Giáo án Lý lớp 8 tiết 1: Chuyển động cơ học

Tiết 1 : Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: - Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc; - Biết được tính tương đối của chuyển động hay đứng yên. Biết được các dạng của chuyển động.

 2. Kĩ năng: - Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Những thí nghiệm về các dạng chuyển động.

 3.Thái độ: - Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tính hợp tác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

 1. Cho cả lớp:

 - Hình vẽ: 1.1; 1.2; 1.3 phóng to trên giấy A0 hoặc các hình ảnh về các dạng chuyển động trên máy chiếu (nếu có).

 2. Cho mỗi nhóm học sinh: - Phiếu học tập hoặc bảng nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 8 tiết 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 – 09 – 2006 Chương 1 CƠ HỌC Tiết 1 : Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc; - Biết được tính tương đối của chuyển động hay đứng yên. Biết được các dạng của chuyển động. 2. Kĩ năng: - Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Những thí nghiệm về các dạng chuyển động. 3.Thái độ: - Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tính hợp tác trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Cho cả lớp: - Hình vẽ: 1.1; 1.2; 1.3 phóng to trên giấy A0 hoặc các hình ảnh về các dạng chuyển động trên máy chiếu (nếu có). 2. Cho mỗi nhóm học sinh: - Phiếu học tập hoặc bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG Hoạt động 1: (3ph) 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ;Sơ lược về chương trình vật lý 8. Sau đó cho học sinh quan sát hính.1 SGK. 2. Đặt vấn đề: Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây (H1.1). Như vậy có phải là mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không ? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi hỏi trên. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt đông 2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? Gọi HS đọc câu C1. - Tổ chức cho HS đọc thông tin sách giáo khoa để hoàn thành câu C1. - Thông báo nội dung 1 sách giáo khoa. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để hoàn thành câu C2 và C3 . - HS tự chọn vật làm mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc. C3 vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được gọi là đứng yên. HS làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi. Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Cho HS khai thác kênh hình 1.2. - Tổ chức HS thảo luận nhóm hoàn thành câu C4 và C5. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành câu C6. Cho đại diện HS lên ghi kết quả. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C7. GV thông báo tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Gọi HS trả lời câu hỏi đầu bài đặt ra. Hoạt động 4: Một số chuyển động thường gặp. - Cho HS khai thác hình 1.3a, b, c. - GV nhấn mạnh HS về quỹ đạo chuyển động và các dạng chuyển động. - Cho HS làm thí nghiệm vật rơi để xác định quỹ đạo chuyển động. - Cho HS hoàn thành câu C9. Hoạt động 5: Vận dụng. - Tổ chức HS hoạt động nhóm hoàn thành câu C10. - GV khắc sâu HS : Có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc, vật chuyển động. - Cho HS hoạt động nhóm thảo luận trả lời câu C11. - Tổ chức hoạt động cá nhân trên lớp lần lượt cho HS làm các bài tập 1.1. - Tổ chức hoạt động cả lớp làm bài tập 1.2; 1.3; 1.4 sách bài tập. - Đại điện cá nhân nhóm trả lời bài 1.3. - Đại điện cá nhân nhóm trả lời bài 1.4 sách bài tập. - GV yêu cầu HS làm các bài tập còn lại Hoạt đông 2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? - HS hoạt động nhóm tìm phương án để giải quyết câu C1. - HS ghi nội dung 1 vào vở. - HS hoạt động cá nhân để trả lời câu C2 và C3 theo sự hướng dẫn của thầy. - Thảo luận chung cả lớp thống nhất câu C2 và C3. - Rút ra kết luận chung nhất. - Cho HS tự ghi vào vở. Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - HS làm việc cá nhân khai thác kênh hình 1.2 và 1.3. - HS thảo luận nhóm hoàn thành câu C4 và C5. HS hoạt động nhóm nhận xét đánh giá. - HS thống nhất các cụm từ thích hợp để hoàn thành câu C6. - Cả lớp nhân xét thống nhất câu C7. HS lắng nghe GV thông báo tính tương đối của chuyển động . - HS ghi nội dung vào vở. - HS làm việc cá nhân hoàn thành câu C8. Hoạt động 4: Một số chuyển động thường gặp. - Quan sát khai thác nội dung các kênh hình, thảo luận nhóm đưa đến thống nhất. - Thảo luận nhóm kết hợp làm việc cá nhân hoàn thành câu C9. Hoạt động 5: Vận dụng. - HS hoạt động cá nhân hoàn thành trả lời câu C10. - HS lắng nghe GV thông báo. - Hoạt động nhóm hoàn thành trả lời câu C11. -Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 1.1. - HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài 1.1; 1.2 sách bài tập. - Hoạt động nhóm trả lời bài 1.3 sách bài tập. - Hoạt động nhóm trả lời bài 1.4 sách bài tập. - HS về nhà làm các bài tập còn lại. I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? Kết luận: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên Kết luận: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc. III. Một số chuyển động thường gặp Các dạng chuyển động cơ thường gặp là: chuyển động thẳng, chuyển động cong. IV. Vận dụng Câu C10 Câu C11 4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK vận dụng làm bài tập 1.5 và 1.6 trong sách bài tập. Em chọn vật làm mốc và vận dụng dụng tính tương đối của chuyển động hay đứng yên để hoàn thành bài tập đó. - Bây giờ cả 2 ô tô cùng chuyển động trên đoạn đường làm thế nào để nhận biết được ô tô nào chuyển động nhanh hơn ? Đó là nội dung vấn đề ta nghiên cứu trong tiết hôm sau. Các em vế nhà nghiên cứu kĩ để hôm sau ta học tốt hơn.

File đính kèm:

  • docT01.DOC
Giáo án liên quan