I.Mục đich và yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết thể hiện vai chơi ở các nhóm chơi xoay quanh chủ điểm gia đình.
- Trẻ biết nội dung công việc của mỗi góc chơi, vận dụng một số kiến thức đã học vào vai chơi.
- Trẻ biết được sự quan trọng của gia đình đối với mọi người và mọi người phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ người trong gia đình.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phối hợp vai chơi trong cùng một góc chơi và mối quan hệ của mỗi góc.
- Biết điều chỉnh số lượng của mỗi góc và làm quen với các thao tác kỹ năng chơi.
- Rèn kỹ năng tô màu, xếp hột hạt.Rèn kỹ năng ca hát cảm thụ âm nhạc
- Xếp số lượng các ngôi nhà. So sánh cao thấp khác nhau, biết phân biệt bé trai và bé gái.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MẦM NON
I.Mục đich và yêu cầu:
1.Kiến thức:
Trẻ biết thể hiện vai chơi ở các nhóm chơi xoay quanh chủ điểm gia đình.
Trẻ biết nội dung công việc của mỗi góc chơi, vận dụng một số kiến thức đã học vào vai chơi.
Trẻ biết được sự quan trọng của gia đình đối với mọi người và mọi người phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ người trong gia đình.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phối hợp vai chơi trong cùng một góc chơi và mối quan hệ của mỗi góc.
Biết điều chỉnh số lượng của mỗi góc và làm quen với các thao tác kỹ năng chơi.
Rèn kỹ năng tô màu, xếp hột hạt.Rèn kỹ năng ca hát cảm thụ âm nhạc
Xếp số lượng các ngôi nhà. So sánh cao thấp khác nhau, biết phân biệt bé trai và bé gái.
3.Phát triển :
Phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.
Phát triển trí tưởng tưởng, óc sáng tạo và phát triển mối quan hệ giữa các góc.
Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết, khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.
4. Giáo dục :
Giáo dục trẻ có nề nếp, biết lấy cất, sắp xếp các đồ chơi gọn gàng trước và sau khi chơi.
Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra.
Chơi ngoan, đoàn kết không giành giật đồ chơi của bạn, không la hét, không chạy nhảy lung tung.
Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, ông bà, biết yêu thương mọi người trong gia đình.
II. Định hướng chủ đề chơi và nhóm chơi :
Chủ điểm : gia đình.
Các góc chơi :
a, Góc xây dựng (góc chính – góc mới) :xây dựng ngôi nhà của bé
b, Góc phân vai : (Góc mới)
Nhóm chơi : Bế em, nấu ăn, bán hàng.
c, Góc âm nhạc : nghe nhạc và biểu diễn các bài hát về gia đình.
d, Góchọc tập : trẻ biết xếp hình các ngôi nhà. So sánh cao thấp khác nhau. Phân biệt bé trai và bé gái.
e, Góc thư viện : Trẻ xem sách và tranh ảnh về gia đình.
g, Góc tạo hình : Tô màu người thân, xếp hột hạt, nặn các loại quả.
h, Góc thiên nhiên : Chăm sóc và nhặt lá vàng cho cây.
3. Thời điểm chọn góc : Trước khi chơi có định hướng để trẻ tự chọn góc chơi.
4. Hình thức chọn góc : Lấy thẻ hình vào góc chơi của mình.
III. Tổ chức hoạt động :
1. Thỏa thuận trước khi chơi :
Cho trẻ hát bài : “Cả nhà thương nhau”.
Lớp mình vừa hát bài hát gì ? ( Cả nhà thương nhau).
Đã đến giờ hoạt động góc rồi thế hôm nay lớp mình sẽ chơi ở chủ điểm gì ? ( Chủ diểm gia đình)
Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có góc chơi nào có đồ chơi mới ( Góc xây dựng : có hàng rào, cây cỏ, nhà, đu quay … ).
Các chú công nhân dự định sẽ xây gì ?( Xây ngôi nhà của bé ).
Khi xây dựng ngôi nhà của bé các con nhớ là phải xây thêm đường đi và trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp hơn nha các con.
Thế còn có góc chơi nàocó đồ chơi mới nữa ?( Góc gia đình : có bánh cuốn, bánh kẹo, đồ dùng nấu ăn … ).
Thế ở góc gia đình của mình con sẽ tổ chức gì ?
Thế còn góc chơi nào có đồ chơi mới nữa nào ? (Góc âm nhạc có đàn, mũ múa, hoa)
À ! ở góc âm nhạc hôm nay cac con sẽ nghe và hát những bài hát về gia đình .
Bạn nào chơi ở góc bán hàng đối với khách hàng phải vui vẻ, niềm nở quan tâm đến khách hàng.
À! Ngoài những góc chơi đó ra ngoài kia còn có góc học tập, ở góc chơi này cô chuẩn bị rất nhiều các hình bé trai và bé gái các con hãy phân loại ra đâu là bé trai đâu là bé gái và cô còn có một số ngôi nhà các con hãy xem các ngôi nhà đó như thế nào với nhau.
Còn góc thư viện cô cũng đã chuẩn bị rất nhiều sách báo, tranh ảnh về gia đình ở góc tạo hình cô cũng đã được một số tranh về gia đình đẻ các con tô màu và đất nặn để cac con nặn những loại quả mà các con thích và cũng chuẩn bị rất nhiều hột hạt và tranh về ngôi nhà để các con xếp hình ngôi nhà.
Ở góc thiên nhiên các con sẽ chăm sóc cây và nhặt lá vàng của cây khi các con chơi nhớ là không được tranh giành đồ chơi của bạn, không xô đẩy nhau. Các con nhớ chưa nào ?
Vậy bây giờ các con hãy nhẹ nhàng lấy thể hình về góc chơi mà mình thích đi nào.
IV. Quá trình chơi :
Góc hoạt động
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Nội dung và phương pháp
Dự kiến tình huống.
1.Góc xây dựng.
2.Góc phân vai.
3.Góc nghệ thuật, âm nhạc và tạo hình.
4.Góc học tập- thư viện.
5.Góc thiên nhiên.
Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau : Cây cỏ, hàng rào … Để xây ngôi nhà của bé.
Rèn luyện kĩ năng sắp xếp, bố trí ngôi nhà hài hoà hợp lí với bố cục.
Trẻ biết thưc hiện đựơc vai chơi của mình qua các hoạt động phong phú khi chơi hoà nhã với bạn bè.
Trẻ biết thể hiện các công việc của người lớn thông qua các vai chơi : Gia đình, bán hàng, cô giáo.
Trẻ biết gọi đúng tên sản phẩm trong quầy hàng, tên các thực phẩm, các đôd đùng gia đình.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng giao tiếp và ứng xử.
Thông qua việctham gia các hoạt động : Tô màu, nặn, xếp hột hạt trẻ được rèn luyện và củng cố kĩ năng tạo hình.
Phát triển cảm xúc thẩm mỹ và sự khéo léo của đôi bàn tay.
Phát triển óc sáng tạovà trí tưởng tượng của trẻ.
Trẻ biết hát, múa và vận động theo nhịp các bài hát thuộc chủ điểm.
Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
Giáo dục trẻ có thái độ, trách nhiệm đối với công việc của mình, cố găng hoàn thành sản phẩm.
Trẻ biết so sánh cao thấp khác nhau.
Trẻ biết phân biệt bé trai và bé gái.
Trẻ xem sách tranh ảnh về gia đình.
Giúp trẻ làm quen với việc chăm sóc thiên nhiên của lớp.
Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên yêu lao động .
Giao dục trẻ biết giữ gìn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi chơi.
Hàng rào, hoa cỏ, nhà lắp ráp …
Đồ chơi nấu ăn, búp bê.
Cửa hàng thực phẩm bách hoá, đồ dùng nấu ăn bằng nhựa.
Các đồ dùng gia đình : dép, túi xách, mũ …
*) Phương tiện hoat động :
Bút màu, giấy A4, đất nặn, tranh gia đình để tô màu.
Hột hạt để trẻ xếp hình ngôi nhà.
Đàn, mũ múa, xắc xô, dụng cụ gõ đệm nhạc.
Các sách báo có nội dung về gia đình, ảnh về gia đình.
Chậu cát, xô nước, ca để tưới cây.
*) Nội dung : Chơi xây ngôi nhà của bé.
*) Phương pháp :
Cô gợi ý cho trẻ biết cách sử dụngcác vật liệu để tạo nên sản phẩm đơn lẻ, và biết phối hợp cùng nhau để tạo ra công trình.
Hướng dẫn trẻ làm quen với các cách chơi, đồ chơi.
*)Nội dung :
Chơi trò chơi bán hàng, gia đình, cô giáo.
*) Phương pháp :
Nêu gợi ý trẻ cách chơi, cho trẻ tự chon vai chơi.
Trong quá trình trẻ chới cô quan sát, theo dõi trẻ thể hiện tốt vai chơi, mối quan hệ giữa các góc chơi.
*)Nội dung :
Tô màu người thân.
Nặn các loại quả, xếp hình ngôi nhà.
Hát múa, vận động theo nhịp, gõ nhịp các bài hát thuộc chủ đề gia đình.
*) Phương pháp :
Để trẻ tự hoạt động theo sở thích và hứng thú của trẻ, cô quân sát theo dõi khi trẻ chơi, có thể đóng một vai chơi cùng trẻ.
*)Nội dung :
Cho trẻ xem tranh sách, báo nói về gia đình.
Cô hướng dẫn trẻ kĩ năng xem sách, quy luật đọc sách.
Biết xếp số lượng các ngôi nhà và so sánh chiều cao thấp.
*) Phương pháp :
Cô quan sát theo dõi trẻ chơi.
*)Nội dung :
Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
*) Phương pháp :
Quan sát theo dõi và có thể là người cố vấn giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
V. Kết thúc buổi chơi :
Cô đứng từng nhóm chơi, góc chơi nhận xét và nhắc trẻ dọn đồ chơi gọn gàng.
Cô tập trung trẻ về góc xây dựng, để trẻ giới thiệu công trình xây dựng của mình.
Cô và trẻ cùng hát bài “Cháu yêu bà”.
File đính kèm:
- GIAUO AUN MAAM NON.doc