Tiết 23 - Bài 20
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được chuyển động Bơ-rao.
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-Rao.
- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
2. Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 8 tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 – 02 – 2006 Ngày dạy: 06 – 02 – 2006
Tiết 23 - Bài 20
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được chuyển động Bơ-rao.
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-Rao.
- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
2. Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Kiên trì trong việc tiến hành thí nghiệm, yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ: GV: Làm trước các thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sunfat (H.20.4- SGK).
+ 1 ống làm trước 3 ngày.
+ 1 ống làm trước 1 ngày.
+ 1 ống làm khi học bài.
+ Tranh vẽ phóng to H. 20.1; H.20.2; 20.3; 20.4.
- HS: Học bài, soạn bài mới.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1p) - Kiểm diện HS.
2. Kiểm tra: (5p)
? Các chất được cấu tạo như thế nào. Mô tả 1 hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách ?
? Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. Chữa bài tập 19.5 SBT.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1ph)Năm 1827, Bơ- Rao nhà thực vật học (người Anh) treo H.20.2, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiểm vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía ông gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây nên. Tuy nhiên sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm này là không đúng vì có bị “giã nhỏ” hoặc “luộc chín” các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng. Vậy, chuyển động của hạt phấn hoa ở trong nước được giải thích như thế nào ?
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
5
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Bơ - Rao
- GV: Thí nghiệm chúng ta vừa nói là thí nghiệm Bơ-Rao. Bơ -Rao cho rằng chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “Lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây nên. Nhưng quan niệm của ông là sai vì hạt phấn hoa bị “luộc chín” vẫn chuyển động trong nước. Để tìm hiểu câu trả lời ta sang
-HS: Lắng nghe phần thông báo của GV và đọc SGK về TN Bơ-Rao và xem hình vẽ để hình dung rõ về chuyển động của các hạt phấn hoa.
I. Thí nghiệm Bơ- Rao
(SGK)
9
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử
-GV: Gọi HS đọc thí nghiệm mô hình nêu ra ở đầu bài.
-GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi C1; C2; C3.
? C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ-Rao.
? C2: Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Bơ-Rao.
? C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động.
? Các nguyên tử và phân tử trong mỗi chất đứng yên hay chuyển động.
-GV: Nếu trong TN Bơ –Rao ta tăng nhiệt độ của nước lên thì hiện tượng xảy ra trong TN có gì khác không ? Hoạt động 4.
-HS: Đọc TN mô hình ở đầu bài.
-HS: Thảo luận nhóm.
Trả lời các câu hỏi:
C1: Hạt phấn hoa.
C2: Phân tử nước.
C3: Do các phân tử nước chuyển động đến va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía làm cho các hạt phấn hoa chuyển động.
-HS: Các nguyên tử và phân tử chuyển động không ngừng.
-HS: Lắng nghe phần đặt vấn đề của GV.
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Các nguyên tử và phân tử chuyển động không ngừng.
9
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ
-GV: Trong TN Bơ-Rao nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh.
-GV: Dựa vào TN mô hình hãy giải thích tại sao hạt phấn hoa lại chuyển động nhanh lên ?
-GV: Làm nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
-Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ " gọi là chuyển động nhiệt.
-HS: Lắng nghe phần thông báo của giáo viên.
-HS: Hoạt động cá nhân
Khi nhiệt độ của nước tăng" các phân tử nước chuyển động càng nhanh và va chạm vào hạt phấn hoa càng mạnh " làm nó chuyển động càng nhanh.
-HS: Lắng nghe phần thông báo của GV
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
10
Hoạt động 4: Vận dụng
-GV: Mô tả hiện tượng ở H.20.4/73 SGK.
? Tại sao nước và đồng sunfát lại hoà lẫn vào nhau.
?C5: Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều.
-GV: Làm thí nghiệm bỏ thuốc tím vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh.
? Yêu cầu học sinh quan sát và giải thích.
-HS lắng nghe GV mô tả TN.
-HS: Hoạt động cá nhân.
Các phân tử nước và đồng sunfát đều chuyển động " Các phân tử đồng sunfát có thể đi lên trên và các phân tử nước có thể đi xuống dưới "hòa lẫn vào nhau.
C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía.
-HS: Trong nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
IV: Vận dụng:
C4
C5
C6
C7
4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: (5p)
Củng cố: - Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ của bài.
+ Tại sao một số phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao ?
[ Khi ở nhiệt độ cao, các phân tử có vận tốc lớn nên số va chạm xảy ra nhiều khiến một số hạt tham gia phản ứng càng nhiều.
+ Gọi học sinh hoàn thành bài tập 20.3; 20.4 SBT
Hướng dẫn học ở nhà:
+ Đọc phần “Có thể em chưa biết”
+ Làm các bài tập 20.1 " 20.6/27 SBT.
*Bài tập 6 trang 27: Băng giấy ngã sang màu hồng khi nó ở dung dịch gì ?
Dung dịch phenolphtalêin tại sao tác dụng được với dung dịch amôniac ở phía trên ? Soạn bài: “Nhiệt năng” theo các câu C1 ; C2 ; C3 ; C4; C5.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
File đính kèm:
- T23.DOC