1. Kiến thức:
- Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận phân tích.
- Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức trong việc sử dụng thao tác lập luận phân tích vào làm văn.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12809 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án luyện tập thao tác lập luận phân tích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH SV:PhạmThị Xuân A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:- Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận phân tích.- Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích trong văn bản nghị luận. 3. Thái độ:- Học sinh có ý thức trong việc sử dụng thao tác lập luận phân tích vào làm văn. I. Ôn tập về lập luận phân tích Vai trò và mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích? Làm sáng tỏ luận điểm Thuyết phục người đọc người nghe ->Trong văn bản nghị luận: phân tích là thao tác bắt buộc mang tính tất yếu 2. Mục đích Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng). Giúp người đọc, người nghe nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề. 3. Yêu cầu Khi phân tích cần chia tách, đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các dối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,…). Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất II. Luyện tập Bài tập 1: Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào? Các quan hệ cơ sở để phân tích: a.Quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm trạng của Thúy Kiều) : đau xót, quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc. b. Quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: bài thơ “Lời kĩ nữ” của Xuân Diệu với bài thơ “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị. Bài tập 2 Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương. Tự tình Canh khuya văng vẳng trống canh dồn. Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con. Một bạn dự định trình bày những ý cơ bản sau : Theo em ý kiến trên đã bao quát đúng và đủ nội dung theo yêu cầu của bài chưa? Nếu chưa đúng và đủ, theo em cần phải trình bày những vấn đề cơ bản? Ý kiến trên không đúng. Vì đề chỉ yêu cầu phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật chứ không yêu cầu phân tích toàn bộ nghệ thuật của bài thơ. Bài cần nêu các ý cơ bản sau: + Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc. Chú ý phân tích các từ ngữ: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con. + Nghệ thuật sử dụng từ trái nghĩa: say-tỉnh, khuyết – tròn, đi –lại. + Nghệ thuật sử dụng phép lặp từ ngữ (xuân), phép tăng tiến . (san sẻ-tí-con con). + Phép đảo trật tự cú pháp trong câu 5,6: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. BT 1: (SGK - Tr43) Câu hỏi Thế nào là thái độ tự ti? Biểu hiện của thái độ tự ti? Tác hại của thái độ tự ti? Thế nào là thái độ tự phụ? Biểu hiện cảu thái độ tự phụ? Hãy nêu tác hại của thái độ tự phụ? Cần có thái độ và cách ứng xử như thế nào trước những biểu hiện đó? Thái độ tự ti Khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn. Những biểu hiện của thái độ tự ti: + Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình. + Nhút nhát, tránh những chỗ đông người. + Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao… Tác hại của thái độ tự ti: + Sống thụ động, không phát huy hết năng lực vốn có, + Không hoàn thành nhiệm vụ . được giao. b. Thái độ tự phụ Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào. Những biểu hiện của thái độ tự phụ: + Luôn đề cao quá mức bản thân + Luôn tự cho mình là đúng + Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác… Tác hại của thái độ tự phụ: + Không đánh giá đúng bản thân mình + Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại c. Xác định thái độ hợp lí. Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu. Bài tập 2: (SGK-Trang 43). Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau: Lôi thôi sĩ tử va đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa. (Trần Tế xương, Vịnh khoa thi hương) Câu hỏi Tác dụng của nghệ thuật sử dụng các từ "lôi thôi", "ậm oẹ"? Phân tích biện pháp đảo trật tự từ trong hai câu thơ? Phân tích hình ảnh “vai đeo lọ” của sĩ tử và hình ảnh “miệng thét loa” của quan trượng? Qua những hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về cảnh trường thi được Trần Tú Xương phản ánh? Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc -> hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh: + “Vai đeo lọ” của sĩ tử: luộm thuộm, vất vả, bệ rạc + Miệng thét loa” của quan trường: có vẻ ra oai, nạt nộ nhưng tất cả đều là sự giả dối -> nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường => Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc. Bài tập về nhà Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương. Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng ddeuf ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ sau: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa. (Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi hương)
File đính kèm:
- giao an - xuan - Sao.ppt