1. Yêu cầu.
- Trẻ biết vẽ sản phẩm của nghề nông theo sự tưởng tưởng của trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Phấn viết bảng, sân trường sạch sẽ khô ráo.
3. Tiến hành:
- Gợi ý cho trẻ vẽ sản phẩm nghề nông như: củ sắn, bắp ngô, củ lạc
II. Trò chơi vận động : Đi cầu đi quán
III. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 48312 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Yêu cầu.
Trẻ biết vẽ sản phẩm của nghề nông theo sự tưởng tưởng của trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Phấn viết bảng, sân trường sạch sẽ khô ráo.
3. Tiến hành:
Gợi ý cho trẻ vẽ sản phẩm nghề nông như: củ sắn, bắp ngô, củ lạc…
II. Trò chơi vận động : Đi cầu đi quán
III. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Hoạt động có mục đích: Tổ chức vui văn nghệ.
1. Yêu cầu:
- Trẻ hứng thú biểu diến văn nghệ vào ngày cuối tuần.
- Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả.
2. Chuẩn bị:
- Đàn ghi âm bài hát : Xay lúa, bác nông dân, lớn lên cháu lái máy cày...
3. Tiến hành :
- Cô mở đàn cho trẻ hát theo đàn.
- Hỏi trẻ tên bài hát gì ?
- Cho tổ nhóm cá nhân biểu diễn kết hợp đạo cụ.
2. Vệ sinh - Nêu gương cuối tuần.
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng.
- Cô khái quát tình hình của lớp trong tuần, cho trẻ tự nhận xét về mình.
- Động viên khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
“Bé làm bác sỹ”
1. Kiến thức:
Có hiểu biết về nghề y tá, bác sĩ: tên gọi, công việc, trang phục, công cụ, sản phẩm, ích lợi…
Dạy trẻ biết được công việc của bác sỹ : Khám bệnh và kê đơn
Trẻ biết công việc của cô y tá: Chăm sóc bệnh nhân, tiêm, phát thuốc…
Trẻ biết trang phục, dụng cụ của bác sỹ…
Trẻ biết được nơi làm việc của bác sỹ: Phòng y tế, trạm xá, bệnh viện…
- Bết tên một số bài thơ, bài hát về nghề bác sỹ: Làm bác sỹ, Bé làm bác sỹ
Trẻ cầm bút di màu tranh một số dụng cụ y tế.
Đóng vai Bác sỹ chăm sóc bệnh nhân và khám bệnh cho bệnh nhân…
Kết hợp với nhau lắp ghép và xây dựng đựơc trạm y tế, lắp ghép tủ thuốc, giường bệnh nhân.
II. Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng so sánh, miêu tả và quan sát.
Luyện kỹ năng tô màu tranh phù hợp, cắt gián, vẽ, đóng kịch và kỹ năng đóng vai người lớn…
Phát triển vận động trườn sấp đập bóng.
Luyện ngôn ngữ mạch lạc nói câu dài, dùng từ khó để miêu tả và nhận xét.
III. Thái độ:
Yêu quý nghề bác sỹ.
Uớc mơ trở thành bác sỹ chữa bệnh cho mọi người.
Biết ơn những người đã chăm sóc và chữa bệnh cho mình.
Biết ăn uống đủ chất hợp vệ sinh và giữ gìn sức khoẻ cho mình.
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ:
“Bé làm bác sỹ”
Thực hiện 1 tuần: từ 03/12 – 07/12/2012.
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
1. Góc XD - Lắp ghép
- Xây trạm y tế.
- Lô gô Tủ thuốc, giường bệnh…
-Trẻ biết phối hợp với nhau để hoàn thành công trình xây trạm y tế , biết sử dụng những mảnh ghép có sẵn để lắp ghép thành thành tủ thuốc và
giường bệnh…
- Các loại khối xốp nhựa, gạch, cây xanh, hoa thảm cỏ, hàng rào… Các mảng lắp ghép, hộp thuốc, cổng chào có chữ thập…
1. Trao đổi trò chuyện.
- Cùng trẻ hát Bé làm bác sỹ.
- Bác sỹ làm gì? Ước mơ của Con sẽ làm nghề gì?
- Cô giới thiệu về góc chơi và trò chơi trẻ thích
- Cho trẻ lần lượt về góc chơi trẻ thích
2. Quá trình hoạt động
- Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi cùng trẻ
- Bao quát các góc chơi, có mặt kịp thời để xử lý các tình huống.
- Cô chú trọng đến nhóm chơi Bác sỹ, gợi ý cho trẻ cách khám bệnh và chăm sóc bệnh nhân.
- Hướng dấn trẻ tô màu và nối dụng cụ, sản phẩm đúng với nghề chú ý đến tên gọi của một số nghề.
- Nhắc trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn.
- Hướng trẻ quan hệ giữa nhóm chơi và góc chơi
3. Kết thúc hoạt động.
- Cô đến từng góc nhận xét buổi chơi cho trẻ cất đồ chơi lên giá (chọn góc chơi nào ít hứng thú để kết thúc sớm).
- Cho cả lớp tham quan góc chơi có sản phẩm khá.
- Cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ.
- Hát đọc thơ Làm bác sỹ .. để kết thúc chủ đề.
2. Góc phân vai.
- Bán hàng (Quầy thuốc tý hon)
- Bác sĩ nhí.
- Trẻ biết mô phỏng công việc của bác sỹ kê đơn và khám bệnh, cô y tá chăm sóc bệnh nhân
- Biết đóng vai người bán thuốc vui vẻ và người mua thuốc mua biết trả tiền.
- Tủ thuốc có nhiều loại thuốc, trang phục của nguời bán hàng. Trang phục của bác sỹ và y tá, dụng cụ của bác sỹ: ống nghe, kim tiêm, máy đo huyết áp… Búp bê, giường bệnh, xe cứu thương xe đẩy…
3. Góc học tập
- Nối dụng cụ đúng với nghề.
- Ghép tranh và kể chuyện theo tranh.
- Trẻ biết gọi tên dung cụ, tên nghề và nối đúng dụng cụ tương ứng với nghề.
- Trẻ biết sắp xếp nội dung chuyện theo ý thích của trẻ và biết sử dụng ngôn ngữ của mình để kể chuyện…
- Tranh rỗng một số nghề gần gũi trẻ: Cô giáo, bác sỹ, nghề xây dựng…
- Lô tô dụng cụ và sản phẩm của nghề bác sỹ…
4. Góc nghệ thuật.
- Chơi đóng kịch thỏ bông
bị ốm.
- Gián tủ thuốc.
- Trẻ biết nhập vai của mình để đóng kịch
- Trẻ sử dụng kỹ năng phết hồ và gián trang trí tủ thuốc theo sự sang tạo của trẻ.
- Trang phục đóng kịch, băng đĩa nhạc, sân khấu kịch hồ gián giấy màu, hộp thuốc làm bằng cát tông
TRÒ CHUYỆN ĐẦU CHỦ ĐỀ
Cô hỏi trẻ kể về công việc của bác sỹ và cô y tá.
Bác sỹ làm gì? Cô y tá làm gì?
Bác sỹ dùng dụng cụ nào để khám bệnh?
Y tá dùng dụng cụ nào để tiêm?
Khi nào các con phải đến bệnh viện?
Vì sao các con phải uống thuốc? Uống thuốc phải theo đơn của ai?
Các con phải giữ gìn sức khoẻ như thế nào?
THỂ DỤC SÁNG
Tập với bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
1. Yêu cầu.
Trẻ được hít thở không khí trong lành, bước đầu được làm quen với các động tác theo nhạc.
Luyện tập đội hình đội ngũ, phát triển các cơ vận động cho trẻ.
Giáo dục tính kỷ luật và thói quen tập thể dục sáng.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: khởi động.
Trẻ xếp hàng tập những động tác thể dục theo sự hướng dẫn của cô.
Hoạt động 2: trọng động.
- Tập các động tác kết hợp với bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hai tay đưa song song lên cao chếc về về bên trái và bên phải 45 độ ứng với lời ca “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới”.
- Hai tay giang ngang, tay trái chống hông nghiêng người sang bên trái đồng thời tay phải đưa về bên trái sau đó đổi bên ứng với lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”.
- Hai tay đưa lên cao cúi gập người xuống hai tay chạm mũi bàn chân “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới ”.
- Nhảy bật tách khép chân đồng thời tay dang ngang sau đó đua lên trên vố vào nhau ứng vứi lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”.
- Cho trẻ tập theo nhạc 1-2 lần.
- Khuyến khích và tuyên dương trẻ.
- Hỏi trẻ cac con vừa tập thể dục kết hợp với bài hát gì?
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ làm bướm bay bay về lớp học của mình.
Thứ 2 ngày 03 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM: TẠO HÌNH
Đề tài: Tô màu tranh một số dụng cụ của nghề y.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bút tô màu tranh, gọi được tên của một số dụng cụ của nghề y.
- Biết lựa chọn màu sắc mà bé yêu thích để tô màu tranh.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng năng tô màu đẹp không lem ra ngoài, kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ.
- Phát triển thị giác và đôi tay khéo léo.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì hoàn thành sản phẩm của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh mẫu của cô, Vở tạo hình bút màu cho mỗi trẻ.
Đàn ghi âm các bài hát: Bé làm bác sỹ.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:ổn định tổ chưc và giới thiệu bài
- Cho trẻ hát Bé làm bác ỹ và trò chuyện với trẻ :
- Các con vừa hát bài hát gi?
- Bài hát nói về công việc của nghề gì?
- Bác sỹ cần dụng cụ nào để khám bệnh để tiêm và đo huyết áp?
GT: Hôm nay cô tổ chức hội thi bé khéo tay tô màu dụng cụ của nghề y các co có muốn tham gia cùng cô không ?
2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh cô đã tô màu sẵn và hỏi trẻ:
- Cô giáo đã tô tranh vẽ về dụng cụ nghề nào?
- Cho trẻ gọi tên từmg dụng cụ đó.
- Cô dã tô màu gì? cô tô màu như thế nào? có lem ra ngoài không?
3. Hoạt động 3: cô làm mẫu
- Cô treo tranh về gia đình lên bảng và tô mẫu cho trẻ xem và giảng giải: Cô ngồi ngay ngắn tay phải cầm bút và cầm bằng 3 ngón tay cô tô màu từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, không để màu lem ra ngoài.
4. Hoạt động 4: trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ tiến hành làm, cô gợi ý cho trẻ tô
- Chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ, động viên và khuyến khích cho trẻ làm
5. Hoạt động 5: Nhận xết sản phẩm
- Cho trẻ đua sản phẩm của mình lên trưng bày lên giá và nhận xét bài của bạn
- Con thích bài bạn nào vì sao con thích ?
- Gợi ý cho trẻ nêu lên cách tô của mình
- Chọn bài 1-2 bạn cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Kết thúc: cho trẻ đọc thơ làm bác sỹ
- Trẻ ổn định và hát theo nhạc 1-2 lần
- Bài hát Bé làm bác sỹ
- Công việc của nghề y
- Xà ranh, ống nghe , máy đo huyết áp
- Có ạ!
- Trẻ xem tranh mẫu của cô và trả lời câu hỏi
- Nghề y.
- Trẻ đọc
- Không lem ra ngoài
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe giảng giải
- Trẻ tô màu tranh
- 1-2 trẻ lên lụa chọn bài mình thích
Bài bạn đẹp
1 trẻ nêu lên cách tô theo suy nghĩ của trẻ
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trang phục cô y tá
1. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết: tên trang phục của cô y tá và biết được màu sắc và ký hiệu của trang phục.
- Luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
2. Chuẩn bị: 1- 2 bộ trang phục của y tá.
3. Tiến hành:
- Trẻ đứng xung quanh giá treo trang phục y tá cho trẻ quan sát và hỏi trẻ
- Các con đang xem gì? Trang phục này của ai? Vì sao con biết? Cô y tá làm gì?
- Trang phục này có màu gì? đội mũ gì? Khi nào cô y tá mặc trang phục này?
- Trang phục này của nghề nào?
2. Trò chơi vận động: Trốn tìm
3. Chơi tự do: Chơi đu quay, cầu trượt.
- Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt. Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chú ý đến trẻ bị tật.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động có mục đích: Cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi "Nghe nhạc đoán tên bài hát"
- Cô mở nhạc cho trẻ đoán tên các bài hát về chủ đề Bác sỹ, cô giáo, Bộ đội.
+ Các con vừa nghe nhạc bài hát gì? Các con có thích làm bác sỹ không?
- Cô mở băng đài hát các bài hát vừa cho trẻ đoán tên.
+ Bài hát có hay không? Bài hát nói đến ai? Bác sỹ làm gì?
+ Các con có yêu quý bác sỹ không ? vì sao ?
2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
- Trẻ tự lựa chon góc chơi trẻ thích
3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng, cô khái quát tình hình của lớp trong ngày , cho trẻ tự nhận xét về mình ngoan hay không ngoan.
- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thứ 3 ngày 04 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
PTTN: Khám phá khoa học
“Trò chuyện về công việc của cô y tá”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết miêu tả và kể về công việc của cô y tá chăm sóc bệnh nhân: tiêm, phát thuốc.
- Biết được trang phục và dụng cụ của bác sỹ và cô y tá.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng miêu tả, quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý nghề bác sỹ, biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:
Trang phục và dụng cụ của cô y tá: áo blu trắng, mũ chữ thập, kim tiêm, ống nghe, khẩu trang, xe đẩy.
Giáo án điện tử trò chuyện về công việc của cô y tá.
Thơ: làm bác sỹ.
Đàn nghi âm bài hát: Bé làm bác sỹ.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: ổn đinh tổ chức và gới thiệu bài
- Các con ơi, trong lớp mình ai cũng có bố mẹ cả. Thế bố mẹ các con làm nghề gì?
- À, lớp mình có bố mẹ bạn Bình Minh làm bác sĩ nè. Con hãy nói xem bố mẹ con làm gì ở bệnh viện?
- Bạn nói mẹ bạn khám bệnh và kê đơn thuốc.- Vậy hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu công việc y làm trong bệnh viện nha.
2. Hoạt động 2: Quan sát và trò chuyện.
- Cho trẻ quan sát tranh về cô y tá đang chăm sóc bệnh nhân.
+ Các con đang xem tranh vẽ về ai?
+ Cô y tá đang làm gì?
+ Cô y tá dùng dụng cụ nào để tiêm? để khám bệnh?
+ Cô y tá mặc áo gì? quần gì? Có màu gì?
+ Đầu đội mũ gì?
+ Tay cầm gì? Vẻ mặt thế nào?
+ Cô y tá làm gì?
+ Các con phải giữ gìn sức khoẻ như thế nào?
+ Khi ốm đau phải cần đến ai?
- Trong lớp mình bạn nào đã đi khám bệnh rồi?- Con nhìn cô y tá có hiền không?
- Cô y tá hiền lắm, cô nói chuyện nhỏ nhẹ ân cần, chăm sóc bệnh nhân. Tiêm thuốc và phát thuốc cho bệnh nhân, an ủi, dặn dò bệnh nhân uống thuốc nữa.- Vậy các con có yêu quí kính trọng bác sĩ và y tá không?- À, các con phải biết yêu quí, kính trọng bác sĩ, y tá, phải biết vâng lời bác sĩ y tá dặn con uống thuốc như thế nào con phải nhớ và làm theo.
- Bác sĩ, y tá đều là những người làm việc có ích cho xã hội, giúp các bệnh nhân khỏi bệnh sống khoẻ hơn.
- Công việc cô y tá hàng ngày chăm sóc bệnh nhân rất vất vả vì vậy các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn cô y tá.
- Cho trẻ đọc thơ “ làm bác sỹ” tặng cô y tá.
- Các con trò chuyện về công việc của ai?
3. Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho trẻ chơi trò chơi tìm: Tìm dụng của nghề y
- Tổ chức chơi thành 3 nhóm.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần
- Tổ chức trò chơi lựa chọn trang phục của nghề y.
- Tiến hành cho hai đội chơi và cho trẻ chơi 1 - 2 lần.
- Kết thúc cô và trẻ hát tặng bác sỹ bài hát bé làm bác sỹ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Dạ.
Tranh vẽ về cô y tá, cô y tá đang chăm sóc bệnh nhân, dùng kim đẻ tiêm dùng ống nghe để khám.
Mặc áo blu trắng, quần trắng, đầu đội mũ có chữ thập, tay cầm kim tiêm, mặt vui vẻ…
Cô y tá khám bệnh cho mọi người.
Các con không ăn bậy, phải mặc ấm khi trời lạnh…
Khi nào ốm đến bác sỹ khám.
Trẻ trả lời.
Có ạ.
Trẻ lắng nghe.
Có ạ.
Dạ.
- Trẻ lắng nghe.
Các con hát, đọc thơ tặng cô y tá.
Trẻ đọc thơ tặng bác sỹ
- Cô y tá.
3 nhóm chơi
2 đội thi đua nhau.
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: quan sát phòng cô y tá của nhà trường.
a. Yêu cầu :
- Trẻ hứng thú quan sát và biết được phòng cô y tá có nhiều dụng cụ và đồ dùng chăm sóc và chữa bệnh cho học sinh.
b. Chuẩn bị :
- Phòng của cô y tá có các dụng cụ và đồ dùng chữa bệnh.
c. Tiến hành:
- Cô cho trẻ xếp hàng đến phòng cô y tá quan sát.
+ Các con đang quan phòng làm viếc của ai? Phòng cô y tá có dụng cụ gi?
+ Dường để làm gì? dụng cụ nào để khám? Để tiêm?
2. Trò chơi vận động: kéo co.
3. Chơi ý thích: trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động có mục đích: Chơi trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây.
a. Yêu cầu
- Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian rồng rắn lên mây
b. Chuẩn bị: mũ bác sỹ.
c. Tiến hành
- Cô giới thiệu tên trò chơi và phổ biến cách cho trẻ.
- Cô chơi mẫu cho trẻ xem và tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần.
- Hỏi trẻ tên trò chơi gì?
2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
- Trẻ chơi ý thích của trẻ trên sân trường, quan sát trẻ chơi và chú ý trẻ khuyết tật.
3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng
- Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày và cho trẻ nhận xét mình và bạn.
- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ 4 ngày 05 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
PTTC: :THỂ DỤC
“Trườn sấp, đập bóng”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ trườn sấp theo hướng thẳng bằng lực đẩy của cùi tay và chân.
- Trẻ biết dùng hai tay đập bóng xuống sàn nhà và bắt bóng.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng vận động phối hợp giữa tay và chân
- Phát triển cơ chân vận đông: tay và chân
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ thường xuyên vận động cho cơ thể khoẻ mạnh chống các bệnh tật.
II. CHUẨN BỊ:
- Bóng đủ cho mỗi trẻ 1 quả, vạch xuất phát, chiếu cho trẻ trườn.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức và giới thiệu bài.
- Cho trẻ hát bài hát “Con cào cào” và trò chuyện với trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nhắc nhở chúng ta phải làm gì để cho cơ thể khoẻ mạnh?
2. Hoạt động 2: Khởi động:
- Cho trẻ đi hình tròn kết hợp với các kiểu đi: nhanh chậm, khởi động các khớp tay chân...
3. Hoạt động 3: Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung.
ĐT1: Hai tay dang ngang rộng bằng vai sau đó hai tay đưa song song trước mặt.
ĐT2: Hai tay đua lên cúi gập người về phía trước
ĐT3: Hai tay chống hông quay người sang trái và sang phải
ĐT4: bật tại chỗ liên tiếp
b. Vận động cơ bản:
- Cô giới thiêu bài:Các con có muốn trở thành chú bộ đội không? Muốn trở thành chú bộ đội các con luyên tập thế nào? Hôm nay cô và các con tập trườn sấp để luyện tập giống như chú bộ đội nhé.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần kết hợp giảng giải: Cô nằm sấp xuống bụng và người sát đất cô trườn kết hợp lực đẩy của cùi tay và cùi chân để đẩy người đi.
- Trẻ khá thực hiện
- Cho trẻ thực hiện: Lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện vận động (cô bao quát và sửa sai cho trẻ).
- Tổ, nhóm thi đua.
- Chọn 2 trẻ khá lên thi đua.
+ Củng cố cho trẻ nhắc lại tên vận động gì?
c. Vận động: Đập bóng xuống sàn nhà.
- Cô giới thiệu tên vận động và gợi hỏi trẻ cách chơi vận động đó như thế nào?
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần cô chú ý bao quát trẻ
- Cho trẻ nhắc lại vận động gì?
GD: Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh hàng ngày các con phải làm gì?
3. Hoạt động 4: Hồi tĩnh
Cho trẻ làm những chú ong vò vè bay vào lớp
Con cào cào.
Muốn cơ thể khoẻ phải tập thể dục.
Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô.
- 2 lần (2 x 4 nhịp )
- 2 lần (2 x 4nhịp )
- 2 lần (2 x 4 nhịp )
- 2 lần (2 x 4 nhịp )
- Có ạ! Phải luyện tập giống chú bộ đội
- Trẻ chú ý và lắng nghe quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện
- Tổ nhóm thi đua
- Cá nhân thi đua
- 1 trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi
- Chơi đập bóng.
- Tập thể dục, ăn đủ chất
- Trẻ làm ong bay vào lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trạm y tế.
a. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết biết được chức năng làm việc của trạm y tế, khuôn viên của trạm y tế.
- Luyện kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Giáo dục trẻ yêu quý nghề y và biết quý trọng bác sỹ và cô y tá.
b. Chuẩn bị:
- Trẻ xếp thành 2 hàng đi sang trạm y tế
c. Tiến hành:
- Cho trẻ đi đến từng phòng làm việc để quan sát và trò chuyện
- Khuôn viên của trạm có gì? Mọi người đang làm gì mà đông thế
- Các con đâng đứng ở đâu ? đây là phòng làm việc của ai?
- Bác sỹ đang làm gì? Cô y tá làm gì?
2. Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây
3. Chơi tự do: Chơi đu quay, cầu trượt, chơi theo ý thích trên sân trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động có mục đích: Làm quen bài thơ Làm bác sỹ.
a. Yêu cầu.
- Trẻ biết được tên bài thơ mới: Làm quen bác sỹ và được làm quen với nhịp điệu của bài thơ.
b. Chuẩn bị: Tranh thơ
c. Tiến hành
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe 1-2 lần và cho trẻ làm quen với nhịp điệu của bài thơ 2 - 3 lần và trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ nói về ai?
- Bác sỹ làm gì? Bác sỹ khám ra bệnh gì? Khi bị bệnh phải làm gì?
2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ.
- Cho trẻ vệ sinh và khái quát tình hình trong ngày và trẻ tự nêu gương mình và bạn
- Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 06 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH
PTNN: THƠ
Đề tài: Làm bác sỹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên hiểu được nội dung bài thơ: Bé tập làm bác sỹ khám bệnh cho mẹ của mình.
- Trẻ biết đọc thơ đúng nhịp và cảm nhận được giai điệu của bài thơ tình cảm yêu mến.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch cho trẻ
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khoẻ quý trọng nghề bác sỹ
II. CHUẨN BỊ:
Tranh thơ 1 bộ, hình ảnh bé làm bác trên máy vi tính
Đàn ghi âm bài hát :Bé làm bác sỹ
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:ổn định tổ chức và giới thiệu bài(3)’
- Cho chơi trò chơi rồng rắn lên mây 1-2 lần “rồng rắn lên mây có cây có cây lúc lắc có nhà điện biên có thầy thuốc ở nhà không ”
- Ông bị bệnh gì để tôi khám cho.
- Trẻ chọ một dụng cụ khám bệnh để lên bàn
- Đây là dụng cụ nghề nào? Dùng làm gì ?
GT: Em bé dùng dụng cụ này khám bệnh cho mẹ của mình hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ: Làm bác sỹ.
2. Hoạt động 2: Cô đọc thơ.
- Cô đọc lần 1 không tranh
- Cô đọc lần 2 có hình ảnh minh hoạ trên máy vi tính
3. Hoạt động 3: Trích dẫn và đàm thoại
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về nghề nào?
- Ai tập làm bác sỹ? Bệnh nhân của em bé là ai?
- Em khám cho mẹ bị bệnh gì?
- Bị ho phải làm sao? Thuốc phải uống với cái gì?
- Nếu không uống thuốc chuyện gì sẽ bị gì?
- Tiêm có đau không?
- Mẹ hỏi bác sỹ điều gì? Bác sỹ nói gì?
GD: Các con muốn trở thành bác sỹ giỏi không? Làm bác sỹ để làm gì?
- Trẻ làm xe cứu thương về chỗ ngồi.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô tập cho trẻ dọc thơ 2-3 lần, đọc theo theo tay chỉ của cô , đọc to nhỏ, đọc đối đáp
- Cho nhóm ,cá nhân đọc 1-2 lần
- Các con đọc bài thơ gì ? Bài thơ nói về ai? Của tác giả nào ?
Kết thúc: Tăng cho bác sỹ bài hát trò chơi rồng rắn lên mây
- Trẻ ổn định và chơi trò chơi rồng rắn lên mây
- Trẻ trả lời.
- Dụng cụ nghề y dùng khám bệnh
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe cô đọc.
- Trẻ nghe cô đọc và xem hình minh hoạ
- Làm bác sỹ
- Nghề bác sỹ
- Em bé làm bác sỹ khám cho mẹ mình bị bệnh ho
- Ho phải uống thuốc với nước sôi, không uống thuốc sẽ bị tiêm đau.
- Sổ mũi uống gì?uông sữa với bánh mì
- Có a. Làm bác sỹ khám cho mọi người
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ hát theo đàn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:Quan sát sự thay đổi của cây cối
1. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết đổi của cây cối xung quanh trường: Rụng lá ra hoa kết quả, đâm chồi nảy lộc.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường khô ráo sạch sẽ , nhiều loại cây được trồng ở trường
3. Tiến hành:
- Trẻ đứng thành vòng tròn và cho trẻ quan sát từng loại cây trên sân trường và trò chuyện cùng trẻ
- Các con quan sát cây gì?Cây bàng có sự thay đổi gì? Vì sao cây rụng lá?
- Khi lá rụng có màu gì? Lá non có màu gì ?
- Cây nào đang ra hoa ? Cây gì đang kết quả ? Cây gì đang thiếu nước ?
- Trồng cây để làm gì ? các con bảo vệ cây bằng cách nào ?
2. Trò chơi vận động: Về đúng nhà
- Tiến hành cho trẻ chơi 5-6 lần cô bao quát trẻ chơi
3. Chơi tự do: Chơi đu quay, cầu trượt.
- Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt. Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hoạt động có mục đích: Thảo luận phải làm gì khi bé bị ốm
- Khi em bị ốm các con phải làm gì ? Ai sẽ khám bệnh cho em bé ?
- Các con chăm sóc em như thế nào ? Muốn nhanh khoẻ phải làm gì ?
- Uống loại thuốc nào ? ống sữa nào ? Nếu bố mẹ đi vắng em bé bị ốm con làm gì ? Con dỗ em bằng cách nào ?
2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
- Cô cho trẻ chơi ở góc theo ý thích của trẻ , trẻ lựa chọn nhóm chơi và bạn chơi
- Nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng lên giá và quan sát sản phẩm của bạn chơi
- Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ
3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày– Trả trẻ
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng
- Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày và cho trẻ nhận xét mình và bạn.
- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan. rồi trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
…….…………………………………………….…………………………………..
Thứ 6 ngày 07 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH:
PTTM: Âm nhạc.
NDC: Dạy hát: “Bé làm bác sĩ”
NDKH: Nghe hát: “Ước mơ xanh”
Trò chơi: Ai đoán giỏi.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết hát đúng nhịp và vận động vỗ tay theo nhịp bài hát: Bé làm bác sỹ.
- Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả, hiểu nội dung bài hát: Bé làm tập bác sỹ khám bệnh cho mọi người.
- Chơi thành thạo và hứng thú trò chơi: Ai đoán giỏi.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Phát triển thính giác cho trẻ, khả năng phản xạ nhanh.
- Luyện kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề bác sỹ khám chữa bệnh cho mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn ghi âm bài hát: Em làm bác sĩ, ước mơ xanh.
- Mũ múa, mặt nạ.
- T
File đính kèm:
- Nghe nghiep 3t.doc