Tiết 14: CÔNG CƠ HỌC
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra sự khác biệt giữa các trườnh hợp đó.
-Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng với phương chuyển dời của vật.
2)Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính công để giải các bài tập liên quan.
3)Thái độ:
-Rèn tính trung thực, tính cẩn thận, chính xác khi báo cáo kết quả và giải các bài tập
B.Chuẩn bị:
-GV chuẩn hai tranh vẽ:
+Con bò kéo xe.
+Vận động cử tạ.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 8 tiết 14: Công cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/12/2007
Tiết 14: CÔNG CƠ HỌC
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra sự khác biệt giữa các trườnh hợp đó.
-Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng với phương chuyển dời của vật.
2)Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính công để giải các bài tập liên quan.
3)Thái độ:
-Rèn tính trung thực, tính cẩn thận, chính xác khi báo cáo kết quả và giải các bài tập
B.Chuẩn bị:
-GV chuẩn hai tranh vẽ:
+Con bò kéo xe.
+Vận động cử tạ.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1)Ổn định lớp: (1p)
-Kiểm diện HS lớp.
2)Kiểm tra: (4p)
-Ghi công thức tính lực đẩy Ácsimét? Giải thích và nói rõ đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?
-Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau. Hãy so sánh lực đẩy Ácsimét trong hai trường hợp đó? Hình 12.1 SGK. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao?
3)Bài mới:
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
2p
8p
10p
10p
5p
I.Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Trong đời sống hằng ngày, ngưởi ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em học sinh ngồi học, con bò kéo xe đều đang thực hiện công. Nhưng không phải trong các trường hợp nầy đều là “công cơ học”. Ví dụ một người đang ra sức đẩy một tảng đá nhưng tảng đá không nhúc nhích. Mặt dù người đó rất mệt nhưng công cơ học người đó bằng không. Vậy công cơ là gì?
II.Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học
-GV hướng dẫn HS quan sát hai hình “con bò đang kéo xe” và một “lực sĩ đang cử tạ” đang đứng yên thẳng đứng.
-GV thông báo con bò đang thực hiện một công cơ học. Còn lực sĩ dù rất mệt nhưng lúc nầy không thực hiện một công cơ học nào cả.
-C1: Vậy em có thể cho biết khi nào có công cơ học?
-C2: Em hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống trong câu kết luận?
-Yêu cầu HS đọc phần kết luận trong SGK.
III.Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về công cơ học
-GV gọi HS đọc câu C3: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào có công cơ học:
a)Một HS đang ngồi học bài.
b)Máy xúc đất đang làm việc.
c)Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp đến cao.
-Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-GV gọi HS đọc câu C4: Trong các trường hợp nào lực thực hiện công cơ học:
a)Đầu tàu hoả đang kéo các toa tàu chuyển động.
b) Quả bưởi đang rơi từ trên cao xuống.
c)Người công nhân đang dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.
-Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi C4.
-GV nhận xét các câu trả lời của HS và đưa ra phương án đúng.
IV.Hoạt động 4: Đưa ra công thức tính công thức tính công
-GV khẳng định: dưới tác dụng của lực làm cho vật di chuyển thì ta nói lực đã sinh công cơ học.
-Vậy công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào? (Lực và quảng đường di chuyển).
-Công thức tính công thể hiện hai yếu tố trên:
A = F.s
Trong đó:
+A là công của của lực F có đơn vị tính là jun, kí hiệu là J. (1J = 1Nm)
+F là lực tác dụng vào vật có đơn vị tính là Niutơn (N).
+s là quảng đường có đơn vị tính là mét (m).
-GV giới thiệu thêm hai trường hợp tính công: vật chuyển dời không theo phương của lực và chuyển dời theo phương vuông góc với lực.
V. Hoạt động 5: Vận dụng
-C5:Đầu tầu hỏa kéo toa xe với một lực F = 5000N làm cho toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo đầu tàu?
-Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cao cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.
-C7:Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang?
-GV hướng dẫn, giúp HS vượt khó ở câu C6 và C7.
-HS lắng nghe
-HS quam sát hình vẽ, lắng nghe GV để nhận biết trường hợp nào có sinh công cơ học, trường hợp nào không.
-HS làm việc cá nhân để trả lời câu C1.
-HS thảo luận nhóm để trả lời câu C2.
-HS đọc SGK.
-HS đọc câu hỏi SGK, sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C3.
-HS đọc câu C4, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
-Theo dõi các nhóm khác trả lời để nhận xét khi GV yêu cầu.
-HS làm việc cá nhân: công phụ thuộc vào yếu tố nào
-HS lắng nghe ghi nhận công thức tính công.
-HS nhắc lại đơn vị đo của quãng đường và lực.
-HS làm việc cá nhân để trả lời câu C5.
-HS thảo luận nhóm để trả lời câu C6 và C7.
+Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
+Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : lực tác dụng vào vật và quãng đường vật di chuyển.
+Công thức tính công cơ học khi lực làm vật di chuyển quãng đường s theo phương của lực là: A = F.s
Đơn vị tính công là jun kí hiệu là J.
1J = 1N.1m =
= 1Nm.
4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5p)
-Trong các trừơng hợp dưới đây trường hợp nào có công cơ học?
Cậu bé trèo lên cây.
Em học sinh ngồi học bài.
Nước ép lên thành bình đựng.
Nước chảy xuống từ đập chắn nước.
-Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Coi như không có ma sát và sức cản của không khí. Trong trường hợp nầy có công của lực nào thực hiện không?
-Hãy cho một ví dụ về trường hợp có lực tác dụng mà lại không sinh công?
-Về nhà đọc phần “có thể em chưa biết”
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
File đính kèm:
- T14.DOC