Tuần 10
Tiết PPCT : 10 BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:-Hệ thống hóa các kiến thức đã học
2.Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập.
3.Thái độ: - Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh : SGK, tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý 8 Tiết 10: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết PPCT : 10
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:-Hệ thống hóa các kiến thức đã học
2.Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập.
3.Thái độ: - Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh : SGK, tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
Lớp
Ngày dạy
Tiết dạy
Sỉ số
2.Bài mới:
Sự trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
Hôm nay các em sẽ cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học trong thời gian vừa qua
BÀI TẬP
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức đã học (10 phút)
Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày công thức tính áp suất chất lỏng
Học sinh có thể xem lại tập hoặc SGK để trả lời
1.Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thóang chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng
Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày công thức tính áp suất .Ý nghĩa của áp suất
Học sinh có thể xem lại tập hoặc SGK để trả lời
2.Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép : P = F/S
Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày công thức tính vận tốc
Học sinh có thể xem lại tập hoặc SGK để trả lời
3.Chuyển động đều: v = s/t
4.Chuyển động không đều: vtb=s/t
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái niệm các loại lực ma sát
Học sinh có thể xem lại tập hoặc SGK để trả lời
5.Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Hoạt động 3: Giải bài tập (25 phút)
Bài 1. Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.
Trả lời:
Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:
p1 = F1/S1 = 340.000 /1,5 = 226.666,6 N/m2 » 227.000 N/m2
Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là:
p2 = F2/S2 = 20.000N/250cm2 = 800.000 N/m2
Ta thấy p1 nhỏ hơn mấy lần so với p2. Xe tăng, máy kéo tuy nặng hơn ôtô nhưng nhờ có xích rộng bản nên chỉ gây một áp suất nhỏ lên mặt đường. Còn ôtô tuy không nặng bằng xe tăng, máy kéo nhưng vì diện tích tiếp xúc của bánh xe với mặt đường khá nhỏ nên ôtô gây một áp suất lớn hơn lên mặt đường.
Bài 2. Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m, cho d=10 000 N/m3
h2 =0,4m
h1 =1,2m
Trả lời:
Áp suất của nước ở đáy thùng là:
p1 = d.h1= 10.000 . 1,2 = 12.000 N/m2
Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,4m là:
p2 = d.h2 = 10.000 (1,2-0,4) = 8.000N/m2
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (5 phút)
+Hướng dẫn về nhà:
Xem lại nội dung các bài đã học chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết tuần sau
& RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Ly 8 Tiet 10.doc