Giáo án Mầm non - Chủ đề: An toàn

GIÁO ÁN GIÁO ÁN

GIÁO ÁN

Chủ đề: AN TOÀN

Đề tài: NHỮNG ĐỒ VẬT CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM

TẠI LỚP, TRƯỜNG MN.

I.Mục tiêu giáo dục:

- Trẻ nhận biết, kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm tại lớp, trường MN.

- Trẻ biết sử dụng và cất dọn các đồ dùng đúng nơi, cẩn thận tránh gây nguy hiểm.

- Giáo dục trẻ không nghịch phá đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

II. Chuẩn bị:

- Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, sân trường.

- Hình ảnh một số vật dụng, đồ dùng khác (ở lớp, trong nhà bếp ), họa báo

- Bảng phân nhóm những hành đồng đúng và không đúng khi sử dụng các đồ dùng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 11679 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non - Chủ đề: An toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIÁO ÁN GIÁO ÁN Chủ đề: AN TOÀN Đề tài: NHỮNG ĐỒ VẬT CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM TẠI LỚP, TRƯỜNG MN. I.Mục tiêu giáo dục: - Trẻ nhận biết, kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm tại lớp, trường MN. - Trẻ biết sử dụng và cất dọn các đồ dùng đúng nơi, cẩn thận tránh gây nguy hiểm. - Giáo dục trẻ không nghịch phá đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. II. Chuẩn bị: Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, sân trường. Hình ảnh một số vật dụng, đồ dùng khác (ở lớp, trong nhà bếp), họa báo Bảng phân nhóm những hành đồng đúng và không đúng khi sử dụng các đồ dùng. III. Tiến trình: Hoạt động 1: Trò chuyện về các đồ dùng và cách sắp xếp các đồ dùng trong lớp. cô tạo tình huống sắp xếp một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm ở trong lớp. Hỏi trẻ về cách sắp xếp, mức độ an toàn khi sắp xếp các đồ dùng đó. Hoạt động 2: Thảo luận và đưa ra giải pháp an toàn khi sử dụng các đồ dùng dễ gây nguy hiểm tại lớp, trường. Cho trẻ xem thêm một số đồ dùng khác có thể gây nguy hiểm (lớp, nhà bếp, sân trường) Hỏi ý kiến của Trẻ về cách sử dụng và cất giữ các đồ dùng sao cho an toàn nhất. +) Những đồ vật sắc, nhọn.. cần làm gì khi sử dụng để không gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. +) Những đồ vật nhỏ, tròn có thể gây nguy hiểm cho chúng ta không ? tại sao? Hoạt động 3: Lập bảng những hành động đúng và không đúng khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - cho Trẻ chia thành 3 nhóm tự lấy họa báo, kéo, hồ. Trẻ tìm cắt những hành động đúng và không đúng khi sử dụng các đồ dùng trên họa báo. Dán các hình ảnh sưu tầm được dán vào bảng phân loại hành động đúng, sai. Kết thúc: nhận xét bảng phân loại của từng nhóm GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ : AN TOÀN Đề tài : SO SÁNH BA NHÓM ĐỒ VẬT I.Mục tiêu giáo dục: - Trẻ biết đặt chữ số tương ứng với số lượng của nhóm đồ vật. - So sánh các nhóm đồ vật với nhau ( nhóm nhiều nhất, ít hơn, ít nhất) - Củng cố cách viết các chữ số, thêm vào, bớt ra cho bằng nhau.. - Giáo dục Trẻ biết nhườn nhịn khi chơi, không xô, không nghịch phá đồ dùng, đồ chơi. II. Chuẩn bị: 3 bộ chữ số ( từ 0 đến 9) Các thẻ hình thực phẩm, đủ cho số lượng trẻ tham gia. Nhạc, bảng phân loại thực phẩm. III. Tiến trình: Hoạt dộng 1: Xem hình ảnh một số loại thực phẩm ( tp tươi sống, thực phẩm ôi thiêu) Trò chuyện về các bệnh do thực phẩm gây nên. +) Tạo tình huống lấy một nhân vật náo đó hoặc bạn trong lớp bị ngộ độc thực ăn phải nằm viện +) Hỏi Trẻ nguyên nhân vì sao ? - Cho Trẻ xem hình ảnh, yêu cầu Trẻ xác định được những thực phẩm an toàn và không an toàn khi sử dụng. Hoạt động 2: Tạo các nhóm thực phẩm thuộc các nhóm Đạm, Béo, vitamin. Cho Trẻ chia lam 3 nhóm ( các nhóm lên lấy rổ thẻ hình cá loại thực phẩm có cả hình ảnh thực phẩm an toàn và không an toàn) Yêu cầu các nhóm chọn thực phẩm an toàn: (rổ nhóm 1: bỏ 7 thẻ đúng, nhóm 2: bỏ 6, nhóm 3: bỏ 4) +) Nhóm 1: chọn thực phẩm thuộc nhóm đạm +) Nhóm 2: nhóm béo +) Nhóm 3: nhóm vitamin. sau khi chọn xong đặt số lượng tương ứng với số thẻ thực phẩm Cho các nhóm so sánh với nhau.( nhóm nào nhiếu nhất, ít hơn, ít nhất) Hoạt động 3: so sánh 3 nhóm đồ vật. Phát cho mỗi trẻ một rổ thẻ hình thực phẩm cho trẻ phân nhóm đặt chữ số tương ứng So sánh các nhóm số lượng với nhau. Hoạt động 4: Lập bảng phân loại thực phẩm an toàn và không an toàn. GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: AN TOÀN ĐỀ TÀI : TẠO BỐ CỤC CHO BỨC TRANH. I.Mục tiêu giáo dục: - Trẻ biết xác định các vật ở xa – gần, trên - dưới để tạo nên bố cục cân đối cho bức tranh. - Củng cố kĩ năng tô màu hài hòa, di màu đều. - Giáo dục, khuyến khích Trẻ biết kiên trì cố gắng hoàn thành sản phẩm. II.Chuẩn bị: Tranh mẫu của cô ( thể hiện rõ những vật ở xa – gần, trên – dưới) Giấy vẽ, màu, nhạc. III. Tiến trình: Hoạt động 1: Xem tranh mẫu Cô giới thiệu bức tranh cho trẻ quan sát Cô gợi mở cho Trẻ để Trẻ đặt những câu hỏi về hình ảnh trong tranh ( hình ảnh ở xa – gân thì như thế nào, xác định các vật ở trên cao, dưới thấp) Hoạt động 2: Vẽ tranh PCCC Gơi mở ý tưởng cho Trẻ vẽ trnah về PCCC Vẽ mẫu, hướng dẫn trẻ cách phân bổ các hình ảnh trong bức tranh sao cho bố cục bức tranh hai hòa, cân đối. Tiến hành cho Trẻ thực hiện. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm của Trẻ. Cho Trẻ dán tranh lên và cho các bạn nhận xét về bố cục bức tranh. Hỏi trẻ thích bức tranh nào nhất ? vì sao? Có thể gợi ý thêm cho những Trẻ chưa xác định được bố cục bức tranh. * Kết thúc: Khen ngợi những bạn vẽ tốt. Động viên những bạn chưa vẽ được lần sau cố gắng. GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: AN TOÀN ĐỀ TÀI: DIỄN TẬP THOÁT HIỂM KHI CÓ CHÁY XẢY RA. I. Mục tiêu giáo dục: - Trẻ biết báo, tập trung đội hình di chuyển thật nhanh ra khỏi chỗ cháy. - Trẻ quan sát, nhìn và hiểu được sơ đồ thoát hiểm của trường, khối. - Giáo dục Trẻ không xô đẩy chen lấn nhau khi di chuyển, giúp đỡ bạn khi cần. II. Chuẩn bị: Sơ đồ thoát hiểm của trường, các biển hướng dẫn ở các cầu thang. Chuông, kẻng để báo động. Phim về cách thoát hiểm khi có cháy xảy ra. III.Tiến trình: Hoạt động 1:Xem phim về cách thoát hiểm. Cho trẻ xem phim, hỏi Trẻ về nội dung đoạn phim vừa được xem. Trò chuyện, hỏi kinh nghiệm của Trẻ làm gì khi có cháy xảy ra. +) Khi phát hiện thấy đám cháy con sẽ làm gì? +) Khi di chuyển có cần quan sát xem bạn nào đứng trước hay sau mình không? Tại sao? Hoạt động 2: Quan sát sơ đồ thoát hiểm của trường Cho Trẻ xem sơ đồ thoát hiểm của trường, khối. Nhìn và hiểu các kí hiệu hướng dẫn thoát hiểm ở các cầu thang. Hoạt động 3: thực hành thoát hiểm khi có cháy. Tạo tình huống nghe thấy tiếng chuông, kẻn báo động cháy. Hướng dẫn Trẻ nhanh chống ổn định di chuyển thật nhanh cuống cầu thang ( cháy theo hướng cầu thang của khối để ra khỏi chỗ nguy hiểm. Cho Trẻ di chuyển nhanh ra bên ngoài phía sau trường và tập trung lại chỗ công viên. Cho trẻ ổn định, điểm danh lại sỉ số sau đó cho Trẻ chơi trò chơi. * Kết thúc : Nhận xét, khen ngợi những bạn thực hiện đúng. GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: AN TOÀN ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH VIẾT CHỮ B, D, Đ. I. Mục tiêu giáo dục: - Trẻ nhận biết, đọc được chữ cái “ b, d, đ” - Biết được quy trình viết các chữ cái “b, d, đ” - Củng cố kĩ năng cầm viết, tư thế ngồi viết đúng. - Giáo dục Trẻ không nói chuyện, chú ý lắng nghe cô hướng dẫn quy trình viết con chữ. II.Chuẩn bị: Các thẻ từ chữ b, d, đ Bài thơ: “ bạn ngoan không nào?” Phấn, viết lông, giấy, viết chì. Các mẩu câu viết cổ động an toàn III.Tiến trình: Hoạt động 1: Đọc thơ “ Bạn ngoan không nào” Hỏi Trẻ nội dung bài thơ. +) Bạn nhỏ hành động có đúng không khi nghịch phá đồ dùng, đồ chơi. +) Bạn nhỏ có thể gây ra nguy hiểm cho ai? +) Theo con là bạn nhỏ đó con sẽ làm như thế nào? Trong bài thơ từ nào có chữ cái nào nhiều.(b, d, đ) Dạy trẻ phát âm chữ cái b, d, đ Hoạt động 2: Nhận biết chữ b, d, đ Sau khi trẻ nhận biết và đọc được các chữ cái cô dạy cho Trẻ quy trình viết từng chữ cái b, d, đ. Hoạt động 3: Trẻ thực hành viết các chữ cái b, d, đ Cô phát giấy, bút cho Trẻ và yêu câu Trẻ viết các chữ cái theo đúng quy trình. Kiểm tra kết quả của từng Trẻ Hoạt động 4: Tìm và gạch chân các chữ cái vừa học trong bài thơ : “Bé ngoan không nào”. GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ: CHÚ BỘ ĐỘI VÀ NOEL ĐỀ TÀI: CÔNG VIỆC – TRANG PHỤC CỦA CÁC CHÚ BỘ ĐỘI I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được trang phục (quần áo, nón, giầy, ), công việc của các chú. - Biết học tập theo tấm gương của các chú (đi học đúng giờ, tập thể dục sáng, ăn ngủ đúng giờ) - Củng cố kĩ năng quan sát, hoạt động theo nhóm. - Giáo dục Trẻ biết quý trọng, biết ơn các chú Bộ đội. II.Chuẩn bị: Phim nói về “ Một ngày của chú Bộ đội tại đơn vị” Hình ảnh về bộ quân phục của các chú ( hoặc đồ thật) Nhạc về các chú bộ đội. III. Tiến trình: Hoạt động 1: Trò chuyện về các chú bộ đội Ở nhà bạn nào có bố mẹ là bộ đội không ? Vậy các bạn có biết đồ các cô chú màu gì? Có điểm gì khác so với đồ của chúng ta không? Ngoài bộ đồ các cô chú còn mang theo gì khi đi làm nữa? Công việc của các cô chú là gì? Hoạt động 2: xem phim về: “Một ngày của chú Bộ đội tại đơn vị” Trước khi cho Trẻ xem yêu cầu Trẻ hiểu nội dung đoạn phim nói gì? Trong phim có ai? Một ngày với các chú bộ đội bắt đầu từ việc gì?...... Đàm thoại với Trẻ thêm về cuộc sống của các chú bộ đội. +) Các chú có được về nhà thường xuyên không? +) ở trong quân đội các chú còn làm công việc gì khác ngoài tập trận, hành quân. Hoạt động 3: Chọn đúng quân phục của chú bộ đội. Chia trẻ làm 4 nhóm ( mỗi đội lên lấy một rổ thẻ hình có hình về trang phục của một số nghành nghề khác như công an, công nhân, bác sĩ, bộ đội) Cho các nhóm thi chon ra trang (quân) phục của các chú bộ đội. Cho các nhóm chạy theo đường ziczac, lên trên bảng lựa chọn và gắn hình ảnh quân phục của các chú bộ đội. Hoạt động 4: Học tập theo gương các chú bộ đội Công việc của các chú rất nhiều nhưng các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là nhờ các chú có tính kỉ luật tốt, sức khỏe tốt Muốn trở thành một người có ích, có sức khỏe để học tập vui chơi thì chugn1 ta cần học tập các chú những gì? Phải đi học đúng giờ, ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục sáng hàng ngày, GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ :CHÚ BỘ ĐỘI VÀ NOEL ĐỀ TÀI: HÁT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC “CHÁU THƯƠNG CÚ BỘ ĐỘI I.Mục tiêu giáo dục: - Trẻ thuộc lời bài hát “Cháu thương chú bộ đội” - Thể hiện được tình cảm, cảm xúc theo giai điệu, lời của bài hát. - Giáo dục trẻ biết yêu thương,mến yêu cá chú bộ đội. II.Chuẩn bị: Lời bài hát, nhạc bìa hát”cháu thương chú bộ đội” Các dụng cụ âm nhạc (phách, bộ gõ, trống, cài trang trí..) III. Tiến trình: Hoạt động 1: Trò chuyện về tình cảm của trẻ đối với các chú bộ đội Cô và trẻ cùng trò chuyện về tình cảm mà các bé cho các chú bộ đội +) Các chú hàng ngày, hàng giờ đang bảo vệ đất nước của chúng ta. +) Các chú còn giúp những người dân đắp đê chống lụt, trồng rừng nữa.. +) các chú làm thật nhiều việc có ích phải không nào, vậy để thể hiện sự biết ơn, yêu mến các chú bộ đội chúng ta phải làm gì? +) Hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn một bài hát có nội dung thể hiện sự yêu mến, biết ơn của các bạn nhỏ đến các chú bộ đội Hoạt động 2: Thuộc lời bài hát “cháu thương chú Bộ đội” Lần 1: Cô đọc từng câu một cho Trẻ đọc theo.( khi hầu hết Trẻ đã thuộc cô chuyển qua đọc nhanh hơn) Lần 2 : cô đọc từ đầu tiên của câu rồi cho Trẻ đọc tiếp theo. Lần 3: khi tất cả Trẻ đã thuộc Cô giáo bắt đầu hát mẫu cho trẻ nghe. Sau đó cho cả lớp cùng hát theo. Hoạt động 3: Trẻ hát và thể hiện cảm xúc “ Cháu thương chú bộ đội” Cho trẻ nghe nhạc hát theo. Khi trẻ đã hát tốt, đúng giai điệu cô yêu cầu Trẻ vừa hát vừa biểu diễn thể hiện cảm xúc theo giai điệu bài hát Có thể kết hợp cùng các dụng cụ âm nhạc. GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ :CHÚ BỘ ĐỘI VÀ NOEL ĐỀ TÀI: BÉ VIẾT THƯ CHO ÔNG GÌA NOEL I.Mục tiêu giáo dục: - Bé biết sao chép câu theo mẫu, viết tên lớp, tên mình. - Biết thể hiện bằng lời những suy nghĩ, sở thích của mình cho cô và các bạn nghe. - Củng cô kĩ năng sao chép câu, quy trình viết các con chữ. - Giáo dục Trẻ cẩn thận, giữ gìn giấy bút sạch đẹp. II.Chuẩn bị: Hình ảnh về lễ noel (cây thông, ông noel, Con tuần lộc, dây kim tuyến, quả châu) Giấy bút, phong thư, bút màu sáp. Nhạc noel. III. Tiến trình: Hoạt động 1: Trò chuyện về không khí noel Các bạn thấy thời tiết mấy hôm nay thế nào? Thời tiết lạnh, vậy chúng ta đang ở trong mùa nào? Mấy hôm nay các bạn đi ngoài đường, ở trường các bạn có thấy gì lạ không? Rất nhiều nơi trang trí Noel đúng không? Vậy mùa noel đến các bạn thường thây có gì? Để được ông già Noel tăng quà thì chúng ta phải làm gì? Chúng ta phỉa là những em Bé thật ngoan, giỏi. Hoạt động 2: Điều ước của Bé Cô giáo yêu cầu và gợi ý cho Trẻ nói lên những điều ước của mình đến ông già noel +) Con muôn được ông già noel tặng gì? +) Khi gặp được ông già noel con sẽ nói gì? +) các bạn sẽ chúc ông già noel những gì? - Cô cho từng Trẻ nói lên suy nghĩ cũng như ước muốn của mình, Cô sẽ ghi lại những câu Trẻ vừa nói lên bảng cho cả lớp cùng xem và đọc lại Hoạt động 3: Bé viết thưc cho ông gìa noel sau khi cô ghi tất cả câu nói của một số Trẻ đứng lên nói điều ước, mong muốn của mình rồi cô sẽ hỏi lại bạn nào có điều ước giống như bạn sẽ qua ngồi chung một nhóm. Cô đánh dấu kí hiệu từng câu ước,những bạn cùng điều ước ngồi chung sẽ sao chép lại câu ước đó rồi gởi thư cho ông già noel.( làm xong phải ghi rõ tên, lớp của mình rồi mới đi gởi thư.

File đính kèm:

  • docbai soan chu de an toan(4).doc