Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 6, 7, 8

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (7) TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC

 TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG

I. Mục tiêu:

 - Kể được tên các môn học ở lớp

 - Bước đầu làm quen với từ chỉ hoạt động

 - Nói được các câu có từ chỉ hoạt động

 - Tìm được từ chỉ hoạt động thích hợp để đặt câu

II. Đồ dùng dạy học

 - Các bức tranh trong bài tập 2

 - Bảng gài và thẻ từ

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 6, 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày tháng năm 200 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (7) TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu: - Kể được tên các môn học ở lớp - Bước đầu làm quen với từ chỉ hoạt động - Nói được các câu có từ chỉ hoạt động - Tìm được từ chỉ hoạt động thích hợp để đặt câu II. Đồ dùng dạy học - Các bức tranh trong bài tập 2 - Bảng gài và thẻ từ III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh lên bảng làm bài tập - cả lớp làm vở Đặt câu hỏi cho các bộ phận gạch chân - Bạn Nhi là học sinh ngoan. - Bài hát em thích nhất là bài Bông hồng tặng mẹ. - Uyên là lớp trưởng lớp em. * Nhận xét cho điểm 2. Dạy học bài mới 2.1 Giới thiệu bài: Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động 2.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Treo thời khoá biểu của lớp yêu cầu học sinh đọc. - Kể tên các môn học chính của lớp mình - Kể tên các môn học tự chọn của lớp mình? Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu - Treo bức tranh và hỏi: - Bức tranh vẽ cảnh gì? - Bạn gái đang làm gì? - Từ chỉ hoạt động của bạn gái là từ nào? * Tương tự giáo viên giới thiệu 3 tranh - Giáo viên ghi 4 từ tìm được lên bảng: Đọc, viết, giảng, trò chuyện. Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu - Gọi học sinh làm mẫu - Sau đó cho học sinh thực hành nhóm đôi. Bài tập 4: Học sinh đọc yêu cầu bài - Viết bài tập lên bảng phụ * Nhận xét - 1 học sinh đọc thành tiếng - Cả lớp đọc thầm - Học sinh trả lời: Tiếng việt, Toán, Đạo Đức, TNXH, Nghệ thuật. - Anh Văn - Học sinh đọc yêu cầu - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ 1 bạn gái - Bạn gái đang học bài - Đọc - Học sinh trả lời - Đọc yêu cầu - Học sinh đại diện đọc trước lớp Bạn gái đang chăm chú đọc sách Bạn trai đang ngồi ngay ngắn để viết bài Nam nghe bố giảng giải Hai bạn gái đang trò chuyện vui vẻ - Đọc đề bài - Học sinh lên bảng làm - Học sinh cả lớp làm vở 3. Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Tìm từ nhanh Chia làm 4 đội nối tiếp nhau lên bảng ghi từ chỉ hoạt động. Đội nào ghi nhiều từ đội đó sẽ thắng * Nhận xét tiết học Thứ tư, ngày tháng năm 200 LT,C(8): TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI .DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Nhận biết được từ chỉ hoạt động trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (động từ) - Biết chọn lựa từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong bài ca dao - Luyện dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một nhiệm vụ (vị ngữ) trong câu. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung kiểm tra bài cũ. Nội dung bài tập 2,3 III. Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: Treo bảng phụ yêu cầu học sinh cả lớp làm bài tập sau: Điền từ chỉ hoạt động trạng thái còn thiếu trong câu sau: Giọng cô giáo giảng bài ....... Thầy Minh dạy toán......... Bạn Ngọc học giỏi ........ Mẹ nấu canh chua........ Hà lau bàn ghế........... Gọi học sinh lên làm bài Giáo viên kết luận đáp án đúng 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Từ chỉ hoạt động. Trạng thái 2.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Làm miệng - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Treo bảng học sinh đọc câu a. Con trâu ăn cỏ. - Con trâu đang làm gì? Nêu: Ăn chính là từ chỉ hoạt động của con trâu. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm các bài tập b, c Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài - Học sinh suy nghĩ và tìm các từ để điền thích hợp vào chỗ trống. - Gọi 1 số học sinh đọc bài làm - Cho học sinh đọc theo đáp án đúng Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài - Học sinh đọc 3 câu trong bài SGK - Học sinh tìm từ chỉ hoạt động của người trong câu ? - Muốn tách rẽ hai từ cùng chỉ hoạt động trong câu người ta dùng dấu phẩy. - Suy nghĩ ta nên đặt dấu phẩy ở đâu? - Một học sinh lên bảng viết dấu phẩy vào câu a. - Học sinh suy nghĩ làm các câu còn lại. - Cho học sinh đọc lại nghỉ hơi sau dấu phẩy * Củng cố - Dặn dò: - Trong bài này chúng ta đã tìm được những từ chỉ hoạt động trạng thái nào? - Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái của loài vật, sự vật trong những câu đã cho. - Con trâu - Ăn cỏ - Câu b (uống) - Câu c (toả) - Học sinh đọc bài - Trên bảng - Đọc bài - Từ chỉ hoạt động: Học tập tốt, lao động tốt - Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh. - Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. - Ăn, uống, tỏa, giơ, chạy, luồn, học tập, yêu thương, quý mến, kính trọng, biết ơn. Trò chơi: Tìm những từ chỉ hoạt động trạng thái Bốn đội lên chơi: Đội nào ghi nhiều từ đội đó thắng Tổng kết giờ học Nhận xét – Tuyên dương Thứ tư, ngày tháng năm 200 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (6) - CÂU KIỂU : AI LÀ GÌ ? - KHẲNG ĐỊNH PHỦ ĐỊNH - MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HT I. Mục tiêu: - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu giới thiệu có mẫu : Ai (con gì, cái gì) là gì ? - Biết và sử dụng đúng các mẫu câu phủ định. - Mở rộng vốn từ liên quan đến từ ngữ về đồ dùng học tập. II. Đồ dùng học tập: - Tranh minh họa bài tập 3 SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng đọc, cho HS viết các từ sau : sông Hồng, sông Hương, núi Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn. - 2 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV - Yêu cầu mỗi em đặt câu theo mẫu : Ai là gì ? 2. Bài mới : 2.1- Giới thiệu bài : 2.2- Hướng dẫn làm bài tập. * Bài 1. - Gọi 1 HS đọc đề bài. -> Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. - Yêu cầu 1 HS đọc câu a -> Em là HS lớp 2. - Bộ phận nào được in đậm ? -> ... Em - Phải đặt câu hỏi ntn để câu trả lời là em ? -> ... Ai là học sinh lớp 2 (nhiều HS nhắc lại) - Các câu còn lại : cách tiến hành tương tự như bài a * Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài -> Tìm những cách nói có nghĩa giống câu sau : - Yêu cầu 1 HS đọc câu a. +Mẫu giấy không biết nói. - Yêu cầu 1 HS đọc câu mẫu. -> 1 HS đọc câu mẫu trong SGK. - Các câu này cùng có nghĩa khẳng định hay phủ định ? -> ... Nghĩa phủ định. - Hãy đọc các cặp từ được in đậm trong các câu mẫu : -> 3 - 4 em đọc : không .... đâu ! có .... đâu ! đâu có - GV nêu : Khi muốn nói, viết các câu cùng nghĩa phru định tư thêm các cặp từ đó vào câu. - GV yêu cầu HS đọc câu b, c và nối tiếp nhau nói các câu có nghĩa phủ định. -> Một số em nói/ lớp chú ý nghe - nhận xét. - Y/c HS làm vào vở BTTV ->GV chốt ý Em không thích nghỉ học đâu ! Em có thích nghỉ học đâu ! Em đâu có thích nghỉ học ! * Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc để bài. - 1 em đọc đề, lớp chú ý lắng nghe. - Yêu cầu HS quan sát tranh và viết tên tất cả các đồ dùng em tìm được ra một tờ giấy trắng . - 2 em cùng bàn quan sát tìm đồ vật. - Gọi từng cặp lên trình bày. - Từng cặp lên bảng, 1 em đọc tên đồ dùng, 1 em kia chỉ vào tranh và nói tác dụng. - Có thể tổ chức thành cuộc thi "Tìm đồ dùng giữa các tổ" -> Cả lớp nghe, bổ sung nếu còn thiếu. - GV chốt lời giải đúng : 4 quyển vở, 2 chiếc cặp, 2 lọ mực, 2 bút chì, 1 thước kẻ, 1 êke, 1 compa. - Y/c HS làm vào vở BTTV. - HS làm vở BTTV 3. Củng cố - dặn dò: - Y/c cầu HS nêu lại các cặp từ được dùng trong câu phủ định. -GV nhận xét tiếp dạy. --------------------------------------------

File đính kèm:

  • docLUYNTV~1.DOC
Giáo án liên quan