Giáo án Luyện từ và câu 3: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “ ở đâu?”

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “ Ở ĐÂU?”

Giáo viên : Nguyễn Thị Kiều Ninh

Trường Tiểu Học Trực Đạo - Trực Ninh - Nam Định

I/ Mục tiêu:

- Giúp HS tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm được 3 cách nhân hoá.

- Ôn tập về mẫu câu “ Ở đâu?”, trả lời được câu hỏi theo mẫu câu

 “ Ở đâu?” .

II/ Chuẩn bị

- GV nghiên cứu kỹ bài và soạn giáo án

- Máy vi tính, đèn chiếu

- Phiếu học tập

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 3: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “ ở đâu?”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy môn tiếng việt Luyện từ và câu Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “ ở đâu?” Giáo viên : Nguyễn Thị Kiều Ninh Trường Tiểu Học Trực Đạo - Trực Ninh - Nam Định I/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm được 3 cách nhân hoá. - Ôn tập về mẫu câu “ ở đâu?”, trả lời được câu hỏi theo mẫu câu “ ở đâu?” . II/ Chuẩn bị - GV nghiên cứu kỹ bài và soạn giáo án - Máy vi tính, đèn chiếu - Phiếu học tập Tên sự vật được nhân hoá Cách nhân hóa a) Các sự vật được gọi bằng b) Các sự vật được tả bằng những từ ngữ c) Cách tác giả nói với mưa III/ Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học ổn định, giới thiệu người dự Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS lên bảng trả lời bài tập ( GV bật máy chiếu lần lượt từng câu) Câu 1: Tìm 3 từ cùng nghĩa với đất nước ? Câu 2: Trong khổ thơ sau sự vật nào được nhân hoá ? vì sao? Ngoài sông thím vạc Lặng lẽ mò tôm Bên cạnh sao hôm Long lanh đáy nước - GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn - GV nhận xét giờ kiểm tra và cho điểm HS 3. Dạy – học bài mới a. Giới thiệu bài mới : ở tuần 19 các con đã được học về phép nhân hoá. áp dụng bài học con đã tìm được Vạc là con vật được nhân hoá trong khổ thơ trên. Vậy Vạc được nhân hoá bằng những cách nào? giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con điều đó và chúng ta tiếp tục ôn tập đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu? “ (GV bật máy chiếu tên đầu bài – gọi 2 HS đọc lại đầu bài) b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. ( GV bật máy chiếu ghi nội dung đề bài 1) Hỏi: bài 1 yêu cầu gì ? - Gọi 2 HS đọc bài Bài 2: GV bật máy chiếu đề bài 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài và phần gợi ý. - Cho HS thảo luận theo bàn làm phiếu học tập - GV chiếu bài làm của 1 nhóm lên bảng để HS nhận xét - GV chốt lời giải đúng - Gọi lần lượt từng HS nhìn vào phiếu học tập của nhóm mình nêu từng sự vật được nhân hoá, chúng được gọi bằng gì, chúng được tả bằng những từ ngữ nào? Hỏi: dựa vào phiếu học tập của nhóm mình các con nối tiếp nhau mỗi con nêu một sự vật được nhân hoá? Chúng được nhân hoá ntn? (HS nêu từng sự vật nhân hoá, GV bật máy để từng chữ trên bài thơ bay xuống bảng ) Hỏi: trong bài thơ trên , các sự vật nào được nhân hoá? Hỏi; các sự vật trên được gọi bằng gì? GV giảng : Trước những cơn mưa, cơn giông bao giờ ta cũng thấy mây đen ùn ùn kéo đến làm cho đất trời mù mịt tạo cho ta cảm giác rất sợ. Những ở bài thơ này bằng cách gọi hết sức thân thiết “ chị mây” thì mọi cảm giác trên như bị xua đi thay vào đó là tâm trạng vui khi mây kéo đến. Tác giả gọi trời, sấm bằng “ ông”nghe thật hiền thân tình và đáng yêu Hỏi: ngoài cách gọi sự vật bằng ông, bằng chị, tác giả còn tả các sự vật bằng những từ ngữ nào? GV giảng: Mỗi sự vật nhân hoá đều có một sắc thái biểu cảm riêng. ở bài thơ này, khi mây “kéo đến” thì trăng sao lại “trốn” làm cho ta thấy vạn vật xung quanh như một cuộc chơi chốn tìm của trẻ thơ. Đất được tả bằng những từ ngữ “nóng lòng chờ đợi”. Đất đang khô khan nứt nẻ vì thiếu mưa dưới ngòi bút của tác giả đất như một con người đang trong tâm trạng chờ đợi mưa thật sốt ruột, nóng bỏng mong mỏi đến khắc khoải cho nên khi mưa xuống thì đất “hả hê uống nươc”. Sấm hiện lên với hình ảnh “vỗ tay cười” thật là ngộ nghĩnh. Ân vang của tiéng sấm không làm cho chúng ta giật mình mà nó đã trở thành tiếng vỗ tay reo vui đón chào mưa đến. Hình ảnh nhân hoá thật là độc đáo đó là ông trời “bật lửa”. Đó chính là ánh chớp loé lên khiến tác giả liên tưởng ông trời đang bật lửa. Hình ảnh này thật là thú vị nhưng cũng gần gũi thân quen. Hỏi: vậy tác giả đã nói với mưa ntn? GV giảng: Tiếng gọi mưa thật tha thiết làm cho ta có cảm nhận mưa như một người bạn tâm tình, thân thương bởi mưa đến đã gieo mầm cho sự sống làm cho cảnh vật thêm tưng bừng Hỏi: dựa vào việc làm bài tập hai con nào cho cô biết có những cách nhân hoá nào? GV chốt và bật máy cho HS đọc phần ghi nhớ ba cách nhân hoá? GV: phép nhân hoá được sử dụng rất nhiều trong thơ, văn. Nhân hoá làm cho sự vật sinh động, có hồn, đầy sức sống và ngộ nghĩnh gần gũi với con người. Chính vì thế các con cần áp dụng phép nhân hoá vào trong nói-viết văn và trong cuộc sống hàng ngày Bài 3. Chọn bộ phận trả lời đúng cho câu hỏi ở đâu? - GV chiếu bài tập 3 lên bảng để học sinh đọc thầm, suy nghĩ và chọn đáp án đúng - Gọi HS trả lời - Gọi HS nhận xét – GV chốt lại Hỏi: muốn tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu?” con làm ntn? - Gọi HS nhận xét- GV chốt lại - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi của từng phần. Bài 4. - GV chiếu đề bài 4 lên bảng - Gọi HS đọc lại đề bài - Gọi 1 HS đọc lại bài ở lại với chiến khu – HS cả lớp theo dõi bạn đọc - Gọi 3 HS lần lượt trả lời từng câu - Cho HS nhận xét – GV chốt lại - Gọi 1 HS trả lời cả bài 4 - 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV - Trả lời: cùng nghĩa với đất nước là Tổ quốc, giang sơn, non sông.... - Trả lời: Trong khổ thơ trên sự vật nhân hoá là vạc vì vạc được gọi bằng thím và hoạt động của vạc được tả bằng những từ ngữ tả hoạt động của con người đó là: lặng lẽ mò tôm. - HS nhận xét bài bạn - HS nghe - 2 HS đọc đề bài - Trả lời: bài 1 yêu cầu đọc bài thơ Ông trời bật lửa - 2 HS đọc- HS khác theo dõi - HS thảo luận viết tên các sự vật được nhân hoá, cách gọi tương ứng của sự vật, từ ngữ miêu tả sự vật cách tác giả gọi mưa - Các nhóm đối chiếu kết quả nhóm mình và nhận xét bổ sung: đã nêu đủ sự vật được nhân hoá chưa? đã tìm đủ đúng các từ ngữ gọi tên chưa? đã nêu đúng cách tác giả gọi mưa chưa? - HS nêu các sự vật được nhân hoá Ví dụ: Sự vật nhân hoá thứ nhất là trời, trời được gọi bằng ông, trời được tả bằng từ ngữ bật lửa... - Sự vật được nhân hoá là: trời, mây, trăng sao, mưa, đất, sấm? - Các sự vật được gọi bằng: ông, chị. - Bật lửa, kéơ đến, trốn, nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước, xuống, vỗ tay cười. - Tác gỉa nói với mưa thân mật như một người bạn. - Có ba cách nhân hoá sự vật là: + Dùng từ chỉ người để gọi sự vật. + Dùng các từ ngữ tả người để tả sự vật + Dùng cách nói thân mật giữa người với người để nới với sự vật - HS theo dõi - đọc thầm suy nghĩ và chọn đáp án. - a, ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây b , ở Trung Quốc c, ở quê hương ông - Con phải đặt được câu hỏi ở đâu để trả lời - a, Trần Quốc Khái quê ở đâu ? b , Ông học nghề thêu ở đâu? c, Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở đâu? - HS theo dõi - HS theo dõi - HS theo dõi - a, Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu ( chiến khu Bình Trị Thiên) b , Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở trong lán. c, Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình IV/ Củng cố Hỏi: Bài học hôm nay con ghi nhớ được điều gì? ( Con biết được ba cách nhân hoá, đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu?”) Hỏi: Con nào đặt 1 câu có bộ phận trả lời câu hỏi “ở đâu?” và nêu bộ phận trả lời câu hỏi “ở đâu?” là gì? Hỏi: Con hãy tìm câu thơ hoặc câu văn có sự vật nhân hoá và chỉ rõ sự vật nhân hoá đó được nhân hoá bằng những cách nào? Hỏi: Con Vạc được nhân hoá trong khổ thơ trong phần kiểm tra bài cũ được nhân hoá bằng những cách nào? Ngoài sông thím vạc Lặng lẽ mò tôm Bên cạnh sao hôm Long lanh đáy nước Trả lời: Con Vạc trong khổ thơ trên được nhân hoá bằng cách: + Dùng từ chỉ người để gọi sự vật, gọi Vạc bằng thím + Dùng từ ngữ tả người để tả Vạc đó là: lặng lẽ mò tôm. GV củng cố và nhận xét. Trực Đạo, ngày 20 tháng 01 năm 2008 Nguyễn Thị Kiều Ninh

File đính kèm:

  • docThiet ke bai day Tieng Viet 3 Nhan hoa On tap cach dat va tra loi cau hoi O dau .doc