứng trước các âm còn lại viết ng. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu học sinh làm bài tập nhớ về nhà làm lại. -Dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiếp sau. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe cách đọc. -Chú ý nội dung chính của bài. -Luyện viết những chữ dễ viết sai. -Quan sát cách trình bày bài thơ. -HS viết chính tả. -HS tự phát hiện lỗi và sửa lỗi . -Từng cặp học sinh đổi tập cho nhau để sửa lỗi. -HS lắng nghe để rút kinh nghiệm. -1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. -HS nhận việc. -Cho học sinh làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi. -3 nhóm lên thi tiếp sức. -Cả lớp quan sát, nhận xét kết quả của 3 nhóm. -HS chéo lời giải đúng. -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. -HS lắng nghe giáo viên giao việc. -HS làm bài cá nhân hoặc nhóm. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào Vở bài tập. Môn : Đạo Đức Bài1 :Em Là Học Sinh Lớp 5.( T1) I) Mục tiêu: Học xong bài này HS biết : -Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. -Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. - Vui và tự hào là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện là HS lớp 5. II)Tài liệu và phương tiện : - Các bài hát về chủ đề trường em. -Giấy , bút màu. - Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu ND GV HS 1.Kiểm tra bài củ: (5) 2.Bài mới: ( 25) a. GT bài: b. Nội dung: HĐ1:Quan sát và thảo luận MT:HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5. HĐ2:Làm bài tập 1 SGK. MT:Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5. HĐ3:Tự liên hệ ( bài tập 2 SGK ) MT:HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. HĐ4:Trò chơi phóng viên MT:Củng cố lại nội dung bài học. 3. Củng cố dặn dò: ( 5) - Nêu ND tiết học , yêu cầu môn học. -Kiểm ttra sách vở HS. * Nhận xét chung. * Hát bài hát: " Em yêu trường em", GT bài ghi đề bài lên bảng. * Yêu cầu HS tranh ảnh SGK trang 3-4và thảo luận trả lời câu hỏi : - Tranh vẽ gì? -Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ? - HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác ? - Theo em, chúng ta phải làm gì đẻ xứng đáng là HS lớp 5 ? + Yêu cầu các nhóm trình bày. * Nhận xét rút kết luận : Năm nay em đã lên lớp 5. lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt đẻ cho các em HS các khối khác học tập * Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi , làm bài tập 1. - Yêu cầu Một vài nhóm trình bày trước lớp. * Nhận xét rút kinh nghiệm chung : -Các điểm a,b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. -Bây giờ các em hãy xem mình làm những gì ,những gì cần cố gắng. * Nêu yêu cầu HS tự liên hệ : -Hãy suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5 ? + Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. -Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp. * Nhận xét rút kết luận :-Các em cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5. * HD HS thay nhau làm các phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số ND có liên quan đến chủ đề bài học : -Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì ? -Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5 ? -Bạn đã thực hiện những điểm nào trong chương trình" rèn luyện đội viên" ? + Nhận xét các phóng viên và câu trả lời. - Tổng kết nhận xét. * Về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: -Mục tiêu phấn đấu; Những thuận lợi đã có ; Những khó khăn có thể gặp; Biện pháp cần khắc phục; Những người có thể hổ trợ em ? * Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau. * Kiểm ttra chéo sách vở lẫn nhau. -Báo cáo kết quả kiểm ttra. * Hát bài hát. -Nêu đầu bài. * Quan sát ttranh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: -Nêu suy nghĩ của bản thân. -3,4 HS nêu ý kiến. -4,5 HS nêu. * Đại diện các nhóm trình bày. -Nhận xét các nhóm. * Tổng kết rút kết luận. -3, 4 HS nêu lại kết luận. -Liên hệ thực tế. * HS đọc bài tập, nêu yêu cầu thực hiện. -Thoả luận cặp đoi , trình bày kết quả. -Các nhóm trình bày trước lớp. -Nhận xét các nhóm. -Tổng kết rút kết luận. * 3, 4 HS nêu lại kết luận. -Nêu thêm những việc em cần làm. * HS tự liên hệ , thảo luận nhóm đôi. -Trao đổi thảo luận các với đề với nhau. -2,3 nhóm trình bày trước lớp. -Nhận xét rút lết luận. -3 , 4 HS nêu lại kết luận. -HS liên hệ bổ sung các mặt còn thiếu. * Lần lượt làm các phóng viên phỏng vấn các bạn về các vấn đề có liên quan đến bài học: -Thể hiện là các anh chị làm các việc tốt cho các em noi theo. -Cảm thấy lớn luôn gương mẫu , xứng đáng là lớp cuối cấp. + HS nhận xét bổ sung. -3,4 HS đọc ghi nhớ SGK. * Tự liên hệ làm bài tập ở nhà, vào phiếu học tập , -Nêu lại ND bài học. Chuẩn bị bài sau. Lịch sử Bài 1: "Bình Tây Đại Nguyên Soái" Trương Định. I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được. -Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biêu trong phong trào đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì. -Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vui đê kiên quyết cùng nhân dân chống quân pháp xâm lược. -Ông được nhân dân khâm phục, tin yêu và suy tôn là " Bình Tây đại nguyên soái". -Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố. II. Đồ dùng: -Hình vẽ trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. -Bản đồ học tập cho HS. -Phiếu học tập. -Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Giới thiệu bài mới. 2 Tìm hiểu bài. HĐ1; Tình hình đất nước ta sau khi thực dân pháp mở cuộc xâm lược. HĐ2; Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. HĐ3: Lòng biết ơn của nhân dân ta với Bình Tây Đại Nguyên Soái. 3 Củng cố dặn dò -GV giới thiệu bài cho HS. -Dẫn dắt và ghi tên bài. -GV yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời cho các câu hỏi sau. +Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta? +Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp? -GV gọi HS trả lời các câu hỏi trước lớp. -GV giảng thêm cho HS hiêu. -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu. -Đọc sách thảo luận để trả lời câu hỏi. . Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao? . Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào? ……… -GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận từng câu hỏi trước lớp. +Cử 1 HS làm chủ toạ của cuộc toạ đàm. +HD HS chủ toạn dựa vào các câu hỏi đã nêu để điều khiên toạ đàm. +GV theo dõi HS làm việc và là cố vấn, trọng tài khi cần thiết. -Nhận xét kết quả thảo luận. -GV kết luận ngắn về nội dung hoạt động: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước… -GV lần lượt nêu câu hỏi. +Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định? +Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện mà em biết về ông? …….. Kl: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phòng trào đấu tranh chống thực dân pháp…. -GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và hoàn thành nhanh sơ đồ. -GV tổng kết, giờ học và tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. -Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và làm các bài tập tự đánh giá kết quả và sưu tầm câu chuyện kể về Nguyễn Trường Tộ. -Nghe. -HS đọc SGK, suy nghĩ và tìm câu trả lời. -Dũng cảm đứng lên chống thực dân pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra…. +Nhượng bộ không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước. -2 HS lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi và bổ sung. -HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thao luận để hoàn thành phiếu. -Ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang. -Lệnh của nhà vua là không hợp lí…. -Băn khoăn suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không phải chịu tội phản nghịch….. -Báo cáo kết quả thảo luận và HD của GV. -Lớp cử một HS khá, mạnh dạn. -HS cả lớp phát biểu ý kiến theo sự điều khiển của bạn chủ toạ. -HS suy nghĩ, tìm câu trả lời và giơ tay xin phát biểu ý kiến. -Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh ban thân mình cho dân tộc, cho đất nước. -HS kể chuyện mình sưu tầm được. -HS kẻ sơ đồ vào vở và hoàn thành sơ đồ. Thứ ba ngày 05 tháng 09 năm 2006 Thể Dục Bài1:Giới thiệu chương trình, tổ chức lớp Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức” I.Mục tiêu: - Giới thiệu chương thể dục lớp 5. –Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. - Một số quy định về nội quy, yêu cầu rèn luyện. – Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. -Ôn đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học cách xin phép ra, vào lớp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to rõ, đủ nội dung. - Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức”: - Yêu cầu HS nắm được cách chơi, nội quy chơi, dứng thú trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện. -Vệ sinh an toàn sân trường. -Còi, bốn quả bóng bằng nhựa. III. Nội dung và Phương pháp lên lớp. Nội dung Thời lượng Cách tổ chức A.Phần mở đầu: -Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học. -Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. -Trò chơi: Tìm người chỉ huy B.Phần cơ bản. 1)Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. -Giới thiệu tóm tắt chương trình. -Thời lượng 2 tiết/tuần, trong 35 luần, cả năm 70 tiết. -Nội dung bao gồm: Bài thể dục phát triển chung ... 2) Phổ biến nội quy, yêu cầu luyện tập: Trong giờ học quần áo, phải gọn gàng, ngăn nắp ... 3) Biên chế tập luyện. -Chia tổ tập luyện theo biên chế lớp và lớp bầu ra. 4) Ôn tập đội hình đội ngũ. -Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học. 5) Trò chơi: “ Chuyền bóng tiếp sức” -Làm mẫu: Và phổ biến luật chơi. -Chơi thử một lần: -Thực hiện chơi thật. C.Phần kết thúc. -Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. -Cùng HS hệ thống bài. -Nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 1-2’ 1-2’ 2-3’ 3-4’ 2-3’ 2-3’ 6-8’ 1-2’ 1-2’ 1-2’ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ TIẾT 2: Bài : Ôn tập : Tính Chất Cơ Bản Của Phân Số. I/Mục tiêu: - Giúp học sinh: - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. - Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. II/ Đồ dùng học tập -SGK,Sách bài tập III/ Các hoạt động dạy – học Hoạt động Giáo viên Học sinh HĐ1: Bài cũ HĐ2: Bài mới GTB HĐ 1: Ôn tập tính chất cở bản của phân số. HĐ2: Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. Luyện tập Bài 1: Rút gọn phân số. Bài 2:Quy đồng mẫu số các phân số. Bài 3: HĐ3: Củng cố- dặn dò -Gọi HS lên bảng làm bài tập. -Nhận xét chung. -Dẫn dắt ghi tên bài học. Yêu cầu HS nêu tính chất cơ bản của phân số. - Viết lên bảng ví dụ -Ví dụ trên đã thể hiện tính chất cơ bản của phân số. - Người ta ứng dụng tính chất cơ bản của phân số để làm gì? - Viết ví dụ lên bảng. - Rút gọn phân số: -Rút gọn phân số để được một phân số mới như thế nào so với phân số đã cho? - Khi rút gọn phân số phải rút gọn cho đến khi không thể rút gọn được nữa. Phân số không thể rút gọn được gọi là gì? - Khi rút gọn phân số ta làm như thế nào? - Nêu yêu cầu và thời gian t hảo luận. - Các cách rút gọn phân số của nhóm em có giống nhau không? - Cách nào nhanh nhất? - Tính chất cơ bản của phân số còn để ứng dụng để làm gì? - Ghi ví dụ: Quy đồng mẫu số -Muốn quy đồng mẫu số hai phân số trước hết ta phải tìm gì? -Mẫu số chung là số phải chia hết cho 2 mẫu số của hai phân số đã cho. Trong ví dụ trên ta chọn mẫu số chung như thế nào? - Nêu yêu cầu làm bài và cho học sinh làm bài vào vở. Tổ chức trò chơi. -Nhận xét thái độ tham gia chơi trò chơi. -Nhận xét tiết học. -Nhắc HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. - 1HS đọc phân số và 1 HS viết phân số mà bạn vừa đọc. Sau đó chỉ ra đâu là tử số, mẫu số. - Lớp quan sát và nhận xét. -Nhắc lại tên bài học. - 1 – 2 HS nêu. -Thực hiện bài tập. HS chọn một số thích hợp điền vào ô trống. ……… -Rút gọn phân số hoặc quy đồng mẫu số. -Thực hiện vở nháp. = ………… -Nhận xét sửa. -Để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi và phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. -Phân số tối giản - Xét xem cả tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào khác 0. - Chia tử số và mẫu số đã cho cho một số tự nhiên đó. -Thảo luận theo bàn. rút gọn phân số -Đại diện các bàn nêu . -Có nhiều cách rút gọn phân số. - Cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho điều chia hết cho số đó. - Quy đồng mẫu số các phân số. -Tìm mẫu số chung. MSC: 5 x 7 = 35 = ……….. - HS làm bài vào vở. a) và ; b)… ; c)… - Thực hiện chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tiết 1: Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa. I.Mục đích – yêu cầu. -Giúp học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. -Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa. II.Đồ dùng dạy – học. -Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của bài tập 1. -Bút dạ và 2-3 tờ giấy phiếu phô tô các bài tập. III.Các hoạt động dạy – học. ND - TL Giáo viên Học sinh 1 Giới thiệu bài. 2 Nhận xét HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2. 3 Ghi nhớ. 4 Luyện tập. HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2. HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3. 5 Củng cố dặn dò.

File đính kèm:

  • docTUAN 1.doc
Giáo án liên quan