Giáo án Luyện từ và câu lớp 2 cả năm

Tuần 1

Bài 1: Từ và câu

I-Mục đích yêu cầu :

- Bước đầu làm quen với khái niệm từ vá câu.

- Biết tìn cá từ liên quan đến hoạt động học tập.

- Bước đầu biết dùng từ đặt được những câu đơn giản có nội dung gần gũi với đời sống .

II-Đồ dùng dạy học :

- 8 hình vẽ người và vật,việc trong SGK.

- Có thể chữ rời ghi tên người và vật,việc trong SGK,mỗi loại 3 thẻ.

- 3 Thẻ chữ mỗi thẻ ghi tên một nhóm người cần tìm.BT3

- Bảng phụ để gắn 24 chữ thẻ chữ rời

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3874 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu lớp 2 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Bài 1: Từ và câu I-Mục đích yêu cầu : Bước đầu làm quen với khái niệm từ vá câu. Biết tìn cá từ liên quan đến hoạt động học tập. Bước đầu biết dùng từ đặt được những câu đơn giản có nội dung gần gũi với đời sống . II-Đồ dùng dạy học : 8 hình vẽ người và vật,việc trong SGK. Có thể chữ rời ghi tên người và vật,việc trong SGK,mỗi loại 3 thẻ. 3 Thẻ chữ mỗi thẻ ghi tên một nhóm người cần tìm.BT3 Bảng phụ để gắn 24 chữ thẻ chữ rời III-Các Hoạt động dạy và học: On định : bài mới: - Hoạt động 1 : - Giới thiệu bài :Từ lớp 2 chúng ta có phân môn mang tên gọi luyện từ và câu. Ghi bảng . Trong tiết học này chúng ta sẽ thực hành luyện tập sử dụng từ ngữ để đặt câu nói về cuộc sống xung quanh. - Hoạt động 2 : - Hướng dẫn làm bài tập: - Bài 1: Chúng ta có 8 hình rời vừ nói vừa gắn hình lên bảng thành hàng ngang 2 hình người,4 hình vật,2 hình việc. Mỗi người,vật,việc đều có tên gọi.Tên gọi người,vật,việc này được gọi là từ. Từ chỉ các nguời,các vật,việc trong các hình vẽ này được cô ghi ra từng thẻ chữ rời và gắn lên bảng.Chỉ bảng đã được xoay mặt trái lại,không cho nhìn thấy thẻ chữ .Nhiệm vụ các em là tìm bảng phụ thẻ chữ gọi tên từng hình vẽ rồi mau gắn lên bảng lớp,dưới hình vẽ được từ đó gọi tên.Nhớ gắn đúng vào chỗ dành cho tổ mình. Luật chơi như sau. Dòng ngang 2 là nơi gắn thẻ chữ của tổ 2 Dòng ngang 3 là nơi gắn thẻ chữ của tổ 3 Dòng ngang 4 là nơi gắn thẻ chữ của tổ 4 Dòng ngang 5 là nơi gắn thẻ chữ của tổ 1 Từng người trong tổ lần lượt lên chỗ bảng phụ tìm chữ,rồi quay về bảng chính gắn thẻ chữ ở chỗ dưới hình vẽ nơi dành cho tổ sau đó chạy về chỗ cũ cho bạn thứ 2 lên tìm tiếp,cứ thế cho đến khi tìn đủ 8 thẻ chữ gắn lên bảng lớp. - GV bắt đầu hô cho cảlớp thực hiện trò chơi - Nxét-tuyên dương tổ thự hiện đúng,nhanh,yêu cầu nêu tên gọi người,vật,việc gọi là từ. - Hoạt động 3: BT2. - Vừa rồi các em đã biết gắn các từ đã cho vào đúng hình ảnh của người,vật ,việc.Bây giờ ta thi đua tìm các từ mới. - Từ cần tìm của bài 2 thuộc 3 nhóm. Nhóm 1: là từ chỉ tính nết của học sinh Nhóm 2: là từ chỉ đồ dùng của học sinh . Nhóm 3:là từ chỉ hoạt động của học sinh . GV vừa nói vừa đính thẻ chữ lên ghi tên nhóm từ lên bảng gắn thành hàng ngang. từ chỉ tính nết của học sinh . từ chỉ đồ dùng của học sinh . từ chỉ hoạt động của học sinh Hình thức 3 tổ bốc thăm. Theo lệnh của cô từng em trong tổ chạy lên ghi 1 từ vào đúng vị trí của tổ.Chạy về chổ đưa phấn cho bạn thứ 2 cứ thế cho đến hết. - Mỗi bạn chỉ được thực hiện 1 lần - Viết sai chính tả không tính điểm. - Công bố điểm của từng tổ . - GV ghi bảng cho từng nhóm học sinh đọc. - Hoạt động 4: Mở sách giáo khoa trang 9 - Cho học sinh quan sát tranh 1. Tranh 1:Vẽ cảnh vật ở đâu? Trong cảnh có những ai? Có những vật gì ? - Các bạn trong tranh đang làm gì ? - Tranh 2 vẽ cảnh ở đâu ? trong tranh có những ai ? Có những vật gì ? các bạn trong tranh đang làm gì? - Các em viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh. - nhận xét .Chọn 3-5 hay đọc cho cả lớp nghe. Củng cố dặn dò : Trong tiết luyện từ và câu hôm nay được học những từ về gì ? Các em đã biết dùng từ đặt thành câu,để trình bày 1 sự việc . Về nhà tìm thêm các từ theo 3 nhóm đặt câu với 1 trong các từ tìm được. Chuẩn bị mở rộng vốn từ – từ ngữ về học tập dấu chấm hỏi .nhận xét chung tiết học . Hát - học sinh nhắc lại - Hs nêu yêu cầu. - Học sinh quan sát cách thực hiện của các tổ theo luật chơi - Học sinh quan sát để thực hiện đúng luật chơi. - Hs các tổ thực hiện- lớp cổ vũ động viên cho bạn xong- nêu lên nhận xét - các nhóm thảo luận - học sinh 3 tổ bố thăm. - học sinh các tổ thực hiện lớp cổ vũ - học sinh đọc theo yêu cầu - học sinh quan sát trả lời - trong công viên , các bạn nhỏ , cỏ và hoa - Bạn đang ngắm hoa, 3bạn vừa đi vừa trò chuyện - trong công viên, hoa nở đẹp, và có hai bạn nhỏ - Giơ tay định hái bông hoa - học sinh thực hành viết vào vở - người và sự vật, cảnh vật Tuần 2 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP, DẤU CHẤM HỎI I-Mục đích yêu cầu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập Rèn kĩ năng đặt câu :Đặt câu với từ mới tìm được sắp xếp lại trật tự các tư trong câu để tạo thành câu mới, làm quen với câu hỏi. II-Đồ dùng dạy học : Bảng quay,bảng nam châm có gắn các từ tạo thành nững câu ở BT3,hoặc bút dạ và 2,3 tờ giấy khổ to để học sinh làm bài tập.vởbài tập tiếng việt tập 1. III-Các Hoạt động dạy học : On định : Kiểm tra bài cũ :Tiết luyện từ và câu trước các em học bài gì ? Gọi 2 học sinh làm lại bài tập 3. Nói 1 câu về người hoặc vật trong mỗi tranh 1 và 2 - - nhận xét –phê điểm Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ Bài mới : Hoạt động 1: - Giới thiệu bài: tiết học này các em sẽ tiếp tục thực hành luyện tập sử dụng từ ngữ để đặt câu nói về học tập,biết cách sắp xếp các từ trong câu, làm quen với câu hỏi. Ghi tựa. Hoạt động 2: - Hướng dẫn làm bài tập. -- giáo viên ghi yêu cầu bài 1. Giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tìm các từ ngữ có tiếng học hoặc tiếng tập. Nhận xét GV đính 2 nhóm từ lên bảng(học tập) và 1 số từ ngữ có chứa 2 nhóm từ đó.yêu cầu đính đúng ở 2 nhóm từ . - GV nhận xét. Lưu ý :học sinh có thể đưa ra 1 số cụm từ chứ không phải từ VD: Học bài,học việc,tập nói,tập đi những trường hợp này vẫn chấp nhận vì ở bậc tiểu học không biệt từ với cụm từ và các tiếng học và tập,những từ như:tập sách,tập tễnh không chấp nhận vì những trường hợp này mang nghĩa khác. Bài 2 :Ghi yêu cầu bài 2 lên bảng. - hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài. - yêu cầu đọc bài làm của mình. - GV nhận xét – ghi điểm. Ví dụ :Lan là học sinh lớp 2 A. Nhờ chăm chỉ luyện tập nên em rất khỏe. Bài 3 : hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài. Bài tập này có sẵn 2 câu,các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới. - yêu cầu thảo luận nhóm. Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - Gọi học sinh lên bảng Nhận xét – phê điểm. Tên em là gì ? Em học lớp mấy ? Tên trường của em là Gì ? Cần đặt dấu chấm gì vào cuối mỗi câu trên ? - thu vở chấm, nhận xét Củng cố –dặn dò . Hỏi: hôm nay học bài gì ? Giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Có thể thay đổi vị trí các từ trong câu để tạo thành câu mới. Cuối câu hỏi có dâu chấm hỏi Chuẩn bị bài .Từ Chỉ sự việc, câu kiểu ai là gì ? Nhận xét chung tiết học . Hát - Từ và câu - học sinh thực hiện theo yêu cầu Nhận xét - học sinh nhắc lại -- học sinh đọc yêu cầu bài - Hs thảo luận –đại diện trình bày. Nhận xét - 1học sinh lên bảng thực hiện gắn một nhóm từ học : học hành, học hỏi, học tập, năm học …….. tập : tập đọc, tập viết, tập thể dục, tập làm văn ….. -2 học sinh đọc - học sinh làm bài - 2 học sinh đọc , nhận xét - học sinh đọc yêu cầu bài - học sinh thảo luận nhóm - Hs làm bài ở lớp Bác Hồrất yêu nhi đồng Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ Em là bạn thân nhất của Thu Bạn thân nhất của em là Thu - theo dõi - đặt dấu chấm hỏi vì đây là câu hỏi - học sinh làm bài vào vở bài tập - trả lời . Tuần 3 Từ chỉ sự vật–Câu kiểu Ai là gì ? I-Mục đích yêu cầu: Nhận biết được các từ chỉ sự vật(danh từ ) Biết được câu theo mẫu ai (hoặc cái gì ? Con gì ?)là gì? II-Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ các sự vật sách giáo khoa Bảng phụ viết nội dung bài tập thẻ ghi các từ,vở bài tập III-Các hoạt động dạy học : On định : Kiểm tra bài cũ : Chia lớp 2 dãy tìm từ ngữ có tiếng học,1 một số từ ngữ có tiếng tập. Nhận xét. - Yêu cầu đặt câu với từ có tiếng học,tiếng tập. Nhận xét phần kiểm tra bài cũ . Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :Trong tiết luyện từ và câu hôm nay cô và các em tìm hiểu từ chỉ sự vật –câu kiểu ai là gì ? - Ghi tựa bài. Hoạt động 2: - Hướng dẫn làm bài tập. - yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa . Để làm bài tập này các em hãy thảo luận và quan sát 8 tranh. - học sinh xếp tranh về người,con vật,đồ vật,cây cối và tìm từ ngữ về người,con vật,đồ vật,cây cối. - phát phiếu Gọi học sinh chỉ những từ ngữ chỉ người,đồ vật,con vật,cây cối. + Bộ đội,công nhân,máy bay,cây dừa,cây mía,con voi,con trâu,ô tô - yêu cầu nêu lại các từ ngữ trên. Bài tập 1:Các bức tranh những từ chỉ người,đồ vật,cây cối con vật. Vậy những từ chỉ người,đồ vật,cây cối, con vật gọi là gì ? - Hoạt động 3 : hướng dẫn bài tập 2: ghi yêu cầu lên bảng hướng dẫn làm cột 1. Từ qúy mến có thể đánh dấu chéo( x) vào được không ? Vì sao ? Nhận xét. Từ Bảng đánh dấu x được không? Vì sao ? Từ đi đánh dấu được không ? Vì sao ? Nhận xét. - Yêu cầu học sinh làm 3 cột còn lại của bài 2. * Em hãy nêu lại những từ chỉ người,đồ vật,con vật,cây cối ở bài tập 2. - Ngoài những từ chỉ sự vật ờ bài tập 1 và bài tập 2 các em tìm thêm 1 số từ chỉ sự vật khác mà em biết. -- Nhận xét. Hoạt động 4: Để luyện đặt câu với các từ chỉ người,đồ vật,con vật và cây cối. - bài tập 3. Đặt các câu theo kiểu sau.Ghi bảng Ai (hoặc cái gì,con gì ) Trong câu này bạn Vân Anh là gì? -Ai là học sinh lớp 2A? Những từ ngữ nào trả lời cho ai ? Các em đã hiểu về giới thiệu về người,đồ vật cây cối. - Yêu cầu làm bài tập 3. - Giáo viên hướng dẫn làm bài Câu của bạn đặt theo kiểu nào ? Trò chơi: Yêu cầu từng đội(1 học sinh nêu từ ,1 học inh giới thiệu về câu có từ bạn nêu(Bất kì người,cây cối,con vật) VD: Cây lúa là cây lương thực . Bác sĩ là người chữa bịnh cho em. 4-Củng cố –dặn dò : Trong tiết học luyện từ và câu hôm nay được học từ ngữ về những gì ?Về nhà tìm tiếp và đặt câu với những từ chỉ đồ vật,cây cối,con vật… Chuẩn bị từ chỉ sự vật,mở rông vốn từ,ngày ,tháng,năm. Nhận xét chung tiết học. Hát - 2 dãy thực hiện - Nhận xét - học sinh đặt câu – nhận xét - học sinh nhắc lại tựa bài - mở sách giáo khoa - thảo luận theo nhóm theo yêu cầu của bài - học sinh trình bày – đại diện nhóm lên đính theo yêu cầu - trả lời – gọi là từ chỉ sự vật - đọc yêu cầu của bài - nghe – quan sát - không – từ quí mến không phải là từ chỉ sự vật - được, từ chỉ sự vật - không, - Từ chỉ sự vật. - cô giáo, nai, thước kẻ, học trò, sách, thầy giáo, cá heo - học sinh tự tìm và trả lời . - Đọc yêu cầu bài tập 3 - là học sinh lớp 2A - Bạn Vân Anh Từ ngữdùng từ chỉ người Nxét- bổ sung. - HS đọc yêu cầu - Ai, cái gì, con gì ? - học sinh tìm và nêu theo yêu cầu - thực hiện trò chơi - Tuần 4 Từ chỉ sự vật-Mở rộng vốn từ. I-Mục đích yêu cầu: Mở rộng vốn từ chỉ sự vật. Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. Biết ngắt một đoạn văn thành nhựng câu trọn ý. II-Đồ dùng dạy học: Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại từ chỉ sự vật ở BT1 Bảng phụ viết đoạn văn ở BT3. VBT nếu có . III-Cac hoạt động dạy học : On định : Kiểm tra bài cũ :Từ chỉ sự vật,câu kiểu ai là gì ? Gọi 2 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu.Ai ? (Cái gì,con gì ?) Là gì ? Nhận xét ghi điểm. Giới thiệu bài mới: Trong giờ và câu tuần này cúng ta sẽ tiếp tục học các từ chỉ người,đồ vật,con vật,cây cối tập hỏi đáp về thời gian và thực hành ngắt đoạn văn thành các câu. - Viết tựa bài lên bảng Hoạt động 2: hướng dẫn làm bài tập : Bài 1:yêu cầu mở sách giáo khoa trang 35 đọc bài 1 tìm các từ theo mẫu. - hướng dẫn :tìm các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối - mỗi cột 3 từ (theo mẫu ) - Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm - Yêu cầu lớp làm bài điền đúng nội dung từng cột. Học sinh đọc tiếp sức bài đã làm. Nghe nhận xét phê điểm. Ví dụ :Chỉ người:Bác sĩ, công nhân, kĩ sư,giáo viên,nhạc sĩ diễn viên,nhà báo. - Chỉ đồ vật: Tủ, giường,ô tô,tàu thủy,máy bay,bút mực,thước… - Chỉ con vật:Gốu,gà ,chim bồ câu,khỉ,hươu,nai,dê. - Chỉ cây cối:Lan,huệ,thông,xà cừ,tre,chuối,quýt… Bài 2: - Gọi 1 Hs đọc đề bài. - yêu cầu ta tìm gì ? - yêu cầu học sinh thực hành theo mẫu. - Gọi 2 học sinh lên bảng . - yêu cầu học sinh hỏi đáp theo cặp trong nhóm. - Hỏi đáp trước lớp. Vídụ : Hôm nay là ngày bao nhiêu ?Tháng này là tháng mấy ?Một tháng có mấy tuần ? Một năm có bao nhiêu tháng ? Sinh nhật của bạn ngày nào? Bạn thích tháng nào nhất? Bạn vào học lớp 1 năm nào ? b-Một tuần có mấy ngày ?Hôm nay là ngày thứ mấy ? Một tuần chúng ta được nghỉ mấy ngày ? Bài 3:- yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài. Gọi 1 học sinh đọc 1 đoạn văn liền hơi. - Em thấy mệt không khi đọc mà không đươc ngắt hơi ? - Cả lớp các em có hiểu ý đoạn này không ? Nếu cứ đọc liền như vậy thì có khó hiểu không ? + Để giúp người đọc dễ đọc,người nghe dễ hiểu ý nghĩa Của đoạn chúng ta phải ngắt đoạn thành các câu. - Khi ngắt đoạn văn thành câu , cuối câu phải đặt dấu gì? chữ cái đầu câu viết thế nào ? - Nêu đoạn văn có 4 câu,hãy thực hiện ngắt đoạn văn thành 4 câu. Lưu ý :Mỗi câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn. - yêu cầu 1 học sinh lên bảng . Sưả bài: Trời mưa to Hoà quên mang áo mưa.Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình đôi bạn vui vẻ ra về 4-Củng cố :Luyện từ và câu học bài gì ? Tổng kết tiết học ,tuyên dương những em tích cực,nhắc nhỡ những em còn chưa chú ý bài,về nhà tìm thêm các từ chỉ người,đồ vật,con vật,cây cối… Chuẩn bị bài:Tên riêng và cách viết tên riêng câu kiểu ai là gì ?. Hát - 2học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - nhắc lại tựa bài - HS đọc yêu cầu bài . - thảo luận nhóm - Đại diện nhóm nêu miệng các từ ở 4 cột - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Đặt câu hỏi về ngày tháng năm,tuần,ngày trong tuần. - 2 học sinh , 1em hỏi, 1em trả lời - học sinh đọc yêu cầu bài - 1 Hs đọc liền hơi - rất mệt - không - Khó nắm được hết ý bài - Khó hiểu. - cuối câu có dấu chấm, chữ đầu câu viết hoa - học sinh làm bài - 1học sinh lên bảng làm bài - cả lớp làm bài vào vở - từ chỉ sự vật mở rộng vốn từ :ngày, tháng, năm Tuần 5 TÊN RIÊNG VÀ CÁCH VIẾT HOA TÊN RIÊNG CÂU KIỂU AI: LÀ GÌ ? I-Mục đích yêu cầu: Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật,biết viết hoa tên riêng. Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai ( Cái gì ?con gì ?) Là gì ? II_Đờ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn BT1,giấy khổ to,bút.VBT. III-Các hoạt động dạy học: On định : KTBC:Từ chỉ sự vật –mở rộng vốn từ .yêu cầu học sinh tìm một số từ chỉ tên người,tên vật. Yêu cầu học sinh đặt câu các từ chỉ người chỉ vật và gạch chân dưới từ đó . Nhận xét – ghi điểm . - nhận xét phần kiểm tra bài cũ 3-Bài mới: Giới thiệu bài :Đưa ra câu:Ở Việt nam có rất nhiều sông núi. Em hãy tìm từ chỉ vật,tử chỉ tên riêng trong câu trên? Em có nhận xét gì về cách viết các từ đó trong câu ? Tại sao trong câu đó có từ lại được viết hoa,có từ thì không ?muốn biết điều đó chúng ta học tiết luyện từ và câu :Tên riêng và cách viết tên riêng câu kiểu Ai là gì ? - Hướng dẫn làm bài tập:Treo bảng phụ 1HS đọc yêu cầu bài . - Cách viết các từ ở nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau như thế nào ?vì sao ? để trả lời được câu hỏi này các em quan sát so sánh cách viết các từ ở nhóm 1,với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm 2. Nhận xét – Kết luận :Các từ ở cột 1 là tên chung không viết hoa(sông núi,thành phố,học sinh ) Các từ ở cột 2 là tên riêng của một dòng sông,một ngọn núi,một thành phố,hay 1 người(Cửu Long,Ba Vì,Huế) - Các em nhận xét gì cách viết các từ ở nhóm 2. Kết luận :Các từ dùng để gọi tên riêng của 1việc ,sự vật cụ thể phải viết hoa. Gọi Hs đọc câu ghi nhớ SGK Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm Tìm một số từ chỉ tên riêng của 1 sự vật cụ thể. (Sông Hồng,Sông Thương,Sông Đồng Nai,Suối sỏi,Núi Đất,Võ Thị Sáu,Trần Hùng …) Nhận xét tuyên dương . Bài 2: Đọc yêu cầu của bài. Gọi HS lên bảng làm bài. (Trần Toàn,nguyễn Thị Lan,Suối sỏi,Núi Đất.) Nhận xét- ghi điểm. Tại sao phải viết hoa tên của bạn và tên của dòng sông ? Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài. Đặt câu theo mẫu:Ai(Cái gì,con gì)là gì ?để giới thiệu trường em môn học em ưa thích,và làng, xóm…của em Gọi HS nói các câu khác nhau. Ví dụ : Trường em là trường tiểu học Hoà Long A Trường học là nơi rất vui. Trường em là một ngôi trường nhỏ nằm bên con đường làng. Em thích nhất là môn toán. Môn học em thích là môn âm nhạc.Em học giỏi nhất là môn toán. Nhận xét- tuyên dương 4- Củng cố-dăn dò: Luyện tập và câu học bài gì ?Tên riêng của người,sông núi viết như thề nào ? Trò chơi:Thi viết tên riêng của sự vật(tiếp sức) Nhận xét tuyên dương Củng cố-dạn dò: Về nhà làm bài tập tiếp vở bài tập Chuẩn bị tuần sau- Nhận xét tiết học . Hát - 2HS nêu miệng - 2HS lên bảng đặt câu - Đọc câu mẫu Việt Nam,sông ,núi Việt Nam viết hoa Sông núi không viết hoa - Hs nhắc lại - Hs đọc - Hs quan sát trả lời Các từ ở nhóm 1 không viết hoa,các từ ở nhóm 2 viết hoa. - Viết hoa - Hs đọc - nhóm trình bày Nhận xét-bổ sung - Hs đọc yêu cầu bài 4Hs câu a:2 học sinh câu b: 2 học sinh Lớp làm bài tập nhận xét. - Tại vì tên của bạn, tên sông là tên riêng - 1Hs đọc học sinh đặt câu - Tên riêng và cách viết tên riêng câu kiểu Ai là gì ? - Thi đua giữa 2 đội Nhận xét Tuần 6 CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ? KHẲNG ĐỊNH , PHỦ ĐỊNH Mở rộng từ : TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP I-Mục đích: Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu ,giới thiệu Ai (cái gì ,con gì ) là gì ? Biết sử dụng đúng các mẫu câu phủ định. Mở rộng vốn từ liên quan đến từ ngữ về đồ dùng học tập. II-Đồ dùng dạy học : Tranh minh học bài 3 vở bài tập III-Các hoạt động dạy học: On định: Kiểm tra bài cũ :yêu cầu học sinh viết tên của núi,sông,người Nhận xét ghi điểm. Yêu cầu đặt câu theo mẫu Ai(Cái gì,con gì)là gì ? Nhận xét- ghi điểm. 3-Bài mới : giới thiệu.: Trong tiết luyện từ và câu ở tuần trước các em đã tập đặt câu,giới thiệu theo mẫu Ai(cái gì,con gì) là gì.Trong tiết học hôm nay các em sẽ tập đặt câu hỏi cho các bộ phận của kiểu câu trên.Sau đó học nói viết theo một số mẫu Câu khác nhau,học mở rộng vốn từ về ĐDhọc tập - ghi tựa. Hướng dẫn làm bài Bài 1: Gọi HSđọc yêu cầu bảng phụ. Học sinh đọc câu a: Em là học sinh lớp 2. - Bộ phận nào được in đậm. Phải đặt câu hỏi như thế nào để có câu trả lời là em? - học sinh lớp 2 là ai ? yêu cầu học sinh làm vào vở. Gọi HS đặt câu hỏi . VD:Ai là học sinh giỏi nhất lớp.? Học sinh giỏi nhất lớp là ai ? Môn học em yêu thích là gì ? Em yêu thích môn học gì ? Môn học gì em yêu thích ? Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Nêu câu hỏi – đặt câu hỏi . Bài 2 :yêu cầu học sinh đọc bài. Yêu cầu đọc mẫu. Các câu này cùng có nghĩa khẳng định hay phủ định.? Khi muốn nói,viết các câu có cùng nghĩa phủ định ta thêm các cặp từ trên vào trong câu(không đâu,có đâu,đâu có) Gọi Hs nêu miệng bài 2 câu b,c Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3. Đính tranh lên bảng yêu cầu Hs quan sát chia nhóm để tìm và ghi tên các đồ dùng học tập và tác dụng của mỗi đồ dùng đó . Nhận xét tuyên dương . 4 quyển vở – vở ghi bài. 3 chiếc cặp –cặp để đựng sách vở đồ dùng học tập 3 bút chì – để vẽ 2 lọ mực – mực để viết. 1 thứơc kẻ- kẻ đo đoạn thẳng 1 Ê ke –Vẽ đo 1Com pa –Vẽ vòng tròn. 4 – Củng cố : Trò chơi “Leo núi” chọn những đồ dùng học tập để đính từ chân lên đến đỉnh núi đội nào leo đến đỉnh trước thắng - Nhận xét Chuẩn bị bài:Từ ngữ về môn học.Từ chỉ hoạt động . Nhận xét tiết học . - hát - Hs viết nhận xét - Hs đặt câu Lan là hs giỏi. Cây lúa là cây lương thực Hs nhắc lại - Hs đọc - Em - Ai là Hs lớp 2 Nhắc lại HS làm bài Hs nêu miệng - 2 đội thực hiện nhận xét - Hs đọc bài Hs đọc nối tiếp các câu và nghĩa giống câu sau. Phủ định Hs nêu b-Em có thích nghỉ học đâu! Em đâu có thích nghỉ học! Em không thích nghỉ học đâu! c-Đây không phải là đường đến trường đâu!Đây có phải là đường đến trường đâu! Đây đâu có phải là đường đến trường Hs đọc yêu cầu bài Hs quan sát tranh Thảo luận trình bày Nhận xét - bổ sung 2 đội thực hiện nhận xét - tuyên dương Tuần 7 TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I-Mục đích: Kể được tên các môn học ở lớp. Bước đầu làm quen với từ chỉ hoạt động Nói được câu có từ chỉ hoạt động . Tìm được từ chỉ hoạt động thích hợp để đặt câu. II-Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ Vở bài tập III-Các hoạt động dạy học : On định : Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 hs lên đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được đặt duới(mẫu ai là gì ? Ghi bảng câu:Bé Uyên là học sinh lớp 1. Môn học em yêu thích là âm nhạc. Nhận xét – ghi điểm. Yêu cầu học sinh tìm những cách nói có nghĩa giống câu sau: Em không thích nghỉ học Em không thích nghỉ học đâu ! Em có thích nghỉ hịc đâu ! Em đâu có thích nghỉ học ! Nhận xét ghi điểm. 3- bài mới: giới thiệu - Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được làm quen với Các từ chỉ hoạt động. GV ghi bảng. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: (Miệng) yêu cầu học sinh đọc Gv treo thời khóa biểu của lớp,yêu cầu Hs đọc . Yêu cầu Hs kể tên các môn ở lớp. GV nhận xét bổ sung Bài 2 :yêu cầu Hs đọc bài. Treo lần lược 4 tranh , hỏi. Tranh 1 vẽ ai ?Bạn gái đang làm gì ? - Từ chỉ hoạt động của bạn gái là từ nào ? Tranh 2 vẽ ai ?Bạn trai đang làm gì ? Từ chỉ hoạt động của bạn trai là từ nào ? Tranh 3,4 yêu cầu thảo luận Tranh 3 nghe ,giảng giải Tranh 4 nói,kể,trò chuyện. Bài 3: Đọc yêu cầu bài. Yêu cầu đọc mẫu. Yêu cầu Hs thực hành theo cặp và làm bài trước lớp. Nhận xét từng câu của HS. VD: Bạn gái đang đọc sách chăm chú . Bạn nhỏ đang xem sách. Bạn trai đang viết bài. Cậu học trò đang chăm chú làm bài tập. Bố đang giảng bài cho con. Cậu học sinh đang nghe bố giảng bài . Hai bạn học sinh đang trò chuyện với nhau. Hai bạn gái đang nói chuyện vui vẻ. Bài 4: Hs đọc bài. Chi lớp làm 4 nhóm tìm từ thích hợp diền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng. Cô Tuyết Mai dạy môn tiếng việt. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Cô khuyên chúng em chăm học . 4-Củng cố – dặn dò : Luyện từ và câu học bài gì ? Trò chơi:Tìm các từ chỉ hoạt động Nhận xét tuyên dương Về nhà đặt câu có từ chỉ hoạt động học tập. Chuẩn bị :Từ chỉ hoạt động, trang thái, dấu phẩy 2 Hs lên bảng đặt câu hỏi. Ai là Hs lớp 1 ? Môn học em yêu thích là gì ? - 2 học sinh thực hiện cách nói - Hs nhắc lại -Hs đọc yêu cầu bài - Hs đọc thời khóa biểu - kể : tập đọc , toán, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn, đạo đức, TNXH, nghệ thuật …nhận xét - Hs đọc yêu cầu bài - HS quan sát trả lời. - Bạn gái. Đọc bài,đọc sách,xem sách. Đọc Bạn trai(viết bài,làm bài) Viết,làm Thảo luận trình bày. Hs đọc Em đang đọc bài. Hs thực hành Nhận xét - Hs đọc yêu cầu bài Hs làm bài theo nhóm trình bày nhận xét Nhận xét Từ ngữ về môn học, từ chỉ hoạt động Thi đua giữa 2 đội. Tuần 8 TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI DẤU PHẨY I-Mục đích: Nhận biết được các từ chỉ hoạt động,trạng thái của loài vật,sự vật trong câu. Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong bài đồng dao. Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu. II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết để trống từ chỉ hoạt động 4 tờ giấyA3 bút dạ,bảng phụ bài 1,2 III-Các hoạt động dạy học: On định : Kiểm tra bài cũ : yêu cầu hs làm bài Treo bảng phụ. Chúng em nghe cô giáo giảng bài Thầy Tấn dạy môn toán. Cô Lan giảng bài rất hay. Bạn Ngọc học giỏi nhất lớp. Tổ trực nhật quét lớp Hà đang lau bàn ghế. Nhận xét ghi điểm. 3-Bài mới: giới thiệu . Tiết luyện từ và câu hôm nay các em tiếp tục luyện tập,cách dùng các từ chỉ hoạt động,trang thái.Sau đó tập dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động trạng thái trong câu. Hướng dẫn làm bài . Bài 1: (miệng). Gọi Hs đọc yêu cầu của bài. Treo bảng phụ yêu cầu đọc câu a Từ nào là chỉ loài vật của câu này ? Con trâu đang làm gì ? An chính là từ chỉ hoạt động của con trâu. Tương tự các em tìm ở câu b Câu c tìm từ chỉ trạng thái của sự vật. - An,uống,tỏa. Bài 2 :Gọi hs đọcyêu cầu bài. Yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi chọn từ chỉ hoạt động đã cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong bài đồng dao. Trò chơi : tiếp sức. Cách chơi:Mội đội 4 hs(mỗi Hs điền 1 từ ) đội nào nhanh, đúng thắng. Con mèo,con mèo Đuổi theo con chuột. Giơ vút nhe nanh Con chuột chạy quanh Luồn hang luồn hốc. Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài a-Tìm các từ chỉ hoạt động của người trong câu. 2 từ : học tập,lao động trả lời cho câu hỏi “làm gì ?” Để tách rỏ 2 từ cùng trả lời cho câu hỏi “làm gì? “Trong câu ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào ? Gọi hs lên đánh dấu phẩy ở câu a Thảo luận nhóm gạch chân từ chỉ hoạt động . Nhận xét- tuyên dương. Lớp em học tập tốt lao động tốt. Cô giáo chúng em rất yêu thương qúy mến học sinh. Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy cô giáo. 4-Củng cố:Bài học hôm nay các em đã LT tìm và dùng từ chỉ hoạt động,trạng thái của loài vật,sự vật biết cách dùng dấu phẩy để đánh dấu các bộ phận câu giống nhau. Trò chơi:Leo núi. Tìm đúng từ chỉ hoạt động đính từ duới chân núi đến đỉnh núi đội nào trước thắng. Về nhà tìm

File đính kèm:

  • docTU VA CAU DU.doc